Nghị định 177/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Luật giá
Số hiệu: | 177/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 03/12/2013 | Số công báo: | Từ số 855 đến số 856 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những nơi phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
Từ năm 2014, tất cả các địa điểm sau phải tiến hành niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
- Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Việc niêm yết có thể bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác nhưng phải đảm bảo rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá đã niêm yết (trường hợp giá cả do Nhà nước quy định thì phải mua bán đúng theo giá này)
Nội dung này được quy định tại Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá 2012.
Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết hơn các mặt hàng phải thực hiện bình ổn giá.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá về bình ổn giá; định giá của Nhà nước; hiệp thương giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kê khai giá; niêm yết giá; thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và cơ sở dữ liệu về giá.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 15 của Luật Giá, bao gồm:
a) Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;
e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
g) Muối ăn;
h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
k) Thóc, gạo tẻ thường;
l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết mặt hàng thực hiện bình ổn giá phù hợp với từng thời kỳ đối với mặt hàng quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm k khoản 1 Điều này.
3. Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết đối với mặt hàng quy định tại điểm h và điểm l khoản 1 Điều này, đồng thời gửi Bộ Tài chính theo dõi, giám sát.
4. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Giá, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh), Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
1. Khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 3 Nghị định này có biến động bất thường xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý so với mức tăng hoặc giảm giá do tác động của các yếu tố hình thành giá được tính theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật hoặc phương pháp tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng hoặc giảm bất hợp lý trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời;
2. Khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
1. Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa quy định tại điểm a, điểm b và điểm k khoản 1 Điều 3 Nghị định này và chỉ được sử dụng để bình ổn giá cho hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp cần thay đổi, bổ sung mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Giá.
4. Mức trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá được xác định căn cứ vào đặc thù sản xuất kinh doanh của mặt hàng được lập quỹ, bảo đảm yêu cầu sử dụng quỹ bình ổn giá linh hoạt phù hợp với biến động giá thị trường.
5. Việc quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá phải thực hiện các quy định về trích lập, sử dụng, quản lý quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể về cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá đối với từng hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá đối với mặt hàng cụ thể thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá bằng việc lập Biểu mẫu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký giá được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện đăng ký giá bán lẻ;
đ) Việc đăng ký giá bán đối với mặt hàng muối ăn, thóc, gạo tẻ thường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng muối ăn, thóc, gạo tẻ thường (không bao gồm nông dân và diêm dân) thực hiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mua trực tiếp muối ăn của diêm dân; thóc, gạo tẻ thường của nông dân thì phải đăng ký giá mua muối ăn của diêm dân; giá mua thóc, gạo tẻ thường của nông dân.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá:
a) Ở trung ương:
- Bộ Tài chính tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều 3 Nghị định này. Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính sao gửi Biểu mẫu đăng ký giá đến Bộ Công Thương hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp rà soát;
- Bộ Y tế tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá đối với mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
b) Ở địa phương là Sở Tài chính và các Sở quản lý ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này trên địa bàn địa phương.
3. Bộ Tài chính thông báo tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá ở trung ương; quy định Biểu mẫu đăng ký giá và quy trình tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá. Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá ở địa phương đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không thuộc danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký giá tại Bộ Tài chính. Đối với mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này, việc đăng ký giá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Thời hạn áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá đối với từng mặt hàng tối đa không quá 06 tháng.
5. Hàng hóa, dịch vụ khác mà pháp luật chuyên ngành có quy định về đăng ký giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
1. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Điều 18 Luật Giá; đồng thời thực hiện theo phân công tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia;
b) Các biện pháp về tài chính; hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
c) Lập và sử dụng quỹ bình ổn giá theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trừ mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
đ) Kiểm tra yếu tố hình thành giá;
e) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Giá;
g) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ lưu thông;
b) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có.Bổ sung
4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện bình ổn giá đối với mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này bằng các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ lưu thông;
b) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
d) Kiểm tra yếu tố hình thành giá.
5. Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật để bình ổn giá.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ngành liên quan; chủ động thực hiện chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp áp dụng bình ổn giá theo thẩm quyền như sau:
a) Điều hòa cung cầu một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá theo quy định;
d) Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có trên địa bàn;
đ) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế;
e) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần thiết để phục vụ sản xuất, tiêu dùng.
7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn của các Bộ. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Luật Giá và giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
2. Bộ trưởng các Bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:
- Giá cụ thể đối với các dịch vụ hàng không bao gồm: Dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ hoạt động bay; soi chiếu an ninh;
- Khung giá đối với: Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền; dịch vụ độc quyền nhà nước tại cảng hàng không sân bay theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; nước sạch sinh hoạt;
- Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
- Giá mua tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách trung ương (trừ sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các Bộ, ngành khác và của Ủy ban nhân dân tỉnh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch;
- Giá mua tối đa hàng hóa, dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách trung ương;
- Giá bán tối thiểu đối với sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
- Giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định:
- Giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
- Khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện;
c) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: Khung giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu;
d) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định: Giá sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông bao gồm cả dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích theo quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông;
đ) Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; giá thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật về dược;
e) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định: Giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách trung ương;
g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định:
- Giá sản phẩm, dịch vụ công ích phục vụ quốc phòng do các doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất, cung ứng theo đặt hàng, giao kế hoạch, chỉ định thầu được thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước;
- Giá hàng hóa, dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng tại các doanh nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ thanh toán bằng ngân sách nhà nước; giá hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng;
h) Bộ trưởng Bộ Công an quy định:
- Giá hàng hóa, dịch vụ phục vụ an ninh chính trị, trật tự xã hội do các doanh nghiệp an ninh thuộc Bộ Công an sản xuất, cung ứng theo đặt hàng, giao kế hoạch, chỉ định thầu của Bộ được thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước;
- Giá hàng dự trữ quốc gia về an ninh chính trị, trật tự xã hội;
i) Bộ trưởng các Bộ quy định giá cụ thể đối với hàng dự trữ quốc gia, sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công, hàng hóa, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ mà Bộ Tài chính quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu; định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở;
k) Bộ trưởng các Bộ quy định giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện quy định giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định:
a) Giá các loại đất;
b) Giá cho thuê đất, thuê mặt nước;
c) Giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu;
d) Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở;
e) Giá cho thuê tài sản Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương;
g) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
h) Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh;
i) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
k) Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo;
l) Giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
5. Trường hợp có sự thay đổi thẩm quyền định giá quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Trình và thẩm định phương án giá
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trình phương án giá sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính;
b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính do cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng phương án giá trình Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định. Sau đó, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các Bộ, do Bộ trưởng các Bộ quy định trình, thẩm định và quyết định giá đồng thời gửi đến Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát;
d) Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trình, thẩm định và quyết định giá. Trường hợp Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất, kinh doanh trình phương án giá để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
2. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá
a) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá quy định tại khoản 1 Điều này phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ phương án giá theo quy định;
b) Kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn quyết định giá của các cấp được quy định như sau:
- Tối đa không quá 15 ngày làm việc đối với giá hàng hóa, dịch vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Tối đa không quá 10 ngày làm việc đối với giá hàng hóa, dịch vụ do các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
c) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quyết định giá thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định giá phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
1. Khi các yếu tố hình thành giá trong nước và giá thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá quy định tại Điều 8 Nghị định này kịp thời xem xét, điều chỉnh giá.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá tại Điều 8 Nghị định này điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.
3. Trình tự, thời hạn điều chỉnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
4. Trường hợp kiến nghị điều chỉnh giá không hợp lý thì cơ quan có thẩm quyền định giá phải trả lời cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bằng văn bản.
5. Điều chỉnh giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
1. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá, thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá và kết quả hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Luật Giá.
2. Trình tự tổ chức hiệp thương giá thực hiện như sau:
a) Bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán nộp Hồ sơ Hiệp thương giá theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá về thời gian tổ chức hiệp thương; trường hợp Hồ sơ Hiệp thương giá không đúng quy định, cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết để hoàn chỉnh theo quy định;
c) Trường hợp bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên mua và bên bán có quyền rút lại Hồ sơ Hiệp thương giá để tự thỏa thuận về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá và phải báo cáo mức giá đã thỏa thuận và thời gian thực hiện mức giá đó cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về tổ chức thực hiện hiệp thương giá.
1. Trường hợp kiểm tra yếu tố hình thành giá, thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật Giá.
2. Trình tự kiểm tra yếu tố hình thành giá:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá có văn bản yêu cầu kiểm tra yếu tố hình thành giá và gửi đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu kiểm tra các yếu tố hình thành giá;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ kiểm tra yếu tố hình thành giá;
c) Tiến hành kiểm tra yếu tố hình thành giá;
d) Thông báo kết luận kiểm tra yếu tố hình thành giá.
3. Thời hạn kiểm tra các yếu tố hình thành giá:
a) Thời hạn một lần kiểm tra tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra các yếu tố hình thành giá. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian kiểm tra thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra; thời hạn kiểm tra kéo dài không quá 15 ngày làm việc;
b) Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra các yếu tố hình thành giá, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận kiểm tra đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
2. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 3 Nghị định này trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá;
c) Than;
d) Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản;
đ) Giấy in, viết (dạng cuộn), giấy in báo sản xuất trong nước;
e) Giá dịch vụ tại cảng biển, giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay;
g) Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng;
h) Sách giáo khoa;
i) Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá;
k) Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước;
l) Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi;
m) Thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định của Bộ Y tế;
n) Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá trừ hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương (nếu có).
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá thực hiện kê khai giá bằng việc gửi thông báo mức giá kê khai đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo kê khai giá trước khi định giá, điều chỉnh giá ít nhất 05 ngày. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì kê khai giá bán buôn;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến (nếu có);
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán lẻ.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận văn bản kê khai giá:
a) Ở trung ương:
- Bộ Tài chính tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm m khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
- Bộ Y tế tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước quy định tại điểm k khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Ở địa phương là Sở Tài chính và các Sở quản lý ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l và điểm m khoản 1 Điều 15 Nghị định này trên địa bàn địa phương;
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm tiếp nhận văn bản kê khai giá.
3. Trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá không thực hiện kê khai giá mà thực hiện đăng ký giá theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Hết thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá, trước khi điều chỉnh giá tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá tiếp tục thực hiện kê khai giá theo quy định.
4. Bộ Tài chính thông báo tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá ở trung ương; quy định mẫu văn bản kê khai giá và quy trình tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá; Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá ở địa phương đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không thuộc danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá tại Bộ Tài chính. Đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước, việc kê khai giá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
5. Hàng hóa, dịch vụ khác mà pháp luật chuyên ngành có quy định về kê khai giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
2. Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định của Luật Giá và pháp luật có liên quan.
1. Nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành chính sách giá và biện pháp quản lý giá theo thẩm quyền.
2. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.
3. Hướng dẫn và tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp, quyết định về giá hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Định giá hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền.
5. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá.
6. Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giá quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 Luật Giá và nội dung khác thuộc lĩnh vực giá theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
1. Trình Chính phủ chính sách, biện pháp quản lý, điều hành giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp, quyết định về giá hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.
4. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; quyết định giá hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và quy định khác của pháp luật có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp, quyết định về giá hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành.
3. Định giá hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền.
4. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và quy định khác của pháp luật có liên quan tại địa phương; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
1. Thanh tra Bộ Tài chính và Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá trong phạm vi cả nước. Thanh tra Sở Tài chính các tỉnh thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá trong phạm vi địa bàn của tỉnh.
2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về giá thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Thanh tra chuyên ngành giá thực hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về thanh tra.
Cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương bao gồm Bộ Tài chính và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; ở địa phương là Sở Tài chính các tỉnh có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, địa phương.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về giá. Trung tâm cơ sở dữ liệu về giá là đầu mối kết nối các hệ thống cơ sở dữ liệu về giá của các Bộ, ngành và địa phương; cung cấp thông tin về giá phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung cơ sở dữ liệu về giá bao gồm:
a) Giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
b) Giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá;
c) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ cần thiết khác phục vụ công tác dự báo và quản lý nhà nước về giá;
đ) Thông tin về giá tài sản được thẩm định theo quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá;
e) Các thông tin khác phục vụ công tác quản lý giá theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm:
a) Thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về giá tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập và do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp;
b) Thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về giá mua từ các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin;
c) Thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 12 của Luật Giá và các trường hợp cần thiết khác phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Bãi bỏ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
1. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, November 14, 2013 |
DECREE
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF THE LAW ON PRICE
Pursuant to the Law on organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Price No.11/2012/QH13 dated June 20, 2012;
At the proposal of the Minister of Finance;
The government issues the decree detailing and guiding the implementation of a number of the law on price;
GENERAL REGULATIONS
Article 1. Scope of adjustment
This Decree stipulates in detail and guides the implementation of a number of the Law on Price on price stabilization and valuation of the State; price negotiation; inspection of price formation elements, price declaration, price listing and state management authority in the field of price and price database;
Article 2. Subjects of application
Organizations and individuals producing and trading, consumers, state agencies, other organizations and individuals involved in activities in the field of price in the territory of Vietnam.
PRICE REGULATION ACTIVITIES OF THE STATE
Section 1: PRICE STABILIZATION
Article 3. Goods and services subject to price stabilization
1. List of goods and services subject to price stabilization
a) Gas and oil products for domestic consumption in the actual temperature include engine gasoline (excluding jet fuel), kerosene, diesel oil and mazut oil;
b) Electricity retailing;
c) Liquefied petroleum gas (LPG);
d) Nitrogenous fertilizer, urea, NPK fertilizer;
dd) Plant protection chemical, including insecticides, fungicides, herbicides;
e) Prophylactic vaccines for livestock and poultry;
g) Edible salt;
h) Milk for children under 06 years of age;
i) Edible sugar including white sugar and refined sugar;
k) Paddy and ordinary rice;
l) Prophylactic medicine and curative medicine for persons under the list of essential medicines used at medical examination and treatment facilities.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Finance to guide in detail the items subject to price stabilization consistent with each period for items specified at Points d, dd, e, k, Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Health is responsible for guiding in detail for items specified at Point h and l, Clause 1 of this Article.
4. Where it is necessary to adjust the list of goods and services subject to price stabilization specified in Clause 2, Article 15 of the Law on Price, on the basis of the proposals of the ministries, ministerial-level agencies (hereinafter referred to as the Ministry), the People's Committees of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as the provincial People's Committee), the Ministry of Finance shall aggregate and make report to the Government for review and submission to the Standing Committee of the National Assembly for decision.
Article 4. Case of price stabilization
1. When the market price of the goods or services specified in Article 3 of this Decree has unexpected changes occurring in the following cases:
a) The purchase or selling price in the market increases too high or decreases too low unreasonably compared with the increase or decrease due to the impact of price formation elements calculated according to the policy regulations, technical and economic norms or pricing methods issued by the state competent authority;
b) The purchase or selling price in the market increases or decreased unreasonably in case of natural disasters, fires, epidemics, sabotage, financial - economic crises, temporary imbalance of supply and demand;
2. When the price level fluctuates and affects the economic and social stability, negatively impacts the production and people's lives.
Article 5. Price stabilization fund
1. Price stabilization fund is not included in the state budget balance and is only used for the purpose of price stabilization as prescribed by the competent state agencies.
2. Setting up the price stabilization fund for goods specified at Point a, b and k, Clause 1, Article 3 of this Decree and it is only used for price stabilization of those goods and services;
Where it is necessary to change, additional items are up price stabilization fund, the Ministry of Finance in coordination with the relevant government ministries for consideration and decision.
