Chương IX Nghị định 155/2020/NĐ-CP: Các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
Số hiệu: | 155/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 15/01/2021 | Số công báo: | Từ số 45 đến số 46 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh sách Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019 (tính đến ngày 31/12/2020):
1. Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
2. Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
3. Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
4. Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
5. Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
6. Thông tư 95/2020/TT-BTC hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
7. Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
8. Thông tư 97/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
9. Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
10. Thông tư 99/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán là hoạt động thu thập, phân tích thông tin nhằm xác định nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an ninh, an toàn của thị trường chứng khoán để đưa ra phương án, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
2. Các nguy cơ, rủi ro hệ thống là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:
a) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
b) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường: tổng giá trị vốn hóa, tổng giá trị giao dịch/phiên, tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán, tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Có sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành một cách ổn định, trật tự, thông suốt của thị trường chứng khoán hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở quy mô toàn thị trường.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thường xuyên thực hiện giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán; chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức diễn tập triển khai kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống trong trường hợp cần thiết.
4. Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát an ninh, an toàn đối với thị trường giao dịch chứng khoán. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thành viên thực hiện giám sát an ninh, an toàn đối với hệ thống đăng ký, lưu ký, bừ trừ và thanh toán chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc trong trường hợp đột xuất khi phát hiện nguy cơ, rủi ro hệ thống liên quan đến hoạt động của mình, trong đó bao gồm cả kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống.
5. Căn cứ kết quả hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, định kỳ hàng năm Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm tổ chức diễn tập triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống liên quan đến hoạt động của mình, giám sát hoạt động diễn tập của thành viên. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán có trách nhiệm phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong xây dựng, triển khai, diễn tập kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống. Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời thực hiện công bố trên trang thông tin điện tử của mình về kết quả diễn tập trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc diễn tập.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức triển khai kế hoạch, giải pháp, biện pháp để ứng phó, khắc phục, xử lý tác động từ khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế hoặc biến động lớn của nền kinh tế ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới có ảnh hưởng đến tính ổn định, an toàn và toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
1. Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Phát hiện, xác định sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
b) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán;
c) Thực hiện các biện pháp nhằm giới hạn phạm vi ảnh hưởng, hạn chế thiệt hại do sự cố gây ra;
d) Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán theo các cấp độ ảnh hưởng: toàn thị trường hoặc toàn bộ hoạt động, phần lớn thị trường hoặc phần lớn hoạt động, một phần thị trường hoặc một phần hoạt động;
đ) Xác minh nguyên nhân, xử lý hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động có ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ thị trường giao dịch chứng khoán hoặc hoạt động trên thị trường chứng khoán;
b) Trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường và các giải pháp để ổn định thị trường và bảo đảm an ninh, an toàn tài chính.
3. Trong hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thực hiện các biện pháp sau:
a) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
b) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán thay đổi giờ mở cửa giao dịch, thu hẹp biên độ dao động giá, ngắt mạch thị trường đối với các giao dịch khớp lệnh liên tục hoặc các biện pháp kỹ thuật khác;
đ) Thực hiện các biện pháp kiểm soát, hạn chế hoặc cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn theo quy định pháp luật;
e) Các biện pháp cần thiết khác sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận.
4. Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán hoặc ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán. Ngân hàng thanh toán thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán.
5. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán trong phạm vi liên quan đến hoạt động của đơn vị mình.
6. Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo ngay cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhưng không chậm hơn 24 giờ khi xảy ra sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán liên quan đến hoạt động của mình và phương án ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán; báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về quá trình thực hiện, kết quả thực hiện phương án ứng phó, khắc phục.
1. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán và theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi áp dụng biện pháp này.
