- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (82)
- Nghĩa vụ quân sự (70)
- Thuế thu nhập cá nhân (41)
- Doanh nghiệp (28)
- Hợp đồng (23)
- Tiền lương (22)
- Bảo hiểm xã hội (22)
- Hình sự (21)
- Đất đai (19)
- Hành chính (19)
- Dân sự (14)
- Nhà ở (13)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Lao động (12)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Hôn nhân gia đình (12)
- Xử phạt hành chính (11)
- Thuế (10)
- Bằng lái xe (10)
- Mã số thuế (10)
- Pháp luật (9)
- Bộ máy nhà nước (9)
- Kết hôn (9)
- Khai sinh (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Nộp thuế (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Hộ chiếu (7)
- Xây dựng (7)
- Nợ (7)
- Chung cư (7)
- Tạm trú (6)
- Vốn (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Đăng ký thuế (6)
- Ly hôn (6)
- Hợp đồng lao động (6)
- Văn hóa xã hội (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Thủ tục tố tụng (6)
- Căn cước công dân (5)
- Phương tiện giao thông (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Tội phạm (5)
- Bảo hiểm (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Lý lịch (5)
- Viên chức (5)
- Tính thuế TNCN (5)
- Công ty TNHH (5)
- Thừa kế (5)
- Nợ xấu (5)
- Giấy phép lái xe (4)
- Bằng B2 (4)
- Giáo dục (4)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Tính lương (4)
- Tranh chấp lao động (4)
- Tài sản (4)
Cách kiểm tra nợ xấu trên điện thoại chi tiết năm 2024?
1. Cách kiểm tra nợ xấu trên điện thoại chi tiết năm 2024?
Bạn có thể kiểm tra nợ xấu trên điện thoại bằng ứng dụng CIC một cách dễ dàng nhất theo các bước sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng CIC (Credit Connect) về smartphone của mình.
- Sau khi tải xong bạn hãy Mở ứng dụng CIC mới vừa tải về điện thoại của bạn lên để tiến hành việc tra cứu nợ xấu.
- Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản hãy Đăng nhập, nếu chưa hãy chọn mục Đăng ký để tiến hành đăng ký thông tin tài khoản của mình.
- Bước 3: Bạn sẽ phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.
- Sau khi thông tin đã được xác nhận, bạn hãy truy cập mục Kiểm tra CIC để kiểm tra về nợ xấu của bản thân nhé. Trong bản báo cáo bạn hãy lưu ý đến mục Mức độ rủi ro sau đó tiến hành đối chiếu thông tin bên dưới để xem mình có bị dính nợ xấu hay không nhé. Nếu chưa hiểu bạn hãy tham khảo ảnh phía dưới.
- Bước 4: Chọn mục Báo cáo tín dụng thể nhân để tiến hành Kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND hoặc CCCD của mình. Mỗi khách hàng sẽ có 1 lượt miễn phí truy cập tra cứu đầu tiên trong năm, đến lần thứ 2 bạn sẽ phải thanh toán 22.000 đồng. Nhấn đồng ý để tiến hành kiểm tra.
- Bước 5: Hệ thống xác nhận và sẽ gửi mã OTP đến số điện thoại đăng ký tài khoản của bạn, hãy chờ và tiến hành nhập mã OTP vào để kiểm tra nợ xấu của bản thân mình tại nhà nhé.
- Bước 6: Sau khi xác thực xong, báo cáo sẽ được gửi vào tài khoản của bạn. Nhấn vào mục báo cáo ngày gần nhất để xem báo cáo tín dụng của bản thân mình. Mẫu sẽ hiển thị như hình bên phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem lại các báo cáo đã tra cứu trong những năm trước đó nữa.
2. Nợ xấu có xóa được không theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về báo cáo của ngân hàng, tổ chức tín dụng như sau:
“2. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho CIC những thông tin theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại Thông tư này.”
Đồng thời, căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Thông tư 31/2024/TT-NHNN cũng quy định:
"CIC có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này."
Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Trong trường hợp bên đi vay vốn thuộc các nhóm nợ xấu được xem là thông tin tiêu cực thì thông tin nợ xấu liên quan đến tín dụng của họ chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa là 05 năm sau khi đã giải quyết xong các khoản nợ xấu này.
Như vậy, sau 05 năm kể từ khi bên vay vốn tất toán xong các khoản nợ xấu thì những người này thuộc nhóm khoản nợ xấu xoá nợ trên hệ thống của CIC, đồng thời cũng có thể được tiếp tục vay vốn như đối với các trường hợp đi vay thông thường. Theo CIC, không có cơ chế nào về việc xoá nợ tại CIC, cũng như không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có thể thực hiện được việc xoá nợ.
3. Nợ xấu là gì?
- Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả khi đến hạn thanh toán như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, các ngân hàng xác định nợ xấu là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Thông thường là các khoản nợ quá hạn thanh toán trên 90 ngày.
- Những người nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của CIC - Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam. Theo đó, nếu bị liệt vào danh sách nợ xấu trên CIC thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong việc vay vốn ngân hàng/tổ chức tín dụng trong tương lai. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay kế hoạch đầu tư của cá nhân, tổ chức.
4. Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD mới nhất
Ngày nay, việc kiểm tra nợ xấu được thực hiện đơn giản hơn thông qua CMND/CCCD, cá nhân có nhu cầu có thể thông qua một trong các cách dưới đây
- Cách 1: Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD trên website CIC:
- Bước 1: Truy cập vào website của CIC: https://cic.gov.vn và click vào mục “Đăng ký” trên góc phải màn hình để đăng ký thông tin.
- Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn, điền đầy đủ và chính xác các thông tin hệ thống đưa ra và tạo mật khẩu cho tài khoản. Tùy theo đối tượng đăng ký mà có thể lựa chọn cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Bước 3: Nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại đăng ký và nhấn “Tiếp tục”.
- Bước 4: Sau khi thực hiện xong các bước trên, sau 01 ngày hệ thống sẽ gọi điện để xác thực thông tin.
- Bước 5: Sau khi thông tin được xác nhận, người dùng có thể truy cập vào website CIC để đăng nhập và chọn “Khai thác báo cáo” để kiểm tra nợ xấu CIC của mình.
- Cách 2: Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD tại ngân hàng: Đối với cách này, cá nhân có nhu cầu kiểm tra nợ xấu có thể đến trực tiếp tại ngân hàng/tổ chức tín dụng cho vay tín dụng và cung cấp CMND/CCCD cho ngân hàng/tổ chức tín dụng. Sau đó, ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả cá nhân có đang bị nợ xấu không, đồng thời cũng sẽ biết được tổng nợ xấu, chi tiết các khoản nợ là bao nhiêu.
Bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cách kiểm tra nợ xấu trên điện thoại chi tiết năm 2024?. Theo đó, bạn có thể tự mình kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình trước khi tiến hành thủ tục vay tại ngân hàng/ tổ chức tín dụng.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Muốn kiểm tra CIC thì phải làm sao?
Để kiểm tra CIC thì bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống.
- Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. ...
- Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống.
- Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.
5.2. Trả chậm bao lâu thì bị nợ xấu?
Nợ xấu là khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên, và có cơ cấu lại thời gian trả nợ. Ngoài ra các khoản nợ khác quy định tại nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 cũng được xem là nợ xấu.
5.3. Làm sao để biết CMND/CCCD của mình có bị nợ xấu không?
Người dân có thể tự kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD qua website của CIC. Một cách khác có thể kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD là qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Cách đăng ký tương tự như trên website: điền các thông tin cá nhân như họ tên, điện thoại, ảnh CMND/CCCD....
5.4. Nợ xấu dưới 10 triệu bao lâu được xóa?
Căn cứ chính sách cung cấp thông tin của CIC, nếu khách hàng có nợ xấu với dư nợ dưới 10 triệu đồng thì CIC sẽ ngừng cung cấp thông tin ngay sau khi khách hàng tất toán và thông tin tất toán được ngân hàng báo cáo. Như vậy, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm.