Hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp bao gồm những gì mới nhất
Hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp bao gồm những gì mới nhất

1. Hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp bao gồm những gì

Hiện nay, theo quy định pháp luật mới nhất, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp sẽ được cấp tự động cùng với mã số doanh nghiệp, nên không cần nộp hồ sơ riêng để đăng ký mã số thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục liên quan đến thuế (như thay đổi thông tin hoặc đăng ký bổ sung nghĩa vụ thuế), cần chuẩn bị các tài liệu cụ thể.

Để đảm bảo bạn tuân thủ đúng quy định mới nhất năm 2025, dưới đây là một số tài liệu phổ biến trong trường hợp cần đăng ký hoặc thay đổi thông tin mã số thuế:

  • Tờ khai đăng ký thuế (mẫu quy định tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và nội dung cần thay đổi).
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng hoặc chứng thực, nếu cơ quan thuế yêu cầu).
  • Giấy ủy quyền (nếu người đại diện không trực tiếp thực hiện).
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ (bản sao chứng thực).
  • Các giấy tờ khác (nếu cần bổ sung theo yêu cầu cụ thể của cơ quan thuế).

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp mà mình muốn đăng ký. Theo quy định tại các Điều 21, 22, 2324 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình như sau:

STT

Loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị

1

Doanh nghiệp tư nhân

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ; (mẫu Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) và

(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

2

Công ty hợp danh

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách thành viên; và

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân;

- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3

Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên

(1) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(2) Điều lệ của công ty trách ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

(3) Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(4) Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức:

- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

- Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

(6) Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của thành viên là tổ chức;

(7) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

4

Công ty TNHH MTV

(1) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(2) Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu;

(3) Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(4) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;

5

Công ty Cổ phần

(1) Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(2) Điều lệ của công ty cổ phần;

(3) Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(4) Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(5) Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân (thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

- Giấy tờ pháp lý của tổ chức (Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác) đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(6) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

3. Mã số thuế công ty, doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự được cấp bởi cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế cho người nộp thuế. Mã số thuế được sử dụng để xác định và phân biệt các cá nhân hay tổ chức nộp thuế, bao gồm cả những người có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và được quản lý thống nhất trên toàn quốc. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. (Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định). Có thể hiểu mã số thuế doanh nghiệp chính là mã số định danh của doanh nghiệp đó.

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về mã số thuế doanh nghiệp như sau:

“Điều 29. Mã số doanh nghiệp

1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”

Theo đó mã số thuế doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế và các thủ tục hành chính khác.

Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về cấu trúc mã số thuế theo đó có 2 cấu trúc mã số thuế bao gồm:

  • Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
  • Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp theo đó: Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

4. Tổng hợp 04 cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nhanh nhất hiện nay?

4.1 Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang tổng cục thuế

Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên website chính thức của Tổng cục thuế (http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp) – Trang web được cung cấp bởi Bộ Tài Chính, đảm bảo tính an toàn, chính xác và bảo mật thông tin.

  • Bước 1: Truy cập website của Tổng cục Thuế
  • Bước 2: Lựa chọn tab “Thông tin về người nộp thuế” để tra cứu thông tin mã số thuế của doanh nghiệp
  • Bước 3: Nhập 1 trong 4 ô thông tin để tra cứu
    • Mã số thuế (doanh nghiệp)
    • Tên tổ chức cá nhân người nộp thuế (Tên đầy đủ hoặc từ khóa chứa tên thương hiệu công ty)
    • Địa chỉ trụ sở kinh doanh (Địa chỉ đầy đủ hoặc từ khóa có chứa tên tòa nhà…)
    • Số CMT/Thẻ căn cước người đại diện
  • Bước 4: Nhập Mã xác nhận theo các ký tự có sẵn tại ô bên phải.
  • Bước 5: Chọn “Tra cứu“ và nhận kết quả trả về. Kết quả trả về sẽ thuộc 1 trong 2 trường hợp dưới đây:
Chọn “Tra cứu“ và nhận kết quả trả về
Chọn “Tra cứu“ và nhận kết quả trả về
    • Trường hợp 1: Bảng thông tin tra cứu trả về sẽ hiển thị danh sách các doanh nghiệp có thông tin trùng hoặc gần giống với “Thông tin tra cứu” bạn đã điền ở bước thứ 3. Kết quả tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang Tổng cục thuế bao gồm:
      • Mã số thuế doanh nghiệp
      • Tên người nộp thuế
      • Cơ quan thuế
      • Số CMT/Thẻ căn cước người đại diện doanh nghiệp
      • Ngày thay đổi thông tin gần nhất
      • Ghi chú (Cho biết tình trạng doanh nghiệp có đang hoạt động, ngừng kinh doanh, hoặc bỏ trốn)
      • Bạn có thể Click vào tên công ty tại cột “Tên người nộp thuế” trong Bảng thông tin tra cứu để xem thêm các thông tin chi tiết của doanh nghiệp đó.
Trường hợp 1
Trường hợp 1
    • Trường hợp 2:

Trường hợp 2

      • Bảng thông tin tra cứu trả về hiện kết quả “Không tìm thấy người nộp thuế nào phù hợp“. Đây là trường hợp bộ lọc tìm kiếm trên cổng thông tin Thuế Việt Nam không lọc được thông tin theo dữ liệu bạn đã nhập.
      • Nếu đã thử nhập tra cứu bằng nhiều thông tin khác nhau nhưng vẫn nhận về kết quả trên, các bạn có thể thử tra cứu theo cách thứ 2 dưới đây.

4.2 Tra cứu mã số thuế công ty trên trang Mã số thuế

Tra cứu mã số thuế công ty trên trang Mã số thuế
Tra cứu mã số thuế công ty trên trang Mã số thuế

Trang web Mã số thuế giúp người dùng tra cứu thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, tiện lợi khi chỉ cần biết mã số thuế của doanh nghiệp đó.

  • Bước 1: Truy cập vào website Mã số thuế
  • Bước 2: Tại ô Tra cứu mã số thuế, nhập tên công ty bạn muốn tra cứu MST. Lưu ý:
    • Từ khóa khi nhập để tìm kiếm không được quá ngắn (cần nhập từ 5 ký tự trở lên).
    • Từ khóa khi nhập để tra cứu mã số thuế có thể là tên doanh nghiệp (hoặc tên có chứa từ khóa thương hiệu của doanh nghiệp), hoặc có thể là tên người đại diện doanh nghiệp, CCCD/CMND của người đại diện doanh nghiệp…
  • Bước 3: Nhận kết quả trả về

4.3 Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang Thư viện pháp luật

Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang Thư viện pháp luật
Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang Thư viện pháp luật

Để tra cứu mã số thuế công ty trên trang Thư viện pháp luật bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập trang tra cứu mã số doanh nghiệp của Thư viện pháp luật
  • Bước 2: Lựa chọn cách thức tìm kiếm mã số thuế doanh nghiệp bằng:
    • Tên công ty
    • Người đại diện
    • Địa chỉ trụ sở
    • Mã số thuế
  • Bước 3: Chọn “Tra cứu” và nhận kết quả
    • Kết quả tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang thư viện phát luật bao gồm:
    • Tên công ty
    • Loại hình pháp lý
    • Tên quốc tế
    • Tên viết tắt
    • Mã số thuế
    • Ngày cấp
    • Tình trạng hoạt động
    • Địa chỉ trụ sở
    • Đại diện Pháp luật
    • Cổ đông sáng lập
    • Điện thoại
    • Email
    • Website
    • Vốn điều lệ
    • Ngành nghề kinh doanh

4.4 Tra cứu mã số thuế trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Tra cứu mã số thuế trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Tra cứu mã số thuế trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Để tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang của Cổng thông tin quốc gia bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 2: Nhập tên của của doanh nghiệp trên thanh tìm kiếm hệ thống sẽ gợi ý các doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống bạn tiến hành chọn doanh nghiệp phù hợp với mục đích tra cứu.Các thông tin doanh nghiệp được cung cấp khi tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
    • Tên doanh nghiệp
    • Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài
    • Tên doanh nghiệp viết tắt
    • Mã số doanh nghiệp
    • Loại hình pháp lý
    • Ngày bắt đầu thành lập
    • Tên người đại diện theo pháp luật
    • Địa chỉ trụ sở chính
    • Mẫu dấu (nếu có)
    • Ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh
    • Danh sách các bố cáo điện tử đã đăng

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1.Thời gian cấp mã số doanh nghiệp là bao lâu?

Thời gian xét duyệt hồ sơ và cấp mã số doanh nghiệp là 3 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được tiếp nhận.

5.2 Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký doanh nghiệp không?

, bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần chuẩn bị giấy ủy quyền hợp lệ và bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.

5.3 Doanh nghiệp có bắt buộc phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp không?

, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày.

5.4 Mất mã số thuế cần làm gì?

Khi mất mã số thuế, cần thực hiện thủ tục xin cấp lại mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý. Hồ sơ xin cấp lại mã số thuế gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp lại mã số thuế.
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh tình trạng kinh doanh, hoạt động của tổ chức, cá nhân.

5.5 Mã số thuế bị khóa cần làm gì?

Khi mã số thuế bị khóa, cần thực hiện thủ tục mở khóa mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý. Hồ sơ mở khóa mã số thuế gồm:

  • Tờ khai đề nghị mở khóa mã số thuế.
  • Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.