- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân theo từng trường hợp
1. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân theo từng trường hợp
Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ được điều chỉnh tùy theo từng loại đối tượng nộp thuế. Theo quy định hiện hành, có hai loại đối tượng phải nộp thuế thu nhập: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Đối với cá nhân cư trú, có hai trường hợp cụ thể:
- Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
- Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho từng trường hợp như sau:
Đối với cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Lưu ý rằng Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế.
- Giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc.
Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện, khuyến học và nhân đạo.
Có 7 bậc tính thuế TNCN.
Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:
- Tiền lương làm việc ban đêm và làm thêm giờ.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng, theo quy định tại Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi trả:
Thuế TNCN = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả.
Còn đối với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế TNCN theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Thuế TNCN = 20% x Thu nhập chịu thuế.
Trong đó, Thu nhập chịu thuế được tính bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người lao động nhận được trong kỳ tính thuế. Nếu lao động ký hợp đồng thử việc và có tổng thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên, thì cũng phải khấu trừ thuế 10%.
2. Bậc thang thuế thu nhập cá nhân là gì?
Bậc thang thuế thu nhập cá nhân là cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo một hệ thống tỷ lệ phần trăm áp dụng cho các mức thu nhập khác nhau. Tại Việt Nam, thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần, nghĩa là thu nhập càng cao, mức thuế suất càng cao và được chia thành nhiều bậc, mỗi bậc tương ứng với một khoảng thu nhập nhất định và một mức thuế suất cụ thể.
3. Biểu thuế thu nhập cá nhân bậc thang thang hiện nay
Biểu thuế lũy tiến từng phần
Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Biểu thuế thu nhập cá nhân năm 2023 - Biểu thuế lũy tiến từng phần này được áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ hoạt động kinh doanh, tiền lương và tiền công.
Thu nhập tính thuế từ hoạt động kinh doanh, tiền lương và tiền công được xác định là tổng thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (đã sửa đổi vào năm 2012 và 2014), sau khi trừ đi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc trong một số ngành nghề, quỹ hưu trí tự nguyện, cũng như các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi năm 2012 và 2014).
Biểu thuế toàn phần
Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế |
Thuế suất (%) |
a) Thu nhập từ đầu tư vốn |
5 |
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại |
5 |
c) Thu nhập từ trúng thưởng |
10 |
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng |
10 |
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn theo khoản 1 Điều 13 |
20 |
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo khoản 1 Điều 13 |
0,1 |
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản |
2 |
Biểu thuế thu nhập cá nhân năm 2023 - Biểu thuế toàn phần này áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, cũng như thu nhập từ nhận thừa kế và quà tặng, theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi năm 2012 và 2014).
4. Thời gian quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Có bao nhiêu bậc thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định hiện hành, có 7 bậc thuế thu nhập cá nhân, với các mức thuế suất từ 5% đến 35%, áp dụng cho các mức thu nhập khác nhau sau khi đã trừ các khoản giảm trừ theo quy định.
5.2. Bậc thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho loại thu nhập nào?
Bậc thang thuế TNCN áp dụng cho thu nhập từ tiền lương, tiền công, tức là các khoản thu nhập có tính chất thường xuyên mà người lao động nhận được từ việc thực hiện công việc theo hợp đồng lao động.
5.3. Tại sao thuế TNCN áp dụng theo bậc thang lũy tiến từng phần?
Cách tính thuế lũy tiến từng phần đảm bảo tính công bằng trong việc nộp thuế, nghĩa là người có thu nhập cao sẽ đóng thuế với tỷ lệ cao hơn, trong khi người có thu nhập thấp chỉ phải nộp thuế với mức thấp.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Quy định về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khi kinh doanh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
- Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
- Quy định thuế nhà thầu đối với dịch vụ đào tạo tiếng anh trực tuyến
- Thuế TNDN là gì? Hướng dẫn cách tính thuế TNDN
- Quy định thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN như thế nào?