Chương X Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
Số hiệu: | 32/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 18/01/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 02/03/2024 | Số công báo: | Từ số 369 đến số 370 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng bao gồm:
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
- Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức.
Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14) hết hiệu lực kể từ ngày Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 8, 9, 12 và 14 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
2. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế vay tái cấp vốn của các khoản vay tái cấp vốn này; dư nợ gốc, lãi của khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế cho vay của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân.
4. Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
1. Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm:
a) Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt;
b) Chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
d) Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hình thức và thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
b) Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Các nội dung khác để phục vụ hoạt động kiểm soát đặc biệt và xây dựng phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
1. Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm và cắt giảm chi phí.
2. Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất, xây dựng và thực hiện phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án giải thể; yêu cầu bên nhận chuyển giao bắt buộc xây dựng, hoàn thành và thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định của Luật này.
3. Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản theo quy định của Luật này.
4. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án phá sản được phê duyệt.
5. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
6. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.
7. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng phương án cơ cấu lại theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt;
b) Thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 163 của Luật này;
d) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 164 của Luật này.
2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng;
c) Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên và thông qua phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.
1. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng không phải tuân thủ quy định tại các điều 136, 137, 138 và khoản 3 Điều 144 của Luật này. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm, chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm, thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro bằng chênh lệch thu chi.
2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, phí tham gia quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
4. Việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, công bố thông tin của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
5. Số lượng thành viên, cơ cấu, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Trường hợp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hết nhiệm kỳ mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa bầu, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục thực hiện việc quản trị, kiểm soát tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
1. Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 162 của Luật này thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, trừ quỹ tín dụng nhân dân. Việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập phải hoàn thành trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có báo cáo kết quả kiểm toán, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành kết quả tự đánh giá thực trạng của tổ chức tín dụng đó.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có báo cáo kết quả kiểm toán, Ban kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng không hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt được tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
5. Việc đánh giá thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ quỹ tín dụng nhân dân, phải căn cứ vào kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Nội dung đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này do Ban kiểm soát đặc biệt quyết định bằng văn bản gửi tổ chức tín dụng đó, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, quản trị, điều hành;
b) Hệ thống công nghệ thông tin;
c) Hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác, bao gồm cả lãi, lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng.
7. Căn cứ kết quả đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt của Ban kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất, xây dựng phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.
8. Chi phí thuê tổ chức kiểm toán độc lập và các chi phí khác liên quan đến đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả và được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng đó.
9. Thời hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này có thể được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nhưng không quá hai lần thời hạn đó.
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 138 của Luật này;
2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương này;
3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Mục 5 Chương này, Chương XIII của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
4. Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 của Luật này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi gửi Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án phục hồi.
Đối với phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng hợp tác xã đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt phương án phục hồi trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay đặc biệt theo quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp không phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát đặc biệt.
4. Trường hợp phương án phục hồi đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm trước khi phê duyệt phương án phục hồi.
5. Thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có thể được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nhưng không quá hai lần thời hạn đó.
1. Phương án phục hồi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định; tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
b) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi;
c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
d) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật;
đ) Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 162 của Luật này;
e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 171 của Luật này cần áp dụng;
g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi.
2. Trường hợp có tổ chức tín dụng hỗ trợ, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung vào phương án phục hồi các nội dung sau đây:
a) Thông tin về tổ chức tín dụng hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi;
b) Phương án hỗ trợ của tổ chức tín dụng hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; phương án hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ;
c) Phương án trả thù lao, lương, thưởng và các chế độ khác cho người được biệt phái tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
d) Phương án trả lương cho người lao động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt.
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
a) Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 của Luật này;
b) Miễn tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước;
c) Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi;
d) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đó cho tổ chức tín dụng hỗ trợ;
đ) Được thỏa thuận, lựa chọn một hoặc một số tổ chức tín dụng hỗ trợ tham gia phương án phục hồi;
e) Được tổ chức tín dụng hỗ trợ cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành; hỗ trợ về công nghệ thông tin;
g) Trường hợp tổ chức tín dụng có lãi phải thu phải thoái, tổ chức tín dụng được phân bổ lãi phải thu phải thoái theo năng lực tài chính trên nguyên tắc tổng mức phân bổ lãi phải thu phải thoái và số tiền phải trích lập dự phòng bằng chênh lệnh thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của tổ chức tín dụng. Thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái tối đa 10 năm kể từ khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và chỉ áp dụng cho khoản phải thu phát sinh đến thời điểm tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt;
h) Khi thực hiện giải pháp tăng vốn điều lệ theo phương án phục hồi, cổ đông, thành viên góp vốn được sở hữu cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 63 và Điều 77 của Luật này. Cổ đông, thành viên góp vốn phải có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp để tuân thủ giới hạn;
i) Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
a) Biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và i khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 của Luật này;
c) Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của ngân hàng hợp tác xã từ quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với lãi suất đến mức 0%/năm.
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.
2. Ban kiểm soát đặc biệt kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.
3. Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án phục hồi theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.
4. Trường hợp sửa đổi, bổ sung biện pháp cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm trong phương án phục hồi, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung đó.
5. Trường hợp phương án phục hồi của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không được phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Luật này hoặc không có khả năng phục hồi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng đề xuất, xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại hoặc phương án giải thể hoặc phương án phá sản theo quy định của Luật này.
Tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
2. Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 138 của Luật này;
3. Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng thành viên và cơ cấu theo quy định của pháp luật;
4. Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
1. Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phục hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 169 của Luật này.
2. Lựa chọn, giới thiệu và điều động nhân sự đủ năng lực, kinh nghiệm, điều kiện tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; đề xuất với Ban kiểm soát đặc biệt việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi đã được phê duyệt.
4. Cho vay, gửi tiền với lãi suất ưu đãi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
5. Bán nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
6. Mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán quy định tại khoản 5 Điều này theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
7. Vay tái cấp vốn với lãi suất bằng lãi suất tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay, gửi tiền tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; số tiền, thời hạn vay tái cấp vốn không được vượt quá số tiền, thời hạn tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay, gửi tiền tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
8. Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 138 của Luật này.
9. Các khoản cho vay, tiền gửi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
10. Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi thù lao, lương, thưởng cho người được biệt phái tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
11. Áp dụng biện pháp hỗ trợ khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền.
