- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN mới nhất
1. Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Như vậy, ngoài các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
2. Cách tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
- Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác.
3. Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Các chi phí sau được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ.
- Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Quỹ vắc-xin phòng Covid-19; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có:
- Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15 hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện tử) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp, tổ chức là đơn vị ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ;
- Hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Trên đây là những nội dung liên quan đến Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà chúng tôi muốn cập nhật đến bạn đọc.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Chi phí được trừ và không được trừ là gì?
- Chi phí được trừ bao gồm các khoản chi mua nguyên vật liệu, hàng hoá trong phạm vi định mức mà doanh nghiệp đã xây dựng.
- Chi phí không được trừ bao gồm các khoản chi vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã xây dựng.
4.2. Thu nhập chịu thuế là gì?
Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào định nghĩa về khoản thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản thu nhập chịu thuế là tổng tất cả các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất tương tự như tiền công, tiền lương.
4.3. Khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì?
Khấu trừ thuế là một phương pháp hiện hành, trong đó các loại thuế không được nộp trực tiếp bởi cá nhân hay doanh nghiệp, mà số tiền thuế sẽ được trừ trực tiếp vào chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.
4.4. Giảm trừ doanh thu là gì?
Khoản giảm trừ doanh thu là chi phí phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng của một công ty trong kỳ kế toán. Tùy theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, kế toán sẽ ghi nhận các khoản này theo các phương thức khác nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là gì ?
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp là gì? Các tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Công ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn từ giao dịch hợp nhất kinh doanh vào Báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại từ báo cáo kinh doanh hợp nhất
- Xử lý thuế thu nhập doanh nghiệp bị nộp thừa
- Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
- Quy định chi tiết về ưu đãi thuế suất đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
- Quy định về tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất