Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, kê khai và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật về thuế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc thiếu sót khi đóng thuế có thể xảy ra. Vậy làm thế nào để tra cứu nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp để hoàn thành đầy đủ, tránh việc vi phạm về thuế sẽ dẫn đến phạt chậm nộp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tra cứu nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp.

Hướng dẫn tra cứu nghĩa vụ nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Căn cứ vào quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Theo đó, Thuế thu nhập cá nhân là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với cá nhân khi có thu nhập tính thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 thì thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được hiểu là một loại thuế trực thu, được tính trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Trong đó, thu nhập chịu thuế bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các khoản thu khác sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý.

3. Hướng dẫn tra cứu nợ thuế của cá nhân

- Bước 1:

Truy cập vào trang tra cứu thông người nộp thuế: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Sau đó Đăng nhập vào bằng tên tài khoản hiện có, bắt buộc phải có hậu tố “-pl” phía sau.

- Bước 2: Hướng dẫn các đề mục

+ Khi trong trạng thái đăng nhập, chọn lần lượt Tra cứu, tiếp theo là Số thuế còn phải nộp.

+ Chọn xem lần lượt các đề mục

+ Tại mục Kỳ tính thuế chọn ngày chính xác và bấm vào chữ Tra cứu.

+ Nếu chọn Tất cả tại mục Loại thuế thì kết quả sẽ cho ra các loại thuế cần nộp, kèm mã nội dung kinh tế tương ứng thích hợp.

Hướng dẫn tra cứu nghĩa vụ nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp

4. Hướng dẫn tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp

- Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn

Sau đó chọn phần Doanh nghiệp bên góc phải màn hình và chọn Đăng nhập.

Đăng nhập vào hệ thống với thông tin thuế kèm mật khẩu của doanh nghiệp. Tên đăng nhập chính là mã số thuế doanh nghiệp, bắt buộc phải thêm hậu tố “-pl” ở phía sau.

- Bước 2: Chọn thông tin

Chọn mục Tra cứu sau đó chọn mục Số thuế còn phải nộp.

- Bước 3: Hướng dẫn các đề mục

Nhấp vào mục Kỳ tính, sau đó là Loại thuế và cuối cùng là nhấn vào Tra cứu.

Ở mục Kỳ tính thuế bạn nhập chọn tháng và năm muốn tra cứu.

Nếu chọn tra cứu hết tất cả thuế của doanh nghiệp còn nợ thì nhấp vào ô Loại thuế để chọn mặc định là Tất cả. Danh sách khá dài nên nếu muốn xem thêm thông tin, chi tiết thì nhập chọn hình mũi tên đi xuống để xem thêm các loại thuế phí khác.

Chọn xong mục cần xem thì nhấn Tra cứu để có thể truy xuất dữ liệu. Kết quả sẽ được cho ra.

Để tiện tra cứu hơn, tại cột nội dung kinh tế nên biết được ý nghĩa của 1 số mã như:

1701: Là tiền thuế Giá trị gia tăng phải nộp

1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp

2863: Tiền thuế Môn bài cần phải nộp

4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chầm tiền thuế Môn bài (nếu có)

4931: Lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế (nếu có)

4918: Tiền lãi phát sinh thêm do nộp chậm tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (nếu có)

Trên đây là những nội dung liên quan đến Hướng dẫn tra cứu nghĩa vụ nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn đọc những kiến thức pháp lý bổ ích, giúp bạn dễ dàng tra cứu nợ thuế trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh. Theo đó, khi lao động, sản xuất, kinh doanh, bạn cần phải thường xuyên tra cứu tình trạng nghĩa vụ thuế của cá nhân, doanh nghiệp mình. Từ đó, kê khai và đóng thuế kịp thời, tránh thiếu sót, nợ thuế kéo dài sẽ vi phạm nghĩa vụ thuế, phạt chậm nộp thuế, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn. Hãy thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế để tránh những vi phạm không đáng trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh nhé.