- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là gì? Các tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
1. Khái niệm về Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, được đánh trực tiếp lên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp. Đây là một trong những nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, và việc nộp thuế này là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và sinh lợi nhuận.
Thu nhập chịu thuế bao gồm tất cả các khoản doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thu nhập từ hoạt động tài chính, cùng với các khoản thu khác, sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý.
2. Đặc điểm của Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp có những đặc điểm khác biệt so với các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm:
- Là thuế trực thu (thuế thu trực tiếp)
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trừ một số trường hợp đặc biệt
- Tính thuế theo cách lũy tiến
- Thuế phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trong năm doanh nghiệp thua lỗ thì không cần nộp thuế
Những đặc điểm này khiến thuế thu nhập doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội và duy trì ngân sách nhà nước.
3. Vai trò của Thuế Thu nhập Doanh nghiệp trong nền kinh tế
Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước với những vai trò chính như:
- Tăng ngân sách nhà nước để duy trì các hoạt động chính trị, xã hội
- Đảm bảo sự công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo nhờ cách tính lũy tiến.
- Là công cụ giúp nhà nước tái tạo nguồn vốn trong nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh đồng bộ và phù hợp với định hướng quốc gia
4. Cách tính Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên công thức:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất thuế TNDN của công ty
Để hiểu rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, ta cần làm rõ một số chỉ tiêu dùng để tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
4.1 Các loại thu nhập được miễn thuế
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
- Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại các vùng khó khăn.
- Thu nhập từ dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
- Thu nhập của các doanh nghiệp có trên 30% lao động là người khuyết tật, người có HIV, v.v.
- Thu nhập từ các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác.
- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
4.2 Thu nhập chịu thuế
Theo Điều 3 của Luật Thuế TNDN 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 và 2014, các khoản thu nhập phải chịu thuế bao gồm:
- Thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Thu nhập từ hoạt động tài chính như lãi tiền gửi, cổ tức, v.v.
- Các khoản thu nhập khác
Công thức để tính thu nhập chịu thuế là:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu + thu nhập khác) - Tổng chi phí được trừ
4.3 Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế sẽ không bao gồm các khoản như:
- Các khoản được miễn thuế
- Quỹ khoa học công nghệ
- Các khoản lỗ được kết chuyển từ kỳ trước (theo quy định)
Do đó, công thức tính thu nhập tính thuế như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định - quỹ phát triển khoa học công nghệ (nếu có)
Nếu kết quả là âm, doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
4.4 Thuế suất Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Thuế suất chung của thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Tuy nhiên, tùy vào ngành nghề và khu vực kinh doanh, thuế suất có thể thay đổi, với một số trường hợp đặc biệt có thể lên đến 35% - 50%. Ngoài ra, các ngành nghề được nhà nước khuyến khích hoặc khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn có thể được hưởng thuế suất ưu đãi.
Với bản chất là thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là một công cụ hữu hiệu để nhà nước điều tiết hoạt động kinh tế. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Các khoản chi được trừ, không được trừ khi tính thuế TNDN
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?