Việc sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất hoặc có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 138 của Luật này.
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 của Luật này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc xây dựng phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp gửi Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Trình tự, thời hạn phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 169 của Luật này.
1. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và quy trình thực hiện phương án;
b) Thông tin về tổ chức tín dụng bị sáp nhập, nhận sáp nhập, bị hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm nội dung chứng minh năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, bao gồm cả việc tích hợp, chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất;
d) Phương án hoạt động kinh doanh trong thời gian 03 năm sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm cả dự kiến các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 138 của Luật này;
đ) Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 162 của Luật này;
e) Phương án khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
g) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 171 của Luật này, trừ biện pháp hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 171 của Luật này;
h) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án.
2. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đã được phê duyệt và được vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 63, khoản 1 Điều 77 và khoản 2 Điều 137 của Luật này và phải có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp để tuân thủ giới hạn.
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm triển khai thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đã được phê duyệt.
2. Ban kiểm soát đặc biệt kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đã được phê duyệt.
3. Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đã được phê duyệt.
4. Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.
5. Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không thực hiện được phương án đó, Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng đề xuất và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại hoặc phương án giải thể hoặc phương án phá sản theo quy định của Luật này.
1. Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngân hàng thương mại có lỗ lũy kế lớn hơn 100% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
b) Có bên đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 184 của Luật này trong vòng 60 ngày kể từ ngày ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 của Luật này.
2. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 của Luật này, bên nhận chuyển giao bắt buộc hoàn thành việc xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc gửi Ban kiểm soát đặc biệt.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phương án chuyển giao bắt buộc của bên nhận chuyển giao bắt buộc dự kiến, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
4. Sau khi nhận được báo cáo của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
5. Trường hợp phương án chuyển giao bắt buộc đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm trước khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc.
6. Thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có thể được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nhưng không quá hai lần thời hạn đó.
7. Trường hợp phương án chuyển giao bắt buộc không được phê duyệt và không thuộc trường hợp được chỉ định bên nhận chuyển giao bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 180 của Luật này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản theo quy định của Luật này.
1. Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ chỉ định bên nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 179 của Luật này;
b) Không có bên đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Luật này hoặc không được phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 179 của Luật này;
c) Việc phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
2. Bên được chỉ định nhận chuyển giao bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 184 của Luật này.
3. Sau khi Chính phủ quyết định chỉ định bên nhận chuyển giao bắt buộc, bên được chỉ định nhận chuyển giao bắt buộc hoàn thành việc xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
4. Trình tự, thời hạn phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong trường hợp chỉ định bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 179 của Luật này.
5. Trường hợp không chỉ định được bên nhận chuyển giao bắt buộc hoặc phương án chuyển giao bắt buộc không được phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản theo quy định của Luật này.
Phương án chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Thông tin về bên nhận chuyển giao bắt buộc;
2. Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện;
3. Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn;
4. Phương án về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
5. Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm;
6. Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 162 của Luật này;
7. Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn theo quy định tại Điều 186 của Luật này;
8. Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 182 của Luật này;
9. Lộ trình tuân thủ quy định tại các điều 136, 137, 138 và khoản 3 Điều 144 của Luật này;
10. Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
1. Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ;
b) Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận;
c) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu;
d) Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận;
đ) Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước;
e) Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 của Luật này;
g) Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi của bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc.
Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt.
2. Ngân hàng Nhà nước quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.
3. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên bên nhận chuyển giao bắt buộc; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao bắt buộc và ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
4. Bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
5. Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc phải thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện các thủ tục thay đổi Giấy phép;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
6. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
7. Trường hợp sửa đổi, bổ sung biện pháp cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm trong phương án chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung đó.
8. Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
9. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản theo quy định của Luật này.
1. Bên nhận chuyển giao bắt buộc là một hoặc một số tổ chức sau đây:
a) Tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài;
b) Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài;
c) Tổ chức khác.
2. Bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng trong nước phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc hoặc được chỉ định nhận chuyển giao bắt buộc;
b) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 138 của Luật này;
c) Có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi.
3. Bên nhận chuyển giao bắt buộc không phải là tổ chức tín dụng trong nước phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân;
b) Điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.
1. Bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Mức góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và được vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 63, khoản 1 Điều 77 và khoản 2 Điều 137 của Luật này;
c) Không phải hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
d) Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất;
đ) Được loại trừ dư nợ cấp tín dụng đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính các tỷ lệ, giới hạn quy định tại khoản 4 Điều 135, khoản 1 và khoản 2 Điều 136 của Luật này;
e) Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi thù lao, lương, thưởng cho người được biệt phái, cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
g) Phối hợp với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc; tổ chức triển khai, sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
h) Lựa chọn, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
i) Quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
k) Cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận;
l) Bán, bán có kỳ hạn khoản nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận; phải mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu;
m) Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc;
n) Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc;
o) Vay tái cấp vốn với lãi suất bằng lãi suất bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; số tiền, thời hạn vay tái cấp vốn không được vượt quá số tiền, thời hạn bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
p) Được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc;
q) Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 138 của Luật này;
r) Phát hành trái phiếu dài hạn cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước;
s) Áp dụng biện pháp khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền.
2. Bên nhận chuyển giao bắt buộc không phải là tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i, m và n khoản 1 Điều này và được gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận.
1. Bên nhận chuyển giao bắt buộc phải giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc thông qua việc tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư mới và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm tuân thủ giới hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 63, khoản 1 Điều 77 và khoản 2 Điều 137 của Luật này theo thời hạn quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc.
2. Trường hợp không thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận chuyển giao bắt buộc phải thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.
3. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trước thời hạn xác định trong phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
b) Sau 01 năm, kể từ thời điểm quyết định chuyển giao bắt buộc có hiệu lực.
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ;
b) Có tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ.
2. Trường hợp giải thể theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước quyết định giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Trường hợp giải thể theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ xây dựng phương án thanh lý tài sản, trong đó có kế hoạch mua một phần hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời nhận chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ nợ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, biện pháp hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ, trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Đối với quỹ tín dụng nhân dân, phương án thanh lý tài sản phải có ý kiến của ngân hàng hợp tác xã trước khi gửi Ngân hàng Nhà nước.
4. Tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
b) Đáp ứng tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 138 của Luật này tại thời điểm đề nghị tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ.
5. Việc giải thể và thanh lý tài sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khi giải thể thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 204 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Phương án phá sản của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có phương án cơ cấu lại trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 169, khoản 1 Điều 176 của Luật này và không đủ điều kiện chuyển giao bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 179, khoản 1 Điều 180 của Luật này, không đủ điều kiện giải thể quy định tại khoản 1 Điều 187 của Luật này;
b) Ngân hàng thương mại thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 179, khoản 5 Điều 180, khoản 9 Điều 183 của Luật này;
c) Tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 204 của Luật này;
d) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất phương án phá sản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 của Luật này.
2. Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Sau khi phương án phá sản được phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại tổ chức tín dụng.
3. Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng hợp tác xã xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt và đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức bảo hiểm tiền gửi, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng hợp tác xã hoàn thiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Phương án phá sản bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;
3. Dự kiến hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền là cá nhân; lộ trình, thời hạn chi trả;
4. Lộ trình và trách nhiệm thực hiện phương án phá sản.
1. Sau khi phương án phá sản đã được phê duyệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền theo phương án phá sản.
2. Trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ chi trả cho người gửi tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi vay đặc biệt.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng phương án tăng phí bảo hiểm tiền gửi để bù đắp phần vay đặc biệt; sử dụng tiền trả nợ vay đặc biệt của tổ chức tín dụng, nguồn thu từ bán giấy tờ có giá do tổ chức bảo hiểm tiền gửi nắm giữ, từ thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng vay đặc biệt, phí bảo hiểm tiền gửi để ưu tiên hoàn trả nợ vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước quyết định sửa đổi, bổ sung phương án phá sản đối với quỹ tín dụng nhân dân hoặc trình Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung phương án phá sản đối với tổ chức tín dụng khác.
5. Trình tự, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 203 của Luật này và pháp luật về phá sản.
SPECIAL CONTROL OF CREDIT INSTITUTIONS
Article 162. Special control of credit institutions
1. The State Bank shall consider deciding to place a credit institution under special control when the credit institution falls into one of the following cases:
a) The credit institution subject to early intervention fails to make and send a remedial plan to the State Bank or adjust the remedial plan at the State Bank’s written request;
b) During the implementation of the remedial plan, the credit institution subject to early intervention is not capable of implementing the remedial plan;
c) The time limit for implementation of the remedial plan expires, but the credit institution has not yet recovered from the situation that leads to early intervention;
d) The bank run occurs and there are potential risks that may threaten safety in the credit institution system;
dd) The capital adequacy ratio is lower than 04 % for 06 consecutive months;
e) The dissolved credit institution is found insolvent during the liquidation of assets.
2. From the date on which the credit institution is placed under special control, its owner, capital contributors and shareholders shall report the use of shares and stakes and must not transfer and use shares and stakes as collateral, unless otherwise required by competent state agencies.
3. From the date on which the credit institution is placed under special control, the principal and interest of refinancing loans granted by the State Bank to such credit institution will be converted into the principal and interest of special loans and refinancing regulations applicable to such refinancing loans shall continue to be applied; the principal and interest of loans granted by the cooperative bank to a people’s credit fund will be converted into the principal and interest of special loans and lending regulations issued by the cooperative bank and applicable to the people’s credit fund shall continue to be applied.
4. With a view to maintaining safety of the credit institution system and social order and security, when settling the credit institution placed under special control, the Government shall decide to apply special measures on the basis of proposal of the State Bank and submit a report to the National Assembly at the nearest meeting.
Article 163. Tasks and powers of the State Bank, the Governor of State Bank over credit institutions placed under special control
1. The State Bank shall establish a special control board to control operations of credit institutions placed under special control.
2. The State Bank shall perform the following tasks and powers over credit institutions placed under special control:
a) Carry out recommendations from the special control board;
b) Appoint the Chairperson and members of the Board of Directors; the Chairperson and members of the Board of Members; the Head and members of the Board of Controllers; the Director General (Director), Deputy Director General (Deputy Director) and holders of other equivalent titles of each credit institution placed under special control;
c) Decide and adjust operations and operational scope and network of each credit institution placed under special control;
d) Request owners, capital contributors and shareholders of credit institutions placed under special control to report the use of shares and stakes; forbid them from transferring and using shares and stakes as collateral;
dd) Perform other tasks and powers according to regulations of this Law.
3. The Governor of State Bank shall provide for special control of credit institutions with the following contents:
a) Method and duration of special control; extension to special control duration; termination of special control; publishing of information about the special control;
b) Composition, number of members, operation, tasks and powers of the special control board in conformity with the special control method and situation of each credit institution;
c) Responsibilities of relevant entities;
d) Other contents which serve special control and development of the plan to restructure each credit institution placed under special control.
Article 164. Tasks and powers of the special control board
1. Request a credit institution placed under special control to review and adjust its organizational structure, operational network and business activities, and focus on collection of bad debts and treatment of collateral and reduction in costs.
2. Request the credit institution placed under special control to propose, formulate and implement a remedial plan, a plan for merger, amalgamation and transfer of all shares and stakes, and a dissolution plan; request the transferee under a mandatory transfer plan to formulate, complete and implement the mandatory transfer plan according to regulations of this Law.
3. Cooperate with the credit institution placed under special control in formulating a bankruptcy plan according to regulations of this Law.
4. Suspend one or some business activities of the credit institution placed under special control if they increase the risk to the credit institution or are not conformable with the approved mandatory transfer plan or bankruptcy plan.
5. Terminate or suspend administration, management and control rights of the credit institution and request the State Bank to appoint a replacement for the chairperson or a member of Board of Directors; the chairperson or a member of the Board of Members, the head or a member of the Board of Controllers, the General Director (Director), the Deputy General Director (Deputy Director) or a holder of an equivalent position of the credit institution placed under special control according to its charter.
6. Request the Board of Directors, the Board of Members, General Director (Director) to dismiss or suspend persons who commit violations against law or fail to adhere to the approved restructuring plan or orders of the special control board.
7. Request the State Bank to consider changing the special control method; extending or terminating the special control; granting special loans or extending the terms thereof; collecting repayment of special loans; liquidating assets; revoking the license of the credit institution placed under special control.
