Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn 218/2013/NĐ-CP thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Số hiệu: | 78/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 02/08/2014 |
Ngày công báo: | 10/07/2014 | Số công báo: | Từ số 657 đến số 658 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế TNDN
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, Thông tư hướng dẫn về khoản chi có hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
- Đến thời điểm ghi nhận chi phí doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước ngày 02/8/2014 thì không phải điều chỉnh lại theo quy định nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực từ 02/8/2014 và thay thế cho Thông tư 123/2012/TT-BTC .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
e) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.
2. Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này.
1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp |
= |
(Thu nhập tính thuế |
- |
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) |
x |
Thuế suất thuế TNDN |
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2014 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2014) được tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/03/2014 (3 tháng), kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm tiếp theo (năm tài chính 2014) được tính từ ngày 01/04/2014 đến hết ngày 31/03/2015.
Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo), năm 2012 bắt đầu được miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế các năm 2012, 2013; giảm 50% thuế các năm 2014, 2015, 2016, 2017).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN 3 năm tính thuế tiếp theo tính từ năm tài chính 2014 (năm tài chính 2014 từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2016.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2014 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 kê khai nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi) thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN từ năm tài chính 2014 (từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2017.
5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
Ví dụ 3: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.
6. Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam
1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế |
= |
Thu nhập chịu thuế |
- |
Thu nhập được miễn thuế |
+ |
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu |
- |
Chi phí được trừ |
+ |
Các khoản thu nhập khác |
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% (từ ngày 01/01/2016 áp dụng mức thuế suất 20%), không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 Thông tư này).
Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư này).
Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo quy định) vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
a) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:
Giá bán: 100.000 đồng.
Thuế GTGT (10%): 10.000 đồng.
Giá thanh toán: 110.000 đồng.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.
b) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ 5: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.
c) Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.
2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
c) Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; tiêu dùng nội bộ.
c) Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
d) Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:
- Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi là tổng số tiền bán hàng hóa.
- Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa.
e) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:
- Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng (=) số tiền trả trước chia (:) số năm trả tiền trước.
- Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp từng ưu đãi thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.
g) Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
- Đối với hình thức bán vé, bán thẻ chơi gôn theo ngày, doanh thu kinh doanh sân gôn làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền thu được từ bán vé, bán thẻ và các khoản thu khác phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Đối với hình thức bán vé, bán thẻ hội viên loại thẻ trả trước cho nhiều năm, doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng năm là số tiền bán thẻ và các khoản thu khác thực thu được chia cho số năm sử dụng thẻ hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
h) Đối với hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thu từ lãi tiền gửi, thu từ lãi tiền cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế được hạch toán vào doanh thu theo quy định hiện hành về cơ chế tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
i) Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế.
k) Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên hóa đơn tính tiền điện, tiền nước sạch.
Ví dụ 6: Hóa đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh thu của hóa đơn này được tính vào tháng 1.
l) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hóa, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chưa có thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về thu phí bảo hiểm gốc; thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; thu phí quản lý đơn bảo hiểm; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100% (không kể giám định hộ giữa các doanh nghiệp thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập) sau khi đã trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm; giảm phí bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của từng bên là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho mỗi bên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ.
Trường hợp có thực hiện các nghiệp vụ thu hộ giữa các doanh nghiệp trực thuộc hoặc giữa doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế không bao gồm phần doanh thu thu hộ.
- Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: Các khoản thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ các khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm và hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm.
m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
o) Đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh có đặt cược) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
p) Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
q) Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế.
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
b) Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về hàng hóa bị bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên.
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm xảy ra tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng. Các hồ sơ khác (bao gồm Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng; Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có) và các tài liệu khác) được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề; bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.
Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn và được cấp phép kinh doanh quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, du lịch.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định đã tính vào chi phí hợp lý theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó đem thanh lý. Số trích khấu hao theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao TSCĐ). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ thanh lý xe = 5 tỷ - (6 tỷ - 1 tỷ) = 0
g) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
h) Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
- Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.
i) Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.
k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới).
Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.
2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.
Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ - 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
2.7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
2.8. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
2.9. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
a) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
- Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
2.10. Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định.
2.11. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật trước sau đó mới được tính vào chi phí được trừ đối với khoản bảo hiểm tự nguyện nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
2.13. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
2.14. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
Ví dụ 10: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu... thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.
2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.
Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số tích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.
2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá mua của hàng hóa bán ra bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Đối với hoạt động kinh doanh đặc thù như xổ số, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, casino thì tổng chi phí được trừ không bao gồm chi phí trả thưởng.
Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:
- Khoản hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá.
- Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận được khoản hoa hồng thì phải kê khai tính vào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.
- Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) như: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.
2.22. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.
2.23. Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này); kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.24. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.25. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.26. Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này; chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, chi tài trợ làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà tình nghĩa cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo); hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2.27. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Hồ sơ xác định khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này); hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Các quy định về nghiên cứu khoa học và thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.
2.28. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau:
Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế |
= |
Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế |
x |
Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế. |
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế |
Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập.
Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ.
2.29. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
2.30. Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật.
- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
- Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.32. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.
2.33. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, 2.27 Khoản 2 Điều này).
2.34. Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
2.35. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Chương IV Thông tư này.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Chương V Thông tư này.
3. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao và các khoản chi được trừ khác.
5. Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.
Thu nhập từ cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản trừ (-) các khoản chi: chi phí khấu hao, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi được trừ khác có liên quan đến việc cho thuê tài sản.
6. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác.
Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
8. Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.
9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:
Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:
- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.
- Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.
Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.
10. Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
11. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
12. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra.
13. Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.
Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh thấp hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp đơn vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường nêu trên không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư.
14. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, được xác định cụ thể như sau:
a) Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có tài sản đánh giá lại.
b) Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để: góp, vốn (mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ), điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, góp vốn vào các dự án đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại.
Riêng chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất góp vốn vào doanh nghiệp để hình thành tài sản cố định thực hiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn. Doanh nghiệp phải có thông báo số năm doanh nghiệp phân bổ vào thu nhập khác khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này (năm có đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất đem góp vốn).
Trường hợp sau khi góp vốn, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng vốn góp trước thời hạn 10 năm) thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất phải tính và kê khai nộp thuế theo thu nhập chuyển nhượng bất động sản.
Chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất bao gồm: Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị của quyền sử dụng đất ghi trên sổ sách kế toán; Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị còn lại chưa phân bổ của quyền sử dụng đất.
c) Doanh nghiệp nhận tài sản góp vốn, nhận tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được trích khấu hao hoặc phân bổ dần vào chi phí theo giá đánh giá lại (trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao hoặc phân bổ vào chi phí theo quy định).
15. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ; thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác. Các khoản thu nhập nhận được bằng hiện vật thì giá trị của hiện vật được xác định bằng giá trị của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm nhận.
16. Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhận được từ các tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng phù hợp với pháp luật dân sự do doanh nghiệp bàn giao lại vị trí đất cũ để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có).
Riêng các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất doanh nghiệp nhận được theo chính sách của Nhà nước, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở sản xuất thì thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
17. Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí; khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình xây dựng.
18. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.
19. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ, được xác định cụ thể như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập khác.
20. Khoản tiền hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất khẩu, thực nhập khẩu phát sinh ngay trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì được tính giảm trừ chi phí trong năm quyết toán đó. Trường hợp khoản tiền hoàn thuế xuất, nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất khẩu, thực nhập khẩu phát sinh của các năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước thì tính vào thu nhập khác của năm quyết toán phát sinh khoản thu nhập. Khoản thu nhập này liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản thu nhập này không liên quan trực tiếp lĩnh vực sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập khác.
21. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
22. Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai, nộp thuế.
- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm:
+ Văn bản của doanh nghiệp về việc phân chia lợi nhuận của dự án đầu tư tại nước ngoài.
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
+ Tờ khai thuế thu nhập của doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài);
+ Biên bản quyết toán thuế đối với doanh nghiệp (nếu có);
+ Xác nhận số thuế đã nộp tại nước ngoài hoặc chứng từ chứng minh số thuế đã nộp ở nước ngoài.
- Trường hợp dự án đầu tư tại nước ngoài chưa phát sinh thu nhập chịu thuế (hoặc đang phát sinh lỗ), khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ phải nộp Báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập hoặc của cơ quan có thẩm quyền của nước doanh nghiệp đầu tư và Tờ khai thuế thu nhập của dự án đầu tư tại nước ngoài (nộp 1 bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài và có đóng dấu của doanh nghiệp). Số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau năm tài chính phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài hoặc kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính cùng với năm phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài nếu doanh nghiệp có đủ cơ sở và chứng từ xác định được số thu nhập và số thuế thu nhập đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài.
Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài kê khai và nộp thuế theo quy định tại Hiệp định.
23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
a) Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được miễn thuế quy định tại khoản này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế (không bao gồm trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp có mua lại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản). Sản phẩm sơ chế được hướng dẫn tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hạch toán riêng thu nhập thuộc diện miễn thuế quy định tại khoản này. Trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập miễn thuế từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản được phân bổ theo tỷ lệ chi phí sản xuất của khâu trồng trọt, khai thác, sơ chế sản phẩm thông thường trong tổng chi phí của toàn hợp tác xã, doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí quản lý, chi phí bán hàng) trong kỳ tính thuế.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cao su được miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động trồng trọt, khai thác mủ tươi. Trường hợp không hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động trồng trọt, khai thác mủ tươi thì thu nhập miễn thuế được phân bổ theo tỷ lệ chi phí trồng trọt, khai thác mủ tươi trong tổng chi phí của toàn doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
b) Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều 18 Thông tư này.
Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định tại khoản này và tại điểm f Khoản 3 Điều 19 Thông tư này là hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Thời gian miễn thuế tối đa không quá một (01) năm, kể từ ngày bắt đầu có doanh thu bán sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
a) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận là hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
b) Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế phải đảm bảo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận.
4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.
Thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế quy định tại Khoản này là doanh nghiệp có số lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên và không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
Doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật.
b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy phải có giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện của các cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền liên quan.
c) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người nhiễm HIV.
5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế tại Khoản này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản hướng dẫn về dạy nghề.
- Có danh sách các học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ 11: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng.
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng [(100 triệu - (100 triệu x 22%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 78 triệu đồng này.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 89 triệu đồng [100 triệu - (100 triệu x 22% x 50%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này.
- Trường hợp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.
7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.
Tổ chức nhận tài trợ quy định tại Khoản này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.
8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) được miễn thuế phải đảm bảo khi bán hoặc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) phải được cơ quan có thẩm quyền về môi trường xác nhận theo quy định.
9. Thu nhập liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; Thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; Thu nhập của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển đất, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ hỗ trợ vốn cho công nhân, lao động nghèo tự tạo việc làm và Quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật, các quỹ này được thành lập và có cơ chế chính sách hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp các đơn vị phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phải tính và nộp thuế theo quy định.
10. Phần thu nhập không chia:
a) Phần thu nhập không chia của các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác (bao gồm cả Văn phòng giám định tư pháp) để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của pháp luật chuyên ngành về giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác. Phần thu nhập không chia được miễn thuế của các cơ sở xã hội hóa quy định tại khoản này không bao gồm trường hợp đơn vị để lại để đầu tư mở rộng các ngành nghề, hoạt động kinh doanh khác không thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa là:
- Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa.
- Các doanh nghiệp được thành lập để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở xã hội hóa phải đáp ứng danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
b) Phần thu nhập không chia của hợp tác xã để lại để hình thành tài sản của hợp tác xã.
c) Trường hợp phần thu nhập không chia để lại theo quy định tại khoản này mà các đơn vị có chia hoặc chi sai mục đích sẽ bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất tại thời điểm chia hoặc chi sai mục đích và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thủ tục chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại Luật chuyển giao công nghệ, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản quy pháp luật hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ.
Lĩnh vực ưu tiên chuyển giao công nghệ là các lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao (ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định này (nếu có).Bổ sung
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
Ví dụ 12: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.
Ví dụ 13: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:
+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài việc thực hiện trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Điều này còn phải đảm bảo tỷ lệ trích quỹ tối thiểu quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ.
2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.
- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm) áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp không được tính các khoản đã chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp có chi đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp từ quỹ phát triển khoa học công nghệ mà không đủ thì phần chênh lệch còn lại giữa số thực chi và số đã trích quỹ sẽ được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.
5. Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập.
Doanh nghiệp nếu có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng hết khi chia, tách thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia, tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với cơ quan thuế.
6. Trường hợp Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ có các nội dung về trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp quy định khác thì Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ sẽ ban hành Thông tư Liên bộ hướng dẫn bổ sung nội dung này đảm bảo phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
1. Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính từ ngày 01/04/2013 đến ngày 31/03/2014. Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng thuế suất phổ thông, không được hưởng thuế suất ưu đãi thì khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp tính và phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp như sau:
Số thuế TNDN phải nộp |
= |
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
x 9 tháng x 25% + |
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
x 3 tháng x 22% |
12 tháng |
12 tháng |
Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.
2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế.
Ví dụ 14: Công ty A áp dụng kỳ tính thuế theo năm tài chính từ ngày 01 tháng 4 năm này đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau, có doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ mã [01] và doanh thu hoạt động tài chính mã [08] trên Phụ lục 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN năm tài chính 2013 (từ ngày 01/04/2013 đến hết ngày 31/3/2014) không quá 20 tỷ đồng thì từ năm tài chính 2014 (từ ngày 01/04/2014 đến hết ngày 31/3/2015) Công ty A được áp dụng thuế suất thuế TNDN năm tài chính 2014 là 20%, nếu tổng doanh thu năm tài chính 2014 xác định theo hướng dẫn nêu trên mà trên 20 tỷ đồng thì năm tài chính 2015 (từ ngày 01/04/2015 đến hết ngày 31/3/2016) Công ty A áp dụng thuế suất thuế TNDN 22%.
Đối với doanh nghiệp có năm trước liền kề không đủ 12 tháng, tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN chia cho số tháng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Ví dụ 15: Công ty A áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch, năm dương lịch 2014 xin tạm nghỉ kinh doanh 3 tháng, bắt đầu kinh doanh từ ngày 01/4/2014 đến hết ngày 31/12/2014, có doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ mã số [01] và doanh thu hoạt động tài chính mã [08] trên phụ lục 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN năm 2014 là 18 tỷ đồng, doanh thu bình quân tháng năm 2014 là 18 tỷ đồng chia (:) 9 tháng bằng (=) 2 tỷ đồng thì năm 2015 Công ty A không được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%, phải áp dụng thuế suất thuế TNDN 22%, nếu doanh thu bình quân tháng năm 2014 không quá 1,67 tỷ đồng thì năm 2015 Công ty A áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng thì trong năm đó doanh nghiệp thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% (trừ các khoản thu nhập quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư này). Doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế. Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.
Việc phân bổ số thuế phải nộp quy định tại khoản này không áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có các công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chi phí được xác định bằng tỷ lệ chi phí giữa tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí được xác định như sau:
Tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc |
= |
Tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc |
Tổng chi phí của doanh nghiệp |
Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí được căn cứ vào số liệu quyết toán thuế thu nhập của doanh nghiệp năm trước liền kề năm tính thuế do doanh nghiệp tự xác định để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp và được sử dụng để kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các năm sau.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương, số liệu để xác định tỷ lệ chi phí của trụ sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp tự xác định căn cứ theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang hoạt động có thành lập thêm hoặc thu hẹp các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự xác định tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên đối với các trường hợp có sự thay đổi này. Từ kỳ tính thuế tiếp theo tỷ lệ chi phí được sử dụng ổn định theo nguyên tắc nêu trên.
Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
1. Phạm vi áp dụng:
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Trường hợp doanh nghiệp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 08) ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
2. Căn cứ tính thuế:
a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:
Thu nhập tính thuế |
= |
Giá chuyển nhượng |
- |
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng |
- |
Chi phí chuyển nhượng |
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau:
+ Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng vốn và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Trường hợp phần vốn doanh nghiệp góp hoặc mua lại có nguồn gốc một phần do vay vốn thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ (đã được Bộ Tài chính chấp thuận) có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền).
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Ví dụ 16: Doanh nghiệp A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất giấy vệ sinh sau đó doanh nghiệp A chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho doanh nghiệp B với giá là 550 tỷ đồng, vốn góp của doanh nghiệp A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng. Thu nhập để tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong trường hợp này là 80 tỷ đồng (550 - 400 - 70).
b) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế.
1. Phạm vi áp dụng:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.
+ Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu nhập từ hoạt động cho thuê lại đất.
2. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất (gồm cả chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo quy định của pháp luật); Thu nhập từ hoạt động cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất; Thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó nếu không tách riêng giá trị tài sản khi chuyển nhượng không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; Thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản gắn liền với đất; Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhà ở.
Thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không bao gồm trường hợp doanh nghiệp chỉ cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.
Căn cứ tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế bằng (=) thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản của các năm trước (nếu có).
1. Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng doanh thu thu được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trừ giá vốn của bất động sản và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
a) Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
a.1) Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng bất động sản theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán bất động sản phù hợp với quy định của pháp luật (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có).
Trường hợp giá chuyển quyền sử dụng đất theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán bất động sản thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thì tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp là thời điểm thu tiền của khách hàng, cụ thể:
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công trình chưa hoàn thành tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu trừ chi phí.
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
Khi bàn giao bất động sản doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán lại số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp thừa.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ và kê khai tạm nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được tiền, doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đồng thời có phát sinh chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới khi bắt đầu chào bán vào năm phát sinh doanh thu thu tiền theo tiến độ thì chưa tính các khoản chi phí này vào năm phát sinh chi phí. Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới này được tính vào chi phí được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao bất động sản, phát sinh doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
a.2) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp có cho thuê lại đất thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Việc chọn hình thức doanh thu trả tiền một lần chỉ được xác định khi doanh nghiệp đã đảm bảo hoàn thành các trách nhiệm tài chính đối với Nhà nước, đảm bảo các nghĩa vụ đối với các bên thuê lại đất cho hết thời hạn cho thuê lại đất.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp từng năm miễn thuế, giảm thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.
- Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nếu có chuyển quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất là tài sản kê biên bảo đảm thi hành án thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên đương sự thỏa thuận hoặc giá do Hội đồng định giá xác định.
Việc xác định doanh thu đối với các trường hợp nêu tại tiết a2 phải đảm bảo các nguyên tắc nêu tại tiết a1 điểm này.
b) Chi phí chuyển nhượng bất động sản:
b.1) Nguyên tắc xác định chi phí:
- Các khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong kỳ tính thuế phải tương ứng với doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và phải đảm bảo các điều kiện quy định các khoản chi được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Trường hợp dự án đầu tư hoàn thành từng phần và chuyển nhượng dần theo tiến độ hoàn thành thì các khoản chi phí chung sử dụng cho dự án, chi phí trực tiếp sử dụng cho phần dự án đã hoàn thành được phân bổ theo m2 đất chuyển quyền để xác định thu nhập chịu thuế của diện tích đất chuyển quyền; bao gồm: Chi phí đường giao thông nội bộ; khuôn viên cây xanh; chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước; trạm biến thế điện; chi phí bồi thường về tài sản trên đất; Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn lại chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp Ngân sách Nhà nước, các chi phí khác đầu tư trên đất liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Việc phân bổ các chi phí trên được thực hiện theo công thức sau:
Chi phí phân bổ cho diện tích đất đã chuyển nhượng |
=
|
Tổng chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng |
x
|
Diện tích đất đã chuyển nhượng
|
Tổng diện tích đất được giao làm dự án (trừ diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định pháp luật về đất) |
Trường hợp một phần diện tích của dự án không chuyển nhượng được sử dụng vào hoạt động kinh doanh khác thì các khoản chi phí chung nêu trên cũng phân bổ cho cả phần diện tích này để theo dõi, hạch toán, kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kéo dài trong nhiều năm và chỉ quyết toán giá trị kết cấu hạ tầng khi toàn bộ công việc hoàn tất thì khi tổng hợp chi phí chuyển nhượng bất động sản cho phần diện tích đất đã chuyển quyền, doanh nghiệp được tạm phân bổ chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng thực tế đã phát sinh theo tỷ lệ diện tích đất đã chuyển quyền theo công thức nêu trên và trích trước các khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế. Sau khi hoàn tất quá trình đầu tư xây dựng, doanh nghiệp tính toán, điều chỉnh lại phần chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng đã tạm phân bổ và trích trước cho phần diện tích đã chuyển quyền cho phù hợp với tổng giá trị kết cấu hạ tầng. Trường hợp khi điều chỉnh lại phát sinh số thuế nộp thừa so với số thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả theo quy định hiện hành; nếu số thuế đã nộp chưa đủ thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu theo quy định.
b.2) Chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ bao gồm:
- Giá vốn của đất chuyển quyền được xác định phù hợp với nguồn gốc quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
+ Đối với đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì giá vốn là số tiền sử dụng đất, số tiền cho thuê đất thực nộp Ngân sách Nhà nước;
+ Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ trả tiền hợp pháp khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất; trường hợp không có hợp đồng và chứng từ trả tiền hợp pháp thì giá vốn được tính theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm doanh nghiệp nhận chuyển nhượng bất động sản.
+ Đối với đất có nguồn gốc do góp vốn thì giá vốn là giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo biên bản định giá tài sản khi góp vốn;
+ Trường hợp doanh nghiệp đổi công trình lấy đất của Nhà nước thì giá vốn được xác định theo giá trị công trình đã đổi, trừ trường hợp thực hiện theo quy định riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất;
+ Đối với đất của doanh nghiệp có nguồn gốc do thừa kế theo pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng mà không xác định được giá vốn thì xác định theo giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất do Chính phủ quy định tại thời điểm thừa kế, cho, biếu, tặng.
Trường hợp đất của doanh nghiệp được thừa kế, cho, biếu, tặng trước năm 1994 thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định năm 1994 căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ.
+ Đối với đất thế chấp bảo đảm tiền vay, đất là tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án thì giá vốn đất được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại các điểm nêu trên.
- Chi phí đền bù thiệt hại về đất.
- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu.
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí bồi thường, đền bù, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nêu trên nếu không có hóa đơn thì được lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được chính quyền phường, xã nơi có đất được đền bù, hỗ trợ xác nhận theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
- Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
- Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông...
- Giá trị kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc có trên đất.
- Các khoản chi phí khác liên quan đến bất động sản được chuyển nhượng.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Không được tính vào chi phí chuyển nhượng bất động sản các khoản chi phí đã được Nhà nước thanh toán hoặc thanh toán bằng nguồn vốn khác.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%).
3. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản nhân (x) với thuế suất 22%.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Không áp dụng mức thuế suất ưu đãi; thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Chương VI Thông tư này đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì khoản lỗ này được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, chứng từ nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phát sinh tại địa phương nơi có bất động sản chuyển nhượng là căn cứ làm thủ tục quyết toán thuế nơi đặt trụ sở chính.
4. Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì tổ chức tín dụng khi được phép chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật phải kê khai nộp thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp bán đấu giá bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay thì số tiền thu được thực hiện thanh toán theo quy định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và kê khai nộp thuế theo quy định. Sau khi thanh toán các khoản trên, số tiền còn lại được trả cho các tổ chức kinh doanh đã thế chấp bất động sản để bảo đảm tiền vay.
Trường hợp tổ chức tín dụng được phép chuyển nhượng bất động sản đã được thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì giá vốn được xác định bằng (=) vốn vay phải trả theo hợp đồng thế chấp bất động sản cộng (+) chi phí lãi vay chưa trả đến thời điểm phát mãi bất động sản thế chấp theo hợp đồng tín dụng cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
5. Trường hợp cơ quan thi hành án bán đấu giá bất động sản là tài sản bảo đảm thi hành án thì số tiền thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án. Tổ chức được ủy quyền bán đấu giá bất động sản thực hiện kê khai, khấu trừ tiền thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nộp vào Ngân sách Nhà nước. Trên các chứng từ ghi rõ kê khai, nộp thuế thay về bán tài sản đảm bảo thi hành án.
Trường hợp cơ quan thi hành án chuyển nhượng bất động sản là tài sản đảm bảo thi hành án nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì giá vốn được xác định bằng (=) số tiền nợ phải trả nợ theo quyết định của Tòa án để thi hành án cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.
3. Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng thuế suất 20% (bao gồm cả doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này) đối với các khoản thu nhập sau:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định điểm d Khoản 3 Điều 19 Thông tư này); thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.
c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư và các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.
Doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% được áp dụng thuế suất 20% trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.
5. Dự án đầu tư mới:
a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.
- Dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu và được cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh từ ngày 01/01/2014 của dự án đó.
- Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
b) Trường hợp doanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của dự án đã đi vào hoạt động mà không thay đổi điều kiện đang được hưởng ưu đãi thì thu nhập của hoạt động điều chỉnh, bổ sung tiếp tục được hưởng ưu đãi của dự án trước khi điều chỉnh, bổ sung trong thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định.
c) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư mới không bao gồm các các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, mua lại dự án đầu tư đang hoạt động).
Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại.
