- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (81)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Thừa kế (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD 2024
1. Nợ xấu là gì? Tại sao phải kiểm tra nợ xấu?
Nợ xấu được hiểu một cách khái quát là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả khi đến hạn thanh toán như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nói theo cách khác, nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày (theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN).
Những người nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của CIC - Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam.
Nếu bị liệt vào danh sách nợ xấu trên CIC thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong việc vay vốn ngân hàng/tổ chức tín dụng trong tương lai. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay kế hoạch đầu tư của cá nhân, tổ chức.
Việc kiểm tra nợ xấu sẽ giúp cho người vay biết được mình có thuộc trường hợp bị nợ xấu không để có phương án xử lý kịp thời việc vay vốn. Ngoài ra, nếu bị nợ xấu, người vay cũng có thể kiểm tra được cụ thể các khoản nợ và thời hạn thanh toán, từ đó cũng có thể biết được thời gian để được xóa nợ xấu.
2. Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD 2024
Để kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD, cá nhân có nhu cầu có thể thông qua một trong các cách dưới đây:
Cách 1: Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD trên website CIC:
Bước 1: Truy cập vào website của CIC: https://cic.gov.vn và click vào mục “Đăng ký” trên góc phải màn hình để đăng ký thông tin.
Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn, điền đầy đủ và chính xác các thông tin hệ thống đưa ra và tạo mật khẩu cho tài khoản. Tùy theo đối tượng đăng ký mà có thể lựa chọn cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Lưu ý: Những mục có dấu (*) thì phải điền đầy đủ, không bỏ trống.
Bước 3: Nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại đăng ký và nhấn “Tiếp tục”.
Bước 4: Sau khi thực hiện xong các bước trên, sau 01 ngày hệ thống sẽ gọi điện để xác thực thông tin.
Bước 5: Sau khi thông tin được xác nhận, người dùng có thể truy cập vào website CIC để đăng nhập và chọn “Khai thác báo cáo” để kiểm tra nợ xấu CIC của mình.
Cách 2: Kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC trên điện thoại
Bước 1: Tải ứng dụng CIC (Credit Connect) về smartphone của mình.
- Tải ứng dụng CIC cho Android
Sau khi tải xong bạn hãy Mở ứng dụng CIC mới vừa tải về điện thoại của bạn lên để tiến hành việc tra cứu nợ xấu.
Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản hãy Đăng nhập, nếu chưa hãy chọn mục Đăng ký để tiến hành đăng ký thông tin tài khoản của mình.
Bước 3: Bạn sẽ phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.
Sau khi thông tin đã được xác nhận, bạn hãy truy cập mục Kiểm tra CIC để kiểm tra về nợ xấu của bản thân nhé. Trong bản báo cáo bạn hãy lưu ý đến mục Mức độ rủi ro sau đó tiến hành đối chiếu thông tin bên dưới để xem mình có bị dính nợ xấu hay không nhé. Nếu chưa hiểu bạn hãy tham khảo ảnh phía dưới.
Bước 4: Chọn mục Báo cáo tín dụng thể nhân để tiến hành Kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND hoặc CCCD của mình. Mỗi khách hàng sẽ có 1 lượt miễn phí truy cập tra cứu đầu tiên trong năm, đến lần thứ 2 bạn sẽ phải thanh toán 22.000 đồng. Nhấn đồng ý để tiến hành kiểm tra.
Bước 5: Hệ thống xác nhận và sẽ gửi mã OTP đến số điện thoại đăng ký tài khoản của bạn, hãy chờ và tiến hành nhập mã OTP vào để kiểm tra nợ xấu của bản thân mình tại nhà nhé.
Bước 6: Sau khi xác thực xong, báo cáo sẽ được gửi vào tài khoản của bạn. Nhấn vào mục báo cáo ngày gần nhất để xem báo cáo tín dụng của bản thân mình. Mẫu sẽ hiển thị như hình bên phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem lại các báo cáo đã tra cứu trong những năm trước đó nữa đấy.
Cách 3: Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD tại ngân hàng:
Đối với cách này, cá nhân có nhu cầu kiểm tra nợ xấu có thể đến trực tiếp tại ngân hàng/tổ chức tín dụng cho vay tín dụng và cung cấp CMND/CCCD cho ngân hàng/tổ chức tín dụng. Sau đó, ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả cá nhân có đang bị nợ xấu không, đồng thời cũng sẽ biết được tổng nợ xấu, chi tiết các khoản nợ là bao nhiêu.
3. Nợ xấu có xóa được không? Phải làm thế nào để được xóa nợ xấu?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về việc cung cấp thông tin tín dụng, theo đó:
2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bảo mật và các quy định khác của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng, theo đó:
“1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
Trong trường hợp bên đi vay vốn thuộc các nhóm nợ xấu được xem là thông tin tiêu cực thì thông tin nợ xấu liên quan đến tín dụng của họ chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa là 05 năm sau khi đã giải quyết xong các khoản nợ xấu này.
Tức là sau 05 năm kể từ khi bên vay vốn tất toán xong các khoản nợ xấu thì những người này thuộc nhóm khoản nợ xấu xoá nợ trên hệ thống của CIC, đồng thời cũng có thể được tiếp tục vay vốn như đối với các trường hợp đi vay thông thường.
Theo CIC, không có cơ chế nào về việc xoá nợ tại CIC, cũng như không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có thể thực hiện được việc xoá nợ. Tuy nhiên, để có thể xóa nợ xấu nhanh nhất, khách hàng cần thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất vay.
4. CIC là ứng dụng gì? Có đáng tin cậy không?
CIC là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng và hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng, thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng của mọi cá nhân, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, CIC đã triển khai xây dựng ứng dụng “CIC Credit Connect” (iCIC) trên nền ứng dụng điện thoại thông minh, để cung cấp dịch vụ miễn phí như một giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính đồng thời minh bạch hóa thông tin tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng và thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường và giảm thiểu tín dụng đen.
Chính vì vậy, khi điền thông tin trên CIC, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bảo mật và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều website, ứng dụng giả danh nhằm mục đích thu thập thông tin cá nhân, nên bạn cần hết sức cảnh giác và cần phân biệt được đâu là website thật chính thống của cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tránh bị lợi dụng nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Nợ thuế quá hạn: Các doanh nghiệp đối mặt với biện pháp cưỡng chế nào?
Hướng dẫn tra cứu nghĩa vụ nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp
Cách tra cứu nợ thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024
Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi bị giải thể, phá sản?