8. Perform other tasks and powers according to regulations of this Law.
Article 165. Responsibilities of credit institutions placed under special control
1. The credit institution placed under special control, its owner, capital contributors or shareholders have the following responsibilities:
a) Develop the restructuring plan at the request of the special control board;
b) Implement the restructuring plan approved by a competent authority;
c) Comply with decisions and requests of the State Bank according to Article 163 of this Law;
d) Comply with decisions and requests of the special control board according to Article 164 of this Law;
2. The Board of Directors, the Board of Members, the Board of Controllers and the General Director (Director) of the credit institution placed under special control have the following responsibilities:
a) Fulfill the responsibilities specified in Clause 1 of this Article;
b) Control and operate business activities of the credit institution; ensure safety of assets of the credit institution.
c) The Board of Directors of the credit institution placed under special control shall decide matters within the jurisdiction of the General Meeting of Shareholders and the General Meeting of Members and approve the restructuring plan according to regulations of this Law.
Article 166. Administration and operation of credit institutions placed under special control
1. During the special control period, each credit institution placed under special control is not required to comply with regulations in Articles 136, 137, 138 and Clause 3 Article 144 of this Law. If the mandatory loss provision exceeds the difference between annual revenues and expenditures (excluding provisional loss provision), the minimum provision shall be equal to the difference between annual revenues and expenditures.
2. Credit institutions placed under special control are not required to maintain compulsory reserve requirements.
3. Credit institutions placed under special control are exempt from deposit insurance premiums and fees for participation in the people's credit fund system safety assurance fund.
4. The organization of the General Meeting of Shareholders, the General Meeting of Members and publishing of information by each credit institution under special control shall comply with requirements of the State Bank and ensure safety of the system of credit institutions.
5. The quantity of members, structure, tenure of the Board of Directors, the Board of Members, the Board of Controllers of each credit institution placed under special control shall be decided by the State Bank according to its performance.
In case where a new Board of Directors, Board of Members or Board of Controllers is not elected at the end of the tenure, the current one shall keep carrying out administration and control of the credit institution as prescribed by law until the new Board of Directors, Board of Members or Board of Controllers elected takes over its works.
Article 167. Assessment of situation of a credit institution placed under special control
1. The special control board shall request the credit institution placed under special control specified in points a, b, c ,d and dd Clause 1 Article 162 of this Law to hire an independent audit institution to audit its financial statements, except for people's credit funds. The independent audit institution shall be hired within 60 days from the issuance date of the decision to establish the special control board.
2. Within 30 days from the date on which there is an audit result report, the credit institution placed under special control shall complete self-assessment of its situation.
3. Within 60 days from the date on which there is an audit result report, the special control board shall finish assessing the situation of the credit institution placed under special control, even if it fails to perform the self-assessment as prescribed in Clause 2 of this Article.
4. With regard to a people’s credit fund placed under special control, the time limits specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article start on the date on which the State Bank issues the decision to establish the special control board.
5. The assessment of situation of the credit institution under special control specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article, except for people's credit funds shall be carried out on the basis of the report submitted by the independent audit institution as prescribed in Clause 1 of this Article.
6. The contents of assessment specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be decided by the special control board, made in writing and sent to the credit institution placed under special control. The following contents shall be included:
a) Organization, administration and operation;
b) Information technology system;
c) Banking operations and other business activities, including interests and accumulated losses of the credit institution.
7. According to results of assessment of situation of the credit institution placed under special control produced by the special control board, the special control board shall request in writing the credit institution to propose and formulate the restructuring plan according to regulations of this Law.
8. The cost of hiring the independent audit institution and other costs relevant to the assessment shall be paid by the credit institution and recorded as its expenses.
9. The time limits specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article may be extended by the State Bank, but the total duration must not exceed two times the initial time limit.
Article 168. Termination of special control
The State Bank will consider deciding to terminate the special control of a credit institution placed under special control in any of the following cases:
1. The credit institution has overcome the situation that results in the special control and adheres to the safety ratios specified in Article 138 of this Law;
2. The credit institution completes the remedial plan, the plan for merger, amalgamation and transfer of all shares and stakes, and the mandatory transfer plan which have been approved according to sections 2, 3 and 4 of this Chapter;
3. The credit institution is dissolved, merged, or amalgamated according to regulations in Section 5 of this Chapter, Chapter XIII of this Law and relevant laws;
4. The judge has appointed an official receiver or an enterprise responsible for management and liquidation of the assets of the credit institution to carry out bankruptcy procedures.
Section 2. PLAN FOR REMEDY TO CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL
Article 169. Formulation and approval for the remedial plan
1. Within 60 days from the date of receipt of the written request from the special control board specified in Clause 7 Article 167 of this Law, the credit institution placed under special control shall complete the remedial plan and submit it to the special control board.
2. Within 30 days from the date on which the remedial plan is received from the credit institution, the special control board shall make assessment and submit a report on feasibility of the plan to the State bank.
Regarding the remedial plan of a people's credit fund, the special control board shall cooperate with a deposit insurer and a cooperative bank in assessing the feasibility of the plan
3. The State Bank shall consider approving the remedial plan within 60 days from the date on which the report is received from the special control board specified in Clause 2 of this Article or within 60 days from the date on which the Prime Minister decides special loans according to regulations in Clause 4 of this Article. In case of disapproval, the State Bank shall reply in writing to the credit institution and the special control board.
4. In case the remedial plan contains a proposal for special loans granted by the State Bank with the interest rate up to 0%/year, without collateral, the State Bank shall request the Prime Minister to consider deciding special loans with the interest rate up to 0%/year, without collateral before approving the remedial plan.
5. The time limits specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article may be extended by the State Bank, but the total duration must not exceed two times the initial time limit
Article 170. Contents of remedial plan
1. A remedial plan shall contain:
a) A plan and time limit for increasing charter capital if: the actual value of charter capital is smaller than legal capital; the capital adequacy ratio is below the permissible level imposed by the State Bank; or the increase in charter capital is requested by the State Bank to ensure operating safety of the credit institution;
b) A plan for business operation during the remedy period;
c) A plan for organizational structure and administration;
d) A plan for settlement of financial weaknesses, bad debts, collateral and measures for remedying violations of law;
dd) A plan for payment of deposits to clients that are juridical persons, deposits and loans of other credit institutions; a plan for settlement of special loans (if any) including those specified in Clause 3 Article 162 of this Law;
e) Mandatory assisting measures specified in Article 171 of this Law to be adopted;
g) Roadmap and time limit for implementation of the remedy plan.
2. In case where there is an assisting credit institution, in addition to the contents mentioned in Clause 1 of this Article, the credit institution placed under special control shall cooperate with the assisting credit institution in adding the following contents to the remedial plan:
a) Information on the credit institution assisting in implementation of the remedial plan;
b) A plan to provide assistance by the assisting credit institution for the credit institution placed under special control; a plan to provide assistance for the assisting credit institution;
c) A plan for paying salaries, bonus and other benefits to people participating in provision of assistance in administration, control and operation of the credit institution placed under special control;
d) A plan for paying salaries for employees of the credit institution placed under special control during the special control period.
Article 171. Assisting measures for implementation of the remedial plan
1. A credit institution placed under special control that is a commercial bank, cooperative bank or finance company may apply one or some assisting measures. To be specific:
a) Take special loans from the State Bank, deposit insurers, other credit institutions according to regulations in point b Clause 1, Clause 2 Article 192 of this Law;
b) Obtain exemption from interest rates of refinancing and special loans from the State bank
c) Receive deposits or take loans from the assisting credit institution with a preferential interest rate;
d) Buy debts and corporate bonds held by the assisting credit institution that are classified as current non-performing loans; resell such debts and corporate bonds to the assisting credit institution;
dd) Be entitled to reach agreement and select one or some assisting credit institutions participating in the remedial plan;
e) The assisting credit institution shall appoint staff to participate in administration and operation; and gives assistance in information technology;
g) In case where the credit institution has forgivable interest, the credit institution may allocate the forgivable interest according to its financial capacity on the principle that the total allocation of forgivable interest and the mandatory loss provision are equal to the difference between annual revenues and expenditures. The time limit for allocation of forgivable interest shall not exceed 10 years from the date of approval by the State Bank. The time limit only applies to receivables incurred up to the time the credit institution is placed under special control.
h) When implementing the solution for increasing in the charter capital under the remedial plan, shareholders and capital contributors may hold shares and stakes that exceed the limits on holdings of shares/stakes specified in Articles 63 and 77 of this Law. Each shareholder and capital contributor shall have a roadmap to reduce holdings of shares/stakes for compliance with the limits;
i) Other measures within jurisdiction of the State Bank.
2. A credit institution placed under special control that is a people's credit fund or microfinance institution may apply one or some assisting measures. To be specific:
a) The measures specified in Points b,c,d,dd,e,g and i Clause 1 of this Article;
b) The microfinance institution may take special loans from the State Bank, deposit insurers, other credit institutions according to regulations in point b Clause 1, Clause 2 Article 192 of this Law;
c) The people's credit fund may take a special loan from the cooperative bank via the people's credit fund system safety assurance fund with an interest rate as low as 0%/year.
Article 172. Implementation of the remedial plan
1. A credit institution placed under special control shall be responsible for implementing the approved remedial plan.
2. The special control board shall inspect and supervise the implementation of the approved remedial plan by the credit institution placed under special control.
3. The State Bank shall decide revisions to the remedial plan, including extension of the time limit for implementation of the remedial plan at the request of the special control board.
4. In case of adjustments to special loans with the interest rate up to 0%/year, without collateral under the remedial plan, the State Bank shall request the Prime Minister to consider deciding such adjustments.
5. If the remedial plan of the credit institution placed under special control is not approved according to Clause 3 Article 169 of this Law or the credit institution is not able to recover according to the approved remedial plan or the credit institution placed under special control fails to overcome the situation that leads it being placed under special control by the deadline for implementation of the remedial plan, the special control board requests the credit institution to propose and formulate a plan for mandatory transfer of a commercial bank or dissolution plan or bankruptcy plan according to regulations of this Law.
Article 173. Requirements applied to the assisting credit institution
The assisting credit institution shall:
1. Have a profitable business for the last 02 years according to its audited financial statement before it participates in the assistance;
2. Satisfy the safety ratios specified in Article 138 of this Law;
3. Have a the Board of Members, Board of Directors and the Board of Controllers conformable with law;
4. Have an internal control system and internal audit system that comply with Article 57 and Article 58 of this Law.
Article 174. Rights and obligations of the assisting credit institution
1. Cooperate with the credit institution placed under special control in developing the remedial plan as prescribed in Clause 1 Article 169 of this Law.
2. Select and appoint qualified persons to participate in administration, control and operation of the credit institution placed under special control according to the written request of the State bank.
3. Implement, manage, and supervise the organization and operation of the credit institution placed under special control according to the approved remedial plan; propose revisions to the plan to the special control board.
4. Grant loans to and make deposits at the credit institution placed under special control with preferential interest rates according to the approved remedial plan.
5. Sell debts and corporate bonds that are classified as current non-performing loans to the credit institution placed under special control according to the written request of the State Bank.
6. Buy back debts and corporate bonds that were sold in accordance with Clause 5 of this Article according to the written request of the State bank.
7. Be eligible for refinancing loans with interest rates equal to those of loans granted by the assisting credit institution, make deposits at the credit institution placed under special control; the amount and duration of the refinancing loan must not exceed the amount and duration of the loan or deposit of the assisting credit institution at the credit institution placed under special control; be allowed to reduce the reserve requirement by 50%.
8. Be exempted from restrictions on purchase, hold and investment in government bonds and government-backed bonds specified in Point d Clause 1 Article 138 of this Law.
9. Be allowed to apply the risk factor of 0% to the loans and deposits at the credit institution placed under special control when calculating capital adequacy ratio and classify them as current non-performing loans.
10. Include the salaries, bonus and other benefits of people participating in administration, control and operation of the credit institution placed under special control in expenses.
11. Implement other assisting measures decided by the State Bank within its jurisdiction.
Section 3. PLANS FOR MERGER, AMALGAMATION, TRANSFER OF 100% OF SHARES/STAKES OF CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL
Article 175. Merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes of the credit institution placed under special control
The merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes of the credit institution placed under special control shall be carried out if all of the following conditions are satisfied:
1. There is a qualified acquiring or consolidating credit institution or qualified acquirer of 100% of the shares/stakes; and
2. The actual value of the charter capital of the credit institution after merger or amalgamation is not smaller than the legal capital and all safety ratios specified in Article 130 of this Law are met.
Article 176. Development and approval of the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes
1. Within 60 days from the date of receipt of the written request of the special control board specified in Clause 7 Article 167 of this Law, the credit institution placed under special control shall finish developing the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes and submit it to the special control board.
2. Procedures and time limit for approval for the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes shall comply with regulations in Clauses 2, 3 and 5 Article 169 of this Law.
Article 177. Contents of plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes
1. The plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes shall contain:
a) Name of the plan and procedures for implementation thereof;
b) Information about the acquired credit institution and the acquiring credit institution, the amalgamated credit institution or the investor that acquires 100% of the shares/stakes, including evidence about their qualification and capacity prescribed by law;
c) A plan for organization, administration and operation, including integration and conversion of the information technology system in case of merger or amalgamation;
d) A business plan for the period of 03 years after the merger, amalgamation or transfer of 100% of shares/stakes, including estimated safety ratios specified in Article 138 of this Law;
dd) A plan for settlement of special loans taken, including those specified in Clause 3 Article 162 of this Law;
e) A plan for remedy to the situation that leads to special control with regard to the case of transfer of 100% of shares/stakes;
g) Mandatory assisting measures specified in Article 171 of this Law, except for those specified in point a Clause 1, and points b and c Clause 2 Article 171 of this Law;
h) Roadmap and time limit for implementation of the plan.
2. Holdings of shares/stakes of the investor that acquires 100% of the shares/stakes shall be consistent with those specified in the approved plan for transfer of 100% of shares/stakes and may exceed the limits specified in Clause 2 and Clause 3 Article 63, Clause 1 Article 77 and Clause 2 Article 137 of this Law and there must be a roadmap for reduction in holdings of shares/stakes for compliance with the limits.
Article 178. Implementation of the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes
1. The credit institution placed under special control shall be responsible for implementing the approved plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes.
2. The special control board shall inspect and supervise the implementation of the approved plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes by the credit institution placed under special control.
3. The State Bank shall inspect and supervise the implementation of the approved plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes.
4. The State Bank shall decide revisions to the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes, including extension of time limit for implementation at the request of the special control board.
5. Procedures for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes shall comply with regulations of law.
6. If the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes of the credit institution placed under special control is not approved by the State Bank or the credit institution placed under special control fails to implement the plan by the deadline for implementation, the special control board shall request the credit institution placed under special control to propose and formulate a plan for mandatory transfer of commercial bank or dissolution plan or bankruptcy plan according to regulations of this Law.
Section 4. PLAN FOR MANDATORY TRANSFER OF COMMERCIAL BANKS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL
Article 179. Development and approval of the plan for mandatory transfer of a commercial bank placed under special control upon receipt of the written request from transferee
1. The mandatory transfer of a commercial bank placed under special control shall be made if all of the following conditions are satisfied:
a) The accumulated losses incurred by the commercial bank exceeds 100% of its charter capital and reserve funds written in the latest financial statement which has been audited;
b) There is a transferee that meets conditions specified in Article 184 of this Law within 60 days from the date on which the commercial bank placed under special control receives the written request from the special control board according to Clause 7 Article 167 or Clause 5 Article 172 or Clause 6 Article 178 of this Law.
2. Within 180 days from the date on which the commercial bank placed under special control receives the written request from the special control board according to Clause 7 Article 167 or Clause 5 Article 172 or Clause 6 Article 178 of this Law, the transferee shall finish developing the mandatory transfer plan and submit it to the special control board.
3. Within 30 days from the date on which the mandatory transfer plan is received from the expected transferee, the special control board shall make assessment and submit a report on feasibility of the plan to the State Bank.
4. After receiving the report from the special control board, the State Bank shall consider approving the plan for mandatory transfer of commercial bank placed under special control.
5. In case the mandatory transfer plan contains a proposal for special loans granted by the State Bank with the interest rate up to 0%/year, without collateral, the State Bank shall request the Prime Minister to consider deciding special loans with the interest rate up to 0%/year, without collateral before approving the mandatory transfer plan.
6. The time limits specified in Clauses 2 and 3 of this Article may be extended by the State Bank, but the total duration must not exceed two times the initial time limit.
7. If the mandatory transfer plan is not approved and it is not the case where a transferee can be designated according to regulations in Clause 1 Article 180 of this Law, the State Bank shall request the commercial bank placed under special control to formulate a bankruptcy plan according to regulations of this Law.
Article 180. Development and approval of the plan for mandatory transfer of a commercial bank placed under special control in case where a transferee is designated
1. The State Bank shall request the Government to designate a transferee if all of the following conditions are satisfied:
a) The commercial bank placed under special control falls into the case specified in point a Clause 1 Article 179 of this Law;
b) There is no transferee according to point b Clause 1 Article 179 of this Law or the mandatory transfer plan is not approved under Clause 4 Article 179 of this Law;
c) The bankruptcy of commercial bank placed under special control may threaten the safety of the credit institution system.
2. The transferee to be designated shall satisfy all conditions specified in Article 184 of this Law.
3. After the Government decides to designate the transferee, the designated transferee shall finish developing the plan for mandatory transfer of commercial bank placed under special control within 180 days from the date of receipt of the written request from the State Bank.
4. Procedures and time limit for approval for the mandatory transfer plan in case where the transferee is designated shall comply with regulations in Clauses 3, 4, 5 and 6 Article 179 of this Law.
5. If the mandatory transfer plan is not approved or the transferee cannot be designated, the State Bank shall request the commercial bank placed under special control to formulate a bankruptcy plan according to regulations of this Law.
Article 181. Contents of mandatory transfer plan
A mandatory transfer plan shall contain:
1. Information about the transferee;
2. A plan for increasing the charter capital and deadline for implementing the plan;
3. A business plan suitable for the situation of the commercial bank placed under special control from time to time;
4. A plan for organizational structure and administration;
5. A plan for settlement of weaknesses, bad debts and collateral;
6. A plan for settlement of deposits made by juridical persons, deposits and loans of other credit institutions; a plan for settlement of special loans taken, including those specified in Clause 3 Article 162 of this Law;
7. A plan for settlement of shares/stakes of the commercial bank by the transferee if they exceed the limits specified in Article 186 of this Law;
8. Assisting measures specified in Article 182 of this Law; and
9. Roadmap in compliance with regulations in Articles 136, 137, 138 and Clause 3 Article 144 of this Law;
10. Roadmap and time limit for implementation of the mandatory transfer plan.
Article 182. Assisting measures applied by a commercial bank that is transferred
1. The commercial bank that is transferred may apply one or some the following measures:
a) Selling bad debts without collateral or bad debts whose collateral has been distrained or collateral without legitimate documents to the bad debt purchaser/manager;
b) Receive deposits or take loans from the transferee according to the mandatory transferee plan or as agreed;
c) Buy debts and corporate bonds held by the transferee that are classified as current non-performing loans; re-sell debts and corporate bonds to the transferee as agreed or in case such debts are converted into bad debts;
d) The transferee shall appoint staff to participate in management, administration and control of the transferred bank; provide assistance in information technology and other activities as agreed;
dd) Be exempted from interest rates of refinancing and special loans from the State Bank;
e) Take special loans from the State Bank, deposit insurers, other credit institutions according to regulations in point b Clause 1, Clause 2 Article 192 of this Law;
g) Implement other measures within the jurisdiction of the State Bank.
2. Be allowed to apply the risk factor of 0% to the loans, guarantees and deposits at the transferee and other credit institution when calculating capital adequacy ratio and classify them as current non-performing loans during the implementation of the mandatory transfer plan.
Article 183. Organizing the implementation of the mandatory transfer plan
1. The State Bank shall issue a decision on mandatory transfer and approve the mandatory transfer plan.
From the date on which the decision on mandatory transfer is issued by the State Bank, all rights and benefits of the owner, capital contributors or shareholders of the commercial bank (the transferred bank) shall be terminated.
2. The State Bank shall decide to record the charter capital of the transferred bank as a decrease to reduce the respective accumulated losses.
3. A decision on mandatory transfer shall contain:
a) Name of the transferee; name of the transferred bank before and after the mandatory transfer; legal form, charter capital, the owner, capital contributors, shareholders of the transferred bank;
b) Termination of all rights and benefits of the owner, capital contributors or shareholders of the transferred bank; and
c) Responsibilities of the transferee and the transferred bank under the mandatory transfer plan which is approved and regulations of law.
4. The transferee shall:
a) Exercise the rights of the owner, capital contributors and shareholders at the transferred bank;
b) Implement the approved mandatory transfer plan.
5. The commercial bank that is transferred shall:
a) Follow procedures for changing its license;
b) Implement the approved mandatory transfer plan.
6. Where necessary, the State Bank shall decide revisions to the mandatory transfer plan, including the extension of time limit for implementation of the mandatory transfer plan.
7. In case of adjustments to special loans with the interest rate up to 0%/year, without collateral under the mandatory transfer plan, the State Bank shall request the Government to consider deciding such adjustments.
8. The State Bank shall inspect and supervise the implementation of the approved mandatory transfer plan.
9. If the commercial bank placed under special control fails to recover from the situation that leads to special control by the deadline for implementation of the mandatory transfer plan, the State Bank shall request the commercial bank to formulate a bankruptcy plan according to regulations in this Law.
Article 184. Transferee
1. The transferee shall be one of the following institutions/enterprises:
a) Domestic or foreign credit institution;
b) Domestic or foreign enterprise;
c) Another institution.
2. The transferee that is a domestic credit institution shall:
a) Have a profitable business for the last 02 years according to its audited financial statement before making the offer or being designated;
b) Satisfy the safety ratios specified in Article 138 of this Law; and
c) Has a feasible mandatory transfer plan.
3. The transferee that is not a domestic credit institution shall:
a) Be a juridical person;
b) Meet conditions specified in point a and point c Clause 2 of this Article;
Article 185. Rights and obligations of the transferee
1. The transferee that is a credit institution has the following rights and obligations:
a) Hold 100% of charter capital of the transferred commercial bank if the transferred bank is converted into a single-member limited liability company;
c) Capital contributed or shares purchased by the transferee at the transferred bank shall comply with the ratios specified in the approved mandatory transfer plan and may exceed the limits on holdings of shares/stakes specified in Clause 2 and Clause 3 Article 63, Clause 1 Article 77 and Clause 2 Article 137 of this Law;
c) Be not required to consolidate financial statements of the commercial bank;
d) Exclude the commercial bank that is transferred when calculating the consolidated capital adequacy ratio;
d) Exclude the balance of credit extension to the transferred bank when calculating ratios and limits specified in Clause 4 Article 135, Clause 1 and Clause 2 Article 136 of this Law;
e) Include the salaries, bonus and other benefits of people appointed or designated to participate in administration, control and operation of the transferred bank in expenses;
g) Cooperate with the commercial bank placed under special control to develop the mandatory transfer plan; organize implementation and revision to the approved mandatory transfer plan;
h) Select and appoint qualified personnel to participate in administration, operation and control of the transferred bank;
i) Manage and supervise organization and operation by the transferred bank;
k) Grant loans and make deposits at the transferred bank under the mandatory transfer plan or as agreed;
l) Sell, sell on a definite term debts and corporate bonds that are classified as current non-performing loans to the transferred bank as agreed; buy back debts and corporate bonds that were sold to the transferred bank in case such debts are converted into bad debts;
m) Be exempted from making provisions for decline in value of the capital contributed in the transferred bank and exclude them when calculating the limit on capital contribution or share purchase by the transferee;
n) Sell, issue shares of the transferee to foreign investors in accordance with the approved mandatory transfer plan;
o) Be eligible for refinancing loans with interest rates equal to those of loans granted by the transferee, make deposits at the transferred bank; the amount and duration of the refinancing loan must not exceed the amount and duration of the loan or deposit of the transferee at the transferred bank;
p) Be allowed to reduce the reserve requirement by 50%;
q) Be exempted from restrictions on purchase, hold and investment in government bonds and government-backed bonds specified in Point d Clause 1 Article 138 of this Law;
r) Issue long-term bonds to deposit insurers under the State Bank's decision;
s) Adopt other measures decided by the State Bank within its jurisdiction.