2. Sở giao dịch chứng khoán quy định cụ thể tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán việc thực hiện biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Sở giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 24 giờ khi áp dụng hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Chứng khoán, thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Chứng khoán, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán không quá 05 ngày làm việc. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, thời gian gia hạn thêm mỗi lần không quá 05 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán được công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đóng cửa một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của thị trường giao dịch chứng khoán, bao gồm cả thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh và công bố về việc này trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Chứng khoán, thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Chứng khoán, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không quá 05 ngày làm việc. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thời gian gia hạn thêm mỗi lần không quá 05 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện dừng một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và công bố về việc này trên trang thông tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Các biện pháp quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán sau đây gọi chung là các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
2. Biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán được áp dụng đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.
3. Biện pháp cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Chứng khoán, bao gồm các biện pháp sau:
a) Cấm chào bán, phát hành chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
b) Cấm niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
c) Cấm hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
d) Cấm thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
đ) Cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
4. Biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để ban hành quyết định xử lý vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang thực hiện vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán, phong tỏa tài khoản tiền là cần thiết nhằm ngăn chặn tổ chức, cá nhân tiếp tục thực hiện vi phạm hoặc khi cần ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán tiền, chứng khoán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm.
Tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán mà tái phạm, vi phạm từ 02 lần trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm.
6. Tổ chức, cá nhân đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự mà tiếp tục thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm tham gia một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán vĩnh viễn.
1. Căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc căn cứ vào bản án có hiệu lực của Tòa án, kiến nghị của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vụ việc, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 306 Nghị định này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 306 Nghị định này được thể hiện dưới hình thức quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong quyết định phải nêu rõ các thông tin: căn cứ áp dụng; tên và địa chỉ đối tượng bị áp dụng; biện pháp áp dụng; thời hạn áp dụng và thời điểm bắt đầu áp dụng; các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này; người chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc thi hành.
3. Quyết định áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn phải được gửi cho đối tượng bị áp dụng, tổ chức, cá nhân liên quan và được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành. Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi có cá nhân bị áp dụng là người nội bộ hoặc người hành nghề chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình quyết định này.
4. Trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn, tổ chức, cá nhân phải dừng ngay việc đảm nhiệm chức vụ hoặc dừng ngay việc thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị cấm. Trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức, cá nhân không được cấp mới giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận liên quan đến hoạt động chứng khoán.
5. Trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, tổ chức, cá nhân bị thu hồi, hủy bỏ, từ chối cấp mới giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận liên quan đến hoạt động chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Tổ chức, cá nhân không được đảm nhiệm chức vụ, thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị cấm cho tới khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ việc áp dụng biện pháp này.
1. Biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán được thực hiện như sau:
a) Khi có căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 306 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán, nêu rõ các thông tin: căn cứ áp dụng; tên và địa chỉ đối tượng bị áp dụng; thông tin về các tài khoản chứng khoán bị phong tỏa; thời hạn áp dụng và thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa; các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này; người chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc thi hành;
b) Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán phải được gửi cho đối tượng bị áp dụng, công ty chứng khoán nơi có tài khoản bị phong tỏa, tổ chức, cá nhân liên quan, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, công ty chứng khoán nơi có tài khoản bị phong tỏa phải thực hiện phong tỏa tài khoản giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện phong tỏa chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan đồng thời thông báo cho chủ tài khoản về việc này;
d) Khi hết thời hạn phong tỏa ghi tại quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán nơi có tài khoản bị phong tỏa thực hiện giải tỏa tài khoản giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giải tỏa chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan đồng thời thông báo cho chủ tài khoản về việc này.