3. The price stabilization fund is set up from the source as prescribed in Clause 3, Article 17 of the Law on Price.
4. Level of appropriation and use of price stabilization fund is determined based on the specific production of goods items set up with the fund, ensuring requirements for use of price stabilization fund flexibly in accordance with fluctuations of market price.
5. The management and use of the price stabilization fund must ensure the principle of openness, transparency with the control and supervision of the competent state authority;
6. Enterprises producing and trading the goods items set up with the price stabilization fund must implement the regulations on appropriation, use and management of price stabilization fund as prescribed by law;
7. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries and sectors concerned to give specific guidance on mechanism of formation, management and use of price stabilization fund for each goods item and services specified in Clause 2 of this Article.
1. During the time the State applies the method of price registration to stabilize price for specific goods items in the list of goods and services subject to price stabilization. Producing and trading organizations and individuals before valuation and adjustment of price of goods and services shall register price by preparing form of price registration for submission to the competent state authority. The price registration is done as follows:
a) Where the producing and trading organizations and individuals only sell by wholesale, they shall register the wholesale price;
b) Where the producing and trading organizations and individuals sell by both wholesale and retail, they shall register both wholesale price and retail price;
c) Where the producing and trading organizations and individuals are importers and exclusive distributors, they shall register the estimated wholesale price and retail price;
d) Where the producing and trading organizations and individuals are exclusive distributors, they shall register the wholesale price and retail price or estimated retail price; the general agent having the right to decide on the price and adjust the price shall register the wholesale price and retail price or estimated retail price; the agent having the right to decide on the price and adjust the price shall register the retail price;
dd) The registration of price for the items of edible salt, paddy and rice shall be done by the organizations and individuals producing and trading the items of edible salt, paddy and rice (excluding farmers and salt workers). Where the organizations and individuals directly purchasing edible salt from salt workers and paddy and rice from farmers, they must register the purchasing price of salt workers’ salt and farmers’ paddy and rice;
2. The competent state authority shall receive and review the price registration Form:
a) In the Central:
- The Ministry of Finance shall receive and review the price registration Form for the goods and services specified at Point a, b, c, d, dd, e, g, h, i and k, Clause 1, Article 3 of this Decree. In case of necessity, the Ministry of Finance shall copy and send the price registration Form to the Ministry of Industry and Trade and or the Ministry of Agriculture and Rural Development for coordination and review;
- The Ministry of Health shall receive and review the price registration Form for preventive and curative medicines of human diseases in the list of essential curative medicines specified at Point 1, Clause 1 and Article 3 of this Decree.
b) Services of Finance and Services managing sectors at localities; district People’s Committees as assigned by the provincial People's Committee responsible for receiving and reviewing the price registration Form for goods and services specified in Clause 1, Article 3 of this Decree in local area.
3. The Ministry of Finance shall notify the producing and trading organizations and individuals that they should carry out the price registration in the central; regulations on price registration Form and process of receiving and reviewing the price registration Form. The provincial People’s Committee shall notify the producing and trading organizations and individuals that they should carry out the price registration at locality for producing and trading organizations and individuals not in the list of producing and trading organizations and individuals to register price in the Ministry of Finance. For preventive and curative medicines of human diseases in the list of essential curative medicines specified at Point 1, Clause 1, Article 3 of this Decree, the price registration shall be done under the guidance of Ministry of Health.
4. The time limit for application of methods of price registration for price stabilization of each item shall not exceed 06 months.
5. Other goods and services of which the specialized law has regulations on price registration shall comply with regulations of that law;
Article 7. Authority and responsibility for decision on application and implementation of measures to stabilize price
1. The authority and responsibility for applying and implementing measures of price stabilization under the provisions of Article 18 of the Law on Price while implementing under assignment specified in Clause 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article;
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministries and sectors to advise and propose the Government to decide, guide and implement the measures of price stabilization as follows:
a) Buying or selling goods in the national reserve;
b) Financial measures and price support in accordance with regulations of law and international commitment;
c) Setting up and using the price stabilization Fund specified in Article 5 of this Article;
d) Registering price for goods and services subject to price stabilization excluding preventive and curative medicines of human diseases in the list of essential curative medicines specified at Point 1, Clause 1, Article 3 of this Decree;
dd) Examination the price formulation elements;
e) Determining specific price, maximum price, minimum price or price bracket in accordance with the nature of each type of goods and services under the principles, grounds and methods specified in Article 20 and 21 of the Law on Price;
g) Other measures as prescribed by law;
3. The Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for and coordinate with the ministries and sectors responsible for advising and proposing the Government to decide, guide and implement the measures of price stabilization as follows:
a) Regulating the demand and supply of domestic goods and exports and imports; goods between regions and localities in the country through the organization of goods circulation; buying or selling goods reserves for circulation;
b) Controlling inventory, examination the amount and quantity of goods available.
4. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for and coordinate with the ministries and sectors responsible for advising and proposing the Government to decide and guide the implementation of price stabilization for preventive and curative medicines of human diseases in the list of essential curative medicines specified at Point 1, Clause 1, Article 3 of this Decree by the methods of price stabilization as follows:
a) Regulating the demand and supply of domestic goods and exports and imports; goods between regions and localities in the country through the organization of goods circulation; buying or selling goods reserves for circulation;
b) Controlling inventory, examination the amount and quantity of goods available.
c) Registering the price;
d) Examination the price formulation elements;
5. The State Bank shall assume the prime responsibility for and coordinate with the ministries and sectors responsible for advising and proposing the Government to decide and guide the implementation of monetary measures in accordance with the regulations of law for price stabilization;
6. Provincial People's Committee according to its functions, tasks and powers shall organize the implementation of price stabilization measures decided by the Government and guided by the Ministry of Finance, the related sector-managing Ministries; proactively implementing the market stabilization program in accordance with the local actual situation. In the case of natural disasters, fires, epidemics, sudden accident, based on the local actual situation, the provincial People's Committee shall decide on the measures to stabilize prices within its authority as follows:
a) Regulating the supply and demand of a number of essential goods and services in the area;
b) Financial and monetary measures in accordance with regulations of law;
c) Registration of price for goods and services subject to price stabilization as prescribed;
d) Examination the price formulation elements; controlling inventory, examination the amount and quantity of goods available in the area.
dd) Applying the price supporting measures in accordance with regulations of law and international commitment;
e) Determining specific price, maximum price, minimum price or price bracket of necessary and essential goods and services in service of production and consumption.
7. The producing and trading organizations and individuals shall implement the measures of price stabilization decided by provincial People’s Committee and guided by the Ministries. In case of failure of performance or improper performance shall be handled under regulations of law.
Article 8. Authority and responsibility for evaluation
1. The Government and Prime Minister shall evaluate the goods and services specified in Clause 1 and 2, Article 22 of the Law on Price and the price of other goods and services under the regulations of relevant specialized law.
2. The Ministers of ministries shall evaluate the goods and services as follows:
a) The Minister of Finance regulates:
- The specific price for aviation services including: services of taking-off, landing, operation of inbound and outbound flights, flight operation support and security screening;
- Price bracket for: Service of domestic air transport of exclusive route; the state exclusive services at airport under the provisions of the Law on Civil Aviation of Vietnam; clean domestic water;
- The maximum purchase price, minimum selling prices of goods of national reserve (excluding goods of national reserve in the field of national defense and security), norm of importing and exporting cost at the storage of national reserve and the maximum exporting cost outside the storage, preservation cost of national reserve;
- The maximum purchase price of product, public services and public career services using central budget (excluding products and services under the authority of evaluation of the Ministries and sectors and provincial People’s Committee) ordered and assigned with the plan by the competent state authority;
- The maximum purchase price of goods and services ordered and assigned with the plan by the Prime Minister for production and trading with the state budget;
- The minimum selling price for cigarette products produced in the country;
- The maximum or minimum price for the state property rental is the infrastructure projects serving national interests and community interests.
b) The Minister of Industry and Trade regulates:
- Specific price for electricity transmission price, ancillary services price of power system;
- Price bracket for power generation price and power wholesaling price;
c) The Minister of Agriculture and Rural Development regulates: Price bracket forests including production forests, protection and special use forests under the public ownership represented by the State as owner;
d) Minister of Information and Communication regulates: price of products and postal and telecommunication services including the public postal and telecommunication services under the regulations of law on post and telecommunications;
dd) Minister of Health regulates: price of medical examination and treatment services as prescribed by law on medical examination and treatment; drug price paid by the state budget and health insurance as prescribed by law on pharmaceuticals;
e) The Minister of Transport regulates: Price of products and public services in the field of management and maintenance of national railway, road, inland waterway shall comply with the method of State order or assigned plan for use of central budget.
g) The Minister of Defense regulates:
- Price of products and public services for national defense produced, supplied, assigned with plan and contractor appointment by enterprises and units of the Ministry of Defense shall be paid by the state budget;
- Price of products and services of national defense ordered by the Ministry of Defense from the enterprises under the Government's plan shall be paid by the state budget; price of national reserve of national defense;
h) Minister of Public Security regulates:
- Price of goods and services for political security and social order produced and supplied by security enterprises of the Ministry of Public Security under the order, assigned plan or contractor appointment of the Ministry shall be paid by the State resources;
- Price of national reserve of political security and social order;
i) The Ministers of Ministry shall regulate the specific price for the national reserve, products, public services and public career services, goods and services ordered and assigned with plan for use of state budget within the management of Ministry but the Ministry of Finance has regulated the price bracket, maximum price, minimum price; evaluation of rental, hire-purchase price of social houses and public houses constructed from the state budget; selling price or rental of houses owned by the State as prescribed by law on housing;
k) The Ministers of Ministries shall regulate the price of other goods and services as prescribed by specialized law.
3. The Heads of competent agencies or units shall perform the regulations on specific price of goods and services of which the State has regulate the price bracket, maximum price, minimum price under the provisions of this Decree and relevant law.
4. Provincial People’s Committee regulates:
a) Price of types of land;
b) Rental of land or water surface;
c) Price of forest including production forests, protection and special use forests under the public ownership represented by the State as owner;
d) The rental or hire-purchase price of social houses and public houses constructed from the state budget; selling price or rental of houses owned by the State as prescribed by law on housing;
dd) Price of clean domestic water;
e) Price of State property leasing as infrastructure works invested from the local budget;
g) Price of products, public services, public career services and goods and services ordered and assigned with plan for production and trading with the use of local budget as prescribed by law;
h) Price of education and training services applied to provincial preschools and public general schools;
i) Price of medical examination and treatment for medical examination and treatment facilities of the State under the local management;
k) Rate of price and freight support in the list of price and freight support shall be paid from local and central budget; the rate of price or price bracket of goods retailing with price and freight support; the price of freight of essential goods and services supply in the list of price support for people in mountainous, remote areas and islands;
l) The price of other goods and services is under the regulations of specialized law.
5. Where there is a change in the evaluation authority specified in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article, the Minister of Finance shall request the consideration and decision from the Government;
Article 9. Order and time limit for price decision
1. Submission and appraisal of price plan
a) Goods and services under the evaluation authority of the Government and Prime Minister with the submission of price plan from the Ministries managing sectors and fields after the written appraisal from the Ministry of Finance;
b) Goods and services under the evaluation authority of the Minister of Finance are prepared with the price plan by the direct managing authority of production and trading facilities for submission to the Ministries managing sectors and fields for appraisal. These Ministries shall then send written request to the Ministry of Finance for decision;
c) The goods and services under the evaluation authority of Ministries shall be regulated by the Ministers for presentation, appraisal and decision on price and for submission to the Ministry of Finance for monitoring and supervision
d) The goods and services under the evaluation authority of provincial People’s Committee shall be regulated by the provincial People’s Committee for presentation, appraisal and decision on price. Where the Services managing sectors, fields, production and trading units submit the price plan to provincial People’s Committee for consideration and decision, they must have a written appraisal opinion from the Service of Finance;
2. The time limit for appraisal of price plan and for price decision;
a) The agency and unit having authority to appraise price plan specified in Clause 1 of this Article must have a written appraisal opinion on the content of price plan within 15 working days after fully receiving dossier of price plan as prescribed;
b) After receiving the price plan with the opinion of the agencies concerned and appraisal document of the competent authority, the time limit for price decision of the levels is regulated as follows:
- No later than 15 working days for goods and services decided by the Government and Prime Minister;
- No later than 10 working days for goods and services decided by the Ministries and provincial People’s Committee;
c) Where it is necessary to extend the appraisal of price plan and price decision, the agencies and units having the authority to appraise the price plan or decide on price must inform in writing stating the reason for the extension to the agency submitting the price plan; the extension shall not exceed 15 working days.
3. The Ministry of Finance shall regulate the dossier of price plan;
Article 10. Adjustment of price evaluated by the State
1. When the price formation elements in the country and the price in the world fluctuate and have effect on production and life, the state authority having the authority of evaluation as specified in Article 8 of this Decree shall review and adjust the price in a timely manner.
2. Organizations and individuals have the right to propose the state authority having the authority of evaluation as specified in Article 8 of this Decree to adjust the price as prescribed by law. The organizations and individuals producing and trading goods and services evaluated by the State must state the reasons and grounds to determine the price to be adjusted when proposing the competent state authority to adjust the price.
3. The order and the time for adjustment of price shall comply with the provisions in Article 9 of this Decree;
4. Where the proposal for adjustment of price is not reasonable, the agency having the authority of evaluation must reply in writing to the producing and trading organizations and individuals.
5. Adjustment of price of national reserve shall comply with regulations of law on national reserve.
Article 11. Participants in price negotiation
Participants in negotiation of price of goods and services include: agency organizing price negotiation as specified in Article 24 of the Law on Price; representative of the buyer and seller and of specialized management agencies and related agencies at the request of the agency organizing the price negotiation.
Article 12. Implementation of price negotiation
1. In case of price negotiation, the authority and responsibility for organization and result of price negotiation shall comply with the provisions in Article 23, 24 and 25 of the Law on Price.
2. Order of organization of price negotiation is implemented as follows:
a) The buyer or the seller or both seller and buyer shall submit dossier of price negotiation as prescribed by law;
b) The agency organizing the price negotiation shall inform in writing to the parties involved in price negotiation of the time of negotiation; where the dossier of price negotiation is improperly, the agency organizing the price negotiation shall inform in writing to the parties involved in price negotiation for completion as prescribed;
c) Where the buyer and the seller or both buyer and seller request the price negotiation, both parties have the right to withdraw their dossiers of price negotiation for reaching an agreement themselves upon the selling and buying price of goods and services before the competent agency organizes the price negotiation and must report on the price agreed upon and the time taken for that price to the agency having the authority to organize the price negotiation;
3. The Ministry of Finance shall specifically guide the implementation of price negotiation.
Section 4. EXAMINATION OF PRICE FORMULATION ELEMENTS
Article 13. Examination of price formulation elements
1. In case of examination of price formulation elements, the authority and responsibility for examination the price formulation elements shall comply with the provisions in Article 26 and 27 of the Law on Price.
2. Order of examination of price formulation elements:
a) The competent state authority having the right to check the price formulation elements shall prepare a written request for examination of price formulation elements and send it to the organizations and individuals requested for examination of price formulation elements;
b) The competent state authority examination the price formulation elements shall have request in writing the organizations and individuals to provide necessary documents for the examination of price formulation elements;
c) Conducting the examination of price formulation elements;
d) Announcing the conclusion of examination of price formulation elements;
3. Time limit for examination of price formulation elements;
a) The time limit for a examination is 30 working days maximally after the competent agency makes a decision on examination of price formulation elements. Where it is necessary to extend the examination of price formulation elements, the competent agency must inform in writing stating the reasons for extension to the organizations and individuals to be examined; the time limit for extension shall not exceed 15 working days.
b) Within 15 working days after the end of examination of price formulation elements, the competent agency is responsible for issuing and sending the written announcement of conclusion of examination to the organizations and individuals and agencies concerned.
4. The Ministry of Finance shall guide the implementation of this Article;
Article 14. Sanction for violations
1. Based on the result of examination, the competent state authority shall execute the sanction for violations under the Government’s regulations on sanction of administrative violations in the field of price;
2. Where the acts of violation have signs of criminal law violations, the inspecting agency shall transfer dossier to the competent authority for sanction under regulations of law;
PRICE DECLARATION AND LISTING
Article 15. Goods and services subject to price declaration
1. Goods and services subject to price declaration include:
a) Goods and services in the List of goods and services with application of price stabilization specified in Article 3 of this Decree during the time the State does not apply the measures of price registration;
b) Cement and constructional steel;
c) Coal;
d) Animal feed for cattle, poultry and aquatic animals; antidotal, antidotal, antiseptic, disinfectant drug, treatment for cattle, poultry and aquatic animals;
dd) Printing and writing paper (rolls), newsprint produced in the country;
e) Services price at sea ports and price of aviation services at airport;
g) Freight of passenger transportation by railway with hard seat type;
h) Textbooks;
i) Air fares on the domestic routes not in the list of regulation on price bracket specified by the State;
k) Services of medical examination and treatment of human diseases at the private medical examination and treatment facilities; medical examination and treatment upon request at the state-run medical examination and treatment facilities;
l) Freight of passenger transportation on fixed routes by road; freight of passenger transportation by taxi;
m) Functional food for children below 06 years of age as prescribed by the Ministry of Health;
n) Other goods and services as prescribed by specialized law;
2. Based on the actual situation, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministries and sectors concerned adjust the list of goods and services, declaration of price except for goods and services specified at Point a, Clause 1 of this Article;
3. Based on the local actual situation, the Services of Finance shall assume the prime responsibility for coordinate with the competent authority to request the provincial People's Committees to supplement a number of particular goods and services and make price declaration at locality (if any).
Article 16. Implementation of price declaration
1. Organizations and individuals producing and trading goods and services subject to price declaration shall implement price declaration by sending the announcement of declared price to the state agency having the authority to receive the announcement of price declaration before evaluation and price adjustment at least 05 in advance, specifically as follows:
a) Where the producing and trading organizations and individuals only sell by wholesale, they shall declare the wholesale price;
b) Where the producing and trading organizations and individuals sell by both wholesale and retail, they shall declare both wholesale price and detail price;
c) Where the producing and trading organizations and individuals are importing units and exclusive distributors, they shall declare the estimated wholesale price and detail price;
d) Where the producing and trading organizations and individuals are exclusive distributors, they shall declare the wholesale price and detail price or estimated retail price; the general agent having the right to decide upon the price and price adjustment shall declare the wholesale price and detail price or estimated retail price; the agent having the right to decide upon the price shall declare the retail price;
2. The state agency having the authority to receive the written declaration of price:
a) In the Central:
- The Ministry of Finance shall receive the written declaration of price for goods and services specified at Point b, c, Article, dd, e, g, h, i and m, Clause 1, Article 15 of this Decree;
- The Ministry of Health shall receive the written declaration of price for services of medical examination and treatment of human diseases at the private medical examination and treatment facilities; medical examination and treatment upon request at the state-run medical examination and treatment facilities as specified in Clause 1, Article 15 of this Decree;
b) Services of Finance and sector-managing Services at localities; district People’s Committees as assigned by provincial People’s Committees shall receive the written declaration of price for goods and services specified at Point b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l and m, Clause 1, Article 15 of this Decree in the local areas;
c) For goods and services with price declared as specified at Point a, Clause 1, Article 15 of this Decree, the competent agency having the right to receive and review the price registration Form as specified in Clause 2, Article 6 of this Decree shall receive the written declaration of price;
3. During the time the State applies the measures of price registration for price stabilization, organizations and individuals producing and trading goods and services in the List of price stabilization shall not perform the price declaration but price registration as specified in Article 6 of this Decree. When the time of application of measures of price registration by the State, before the adjustment of price, the organizations and individuals producing and trading goods and services in the List of price stabilization shall continue the implementation of price declaration as prescribed;
4. The Ministry of Finance shall notify the producing and trading organizations and individuals that they should carry out the price registration in the central; regulations on price registration Form and process of receiving and reviewing the price registration Form. The provincial People’s Committee shall notify the producing and trading organizations and individuals that they should carry out the price registration at locality for producing and trading organizations and individuals not in the list of producing and trading organizations and individuals to register price in the Ministry of Finance. For Services of medical examination and treatment of human diseases at the private medical examination and treatment facilities; medical examination and treatment upon request at the state-run medical examination and treatment facilities, the price declaration shall be done under the guidance of Ministry of Health.
5. Other goods and services of which the specialized law has regulations on price declaration shall comply with the regulations of that law;
Article 17. Location of price listing
1. Production and trading facilities (with transaction counter and product selling);
2. Supermarkets, commercial centers and markets as prescribed by law, stores, shops, kiosks, stalls, transaction places shall carry out the selling of goods and provision of services.
3. Exhibition with the selling of goods and provision of services.
4. Other locations as prescribed by law.
Article 18. Method of price listing
1. The producing and trading organizations and individuals implementing the price listing under suitable and clear forms without misleading customers about the selling and purchase price of goods and services by printing, attaching or specifying price table, paper or packaging of goods or in other forms at transaction place or goods and services offering place to facilitate the observation, identification of customers and competent state authority. For goods and services evaluated by the State, the producing and trading organizations and individuals must list the proper price as prescribed by the competent state authority and sell and purchase at the price listed. For goods and services not in the List of goods and services evaluated by the State, they shall be listed with price decided by the producing and trading organizations and individuals and must not sold at the higher price or purchased at the price lower than the listed one;
2. Currency listed is Vietnam dong unless otherwise specifically stipulated by law.
3. Listed price is the price of goods and services including taxes, fees and charges (if any) of those goods and services.
STATE MANAGEMENT IN THE FIELD OF PRICE
Section 1: MANAGEMENT AUTHORITY OF THE STATE IN THE FIELD OF PRICE
Article 19. Management authority of the state in the field of price of the government and Prime Minister
The management authority of the state in the field of price of the government and Prime Minister shall comply with the provisions of the Law on Price and relevant law.
Article 20. Authority of state management in the field of price of the Ministry of Finance
1. Studying, developing and proposing the Government to issue or issue the price policies and measures of price management under its authority.
2. Issuing or propose the competent state authority to issue the legal normative documents in the field of price.
3. Guiding and directing the implementation of policies, measures and decision on price of goods and services of the Government and the Prime Minister;
4. Evaluating the goods and services under its authority;
5. Performing specialized inspection function of price.
6. Organizing the implementation of contents of management state on price specified in Clause 4, 5, 6 and 7, Article 7 of the Law on Price and other contents in the field of price under its assigned authority.
Article 21. Authority of state management of price of Ministries
1. Submitting the policies and measures to manage and control the price of goods and services under the state management of Ministries;
2. Issuing the legal normative documents on price under their authority.
3. Directing the implementation of policies, measures and decisions on price of goods and services of the Government and Prime Minister and Ministry of Finance under the management of Ministry.
4. Issuing the technical-economic norms; making a decision on price of goods and services under their authority;
5. Inspecting or examining the compliance with regulations of law on price and other regulations of relevant law under the management of Ministries; handling violations of the law on price under their authority.
Article 22. Authority of state management of price of provincial People’s Committee
1. Issuing legal normative documents under its authority;
2. Directing the implementation of policies, measures and decisions on price of goods and services of the Government, the Prime Minister and Ministry of Finance and specialized management Ministries;
3. Evaluating goods and services under its authority;
4. Inspecting or examining the compliance with regulations of law on price and other regulations of relevant law at localities; settling complaints and denunciations and handling violations of law on price under its authority.
Article 23. Specialized inspection of price
1. Inspectors of the Ministry of Finance and the Price Management Department under the Ministry of Finance shall perform the specialized function inspection of price nationwide. Inspectors of the provincial Finance Departments shall perform the specialized function inspection of price within their provinces.
2. The specialized function inspection of price shall comply with the regulations of law on inspection;
3. The specialized inspection of price shall handle acts of violation of law on price as prescribed by law on handling of administrative violation and law on inspection.
Article 24. Subjects developing database of price
State management agencies of price at the central level include the Ministry of Finance and Ministries managing sector and fields and provincial Services of Finance shall develop database system of price for state management in the field of sectors and localities;
The Ministry of Finance shall develop the national database center on price. This center shall be the focal point of connected database system of price of Ministries, sectors and localities; provide information on price for the state management and at the request of organizations and individuals as prescribed by law.
Article 25. Contents of database of price
1. The contents of database of price includes:
a) Price of goods and services evaluated by the State;
b) Price of goods and services in the list of price registration and declaration;
c) Market price of goods and services in the list of market report as prescribed by the Ministry of Finance;
d) Market price of other necessary goods and services for forecast and state management of price;
dd) Information on property price is appraised as prescribed by law on price and price appraisal;
e) Other information for price management as prescribed by law;
2. Information source for developing database includes:
a) Information surveyed and collected by the state management agency on price and provided by the state management agency.
b) Information bought by the state management agency on price from units and individuals providing information;
c) Information provided by the producing and trading organization as specified in Clause 7, Article 12 of the Law on Price and other necessary cases for the state management.
3. The Ministry of Finance shall give specific guidance on this Article.
IMPLEMENTATION PROVISION
1. This Decree takes effect on January 01, 2014
2. Annulling Decree No. 170/2003/ND-CP dated December 25, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of articles of Ordinance on Price, Decree No. 75/2008/ND-CP dated June 09, 2008 of the Government on modification and supplementation of a number of Decree No. 170/2003/ND-CP dated December 25, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Ordinance on Price. The previous provisions in contradiction with this Decree are annulled.
Article 27. Responsibility for implementation of Decree
1.The Ministry of Finance is responsible for guiding and organizing the implementation of this Decree.
2. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and Chairmen of People's Committees of provinces and centrally-run cities are liable to execute this Decree. /.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực