Cấp tín dụng là gì? Các hình thức cấp tín dụng
Cấp tín dụng là gì? Các hình thức cấp tín dụng

1. Cấp tín dụng là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

4. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Theo quy định trên, cấp tín dụng là một hoạt động của tổ chức tín dụng, là một trong các hoạt động ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

2. Các hình thức cấp tín dụng

- Cấp tín dụng ngắn hạn theo món

Cấp hạn mức ngắn hạn theo món giúp doanh nghiệp có thể nhận một hạn mức tín dụng định kỳ lên đến 12 tháng. Tuy nhiên, khách hàng cần được duyệt khoản vay dựa trên tình hình hoạt động tài chính, tài sản có thể thế chấp, mục đích sử dụng vốn hoặc phương án kinh doanh rõ ràng.

- Cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn

Cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn là những khoản vay nhỏ không giới hạn số lần rút vốn trong khoảng một năm. Tuy nhiên, tổng các khoản vay có giá trị không được vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Khi sắp hết thời gian cấp hạn mức, khách hàng cần thanh toán khoản vay để nhận một hạn mức vay mới.

Hình thức cấp tín dụng
Hình thức cấp tín dụng

- Cấp hạn mức thấu chi

Cấp hạn mức thấu chi cho phép doanh nghiệp được chi tiêu vượt quá số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để đáp ứng các nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Hạn mức thấu chi phụ thuộc vào độ uy tín của khách hàng đối với đơn vị cấp tín dụng.

- Cấp tín dụng để đầu tư cho dự án mới

Cấp tín dụng đầu tư cho vay dự án mới là một loại hình tín dụng trong dài hạn. Doanh nghiệp sử dụng khoản vay này để đầu tư và phát triển cho các dự án nhỏ hoặc lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được tư vấn, hỗ trợ thẩm định và lập phương án tài chính cũng như dòng tiền cho tương lai. Một số lĩnh vực thường được đầu tư và có khả năng sinh lời như:

+ Phương tiện vận tải: container, máy bay, xe khách,...

+ Hợp vốn cho vay với ngân hàng theo các điều kiện tín dụng cụ thể.

- Cấp tín dụng cho dự án đã đầu tư

Để được cấp tín dụng cho các dự án đã đầu tư, khách hàng cần thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, cải tạo hay nâng cấp hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ được ngân hàng hỗ trợ cấp tín dụng dài hạn. Ngoài ra, để đảm bảo doanh nghiệp đầu tư hiệu quả, ngân hàng có thể cho tư vấn giá trị dự án để doanh nghiệp tham khảo.

+ Doanh nghiệp cần vay vốn để tái cấu trúc khoản vay cũ tại tổ chức tín dụng khác.

- Cấp tín dụng bằng hình thức cho thuê tài sản

Ngoài các hình thức cấp tín dụng kể trên, khách hàng có thể nhận được hạn mức tín dụng thông qua hình thức cho thuê tài chính. Thị trường tín dụng thuê mua đang dần trở nên phổ biến và được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc ngân hàng. Công ty cho thuê tài chính sẽ mua máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, cho các doanh nghiệp thuê lại và thanh toán tiền thuê sau đó.

3. Ngân hàng thương mại cấp tín dụng thông qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại:

Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại

1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi.

3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

a) Cho vay;

b) Chiết khấu, tái chiết khấu;

c) Bảo lãnh ngân hàng;

d) Phát hành thẻ tín dụng;

đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

e) Thư tín dụng;

g) Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.

6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:

a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, ngân hàng thương mại cấp tín dụng thông qua các hình thức sau:

- Cho vay;

- Chiết khấu, tái chiết khấu;

- Bảo lãnh ngân hàng;

- Phát hành thẻ tín dụng;

- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

- Thư tín dụng;

- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng thương mại cấp tín dụng thông qua hình thức nào?
Ngân hàng thương mại cấp tín dụng thông qua hình thức nào?

4. Quy định về giới hạn cấp tín dụng

Căn cứ Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 21 điều 1 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 ) quy định về giới hạn cấp tín dụng như sau:

(a) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

(b) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

(c) Mức dư nợ cấp tín dụng nêu tại điểm (a) và (b) không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.

(d) Mức dư nợ cấp tín dụng nêu tại điểm (a) và (b) bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.

(đ) Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.

(e) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng nêu tại điểm (a) và (b) thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

(f) Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn nêu tại điểm (a) và (b) đối với từng trường hợp cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn nêu tại điểm (a) và (b).

(g) Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại điểm (f) không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Điều kiện để bất động sản đưa vào kinh doanh?

Giờ giao dịch chứng khoán Việt Nam mới nhất 2024