2. Biện pháp yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền được thực hiện như sau:
a) Khi có căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 306 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng có tài khoản tiến hành phong tỏa tài khoản, nêu rõ các thông tin: căn cứ áp dụng; tên và địa chỉ đối tượng bị đề nghị áp dụng; thông tin về các tài khoản bị đề nghị phong tỏa; thời hạn áp dụng và thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa; các tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản phải gửi cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền liên quan;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng phải quyết định về việc phong tỏa tài khoản đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đối tượng có tài khoản bị phong tỏa biết. Trường hợp từ chối thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần yêu cầu phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Việc phong tỏa, giải tỏa tài khoản của tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
MEASURES FOR ENSURING SECURITY AND SAFETY TO THE SECURITIES MARKET
Section 1. IMPLEMENTATION OF MEASURES FOR ENSURING SECURITY AND SAFETY TO THE SECURITIES MARKET IN MANAGEMENT AND SUPERVISION OF THE SECURITIES MARKET
Article 301. Supervision of security and safety to the securities market
1. Supervision of security and safety to the securities market is meant to collect and analyze information to identify threats and risks to the security and safety of the securities market in order to come up with solutions for ensuring security and safety to the securities market.
2. Risks to the system are the following situations or signs that these situations may happen:
a) A large scale securities company, securities investment fund management company or some securities companies or securities investment fund management companies are shut down, dissolved or go bankrupt;
b) Serious violations against regulations on securities and the securities market are committed and seriously affect the market, or there are considerable market-wide fluctuations of one or some of the following elements: total net worth, total value of transaction/session, total foreign indirect investment in the securities market, total value of margin trading at securities companies, total value of entrusted investment portfolios at securities investment fund management companies;
c) There is an event that negatively affects the stability, order and continuity of the securities market or seriously affect lawful rights and interests of organizations and individuals market-wide.
3. SSC shall take charge and cooperate with Stock Exchanges, VSDCC in frequent supervision of security and safety of the securities market; develop a mechanism for cooperation in supervision of security and safety of the securities market; take charge and cooperate with Stock Exchanges, VSDCC and their members in organizing emergency drills where necessary.
4. Stock Exchanges, members of Stock Exchanges shall supervise security and safety of the securities market. VSDCC and its members shall supervise the security and safety of the systems for registration, depository, clearing and settlement of securities. Stock Exchanges and VSDCC shall submit reports on supervision of security and safety of the securities market to SSC on an annual basis or as requested by SSC or whenever risks to their systems are found, including response and remedy plans.
5. Stock Exchanges and VSDCC shall organize response plan drills and supervise emergency drills by their members. Members of Stock Exchanges, members of VSDCC and clearing banks shall cooperate with Stock Exchanges and VSDCC in development, execution and drill of emergency response plans. Stock Exchanges, VSDCC, their members and clearing banks shall submit reports to SSC and publish information about the outcomes of their drills on their websites within 10 days after the drill ends.
6. SBV, the Ministry of Public Security, other Ministries, ministerial agencies, relevant agencies and organizations, within the scope of their functions, tasks, powers, shall cooperate with the Ministry of Finance and SSC in supervising security and safety of the securities market; promulgate or propose and organize implementation of plans, solutions, measures for response to financial crisis or major fluctuations of the economy on the national, regional and global scale that might affect the stability, safety and integrity of the securities market.
Article 302. Response to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market
1. Response to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market include:
a) Detection of emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity or the securities market;
b) Verification, analysis, evaluation, classification of emergencies, events, fluctuations of the securities market;
c) Implementation of measures to minimize the effects and damage caused by the emergencies;
d) Implementation of the plan for response to emergencies, events, fluctuations of the securities market that affect: the entire market or all activities, the majority of the market or activities, part of the market or activities;
dd) Verification of causes, take actions or request a competent authority, competent person to take action as prescribed by law.
2. Responsibility of SSC:
a) Cooperate with Stock Exchanges, VSDCC, securities companies, securities investment fund management companies in responding to emergencies, events, fluctuations that affect the entire or part of the securities market o activities thereon;
b) In case of major fluctuations that affect the safety and security of the securities market, SSC shall report to the Ministry of Finance, the Government and the Prime Minister on the market situations, solutions for stabilizing the market and ensuring financial security and safety.
3. In response to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity or the securities market, SSC shall implement the following measures:
a) Request the Stock Exchange to suspend or terminate transaction of one or some listed, registered securities on the securities trading system;
b) Suspend, terminate or restore part or all trading activities on the underlying securities market, derivative market of the Stock Exchange;
c) Suspend, terminate, part or all or restore securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC;
d) Request the Stock Exchange to change its trading hours, reduce the fluctuation of prices, interrupt continuous order matching transactions or other technical measures;
dd) Implement measures for control, restrict or ban one or some securities-related securities for a limited period of time as prescribed by law;
e) Other necessary measures after they are approved by the Minister of Finance.
4. The Stock Exchange, VSDCC shall respond to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market or affect the safety, security of the system for securities registration, depositing, settlement, clearing. Clearing banks shall respond to emergencies, events, fluctuations that affect securities settlement activities.
5. Securities companies, securities investment fund management companies shall respond to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity or the securities market within their scope of operation.
6. The Stock Exchanges, VSDCC, clearing banks, securities companies, securities investment fund management companies shall immediately report to SSC within 24 hours after the occurrence of the emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market that are relevant to their operations, response plan; submit periodic reports or ad hoc reports at the requests of SSC on implementation of the response plan.
Article 303. Suspension, termination of trading of one or some securities that are listed, registered securities on the securities trading system
1. The Stock Exchange shall suspend or terminate the trading of one or some securities that are listed or registered securities on the securities trading system in accordance with Point d Clause 1 Article 46 of the Law on Securities and at the request of SSC. The Stock Exchange shall submit a report to SSC within 24 hours after this measure is implemented.
2. The Stock Exchange include regulations on suspension, termination of the trading of one or some securities that are listed or registered on the securities trading system in its rules and regulations.
3. The Stock Exchange shall disclose information on its website within 24 hours after the suspension or termination is imposed or lifted.
Article 304. Suspension, termination of part or all trading activities of the Stock Exchange
1. SSC shall issue the decision on suspension, termination of part or all trading activities of the Stock Exchange in one of the cases specified in Clause 1 Article 49 of the Law on Securities, restoration of part or all trading activities of the Stock Exchange in accordance with Clause 2 Article 49 of the Law on Securities after it is approved by the Minister of Finance, the Prime Minister.
2. The suspension period shall not exceed 05 working days. Where necessary, SSC may request the Minister of Finance to consider extending the suspension period for up to 05 more days.
3. Within 24 hours after the decision on suspension, termination or restoration of trading activities of the Stock Exchange is published on the website of SSC, the Stock Exchange shall implement it and disclose information on its website.
Article 305. Partial suspension, termination or restoration of securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC
1. SSC shall issue the decision on suspension, termination of part or all securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC in one of the cases specified in Clause 1 Article 68 of the Law on Securities, restoration of part or all securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC in accordance with Clause 2 Article 68 of the Law on Securities after it is approved by the Minister of Finance, the Prime Minister.
2. The suspension period shall not exceed 05 working days. Where necessary, SSC may request the Minister of Finance to consider extending the suspension period for up to 05 more days.
3. Within 24 hours after the decision on suspension, termination or restoration of securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC is published on the website of SSC, VSDCC shall implement it and disclose information on its website.
Section 2. APPLICATION OF MEASURES FOR ASSURANCE OF SECURITY AND SAFETY OF THE SECURITIES MARKET IN PREVENTION OF VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS OF LAW ON SECURITIES AND THE SECURITIES MARKET
Article 306. Measures for prevention of violations against regulations of law on securities and the securities market
1. The measures specified in Point e and Point g Clause 1 Article 7 of the Law on Securities will be referred to as “precautionary measures”.
2. The measures of temporary or permanently prohibition from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies specified in Point e Clause 1 Article 7 of the Law on Securities shall be applied to the following positions: President of the Board of Directors, President of the Board of Members, company’s President, members of the Board of Directors, members of Board of Members, legal representative, Director/General Director, Deputy Director/Deputy General Director, Financial Director, chief accountant, Chief Controller, Controllers, members of Internal Audit Board and equivalent managerial positions elected by the GMS, Board of Directors or Board of Members, or designated by the company’s President.
3. The measures of prohibition from securities activities specified in Point e Clause 1 Article 7 shall be applied to organizations and individuals making offering, listing, trading, securities investment, providing securities-related services specified in Clause 14 Article 4 of the Law on Securities, including:
a) Temporary or permanent prohibition from offering, issuing securities;
b) Temporary or permanent prohibition from listing, registration of securities;
c) Temporary or permanent prohibition from securities business, provision of securities-related services, registration, depositing, clearing, settlement of securities;
d) Temporary or permanent prohibition from provision of audit services for public interest entities in the field of securities;
dd) Temporary or permanent prohibition from securities trading.
4. The measure of freezing securities accounts or money account that are involved in violations against securities laws shall be applied in the following cases:
a) It is necessary for verification of information as the basis for imposition of penalties for securities offences;
b) An organization or individual is suspected of violations against securities laws and the freezing of the securities account or money account is necessary for prevention of further violations or stopping the violator from laundering the money or securities involved in the violations;
c) It is requested by a competent authority or competent person as prescribed by law.
5. The organizations and individuals that incur administrative penalties for any of the serious violations specified in Article 12 of the Law on Securities shall be prohibited from one or some securities-related activities for 02 – 03 years, prohibited from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies for 02 – 03 years.
The organizations and individuals that incurred administrative penalties for any of the serious violations specified in Article 12 of the Law on Securities but still repeat the violations or are facing criminal prosecutions for any of the securities offences specified in the Criminal Code shall be prohibited from one or some securities-related activities for 03 - 05 years, prohibited from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies for 03 - 05 years.
6. The organizations and individuals that have faced criminal prosecution any of the securities offences specified in the Criminal Code but still commit serious violations against securities laws specified in Article 12 of the Law on Securities shall be permanently prohibited from one or some securities-related activities, permanently prohibited from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies.
Article 307. Procedures for imposition of temporary or permanently prohibition from holding certain positions or doing certain activities relevant to securities or the securities market
1. Post the decision on penalties for administrative violations for serious securities-related violations or the court judgment, proposal of a competent authority or competent person, the President of SSC shall implement one of the measures specified in Clauses 2, 3, 4 Article 306 of this Decree.
2. The application of the measures specified in Clauses 2, 3, 4 Article 306 of this Decree shall be done in the form of a decision issued by the President of SSC. The decision shall have the following information: the basis for application, name and address of the violator; the measures applied; duration and starting date; cooperating entities and their responsibilities; supervisor.
3. Such a decision shall be sent to the violator, relevant organizations and individuals and published on the websites of SSC, the Stock Exchange and VSDCC within 02 working days from the day on which it is issued. Within 24 hours after receiving the decision, the listed/registered organization, securities company, securities investment fund management company, Vietnamese branch of the foreign securities company or fund management company, investment company in which the violator is an internal actor or securities practitioner shall publish the decision on its website.
4. In case of temporary prohibition, the violating organization or individual shall immediately stop holding the prohibited position or doing the prohibited securities activities. During the prohibition period, the violator will not be granted new securities-related licenses, certificates or approvals relevant.
5. In case of permanent prohibition, the violator will have their securities-related licenses, certificates and approvals revoked, applications for new securities-related licenses, certificates and approvals rejected. The violator must not hold the prohibited positions and do prohibited activities until there is a competent authority’s decision to lift such prohibition.
Article 308. Procedures for freezing securities accounts, requesting competent persons to freeze money accounts that are involved in violations against securities laws
1. Procedures for freezing securities accounts:
a) In the event specified in Clause 4 Article 306 of this Decree, SSC’s President shall issue a decision to freeze the securities account. The decision shall specify: the basis for application, name and address of the violator; information about the frozen securities accounts; freezing duration, starting date; cooperating entities, supervisor;
b) Within 01 working days from its issuance date, the decision must be sent to the violator, the securities company where the account is frozen, relevant organizations and individuals, the Stock Exchange and VSDCC;
c) Within 24 hours after the decision is received, the securities company shall freeze the securities trading account; VSDCC shall freeze the securities in the depository account and notify the account holder;
d) When the freezing period specified in the decision of SSC’s President expires, the securities company shall unfreeze the securities trading account; VSDCC shall unfreeze securities in the depository account and notify the account holder.
2. Procedures for requesting a competent person to freeze money accounts:
a) In the event specified in Clause 4 Article 306 of this Decree, SSC’s President shall issue a document requesting the credit institution, competent person at the credit institution where the violator’s account is opened to freeze the account. The document shall specify: the basis for application, name and address of the violator; information about the frozen accounts; freezing duration, starting date; relevant organizations and individuals;
b) Within 02 working days from its issuance date, the request shall be sent to the credit institution, the competent person at the credit institution, relevant organizations and individuals;
c) Within 03 working days from the day on which SSC’s request is received, the credit institution, the competent person at the credit institution shall issue a decision to freeze the account, notify the SSC and the account holder. In case the request is rejected or partially rejected, the competent person at the credit institution shall provide explanation and take responsibility for their decision;
d) The freezing and unfreezing of accounts of credit institutions and competent persons at credit institutions shall be carried out in accordance with relevant laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 271. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông
Điều 273. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 274. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị
Điều 275. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị
Điều 276. Thành phần Hội đồng quản trị
Điều 279. Cuộc họp Hội đồng quản trị
Điều 280. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
Điều 281. Người phụ trách quản trị công ty
Điều 282. Thành phần Ủy ban kiểm toán
Điều 283. Quyền và nghĩa vụ của Ủy ban kiểm toán
Điều 286. Thành viên Ban kiểm soát
Điều 288. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Điều 290. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
Điều 5. Tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
Điều 8. Việc mở và sử dụng tài khoản phong tỏa
Điều 11. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần
Điều 12. Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng
Điều 13. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng
Điều 14. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng
Điều 17. Điều kiện công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng với giá thấp hơn mệnh giá
Điều 19. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng
Điều 20. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng
Điều 39. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Điều 41. Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 42. Xử lý cổ phiếu nhà đầu tư không đăng ký mua, không nộp tiền mua, số cổ phiếu lẻ
Điều 44. Điều kiện công ty đại chúng chào bán cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn mệnh giá
Điều 46. Điều kiện công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền riêng lẻ
Điều 53. Điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để chào mua công khai
Điều 54. Hồ sơ công ty đại chúng đăng ký phát hành cổ phiếu để chào mua công khai
Điều 55. Điều kiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập
Điều 56. Hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập
Điều 73. Điều kiện phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài
Điều 74. Hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài
Điều 79. Hủy chứng chỉ lưu ký, phát hành chứng chỉ lưu ký mới tại nước ngoài
Điều 83. Các trường hợp chào mua công khai
Điều 84. Thông qua việc không phải thực hiện chào mua công khai
Điều 94. Tiếp tục chào mua công khai
Điều 97. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch
Điều 109. Điều kiện niêm yết cổ phiếu
Điều 120. Hủy bỏ niêm yết bắt buộc
Điều 133. Đối tượng và thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch
Điều 134. Hồ sơ đăng ký giao dịch
Điều 137. Hủy đăng ký giao dịch
Điều 147. Đình chỉ sử dụng, hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán
Điều 162. Thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký
Điều 166. Quy định chung về ngân hàng thanh toán
Điều 213. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 214. Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 215. Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 222. Đăng ký thành lập quỹ thành viên
Điều 224. Điều kiện tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên
Điều 229. Hợp nhất, sáp nhập quỹ thành viên
Điều 233. Chào bán chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng
Điều 234. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng
Điều 238. Hợp nhất, sáp nhập quỹ đóng
Điều 243. Hợp nhất, sáp nhập quỹ mở
Điều 249. Hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ bất động sản ra công chúng
Điều 259. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán
Điều 263. Hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán
Điều 268. Hồ sơ, trình tự giải thể công ty đầu tư chứng khoán
Điều 271. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông