Dịch vụ phần mềm là gì? Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT?

1. Dịch vụ phần mềm là gì?

Căn cứ vào khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Trong đó, các khái niệm liên quan đến dịch vụ phần mềm được đề cập như sau:

  • Phần mềm được hiểu là chương trình máy tính đ­ược mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định theo Khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006.
  • Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
  • Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

2. Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT?

Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

“Đối tượng không chịu thuế GTGT

...

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

Và cũng theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thuế suất 10% như sau:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

…”

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở kinh doanh dịch vụ phần mềm và sản phẩm phầm mềm là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Vì các dịch vụ phần mềm là những dịch vụ đang được Nhà nước khuyến khích phát triển và đầu tư nên việc không áp dụng thuế suất giá trị gia tăng trên dịch vụ này là hoàn toàn hợp lý. Do đó, khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần mềm cần phải chú ý đây là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng mà kê khai, hạch toán cho phù hợp quy định.

Dịch vụ phần mềm là gì? Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT?

3. Các loại dịch vụ phần mềm

Căn cứ vào Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì có các loại dịch vụ phần mềm như sau:

  • Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
    • Phần mềm hệ thống;
    • Phần mềm ứng dụng;
    • Phần mềm tiện ích;
    • Phần mềm công cụ,
    • Các phần mềm khác.
  • Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
    • Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
    • Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
    • Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
    • Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
    • Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
    • Dịch vụ tích hợp hệ thống;
    • Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
    • Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
    • Các dịch vụ phần mềm khác.

Bài viết trên là những nội dung liên quan đến Dịch vụ phần mềm là gì? Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT? mà chúng tôi đề cập để bạn đọc hiểu rõ hơn về thuế suất giá trị gia tăng liên quan đến dịch vụ phần mềm.

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Dịch vụ phần mềm thuế suất bao nhiêu?

Dịch vụ phần mềm áp dụng thuế suất 10% Trường hợp các sản phẩm dịch vụ phần mềm do doanh nghiệp cung cấp không thuộc quy định tại Khoản 3, Điều 9, Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì các sản phẩm, dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, mức thuế suất 10% theo quy định tại Điều 11, Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

4.2. Quản lý phần mềm là làm gì?

Quản lý dự án phần mềm là quá trình lên kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và phân phối các dự án phần mềm một cách hiệu quả. Nó tạo ra một khung làm việc để quản lý toàn bộ quá trình phát triển phần mềm từ đầu đến cuối. Trong đó bao gồm xác định yêu cầu dự án, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và theo dõi tiến độ hoàn thành.

4.3. Có bao nhiêu loại phần mềm ứng dụng?

Có 3 loại phần mềm ứng dụng chính sau:

  • Phần mềm ứng dụng chung.
  • Phần mềm ứng dụng kinh doanh.
  • Phần mềm ứng dụng được phát triển tùy chỉnh.

4.4. Phần mềm máy tính gồm những gì?

Phần mềm sẽ gồm 3 phần là chương trình máy tính, thư viện, dữ liệu liên quan không thể thực thi. Ví dụ như các tài liệu trực tuyến, và phương tiện kỹ thuật số. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, phần cứng và phần mềm sẽ yêu cầu lẫn nhau, bởi chúng không có khả năng tự sử dụng các thành phần này.