2. The transferee that is not the credit institution has rights and obligations specified in points a, b, c, e, g, h, i, m and n Clause 1 of this Article and may make deposits at the transferred bank under the mandatory transfer plan or as agreed;
Article 186. Settlement of share/stakes exceeding limits
1. The transferee shall reduce holdings of shares/stakes at the transferred bank by increase in the charter capital, transfer of shares/stakes and other measures according to regulations of law in order to comply with the limits specified in Clause 2 and Clause 3 Article 63, Clause 1 Article 77 and Clause 2 Article 137 of this Law within the time limit specified in the mandatory transfer plan.
2. If the regulations in Clause 1 of this Article cannot be applied, the transferee shall merge, amalgamate or dissolve the transferred bank.
3. The settlement of shares/stakes mentioned in Clause 1 of this Article shall be carried out before the deadline specified in the approved mandatory transfer plan when all of the following conditions are satisfied:
a) Charter capital has been increased in accordance with the approved mandatory transfer plan;
b) It has been at least 01 year from the effective date of the decision on mandatory transfer.
Section 5. DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL
Article 187. Dissolution of credit institutions placed under special control
1. The credit institution placed under special control is dissolved when it falls into one of the following cases:
a) It is capable of fully paying debts;
b) There is a credit institution that assumes all debt obligations.
2. In case of dissolution according to regulations in point a Clause 1 of this Article, the special control board shall request the State Bank to decide the dissolution of the credit institution placed under special control.
3. In case of dissolution according to regulations in point b Clause 1 of this Article, the special control board shall request the credit institution placed under special control to cooperate with the credit institution that assumes all debt obligations in developing an asset liquidation plan which contains contents of purchase part or all assets, receipt of transfer of all debt obligations from the credit institution placed under special control and assisting measures applied to the credit institution that assumes all debt obligations, and submitting this plan to the State Bank for approval.
With regard to a people’s credit fund, the cooperative bank shall give opinions on the asset liquidation plan before the plan is submitted to the State Bank.
4. The credit institution that assumes all debt obligations shall:
a) Have a profitable business for the last 02 years according to its audited financial statement before assuming all debt obligations;
b) Satisfy safety ratios specified in Clause 1 Article 138 of this Law at the time on which it offers to assume all debt obligations.
5. The dissolution of and liquidation of assets of the credit institution placed under special control upon dissolution shall comply with regulations in Clause 1 Article 204 of this Law and relevant laws.
Article 188. Bankruptcy of credit institutions placed under special control
1. A plan for bankruptcy of a credit institution placed under special control shall be formulated in one of the following cases:
a) The credit institution placed under special control fails to prepare the restructuring plan within the time limit specified in Clause 1 Article 169, Clause 1 Article 176 of this Law, and is not eligible for mandatory transfer specified in Clause 1 Article 179, Clause 1 Article 180 of this Law or dissolution specified in Clause 1 Article 187 of this Law;
b) The commercial bank falls into the case specified in Clause 7 Article 179, Clause 5 Article 180, Clause 9 Article 193 of this Law;
c) The credit institution falls into the case specified in Clause 2 Article 204 of this Law;
d) The credit institution placed under special control proposes the bankruptcy plan within 60 days from the date of receipt of the written request from the special control board specified in Clause 7 Article 167 or Clause 5 Article 172 or Clause 6 Article 178 of this Law.
2. The special control board shall cooperate with the credit institution placed under special control and a deposit insurer in formulating the plan for bankruptcy of the credit institution placed under special control and requesting the State Bank to submit the plan to the Government for approval, except for the case specified in Clause 3 of this Article.
After the bankruptcy plan is approved, the State Bank shall request the Prime Minister to decide the limits on deposit insurance payouts for depositors, which do not exceed their deposits at the credit institution.
3. The special control board shall cooperate with a people's credit fund placed under special control, the deposit insurer and the cooperative bank in developing a plan for bankruptcy of the people's credit fund placed under special control and requesting the State Bank to submit the plan to the Prime Minister for decision on the limits on deposit insurance payouts for depositors, which do not exceed their deposits at the people's credit fund.
After the Prime Minister decides the limits on deposit insurance payouts, the special control board shall be responsible for cooperating with the people's credit fund placed under special control, the deposit insurer and the cooperative bank to complete the plan for bankruptcy of the people's credit fund placed under special control and submit it to the State Bank for approval.
Article 189. Contents of bankruptcy plan
A bankruptcy plan shall contain:
1. Situation of the credit institution placed under special control;
2. Assessment of impact of the bankruptcy plan on safety of the credit institution system;
3. Expected limits on deposit insurance payouts for depositors that are individuals; roadmap and period of payment;
4. Roadmap and responsibilities for implementation of the bankruptcy plan.
Article 190. Implementation of bankruptcy plan
1. After the bankruptcy plan is approved, the deposit insurer shall be responsible for cooperating with the credit institution placed under special control in making deposit insurance payouts to depositors under the bankruptcy plan.
2. If the technical reserve fund of the deposit insurer is not sufficient to make deposit insurance payouts to depositors according to regulations in Clause 1 of this Article, the State Bank shall allow the deposit insurer to take special loans.
The deposit insurer shall formulate a plan for increase in deposit insurance premiums to offset special loans; use the special loan repayment from the credit institution, revenue from sale of valuable papers held by the deposit insurer, revenue from liquidation of assets of the credit institution that took the special loans, and deposit insurance premiums to prioritize repayment of special loans to the State Bank.
3. The State Bank shall inspect and supervise the implementation of the approved bankruptcy plan, request the credit institution placed under special control to file for bankruptcy in accordance with bankruptcy laws.
4. The State Bank shall decide revisions to the plan for bankruptcy of the people’s credit fund or request the Government to consider approving revisions to the plan for bankruptcy of another credit institution if necessary.
5. Procedures for bankruptcy of credit institutions shall comply with Article 203 of this Law and bankruptcy laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 27. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
Điều 30. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép
Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
Điều 50. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
Điều 77. Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
Điều 80. Tính chất và mục tiêu hoạt động
Điều 81. Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 87. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 91. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 95. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 107. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Điều 114. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
Điều 115. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính tổng hợp
Điều 119. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính tổng hợp
Điều 120. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính chuyên ngành
Điều 124. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính chuyên ngành