6. Về ưu đãi đối với đầu tư mở rộng
a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọi chung là dự án đầu tư mở rộng) thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (bao gồm cả khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực, địa bàn với dự án đang hoạt động.
Dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
- Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
- Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh), mua lại doanh nghiệp hoặc mua lại dự án đầu tư đang hoạt động.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng được thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng thì thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được lựa chọn xác định theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1:
Phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp |
= |
Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác không được hưởng ưu đãi) |
x |
Giá trị tài sản cố định đầu tư mở rộng đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh |
Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh |
Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh gồm: giá trị tài sản cố định đầu tư mở rộng đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và nguyên giá tài sản cố định hiện có đang dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán năm.
Cách 2:
Phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp |
= |
Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác không được hưởng ưu đãi) |
x |
Giá trị vốn đầu tư mở rộng đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh |
Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh |
Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất kinh doanh là tổng nguồn vốn tự có, vốn vay của doanh nghiệp dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán năm.
Doanh nghiệp chỉ được áp dụng một cách phân bổ đối với thu nhập phát sinh của một hoạt động đầu tư mở rộng.
Ví dụ 16: Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất nhựa trong khu công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh (Khu công nghiệp không thuộc địa bàn hưởng ưu đãi) và đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN: áp dụng thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi có doanh thu, miễn thuế TNDN 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế TNDN trong 7 năm tiếp theo, năm 2014 Công ty A có đầu tư mở rộng, tổng giá trị máy móc thiết bị đầu tư mới trong năm là 5 tỷ đồng. Biết rằng tổng giá trị TSCĐ cuối năm 2014 là 20 tỷ đồng, tổng thu nhập tính thuế phát sinh của năm 2014 là 1,2 tỷ đồng, trong đó thu nhập khác không được hưởng ưu đãi là 200 triệu đồng, thì:
Thu nhập do đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi là:
Phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp |
= |
(1,2 tỷ đồng - 200 triệu đồng) |
x |
5 tỷ đồng |
20 tỷ đồng |
||||
= |
250 triệu đồng |
Thu nhập tính thuế không được hưởng ưu đãi thuế TNDN năm 2014 là: 200 triệu đồng + 250 triệu đồng = 450 triệu đồng
Thu nhập tính thuế được hưởng ưu đãi thuế TNDN năm 2014 là:
1,2 tỷ đồng - 450 triệu đồng = 750 triệu đồng
7. Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất.
8. Trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong năm tính thuế mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế quy định tại các Khoản 7, 8 và Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập nghiệp doanh nghiệp và quy định tại Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tính thuế đó mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất phổ thông và năm đó sẽ tính trừ vào thời gian được hưởng ưu đãi thuế của doanh nghiệp.Bổ sung
9. Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.
Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còn trong thời hạn chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạt động có thu nhập. Nếu doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì doanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật).
Ví dụ 17: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN A có phát sinh:
- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.
Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.
Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.
=> DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (2 tỷ đồng x 22%).
Ví dụ 18: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN B có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.
Kỳ tính thuế năm 2013, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau:
Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2014: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng.
- Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2014: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)
Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế:
2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng
=> Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng
Ví dụ 19: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN C có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.
Kỳ tính thuế năm 2013, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm).
Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2014: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng
- Chuyển lỗ của năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2014: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ
Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 22% = 220 triệu đồng.
10. Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện:
- Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị tự kê khai (kể cả trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai để được hưởng ưu đãi thuế) thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện (bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm và số thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi thuế theo quy định đã kê khai nhưng chưa xác định số thuế được ưu đãi).
- Giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo theo quy định đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện.
- Tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.
c) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.
d) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ năm được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên toàn bộ thu phập của doanh nghiệp trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều 18 Thông tư này.
Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì mức ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP trừ đi thời gian ưu đãi đã hưởng đối với doanh nghiệp mới thành lập, dự án đầu tư mới thành lập (cả về thuế suất và thời gian miễn, giảm nếu có).
đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm).
- Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt điều kiện sử dụng số lao động thường xuyên bình quân năm trên 3.000 lao động).
Số lao động quy định tại điểm này là số lao động có ký hợp đồng lao động làm việc toàn bộ thời gian, không tính số lao động bán thời gian và lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm.
Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm này (không kể bị chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước hoặc do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn và được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp phải kê khai, nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã kê khai hưởng ưu đãi của các năm trước (nếu có) và nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định, nhưng doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi khai sai theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều này có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
b) Phần thu nhập của hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định tại Luật Xuất bản.
Xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Xuất bản và Điều 2 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ. Trường hợp các quy định của Luật Xuất bản, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất bản có sự thay đổi thì áp dụng theo các quy định mới tương ứng, phù hợp với các văn bản này.
c) Phần thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí.
d) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
Nhà ở xã hội quy định tại điểm này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở và việc xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% quy định tại điểm này không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội ký hợp đồng chuyển nhượng nhà có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ trước ngày 01/01/2014 và còn tiếp tục thu tiền kể từ ngày 01/01/2014 (doanh nghiệp đã kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên thu nhập hoặc theo tỷ lệ trên doanh thu thu được tiền) và có thời điểm bàn giao nhà kể từ ngày 01/01/2014 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà này được áp dụng thuế suất 10%.
Thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp.
e) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.
f) Phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Bổ sung
4. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.
5. Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ ngày 1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%) được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô.
Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ sau khi hết thời hạn áp dụng thuế suất 10% quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%; từ ngày 1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%.
Tổ chức tài chính vi mô quy định tại Khoản này là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.
1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
2. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh). Trường hợp Khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với Khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích Khu công nghiệp lớn hơn.
Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định về phân loại đô thị và văn bản sửa đổi Nghị định này (nếu có).
4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
Ví dụ 20: Năm 2014, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2014 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2014. Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2014, đến năm 2016 dự án đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2017.
5. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang).
Trường hợp, trong kỳ tính thuế đầu tiên có thu nhập chịu thuế mà dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.
2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số hướng dẫn tại tiết b điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02 tháng 08 năm 2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014 trở đi.
2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư mà tính đến hết kỳ tính thuế năm 2013 còn đang trong thời gian thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả trường hợp đang được hưởng ưu đãi hoặc chưa được hưởng ưu đãi) theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được hưởng cho thời gian còn lại theo quy định của các văn bản đó; trường hợp đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp thì được lựa chọn ưu đãi thuộc diện đang được hưởng hoặc ưu đãi theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện ưu đãi đối với dự án đầu tư mới (bao gồm mức thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế) cho thời gian còn lại nếu đang thuộc diện hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư hoặc theo diện ưu đãi đối với đầu tư mở rộng cho thời gian còn lại nếu đang thuộc diện được hưởng ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng. Dự án đầu tư mở rộng được lựa chọn chuyển đổi ưu đãi theo quy định tại Khoản này là dự án đầu tư mở rộng triển khai từ ngày 31/12/2008 trở về trước và các dự án này đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009 trở về trước.
Việc xác định thời gian còn lại để hưởng ưu đãi thuế được tính liên tục kể từ khi thực hiện quy định về ưu đãi thuế tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước và về thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Khoảng thời gian còn lại bằng số năm doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi thuế (thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo hướng dẫn tại Thông tư trừ đi số năm doanh nghiệp đã được hưởng ưu đãi (thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc xác định khoảng thời gian ưu đãi còn lại nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc:
- Đến hết kỳ tính thuế năm 2013, doanh nghiệp đã hết thời gian được hưởng ưu đãi về thuế suất theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được chuyển sang áp dụng ưu đãi về thuế (thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) cho thời gian còn lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Đến hết kỳ tính thuế năm 2013, doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế (thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục hưởng số năm được áp dụng thuế suất và mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế cho thời gian còn lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Đến hết kỳ tính thuế năm 2013, doanh nghiệp đang được hưởng thuế suất ưu đãi, nhưng vừa hết thời gian được miễn thuế theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không hưởng thời gian miễn thuế mà chỉ hưởng toàn bộ số năm giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này, tiếp tục hưởng số năm áp dụng thuế suất và mức thuế suất ưu đãi cho thời gian còn lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Đến hết kỳ tính thuế năm 2013, doanh nghiệp đang được hưởng thuế suất ưu đãi, đang trong thời gian giảm thuế theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp thì số năm giảm thuế còn lại bằng số năm giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này trừ (-) số năm doanh nghiệp đã giảm thuế đến hết kỳ tính thuế năm 2013, tiếp tục hưởng số năm áp dụng thuế suất và mức thuế suất ưu đãi cho thời gian còn lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Đến hết kỳ tính thuế năm 2013, doanh nghiệp đã hết thời gian miễn thuế, giảm thuế theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không thuộc diện hưởng ưu đãi thuế (thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo hướng dẫn tại Thông tư này.Bổ sung
3. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mở rộng trước thời điểm ngày 01/01/2014 và đưa dự án đầu tư mở rộng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh doanh thu kể từ ngày 01/01/2014 nếu dự án đầu tư mở rộng này thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (bao gồm cả khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và Khu công nghiệp năm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Thông tư này thay thế Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính.
5. Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
6. Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn thuế, giảm thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước kỳ tính thuế năm 2014 thực hiện theo các quy định tương ứng hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành trước kỳ tính thuế năm 2014.
7. Trường hợp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia ký kết một Hiệp định hoặc Điều ước quốc tế mà Hiệp định hoặc Điều ước quốc tế đó có quy định về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khác với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.Bổ sung
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo nội dung Thông tư này.
2. Doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo các hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BẢNG KÊ DANH MỤC MẪU BIỂU BAN HÀNH
KÈM THEO THÔNG TƯ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn (Mẫu số 01).
2. Bảng kê thanh toán tiền điện, nước (Mẫu số 02).
3. Biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục (Mẫu số 03).
4. Biên bản xác nhận tài trợ cho y tế (Mẫu số 04).
5. Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai (Mẫu số 05).
6. Biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết (Mẫu số 06).
7. Biên bản xác nhận tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (Mẫu số 07).
8. Tờ khai thuế TNDN đối với việc bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu (Mẫu số 08)
Mẫu số: 01/TNDN |
BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
MUA VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN
(Ngày ……. tháng …… năm ……………)
- Tên doanh nghiệp: …………………………………………………… ……………………………………………………………………………. |
Mã số thuế: |
- Địa chỉ: ..................................................................................................................
- Địa chỉ nơi tổ chức thu mua:..................................................................................
- Người phụ trách thu mua: .....................................................................................
Ngày tháng năm mua hàng |
Người bán |
Hàng hóa mua vào |
Ghi chú |
|||||
Tên người bán |
Địa chỉ |
Số CMT nhân dân |
Tên mặt hàng |
Số lượng |
Đơn giá |
Tổng giá thanh toán |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng giá trị hàng hóa mua vào: ……………………………………………………….
Người lập bảng kê |
Ngày …. tháng …. năm 201.. |
Ghi chú:
- Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.
Mẫu số: 02/TNDN |
BẢNG KÊ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN, NƯỚC
(Ngày ……. tháng …… năm ……………)
- Tên doanh nghiệp: …………………………………………………… ……………………………………………………………………………. |
Mã số thuế: |
- Địa chỉ: ..................................................................................................................
- Tên chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh:......................................
.................................................................................................................................
- Địa chỉ thuê:...........................................................................................................
Hóa đơn GTGT thanh toán tiền điện, nước với đơn vị cung cấp |
Chứng từ thanh toán tiền điện, nước thực tế Doanh nghiệp sử dụng |
|||||||
Số hóa đơn |
Ngày Tháng năm |
Đơn vị cung cấp |
Sản lượng điện, nước tiêu thụ |
Thành tiền |
Số chứng từ |
Ngày tháng năm |
Sản lượng điện, nước tiêu thụ |
Thành tiền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT): ………………………………………
Người lập bảng kê |
Ngày …. tháng …. năm 201.. |
Mẫu số: 03/TNDN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO GIÁO DỤC
Chúng tôi gồm có:
Tên doanh nghiệp [đơn vị tài trợ]:
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế:
Tên cơ sở giáo dục/Học sinh, sinh viên/Cơ quan, tổ chức (đơn vị nhận tài trợ):
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế (nếu có):
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên] nhằm mục đích:
- Tài trợ cho trường học □
- Tài trợ thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học □
- Tài trợ học bổng □
- Tổ chức cuộc thi….. □
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ………..
Bằng tiền: ……………..
Hiện vật: …………… quy ra trị giá VND: …………………
Giấy tờ có giá …………………… quy ra trị giá VND …………………..
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).
[Tên cơ sở giáo dục; tên học sinh, sinh viên; cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi... tại ………….. ngày ... tháng... năm .... và được lập thành ……. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ |
Giám đốc cơ sở |
Mẫu số: 04/TNDN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO Y TẾ
Chúng tôi gồm có:
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế:
Tên cơ sở y tế /đơn vị nhận tài trợ:
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế (nếu có):
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở y tế/ đơn vị nhận tài trợ]:
- Tài trợ cho cơ sở y tế □
- Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc □
- Tài trợ bằng tiền □
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ………………
Bằng tiền: ………………….
Hiện vật: …………………… quy ra trị giá VND: ……………………..
Giấy tờ có giá ………….. quy ra trị giá VND ………………………………..
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).
[Tên cơ sở y tế/đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi ... tại ….. ngày ... tháng... năm .... và được lập thành ….. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ |
Giám đốc doanh nghiệp |
Mẫu số: 05/TNDN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Chúng tôi gồm có:
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế:
Bên nhận tài trợ [Tên đơn vị nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]:
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế (nếu có):
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [đơn vị nhận tài trợ] để khắc phục hậu quả thiên tai: …………….
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là …………….
Bằng tiền: ………………
Hiện vật: ……………… quy ra trị giá VND: ………………..
Giấy tờ có giá ……………………… quy ra trị giá VND ………..
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).
[Tên đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi... tại ……… ngày ... tháng... năm .... và được lập thành ….. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ |
Giám đốc doanh nghiệp |
Mẫu số: 06/TNDN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ XÂY NHÀ TÌNH NGHĨA, NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
Chúng tôi gồm có:
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế:
Bên nhận tài trợ: [Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]
Địa chỉ: Số điện thoại:
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cá nhân, tổ chức] để xây nhà tình nghĩa/ xây nhà đại đoàn kết.
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ………………………..
Bằng tiền: …………………
Hiện vật: …………….. quy ra trị giá VND: ……………………
Giấy tờ có giá ………….. quy ra trị giá VND ……………………
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).
[Tên cá nhân hưởng tài trợ hoặc tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi ... tại ………………. ngày ... tháng... năm .... và được lập thành ……. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ |
Giám đốc doanh nghiệp |
Mẫu số: 07/TNDN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN.
Chúng tôi gồm có:
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):
Địa chỉ: Số điện thoại:
Mã số thuế:
Bên nhận tài trợ: [Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]
Địa chỉ: Số điện thoại:
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cá nhân, tổ chức] theo chương trình Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ……………………..
Bằng tiền: ……………………..
Hiện vật: ……….. quy ra trị giá VND: ……………………
Giấy tờ có giá ……………….. quy ra trị giá VND ………………………
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).
[Tên cá nhân hưởng tài trợ hoặc tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi... tại ngày .................... tháng... năm .... và được lập thành ……… bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ |
Giám đốc doanh nghiệp |
Mẫu số: 08/TNDN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
(Dùng cho doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động bán toàn bộ Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản)
[01] Kỳ tính thuế: □ Từng lần phát sinh: Ngày ………… tháng ……… năm ………
[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: □
1. Bên chuyển nhượng:
[04] Tên người nộp thuế...........................................................................................
[05] Mã số thuế: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[06] Địa chỉ trụ sở: ...................................................................................................
[07] Quận/huyện: ………………………… [08] tỉnh/thành phố: ................................
[09] Điện thoại: ………………………… [10] Fax: …………………… [11] Email: .....
2. Bên nhận chuyển nhượng:
[12] Tên tổ chức/cá nhân nhận chuyển nhượng: .....................................................
[13] Mã số thuế (đối với doanh nghiệp) hoặc số chứng minh nhân dân (đối với cá nhân):
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[14] Địa chỉ: ..............................................................................................................
[15] Hợp đồng chuyển nhượng: Số: .... ngày .... tháng .... năm có công chứng hoặc chứng thực tại UBND phường (xã) xác nhận ngày ... tháng ... năm.... (nếu có).
[16] Tên Đại lý thuế (nếu có):..................................................................................
[17] Mã số thuế: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[18] Địa chỉ: ...............................................................................................................
[19] Quận/huyện: ………………………… [20] tỉnh/thành phố: .................................
[21] Điện thoại: …………………………… [22] Fax: …………… [23] Email: .............
[24] Hợp đồng đại lý: số ………………..….. ngày .....................................................
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT |
Chỉ tiêu |
Mã chỉ tiêu |
Số tiền |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Doanh thu của hoạt động bán toàn bộ Công ty có gắn với chuyển nhượng bất động sản |
[25] |
|
2 |
Chi phí của hoạt động bán toàn bộ Công ty có gắn với chuyển nhượng bất động sản |
[26] |
|
|
Trong đó: |
|
|
2.1 |
- Giá vốn của đất chuyển nhượng |
[27] |
|
2.2 |
- Chi phí đền bù thiệt hại về đất |
[28] |
|
2.3 |
- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu |
[29] |
|
2.4 |
- Chi phí cải tạo san lấp mặt bằng |
[30] |
|
2.5 |
- Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng |
[31] |
|
2.6 |
- Chi phí khác (bao gồm cả giá mua của phần vốn chuyển nhượng) |
[32] |
|
3 |
Thu nhập từ hoạt động bán toàn bộ Công ty có gắn với chuyển nhượng bất động sản ([33]=[25]-[26]) |
[33] |
|
4 |
Số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được chuyển kỳ này |
[34] |
|
5 |
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ hoạt động bán toàn bộ Công ty có gắn với chuyển nhượng bất động sản ([35]=[33]-[34]) |
[35] |
|
6 |
Thuế suất thuế TNDN (22%) |
[36] |
|
7 |
Thuế TNDN phải nộp ([37]=[35] x [36]) |
[37] |
|
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ |
…., ngày …. tháng …. năm …. |
THE MINISTRY OF FINANCE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 78/2014/TT-BTC |
Hanoi, June 18, 2014 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 218/2013/ND-CP OF DECEMBER 26, 2013, DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON CORPORATE INCOME TAX
Pursuant to June 3, 2008 Law No. 14/2008/QH12 on CIT and June 19, 2013 Law No. 32/2013/QH13 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on CIT;
Pursuant to the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP of December 26, 2013, detailing a number of articles of the Law on CIT and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on CIT;
Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the proposal of the Director General of Taxation, the Minister of Finance guides the implementation of CIT as follows:
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the implementation of the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP of December 26, 2013, detailing a number of articles of the Law on CIT and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on CIT.
1. Payers of corporate income tax (CIT) are organizations engaged in production and trading of goods or provision of services with taxable income (below referred to as enterprises), including:
a/ Enterprises established and operating under the Enterprise Law, the Investment Law, the Law on Credit Institutions, the Insurance Business Law, the Securities Law, the Petroleum Law, the Commercial Law or other legal documents in the forms of joint-stock company; limited liability company; partnership; private enterprise; lawyer office, private notary public office; party to business cooperation contract; party to petroleum product-sharing contract, oil and gas joint-venture enterprise and joint operating company;
b/ Public or non-public non-business units engaged in production and trading of goods or provision of services with taxable income in all areas;
c/ Organizations established and operating under the Cooperative Law;
d/ Enterprises established under foreign law (below referred to as foreign enterprises) and having permanent establishments in Vietnam;
Permanent establishments of foreign enterprises are manufacturing and trading establishments through which foreign enterprises carry out some or all of their production and trading activities in Vietnam, including:
- Branches, executive offices, factories, workshops, means of transport, mines, oil and gas fields or other sites of exploitation of natural resources in Vietnam;
- Construction sites and construction, installation or assembly works;
- Establishments providing services, including also consultancy services through employees or other organizations or individuals;
- Agents for foreign enterprises;
- Representatives in Vietnam, for representatives authorized to sign contracts in the name of foreign enterprises or representatives not authorized to sign contracts in the name of foreign enterprises but regularly delivering goods or providing services in Vietnam;
In case a double taxation avoidance agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed has different provisions on permanent establishments, the provisions of that agreement prevail.
e/ Organizations other than those referred to at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article which are engaged in production and trading of goods or provision of services and have taxable income.
2. Foreign organizations engaged in production and business activities in Vietnam not under the Investment Law or the Enterprise Law or earning income in Vietnam shall pay CIT under separate guidance of the Ministry of Finance. These organizations, if having capital transfer activities, shall pay CIT under the guidance in Article 14, Chapter IV of this Circular.
METHOD AND BASES OF TAX CALCULATION
Article 3. Method of tax calculation
1. The payable CIT amount in a tax period is taxed income multiplied by tax rate.
The payable CIT shall be determined by the following formula:
Payable CIT |
= |
{ |
Taxed income |
- |
Deduction for setting up the science and technology fund (if any) |
} |
x |
CIT rate |
An enterprise that has paid CIT or a tax similar to CIT outside Vietnam may deduct the paid CIT amount not exceeding the payable CIT amount in a period under the Law on CIT.
2. Tax period shall be determined according to calendar year. For enterprises that apply a fiscal year different from the calendar year, the tax period shall be determined according to the applied fiscal year. The first tax period for a newly established enterprise and the last tax period for an enterprise transforming its type, changing its form of ownership, merged, separated, split, dissolved or going bankrupt shall be determined in accordance with the accounting period prescribed by the accounting law.
3. If the tax period of the first year of a newly established enterprise counting from the time of receiving an enterprise registration certificate or investment certificate, or if the tax period of the last year for an enterprise transforming its type, changing its form of ownership, merged, separated, split, dissolved or going bankrupt, is shorter than 3 months, it may be added up to the tax period of the subsequent year (for a newly established enterprise) or to the tax period of the previous year (for an enterprise transforming its type, changing its form of ownership, merged, separated, split, dissolved or going bankrupt) to form an CIT period. The CIT period of the first year or the CIT period of the last year must not exceed 15 months.
4. In case an enterprise converts its CIT period (conversion from calendar year to fiscal year or vice versa), the CIT period of the conversion year must not exceed 12 months. If an enterprise currently enjoying CIT incentives converts its tax period, it may choose to enjoy incentives in the year of tax period conversion or pay tax at the common rate in the year of tax period conversion and enjoy tax incentives in the subsequent year.
Example 1: Enterprise A applies the tax period of 2013 being the calendar year. At the beginning of 2014, it converts it to the fiscal year starting from April 1 to March 31 of the following year. The tax period of the year of conversion (2014) shall be counted from January 1, 2014, through March 31, 2014 (3 months), while the tax period of the following year (fiscal year 2014) starts from April 1, 2014, through March 31, 2015.
Example 2: The same enterprise A enjoys CIT incentives (2 years’ tax exemption and 50% tax reduction in the subsequent 4 years), with tax exemption starting in 2012. Then it may enjoy the tax incentives as follows: tax exemption in 2012 and 2013; and 50% tax reduction in 2014, 2015, 2016 and 2017.
If the enterprise chooses to enjoy 50% tax reduction in the tax period of the year of conversion 2014, it may enjoy such 50% tax reduction for three subsequent tax years, from the fiscal year 2014 (from April 1, 2014 to March 31, 2015) to the end of the fiscal year 2016.
If it does not choose to enjoy 50% reduction of CIT in the tax period of the year of conversion 2014 (it declares and pays the tax at the common rate in the year of conversion 2014), it may enjoy 50% reduction of CIT from the fiscal year 2014 (from April 1, 2014, to March 31, 2015) to the end of the fiscal year 2017.
5. For non-business units, other non-enterprise organizations established and operating under Vietnamese law, and enterprises paying value-added tax by the direct method which trade in goods or provide services liable to CIT and can determine the turnover from but cannot determine the costs of and incomes from these business activities, they shall declare and pay CIT at the following percentage of the turnover from the sale of goods or services, specifically as follows:
+ For services (including interests from deposits and loans): 5%; Particularly, education, health and art performance activities: 2%.
+ For goods trading: 1%;
+ For other activities: 2%.
Example 3: Non-business unit A leases a house and earns an annual turnover of VND 100 million. It cannot determine the cost of and income from this activity, so it chooses to declare and pay CIT at a percentage of the turnover from the sale of goods and services as follows:
Payable CIT amount = VND 100,000,000 x 5% = VND 5,000,000.
6. Enterprises which have turnover, expenses and other incomes in foreign currency shall convert these amounts into Vietnam dong at the average interbank exchange rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of arising of these amounts, unless otherwise provided by law. For a foreign currency without exchange rate with Vietnam dong, conversion shall be carried out via a foreign currency with an exchange rate with Vietnam dong.
Article 4. Determination of taxed income
1. The taxed income in a tax period shall be determined to be taxable income minus tax-exempted income and losses carried forward from previous years under regulations.
Taxed income shall be determined by the following formula:
Taxed income |
= |
Taxable income |
- |
{ |
Tax-exempted income |
+ |
Losses carried forward under regulations |
} |
2. Taxable income
Taxable income in a tax period includes income from the production and trading of goods and provision of services and other incomes.
Taxable income in a tax period shall be determined as follows: Taxable income = {Turnover - Deductible expenses } + Other incomes
Income from the production and trading of goods and provision of services is the turnover from these activities minus deductible expenses for these activities. An enterprise that has different production and trading activities subject to different tax rates shall separately calculate the income from each activity and multiply it by the corresponding tax rate.
Income from the transfer of real estate or investment projects; income from the transfer of the right to participate in investment projects or the right to explore, exploit and process minerals as prescribed by law shall be separately accounted to declare and pay CIT at the rate of 22% (or 20% from January 1, 2016), and are ineligible for CIT incentives (except incomes of enterprises from implementing investment projects on construction of social houses for sale, lease or lease-purchase which enjoy the CIT rate of 10% under Point d, Clause 2, Article 20 of this Circular).
In a tax period, if an enterprise engaged in the transfer of real estate, investment projects or the right to participate in investment projects (excluding mineral exploration and exploitation projects) suffers a loss, it may offset this loss against the profit from its production and business activities (including also other incomes prescribed in Article 7 of this Circular).
For the losses from the transfer of real estate, transfer of investment projects or transfer of the right to participate in investment projects (excluding mineral exploration and exploitation projects) of 2013 and previous years which are still in the loss-carry forward duration, enterprises shall carry them forward to incomes from the transfer of real estate, investment projects or the right to participate in investment projects; if they cannot fully carry forward these losses, they may carry forward such losses to incomes from production and business activities (including also other incomes) of 2014 and subsequent years.
For an enterprise carrying out dissolution procedures, after obtaining the dissolution decision, if it transfers real estate being fixed assets, the income (profit) (if any) from this transfer may be used to offset the loss from its production and business activities (including also the losses carried forward from previous years under regulations) in the tax period when such real estate transfer is made.
1. Turnover for calculating taxable income shall be determined as follows:
The turnover for calculating taxable income is the total proceeds from the sale of goods, remuneration for processing and charges for provided services, including price subsidies, surcharges and extra fees that an enterprise may earn, regardless of whether or not these amounts have been collected.
a/ For enterprises paying value-added tax by the credit method, the turnover is exclusive of value-added tax.
Example 4: Company A is liable to pay value-added tax by the credit method. The added-value invoice contains the following items:
Selling price: VND 100,000. VAT (10%): VND 10,000. Payment price: VND 110,000.
The turnover for calculating taxable income is VND 100,000.
b/ For enterprises paying value-added tax by the method of calculation directly based on added value, the turnover is inclusive of value-added tax.
Example 5: Enterprise B is liable to pay value-added tax by the method of calculation directly based on added value. The sale invoice only indicates the selling price of VND 110,000 (VAT-inclusive price).
The turnover for calculating taxable income is VND 110,000.
c/ For enterprises providing services for which customers pay charges in advance for many years, the turnover for calculating taxable income shall be distributed to the number of years of advance payment or determined according to the lump-sum payment. If such enterprises are enjoying tax incentives, the tax incentives shall be determined based on the total payable CIT of the years of advance payment divided by the number of years of advance payment.
2. The time for determining turnover for calculating taxable income shall be determined as follows:
a/ For the sale of goods, it is the time of transfer of the right to own or use goods to the buyer;
b/ For the provision of services, it is the time of completion of the provision of services for the buyer or the time of making out the service provision invoice;
In case the time of invoicing precedes the time of service completion, the time for determining taxed turnover is the time of invoicing;
c/ For air carriage, it is the time of completion of the provision of carriage service for the buyer.
d/ Other cases as prescribed by law.
3. The turnover for calculating taxable income in a number of cases shall be determined as follows:
a/ For goods and services sold on installment or deferred payment, it is the lump-sum selling prices of goods or services, excluding installment or deferred payment interests;
b/ For goods and services used for exchange or internal consumption (excluding goods and services used for sustaining production and business activities of enterprises), it shall be determined based on the selling prices of products, goods or services of the same or similar categories on the market at the time of exchange or internal consumption;
c/ For goods processing activities, it is the proceeds from processing activities, including remuneration, expenses for fuel, power and auxiliary materials, and other expenses for the processing;
d/ For units selling their goods through agents or consignees and units operating as agents or consignees under agency or consignment contracts selling goods at set prices to enjoy commissions, the turnover shall be determined as follows:
- For enterprises selling their goods through agents or consignees (including multi-level sales agents), the turnover is the total amount of goods sales;
- For enterprises acting as agents or consignees for goods sale at prices set by enterprises delivering or consigning their goods, the turnover is the commission enjoyed under goods agency or consignment contracts.
e/ For asset lease, the turnover is the amount the lessee pays on a periodical basis under the lease contract. In case the lessee pays the rental in advance for many years, the turnover for calculating taxable income shall be distributed to the number of years of advance payment or is the turnover paid in a lump sum;
Enterprises may, based on the conditions for implementation of the accounting regime, actual invoices and documents and the determination of costs, select either of the following methods to determine turnover for calculating taxable income:
- The turnover is the annual rental which is the paid rental divided by (:) the number of years of advance payment;
- The turnover is the total rental of the number of years of advance payment;
In case an enterprise that is enjoying CIT incentives chooses the method of determining turnover for calculating taxable income which is the total rental paid in advance by the lessee for many years, the determination of the income tax amounts exempted and reduced shall be based on the total CIT amount of the number of years of advance payment divided by (:) the number of years of advance payment of the rental by the lessee;
g/ For golf course business, the turnover is the proceeds from the sale of membership cards and golf playing tickets and other revenues in the tax period which shall be determined as follows:
- For the form of sale of daily golf tickets and cards, the turnover for determining taxed income is proceeds from the sale of tickets and cards and other revenues arising in the tax period.
- For the form of sale of tickets and membership cards paid in advance for many years, the turnover for determining taxed income of each year is the actually collected proceeds from the sale and other revenues divided by the number of years of card use or is the turnover paid in a lump sum.
h/ For credit activities of credit institutions and foreign bank branches, the turnover is interests from deposits and loans and turnover from financial leasing activities to be collected in the tax period which are accounted as turnover under current regulations on the financial mechanisms of credit institutions and foreign bank branches.
i/ For transportation activities, the turnover is the total turnover from passenger, cargo and luggage transportation arising in the tax period.
k/ For electricity and clean water supply, the turnover is the charge for supplied electricity or clean water recorded on added-value invoices. The time of determining the turnover for calculating taxable income is the date of certification of electricity or water meter readings recorded on electricity or clean water bills.
Example 6: On an electricity bill, the meter reading is recorded for the days from December 5 to January 5. The turnover recorded on this bill is calculated for January.
l/ For insurance business, the turnover for calculating taxable income is total proceeds from the provision of insurance services and other goods and services, including VAT-exclusive surcharges and extra fees that insurance enterprises earn, including:
- Turnover from insurance business:
For insurance and reinsurance business, the turnover includes collected original insurance premiums; reinsurance premiums, commissions of reinsurance cession; fees for insurance policy management; charges for agency services including loss assessment, consideration for compensation, request for a third party to pay indemnities and handling of 100% compensated goods (excluding authorized assessment among internal- accounting member enterprises in the same independent-accounting insurer) after deduction of all payables to reduce revenues such as refunded insurance premiums; reduced insurance premiums; refunded reinsurance premiums; reduced reinsurance premiums; refunded commissions for reinsurance cession; and reduced commissions for reinsurance cession.
For insurance enterprises participating in co-insurance, the turnover for calculating taxable income of each party is the collected original premiums distributed in proportion to their co-insurance to each party excluding value- added tax.
For insurance contracts with agreement on payment for each period, the turnover for calculating taxable income is the receivable amount arising in each period.
In case there are authorized collection operations between affiliated enterprises or between dependent-accounting enterprises and the head office of the insurance enterprise, the turnover for calculating taxable income excludes the turnover from these authorized collection operations.
- Turnover from insurance brokerage: Collected commissions for insurance brokerage after deducting insurance brokerage commissions, reduced and refunded insurance brokerage commissions.
m/ For construction and installation activities, the turnover is the value of constructions or construction items or the value of volume of constructions and installation already tested and accepted.
- In case of construction and installation involving contracted supply of materials, machinery and equipment, the turnover is the money amount from construction and installation activities, including the value of materials, machinery and equipment.
- In case of construction and installation without contracted supply of materials, machinery and equipment, the turnover is the money amount earned from construction and installation activities, excluding the value of materials, machinery and equipment.
n/ For business activities under business cooperation contracts:
- In case the parties to a business cooperation contract divide the business result being the turnover from the sale of goods and services, the taxed turnover is the turnover of each party divided under the contract.
- In case the parties to a business cooperation contract divide their business result being products, the taxed turnover is the turnover of products divided to each part under the contract.
- In case the parties to a business cooperation contract divide their business result being pre-CIT profit, the turnover for determining the pre-tax income is the proceeds from the sale of goods or provision of services under the contract. The parties to the business cooperation contracts shall appoint a party as a representative to produce invoices, record turnover and expenses and determine the pre-CIT profit divided to each party. Each party shall perform its CIT obligation under current regulations.
- In case the parties to a business cooperation contract divide their business result being after-CIT profit, the turnover for calculating taxable income is the proceeds from the sale of goods or provision of services under the contract. The parties to the business cooperation contract shall appoint a party as a representative to produce invoices, record turnover and expenses and declare and pay CIT on behalf of other parties.
o/ For prize-winning game business (casino, prize-winning electronic games, and betting entertainment business), the turnover is the proceeds from these activities including excise tax but minus the prizes paid to customers;
p/ For securities trading, its turnover is the proceeds from brokerage services, securities dealing, securities issuance underwriting, investment portfolio management, financial and securities investment consultancy, investment fund management, issuance of fund certificates, market organization services and other securities services as prescribed by law;
q/ For derivative financial services, their turnover is the proceeds from the provision of derivative financial services performed in the tax period.
Article 6. Deductible and non-deductible expenses for determining taxable income
1. Except expenses specified in Clause 2 of this Article, enterprises may deduct all expenses that fully satisfy the following conditions:
a/ Actual expenses arising in relation to production and business activities of enterprises;
b/ Expenses with adequate lawful invoices and documents as required by law;
c/ For expenses for purchase of goods or services with invoices valued at VND 20 million or more (VAT-inclusive prices) each, there must be non- cash payment documents;
Non-cash payment documents must comply with legal documents on value-added tax;
In case of purchase of goods or services with invoices valued at VND 20 million or more each but at the time of recording expenses, enterprises have not yet paid any money and have no non-cash payment documents, enterprises may account such expenses as deductible expenses for determination of taxable income. If enterprises have no non-cash payment documents for such payment, they shall declare and reduce expenses for the value of goods or services without non-cash payment documents in the tax period in which they make the cash payment (even when tax agencies and functional agencies have issued inspection or examination decisions regarding the tax period in which such payment is made).
For goods or service purchase invoices for which cash payment has been paid before the effective date of this Circular, no adjustment is required under this Point.
Example 7: In August 2014, enterprise A purchased goods with an invoice valued at VND 30 million for which it has not yet made any payment. In the tax period of 2014, enterprise A has included the expense for this purchase in deductible expenses for determination of taxable income. In 2015, enterprise A pays in cash for this purchase. So it shall declare and reduce expenses for the value of such goods or services in the tax period in which it makes the cash payment (the tax period of 2015).
2. Non-deductible expenses for determining taxable income include:
2.1. Expenses failing to fully meet the conditions specified in Clause 1 of this Article.
In case an enterprise has expenses related to the value of uncompensated losses caused by natural disaster, epidemic, fire or other force majeure events, these expenses may be regarded as deductible expenses for determining taxable income, specifically as follows:
The enterprise shall determine by itself the total value of losses caused by natural disaster, epidemic, fire and other force majeure events as prescribed by law.
The value of uncompensated losses caused by natural disaster, epidemic, fire and other force majeure events shall be determined to be the total value of losses minus compensations to be paid by insurers or other organizations and individuals in accordance with law.
a/ For assets and goods lost due to natural disaster, epidemic or fire which are included in deductible expenses, a dossier must comprise:
- Document of the enterprise addressed to the direct managing tax agency explaining the loss of assets and goods due to natural disaster, epidemic or fire.
- The written record of inventory of the value of lost assets and goods made by the enterprise.
The written record of inventory of the value of lost assets and goods must specify the value of lost assets and goods, the cause of loss, responsibilities of organizations and individuals for losses; types, quantities and values of recoverable assets and goods (if any), stock movement statement of the lost goods certified with the signature of a legal representative of the enterprise who shall take responsibility before law for the statement.
- Written certification of the commune-level People’s Committee or the management board of the industrial park, export processing zone or economic zone where the disaster, epidemic or fire occurred, that a natural disaster, epidemic or fire actually occurred during that time.
- The dossier of compensation accepted by the insurer (if any).
- The dossier identifying responsibilities of organizations and individuals obliged to pay compensation (if any).
b/ Goods damaged due to expiry or change of the natural biochemical process without compensation may be included in deductible expenses for determining taxable income.
Dossiers for goods damaged due to expiry or change of the natural biochemical process without compensation allowed to be included in deductible expenses include:
- Document of the enterprise addressed to the direct managing tax agency explaining the damage of goods due to expiry or change of the natural biochemical process.
- Written record of inventory of the value of damaged goods made by the enterprise.
The written record of inventory of the value of damaged goods must specify the value of damaged goods, causes of damage, types, quantities, value of recoverable goods (if any) enclosed with the stock movement statement of the damaged goods certified with the signature of a legal representative of the enterprise who shall take responsibility before law for the statement.
- The dossier of compensation accepted by the insurer (if any).
- The dossier identifying responsibilities of organizations and individuals obliged to pay compensation (if any).
c/ The enterprise shall send to the direct managing tax agency the document explaining the loss of assets and goods due to natural disaster, epidemic or fire, or the damage of goods due to expiry or change of the natural biochemical process without any compensation no later than the time it submits according to regulations a dossier for CIT declaration and finalization of the year of occurrence of the loss or damage of goods. Other dossiers (including the written record of inventory of the value of assets and goods lost or damaged; the written certification of the commune-level People’s Committee, the management board of the industrial park, export processing zone or economic zone; dossier of compensation for losses accepted by the insurer (if any); dossier identifying responsibilities of organizations and individuals obliged to pay compensations (if any) and other documents), shall be kept at the enterprise for production to tax agencies upon request.
2.2. Depreciation expense for fixed assets in one of the following cases:
a/ Depreciation expense for fixed assets not used for the production and trading of goods and provision of services;
Particularly for fixed assets serving workers of enterprises such as mid- shift rest houses and canteens, locker rooms, toilets, infirmaries, and vocational and training facilities and equipment and furniture qualified as fixed assets installed in mid-shift rest houses and canteens, locker rooms, toilets, infirmaries, and vocational and training facilities, clean water tanks, garages, commute cars, and houses for workers, they may be depreciated and included in deductible expenses for determining taxable income;
b/ Depreciation expense of fixed assets without any papers proving that they are owned by enterprises (except fixed assets from financial lease- purchase);
c/ Depreciation expense of fixed assets that are not managed, monitored and accounted in accounting books of enterprises under the current regime of management of fixed assets and cost-accounting;
d/ The depreciated amount exceeding the rate prescribed in the Ministry of Finance’s current regulations on the management, use and depreciation of fixed assets;
Before depreciation, enterprises shall notify the direct managing tax agencies of the method of depreciation of fixed assets that enterprises have chosen to apply (e.g., notifying their choice of straight-line depreciation method...). Every year, enterprises shall make depreciation of fixed assets according to the Ministry of Finance’s current regulations on the management, use and depreciation of fixed assets, including accelerated depreciation (if meeting conditions);
Enterprises operating with high economic efficiency are entitled to apply accelerated depreciation not exceeding twice the rate of depreciation determined by the straight-line method for rapid technology renovation according to the Ministry of Finance’s current regulations on the management, use and depreciation of fixed assets. When applying accelerated depreciation, enterprises shall ensure profitable business;
For fixed assets contributed as capital or fixed assets transferred upon division, split, separation, consolidation, merger or transformation with re- valuation as prescribed, enterprises receiving these assets may include their depreciation in deductible expenses based on their re-valued historical costs.
For other assets not qualified as fixed assets contributed as capital or transferred upon division, split, separation, consolidation, merger or transformation, which are re-valued as prescribed, enterprises receiving these assets may include their depreciation in deductible expenses based on their re-valued prices;
For fixed assets made by enterprises themselves, their historical costs that are allowed to be depreciated and included in deductible expenses are total production costs to create those assets;
For assets being tools, instruments, circulating packages, etc., which are not qualified as fixed assets as prescribed, the expenses for purchasing these assets may be amortized to production and business expenses in the period but for no more than 3 years;
e/ The depreciation corresponding to the historical cost in excess of VND 1.6 billion/car for passenger cars of 9 seats or under (except automobiles exclusively used for passenger transport, travel and hotel business); the depreciation of fixed assets being civil airplanes and yachts not used for cargo, passenger and tourist transport;
Passenger cars of 9 seats or under exclusively used for passenger transport, travel and hotel business are cars registered under the names of enterprises which, in their enterprise or business registration certificates, have registered one of these business lines: passenger transport, travel or hotel business, and have been licensed for doing business as prescribed in legal documents on transport, travel or hotel business.
Civil airplanes and yachts not used for cargo, passenger and tourist transport are those of enterprises having registered and accounted the depreciation of fixed assets but not registered the passenger transport, travel or hotel business in their business or enterprise registration certificates.
In case enterprises transfer or liquidate cars of 9 seats or under, the residual value of such a car shall be determined to be the actual historical cost minus (-) the accumulated depreciation of the fixed asset already included in reasonable expenses according to accounting standards and regulations by the time of the car transfer or liquidation.
Example 8: Enterprise A buys a car of under 9 seats with a historical cost of VND 6 billion. It liquidates the car after making 1-year depreciation. The depreciation amount is VND 1 billion according to accounting standards and regulations (the depreciation period is 6 years according to documents on fixed asset depreciation). The depreciation amount to be included in deductible expenses under tax policy is VND 1.6 billion/6 years = VND 267 million. Enterprise A liquidates the car for VND 5 billion.
The income from the car liquidation = VND 5 billion - (VND 6 billion - VND 1 billion) = 0
g/ Depreciation of fixed assets that have been fully depreciated;
h/ Depreciation for constructions on land used for production and business and other purposes may not be included in deductible expenses with regard to the value of constructions on land corresponding to the area not used for production and business;
For constructions on land such as office buildings, workshops and business stores used for production and business activities of enterprises, enterprises may include their depreciation in deductible expenses for determining taxable income according to the rate of depreciation and the period of use of fixed assets under the Ministry of Finance’s current regulations for these constructions if they meet the following conditions:
- Having a land use rights certificate bearing the name of the enterprise (if the land is owned by the enterprise) or a contract of land lease or land borrowing with the land owner, with the enterprise’s representative taking responsibility before law for the accuracy of the contract (for land lease or borrowing).
- Having an invoice of payment for the handed-over construction volume enclosed with the construction contract, contract liquidation document and financial settlement of the construction value bearing the name, address and tax identification number of the enterprise.
- Being managed, monitored and cost-accounted according to current regulations on management of fixed assets.
i/ In case fixed assets owned by enterprises and used for production and business have to be temporarily left unused due to seasonal production for a period of less than 9 months, temporarily left unused for repair or relocation or periodic maintenance for a period of less than 12 months, before being further used for production and business activities, during that temporary non-operation, enterprises may depreciate these assets and include the depreciation expenses during the time of temporary non-operation in deductible expenses for determining taxable income;
Enterprises shall keep complete dossiers and provide them and the reason for the temporary non-operation of fixed assets upon request of tax agencies;
k/ Long-term land use rights may not be depreciated and distributed to deductible expenses for determining taxable income; termed land use rights, if there are sufficient invoices and documents and the procedures prescribed by law are complied with and the land is used in business and production activities, may be amortized to deductible expenses during the land use term indicated in the land use right certificates (including the case of temporary non-operation for repair or new construction);
In case an enterprise purchases tangible fixed assets being houses or architectural objects associated with long-term land use rights, the value of land use rights must be separately calculated and recorded as intangible fixed assets. For tangible fixed assets being houses or architectural objects, their historical cost is the actual purchase price plus (+) expenses directly related to the putting of tangible fixed assets into use. The value of land use rights is determined to be the contractual purchase price of real estate matching the market price but not lower than the land price set by the provincial-level People’s Committee at the time of asset purchase. In case an enterprise purchases tangible fixed assets being houses or architectural objects associated with long-term land use rights and the value of these land use rights cannot be separated, then the value of land use rights will be determined to be the price set by the provincial-level People’s Committee at the time of asset purchase.
2.3. Expenses for raw materials, materials, fuel, energy and goods in excess of reasonable consumption norms.
Enterprises shall themselves build and manage consumption norms of raw materials, materials, fuel, energy and goods used in production and business. These norms must be elaborated from the beginning of the year or the product manufacturing period and kept at the enterprises.
For a number of raw materials, materials, fuel and goods with consumption norms prescribed by the State, enterprises shall apply these norms.
2.4. For expenses for the purchase of goods and services without invoices, enterprises may make a list of purchased goods and services according to form No. 01/TNDN enclosed with this Circular, but they may not make a list attached with payment documents for goods sellers and service providers in the following cases:
- Purchase of agricultural products and aquatic products directly from their producers or catchers;
- Purchase of handicrafts made of jute, rush, bamboo, leaves, rattan, straw, coconut husk, coconut shell or raw materials from agricultural products directly from their manual producers who do not do business;
- Purchase of soil, rock, sand and gravel directly from households and individuals who exploit them;
- Purchase of scraps of people who directly collect them;
- Purchase of articles, assets and services directly from households and individuals that do not do business;
- Purchase of goods and services of business households or individuals (not including the above cases) that have a turnover below the value-added tax-liable turnover level (VND 100 million/year).
Lists of purchased goods and services shall be signed by legal representatives or authorized persons of enterprises, who shall take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of these lists. Enterprises purchasing goods and services allowed for making such lists for inclusion in deductible expenses are not required to have non-cash payment documents. If the purchase prices of goods and services on a list are higher than the market prices at the time of goods purchase, tax agencies may base themselves on market prices at the time of purchase of goods or services of the same or similar type available on the market to re-determine the prices for re-calculating deductible expenses for determining taxable income.
2.5. Salaries, wages and bonuses payable to employees in one of the following cases:
a/ Salaries, wages and other amounts payable to employees that enterprises have accounted as production and business expenses in the period but have not made such payments or have no payment documents as required by law;
b/ Salaries and bonuses for employees for which the conditions for entitlement and rates of entitlement are not specified in one of the following dossiers: labor contract; collective labor agreement; financial regulations of the company, corporation or group; reward regulations issued by the chairman of the Board of Directors, general director or director under the financial regulations of the company or corporation;
- In case the labor contract signed between an enterprise and a foreigner specifies a schooling expense for children of the foreigner to acquire general education in Vietnam to be paid by the enterprise, which is of salary or wage nature and not contrary to the law on salaries and wages and has adequate invoices and documents according to regulations, this expense will be included in deductible expenses for determining taxable income;
- In case the labor contract signed between an enterprise and a laborer specifies a housing expense to be paid by the enterprise, which is of salary or wage nature and not contrary to the law on salaries and wages and has adequate invoices and documents according to regulations, this expense will be included in deductible expenses for determining taxable income;
c/ Salaries, wages and allowances payable to laborers that enterprises have not yet paid by the deadline for submission of annual tax finalization dossiers, unless enterprises have a provision fund to supplement the wage fund of the subsequent year. The annual level of provision is decided by enterprises but must not exceed 17% of the implemented wage fund;
The implemented wage fund is the total of actually paid wages of that finalization year to the deadline for submission of finalization dossiers as prescribed (excluding the amount deducted for the wage provision fund of the previous year spent in the tax finalization year);
The wage provision must ensure that enterprises do not suffer losses after making deductions for setting up it; if suffering losses, enterprises are not allowed to fully make deduction of 17% for this provision;
In case in a year an enterprise deducted a wage provision fund, but after 6 months from the last day of the fiscal year, it has not used or not used up this fund, the enterprise shall record a decrease in the following year’s expenses;
Example 9: When submitting the 2014 tax finalization dossier, enterprise A deducted a wage provision fund of VND 10 billion. By June 30, 2015 (if the enterprise applies the tax period according to calendar year), it has just spent VND 7 billion of the wage provision fund of 2014. Enterprise A shall record a decrease of VND 3 billion (10 billion - 7 billion) in wage expense of the following year (2015). When preparing the tax finalization dossier of 2015, if enterprise A wishes to make deduction, it may continue to deduct the wage provision fund as prescribed;
d/ Salaries and wages of owners of private enterprises or single-member limited liability companies (owned by an individual); remuneration paid to the founding members, members of the Members’ Council or Board of Directors who are not directly involved in directing production and business.
2.6. Expense for outfits in kind for laborers without any invoices and documents; expenses for outfits in cash and in kind to laborers which exceed 5 (five) VND million/person/year.
In case an enterprise pays an expense for outfits both in cash and in kind for laborers, the maximum level of this expense for calculating deductible expenses for determining taxable income must not exceed 5 (five) VND million/person/year.
For particular business lines, this expense must comply with specific regulations of the Ministry of Finance.
2.7. Expenses for rewarding innovations and improvements for which enterprises have no specific regulations on rewarding innovations and improvements and have no council for test and acceptance of innovations and improvements.
2.8. Travel allowances for annual leaves not in accordance with the Labor Code; amounts of allowances payable to employees going on business trips at home or abroad which exceed 2 times the level prescribed by the Ministry of Finance for state cadres, civil servants and public employees.
If having adequate lawful invoices and documents as prescribed, traveling and accommodation expenses for laborers going on business trips may be included in deductible expenses for determining taxable income. In case an enterprise has package traveling and accommodation expenses for laborers, these expenses may be included in deductible expenses in accordance with regulations of the Ministry of Finance applicable to state cadres, civil servants and public employees.
In case an enterprise has purchased air tickets through e-commerce websites for its employees to go on business trips to serve its production and business activities, documents used as the basis for calculating deductible expenses are electronic air tickets, boarding passes and non-cash payment documents of enterprises having individuals making the trips. If enterprises cannot recover boarding passes of employees, documents used as the basis for calculating deductible expenses are electronic air tickets, mission trip assignment papers and non-cash payment documents of enterprises having individuals making the trips.
2.9. The following deductible expenses, if paid to wrong subjects, for improper purposes or in excess of prescribed levels:
a/ Additional expenses for female laborers which are allowed to be included in deductible expenses, including:
- Expenses for vocational retraining for female laborers in case their current jobs are no longer suitable and they need to switch to other jobs according to the development planning of enterprises.
These expenses include training fees (if any) + the difference in salary grade (guaranteeing 100% salary for trainees).
- Salaries and allowances (if any) for teachers in crèches and kindergartens organized and managed by enterprises.
- Expenses for extra medical check-up in the year, such as examination of occupational, chronic and gynecological diseases for female laborers.
- Allowances for female laborers after the first- or second-time birth.
- Overtime allowances for female laborers in the case for objective reasons these female laborers do not take leave after childbirth or have breaks for breastfeeding their babies but continue to work for enterprises, which are paid under current regulations, including the case of payment of product-based wages in which female workers still work without taking leave as prescribed.
b/ Additional expenses for ethnic minority laborers which are included in deductible expenses, including school fees (if any) plus the difference in salary grade (guaranteeing 100% salary for trainees), housing, social insurance and health insurance allowances for ethnic minority people in case they have not yet received any support from the State as prescribed.
2.10. Deductions for compulsory insurance funds for laborers in excess of the prescribed level; deductions for payment of trade union dues for laborers in excess of the prescribed level.
2.11. Deductions in excess of VND 1 million/month/person for the voluntary pension fund, fund of social security nature, purchase of voluntary pension insurance and life insurance for laborers.
Deductions for the voluntary pension fund, fund of social security nature, purchase of voluntary pension insurance and life insurance for laborers allowed to be included in deductible expenses, besides not exceeding the level prescribed at this Point, must satisfy the enjoyment conditions and levels written in one of the following dossiers: labor contract; collective labor agreement; financial regulation of company, corporation or group; reward regulation issued by the chairman of board of directors, director general or director according to financial regulation of company or corporation.
Enterprises shall fulfill all the obligations related to compulsory insurance amounts for laborers in accordance with law before including in deductible expenses voluntary insurance amounts if fully meeting the prescribed conditions. They may not include in expenses payments for the above voluntary programs if they fail to fulfill all the obligations related to compulsory insurance for laborers (even owing compulsory insurance premiums).
2.12. Expenses for payment of unemployment allowances for laborers not in accordance with current regulations.
2.13. Expenses for contribution to form management funds for superior levels.
2.14. Contributions to various funds of the associations (these associations are lawfully established) in excess of the limits set by the associations.
2.15. Electricity and water charges for electricity and water contracts which are directly signed by owners being households or individuals who lease out production and business locations with electricity and water suppliers without adequate documents in one of the following cases:
a/ Enterprises leasing production and business locations directly pay electricity and water charges to electricity and water suppliers without any list (made according to form No. 02/TNDN issued together with this Circular) enclosed with electricity and water bills and the lease contracts of production and business locations;
b/ Enterprises leasing production and business locations pay electricity and water charges to the owners who lease out production and business locations without any list (made according to form No. 02/TNDN issued together with this Circular) enclosed with electricity and water bills paid to the lessors consistent with the actually used volumes of electricity and water and the lease contracts of production and business locations.
2.16. Expense for fixed asset leasing in excess of the rate of allocation by the number of years that the lessee has paid in advance the rental.
Example 10: Enterprise A leases fixed assets for 4 years and pays a lump sum rent of VND 400 million. The expense for fixed asset leasing recorded in annual expenses will be VND 100 million. Any expense for fixed asset leasing in excess of VND 100 million may not be included in reasonable expenses when determining taxable income.
If the asset lease contract specifies that the lessee is responsible for the repair of the leased assets during the leasing period, the cost of repair of leased fixed assets may be recorded in expenses all at once or gradually for a maximum period of 3 years.
In case enterprises have paid for the procurement of assets other than fixed assets: costs of purchase and use of technical materials, patents, technology transfer licenses, trademarks, business advantages, brand use right, etc., these costs may be gradually recorded as business expenses for a maximum period of 03 years.
In case enterprises contribute as capital the value of business advantage or the brand use right, the value of business advantage or the brand use right contributed as capital may not be included in deductible expenses when determining taxable income.
2.17. Interests paid for production and business loans borrowed from subjects other than credit institutions or economic organizations in excess of 150% of the prime interest rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of borrowing.
2.18. Interests paid for loans corresponding to the deficit of registered charter capital (or investment capital for private enterprises) according to the capital contribution schedule specified in the charter of the enterprise, even when the enterprise has commenced its production and business activities. Interests paid for loans shall be included in the value of assets or constructions invested.
2.19. Deduction and use of provisions for inventory price decrease, losses in financial investments, bad receivables and warranty of products, goods, construction and installation works and professional risk provisions of value appraisal enterprises and independent audit service enterprises not in accordance with the guidance of the Ministry of Finance on deduction of provisions.
2.20. Periodic or cyclic pre-deducted expenses that are not used or completely used at the end of the period or cycle.
Pre-deducted expenses include pre-deducted expenses for periodic overhaul of fixed assets, pre-deducted expenses for activities of which turnover has been accounted but the contractual obligation has not yet been fulfilled (even for enterprises leasing their assets or proving services for many years and collecting money in advance, and having recorded all of such money in the turnover of the collection year) and other pre-deducted expenses.
If the turnover for calculating CIT has been recorded but all expenses have not yet fully arisen, production and business enterprises may pre-deduct according to regulations from deductible expenses the expenses corresponding to the recorded turnover for determining taxable income. Upon completing the contract, enterprises shall calculate the exact actual expenses based on lawful invoices and documents to increase (if the actual expenses are higher than the pre-deducted expenses) or decrease (if the actual expenses are lower than the pre-deducted expenses) expenses in the tax period when the contract is completed.
For cyclic repair of fixed assets, enterprises may pre-deduct repair expenses according to estimation from annual expenses. If the actual repair expense is higher than the pre-deducted amount according to estimation, the enterprise may additional include the difference in deductible expenses.
2.21. Expenses in excess of 15% of total deductible expenses, including expenses for advertising, marketing, sales promotion, brokerage commissions; guest reception, ceremonies and conferences; marketing support, expense support; free presentation or donation of goods or services for customers.
Total deductible expenses must not include controlled expenses mentioned at this Point; for commercial activities, total deductible expenses do not include the purchase price of goods sold. For imported goods, the purchase prices of goods sold include import duty, excise tax and environmental protection tax (if any). For particular businesses like lottery, prize-winning electronic games, betting and casino, total deductible expenses do not include paid prizes.
Controlled expenses for advertising, marketing, sales promotion and brokerage commissions mentioned above do not include:
- Insurance brokerage commissions in accordance with the insurance business law; commissions paid to agents selling goods and services at set prices.
- Commissions paid to distributors of multi-level marketing companies. Organizations receiving the commissions shall declare and include them in their taxable income; individuals receiving the commissions shall have personal income tax withheld from their incomes.
- Expenses incurred in the country or abroad (if any) such as expenses for market research: exploration, survey, interviews, collection, analysis and evaluation of information; expenses for market development and market research support; expenses for hiring consultants to conduct market research and development and support market research; expenses for display and introduction of products and organization of trade fairs and exhibitions: expenses for opening product showrooms or booths, expenses for hiring space for product display and introduction, expenses of materials and support tools for product display and introduction, expenses for transportation of products for display and introduction.
2.22. Losses due to exchange rate differences resulted from re-valuation of monetary items of foreign currency origin at the end of the tax period, including exchange rate differences due to re-valuation of year-end balance, include cash, deposits, money in transfer and receivables of foreign currency origin (except losses due to exchange rate differences resulted from re- valuation of payables of foreign currency origin at the end of the tax period).
In the period of construction investment to form fixed assets of newly established enterprises which are not yet put into operation, exchange rate differences arising upon payment of monetary items of foreign currency origin for construction investment and exchange rate differences resulted from re-valuation of payables of foreign currency origin at the end of the fiscal year shall be reflected accumulatively and separately in the balance sheet. The fixed assets are completed and put into use, exchange rate differences arising in the period of construction investment (after clearing between positive and negative differences) shall be gradually distributed to the turnover from financial activities or expenses for no more than 5 years from the time construction works are put into operation.
In the period of production and business, including construction investment to form fixed assets of operating enterprises, exchange rate differences arising from foreign-currency transactions of monetary items of foreign currency origin shall be accounted in the turnover from financial activities or expenses in the fiscal year.
For receivables and loans of foreign currency origin arising in the period, exchange rate difference allowed to be included in deductible expenses is the difference between the exchange rate at the time of debt or loan recovery and the exchange rate at the time of recording the receivable or initial loan.
2.23. Expenses for education funding not for the subjects specified at Item a of this Point or without dossiers to identify the funding mentioned at Item b below:
a/ Funding for education includes funding for public, people-founded and private schools within the national education system in accordance with the education law, which is not for contributing capital to or purchasing shares in the schools; financing facilities for teaching, learning and school activities; financing regular school activities; financing scholarships for pupils and students of general education institutions, vocational education institutions and higher education institutions defined in the Education Law, which are directly granted to pupils and students or through other agencies and organizations with the fund raising function as prescribed by; financing contests on subjects taught in schools for contestants who are learners; financing the establishment of education promotion funds in accordance with the education and training law;
b/ Dossiers to identify education financing include written records of financing certification signed by representatives of sponsoring business establishments, representatives of lawful education institutions as financed units, pupils and students (or agencies and organizations with the fund raising function) who are recipients according to form No. 03/TNDN issued together with this Circular, enclosed with invoices and documents of goods purchase (for in-kind funding) or payment documents (for cash financing).
2.24. Expenses for health funding not for the subjects specified at Item a of this Point or without dossiers to identify the funding mentioned at Item b below:
a/ Funding for health care includes funding for health facilities established in accordance with the health law which is not for contributing capital to or purchasing shares of those hospitals or health centers; funding for medical equipment, medical instruments and medicines; funding for regular activities of hospitals and health centers; financing in cash for patients through agencies and organizations with the fund raising function as prescribed by law;
b/ Dossiers to identify health funding comprise written records of financing certification signed by representatives of sponsoring business establishments, representative of financed units (or agencies and organizations with the fund raising function) according to form No. 04/TNDN issued together with this Circular, enclosed with invoices and documents of goods purchase (for in-kind funding) or payment documents (for cash financing).
2.25. Expenses of funding for remedying consequences of natural disasters not for the subjects specified at Item a of this Point or without dossiers to identify the funding mentioned at Item b below:
a/ Funding for remedying consequences of natural disasters includes funding in cash or in kind to overcome consequences of natural disasters provided directly to organizations established and operating in accordance with law and individuals affected by natural disasters through agencies and organizations with the fund raising function as prescribed by law;
b/ Dossiers to identify funding for remedying consequences of natural disasters comprise written records of financing certification signed by representatives of sponsoring business establishments, representatives of financed units which are affected by natural disasters (or agencies and organizations with the fund raising function) according to form No. 05/TNDN issued with this Circular, enclosed with invoices and documents of goods purchase (for in-kind funding) or payment documents (for cash financing).
2.26. Expenses of financing for building houses for the poor not for the subjects specified at Item a of this Point; expenses of financing for building houses for the poor or houses of great solidarity in accordance with law without dossiers to identify the funding mentioned at Item b below:
a/ Recipients of financing are poor households as prescribed by the Prime Minister. Forms of financing include financing in cash or in kind to build houses of gratitude for poor households directly or through an agency or organization having the fund raising function as prescribed by law;
b/ A dossier for identifying financing for building houses for the poor comprises a written record of financing certification signed by a representative of the financing enterprise and beneficiary (or agency or organization with the fund raising function) according to form No. 06/TNDN issued together with this Circular); written certification of poor household issued by local administration (for financing for building houses for the poor); invoices and documents on goods purchase (for in-kind financing) or payment documents (for cash financing).
2.27. Expenses for financing scientific research not in accordance with regulations; expenses for financing not under the State’s program for localities in areas with extremely difficult socio-economic conditions.
The State’s program is a program which is implemented under regulations of the Government in areas with extremely difficult socio- economic conditions.
A dossier for identifying financing under the State’s program for localities in areas with extremely difficult socio-economic conditions comprises a written record of financing certification signed by a representative of the financing enterprise and beneficiary (or agency or organization with the fund raising function) according to form No. 07/TNDN issued together with this Circular); invoices and documents on goods purchase (for in-kind financing) or payment documents (for cash financing).
Scientific research and procedures and dossiers for financing scientific research must comply with the Law on Science and Technology and relevant guiding legal documents.
2.28. Business management expenses allocated by overseas companies to their permanent establishments in Vietnam in excess of the expense level calculated by the following formula:
Business management expenses allocated by overseas company to permanent establishment in Vietnam in the tax period |
= |
Turnover for tax calculation of permanent establishment in Vietnam |
x |
Total business management expenses of overseas company in the tax period |
Total turnover of overseas company including turnover of permanent establishments in other countries in the tax period |
Business management expenses of the overseas company allocated to its permanent establishment in Vietnam shall be taken into account only from the time of setting up the permanent establishment in Vietnam.
The basis for determining expenses and turnover of the overseas company is the financial statement of the company audited by an independent auditing firm which specifies the overseas company’s turnover and management expenses and the management expenses allocated by the overseas company to its permanent establishment in Vietnam.
If the permanent establishment of an overseas company in Vietnam has neither implemented regulations on accounting, invoices and documents nor paid tax by the method of declaration, it may not include in reasonable expenses its business management expense allocated by the overseas company.
2.29. Expenses which are offset by other funding sources; expenses which have been paid from the science and technology development funds of enterprises; expenses for buying golf membership cards and for golf playing.
2.30. Expenses related to the hiring of management for the business of prize-winning electronic games or casino in excess of 4% of the turnover from such business.
2.31. Expenses not corresponding to turnover for tax calculation, excluding the following expenses:
- Expenses for HIV/AIDS prevention and control at the enterprises’ workplace, including expenses for training HIV/AIDS prevention and control officers of enterprises, expenses for HIV/AIDS prevention and control communication among enterprises’ laborers, expenses for counseling, examination and testing for HIV and expenses in support of enterprises’ laborers who are HIV-infected.
- Actual expenses for the performance of national defense and security education tasks, training and activities of militia and self-defense forces and other national defense and security tasks as prescribed by law.
- Actual expenses in support of Party and socio-political organizations in enterprises.
- Other particular expenses suitable to each sector or field as guided by the Ministry of Finance.
2.32. Expenses for investment in capital construction in the stage of investment to form fixed assets.
Upon commencing business and production, enterprises that have not yet generated any turnover but have to regularly incur expenses to maintain their production and business activities (other than expenses for construction to form fixed assets) and meet the prescribed conditions may include these expenses in deductible expenses for determining taxable income.
If, in the stage of investment, enterprises incur expenses for payment of loans, they may include these expenses in the investment value. If, in the stage of investment, enterprises incur both expenses for payment of loans and revenues from interests on deposits, they may offset these expenses against these revenues and record the remaining difference as decrease in the investment value.
2.33. Expenses in support of localities, mass organizations and social organizations; expenses for charity (except expenses of funding for education, healthcare, remedy of consequences of natural disasters and building of houses for the poor and houses of great solidarity; financing of scientific research and financing under the State’s program for localities in areas with particularly difficult socio-economic conditions mentioned at Points 2.23, 2.24, 2.25, 2.26 and 2.27, Clause 2 of this Article).
2.34. Expenses directly related to the issuance of stocks (excluding stocks being payable debts) and payment of dividends (excluding dividends of stocks being payable debts), and purchase and sale of treasury shares, and other expenses directly related to the increase and decrease of equity of enterprises.
2.35. Expenses for insurance business, lottery business, securities business and a number of other specific business activities which do not comply with separate written guidelines of the Ministry of Finance.
2.36. Fines paid for administrative violations, including traffic violations, violations of regulations on business registration, violations of regulations on accounting and statistics, violations of tax laws, including late tax payment interests in accordance with the Law on Tax Administration, and fines for other administrative violations as prescribed by law.
2.37. Input value-added tax which has been credited or refunded; input value-added tax on fixed assets which are cars with 9 seats or under in excess of the credit level specified in legal documents on value-added tax; CIT, except the cases in which enterprises pay CIT for foreign contractors as agreed in the contracts with foreign contractors or foreign subcontractors that revenues received by foreign contractors or foreign subcontractors are exclusive of CIT; personal income tax, except the case in which enterprises sign labor contracts which stipulate that salaries or wages payable to laborers are exclusive of personal income tax.
Other incomes are taxable incomes in a tax period which arise not from the sectors and business lines indicated in enterprises’ business registration certificates. Other incomes include:
1. Income from the transfer of capital or securities as guided in Chapter IV of this Circular.
2. Income from the transfer of real estate as guided in Chapter V of this Circular.
3. Income from the transfer of investment projects; transfer of the right to participate in investment projects; transfer of the right to explore, exploit and process minerals as prescribed by law.
4. Income from asset ownership or use rights, including also copyright royalties in any form paid for asset ownership or use rights; royalties from intellectual property rights; and income from technology transfer in accordance with law.
Income from intellectual property right royalties or technology transfer is the total collected sum of money minus (-) the cost price or expense for the creation of the transferred intellectual property rights or technology, minus (-) the expense for maintaining, upgrading or developing the transferred intellectual property rights or technology and other deductible expenses.
5. Income from asset lease in any form.
Income from asset lease is the turnover from the asset lease minus (-) expenses for asset depreciation, renovation, repair and maintenance, expense for the lease of assets for sublease (if any) and other deductible expenses related to the asset lease.
6. Income from transfer or liquidation of assets (excluding real estate) and other valuable papers.
This income equals (=) turnover from asset transfer or liquidation minus (-) the residual book value of the transferred or liquidated asset at the time of transfer or liquidation, and deductible expenses related to the asset transfer or liquidation.
7. Income from deposit or loan interests, including also interests on deferred and installment payments, credit guarantee charges and other charges under loan provision contracts.
- In case income from deposit or loan interests is higher than expenses for payment of loan interests as prescribed, the remainder after the income- expense clearing may be included in other incomes for determining taxable income.
- In case income from deposit or loan interests is lower than expenses for payment of loan interests as prescribed, the remainder after the income- expense clearing may be cleared against income from main production and business activities for determining taxable income.
8. Income from the sale of foreign currency, which equals total proceeds from the sale of foreign currency minus (-) total buying price of the sold foreign currency amount.
9. Income from exchange rate difference, which shall be determined specifically as follows:
In a year of CIT calculation, if an exchange rate difference arises in a period or from the re-valuation of payables of foreign currency origin at the end of the fiscal year, then:
- The exchange rate difference arising in a period and directly related to the turnover of and expenses for main production and business activities of enterprises shall be accounted as an expense for or income from these production and business activities. The exchange rate difference arising in a period not directly related to the turnover of and expenses for main production and business activities of enterprises shall be accounted as an expense for such production and business activities if it is a loss, or as other income if it is a profit.
- Exchange rate difference profits earned from the re-valuation of foreign-currency payables at the end of the fiscal year may be cleared against exchange rate difference losses resulting from such re-valuation. After the clearing, exchange rate difference profits or losses directly related to the turnover from or expenses for main production and business activities of enterprises shall be accounted as income from or expense for such production and business activities. Exchange rate difference profits or losses not directly related to the turnover from or expenses for main production and business activities of enterprises shall be accounted as other income or expense for main production and business activities for determining taxable income.
For receivables and provided loans of foreign currency origin arising in a period, the exchange rate difference which may be accounted as deductible expense or income is the difference between the exchange rates at the time of recovery of the receivable or provided loan and at the time of recognition of the receivable or initial loan.
The above-mentioned exchange rate differences exclude foreign exchange rate differences resulting from the re-valuation of the year-end balance in cash, deposit, in-transfer money and receivables of foreign currency origin.
10. Recovered bad debts which have been written off.
11. Payable debts of unidentifiable creditors.
12. Previous years’ omitted incomes from production and business activities, which are now discovered.
13. If fines or compensations received by enterprises from their partners for contract breaches or rewards for good realization of commitments under contracts are higher than those paid by these enterprises for their contract breaches (these fines are other than those paid for administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations), the remainder after the clearing may be included in other income.
If fines or compensations received by enterprises from their partners for contract breaches or rewards for good realization of commitments under contracts are lower than those paid by these enterprises for their contract breaches (these fines are other than those paid for administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations), the remainder after the clearing may be deducted from other income. If there is no other income in a year, the remainder may be deducted from income from production and business activities.
Revenues from the above-said fines and compensations exclude fines and compensations already recorded as decrease in the construction value in the stage of investment.
14. Difference resulting from the re-valuation of assets in accordance with law for capital contribution or asset transfer upon enterprise split, separation, consolidation, merger or transformation shall be determined specifically as follows:
a/ Positive or negative difference resulting from the re-valuation of assets is the difference between the re-valuated value and the residual book value of assets and shall be included once in other income (for positive difference) or deducted from other income (for negative difference) in a tax period for determining taxable incomes of enterprises having their assets re- valuated;
b/ Positive or negative difference resulting from the re-valuation of land use rights for capital contribution (in which enterprises receiving the value of land use rights may gradually allocate this value to deductible expenses), transfer upon enterprise split, separation, consolidation, merger or transformation; or for capital contribution to investment projects to build houses and infrastructure facilities for sale shall be included once in other income (for positive difference) or deducted from other income (for negative difference) in a tax period for determining taxable incomes of enterprises having their land use rights re-valuated;
Particularly, positive difference resulting from the re-valuation of land use rights for the creation of fixed assets used in production and business activities in which enterprises receiving the value of land use rights may neither depreciate nor gradually allocate this value to deductible expenses, may be gradually allocated to other income of enterprises having their land use rights re-valuated for no more than 10 years from the year the value of land use rights is contributed as capital. Enterprises shall notify the number of years they will allocate to other income when submitting dossiers of declaration for CIT finalization of the starting year of declaration of this income (the year when land use rights to be contributed as capital are re-valuated);
In case after capital contribution, enterprises continue to transfer the value of land use rights contributed as capital (including also the case of capital contribution ahead of the 10-year time limit), income from the transfer of the value of land use rights contributed as capital shall be calculated and declared for tax payment as income from real estate business;
The difference resulting from the re-valuation of land use rights includes the difference between the re-valuated value and book value of land use rights, for long-term land use rights, or the difference between the re-valuated value and unallocated residual value of land use rights, for definite-term land use rights.
c/ Enterprises that receive assets contributed as capital or assets transferred upon enterprise split, separation, consolidation, merger or transformation may make depreciation or amortization to expenses according to the re-valuation (unless the value of land use rights is ineligible for depreciation or amortization into expenses under regulations).
15. Donations and gifts in cash or in kind; income received in cash or in kind from financing sources; income received from marketing support, expense support, payment discount, promotional prizes and other supports. For incomes received in kind, the value of these incomes shall be determined according to the value of similar goods or services at the time of receipt.
16. Sums of money, property and material benefits received by enterprises from organizations and individuals as agreed or contracted in accordance with the civil law when enterprises had over their land areas for relocation of their production and business facilities, after subtracting related expenses, such as expenses for relocation (transportation and installation costs), the residual value of fixed assets and other expenses (if any).
Sums of money, property and material benefits received by enterprises under the State policy and approved by competent state agencies for relocation of their production facilities, shall be managed and used in accordance with relevant laws.
17. Amounts pre-deducted as expenses but left unused or not fully used in the deduction period which are not accounted by enterprises as decrease in expenses; refunded provisions for warranty of construction works.
18. Incomes related to goods sale or service provision which are not included in turnover, such as bonus for quick clearance of ships, tips for food and drink catering or hotel services, after subtracting expenses for generating such incomes.
19. Income from the sale of scraps and discarded products, after subtracting recovery and sale expenses, which shall be determined specifically as follows:
- In case enterprises generate the income from the sale of scraps and discarded products generated in the production of products eligible for CIT incentives, such income is eligible for CIT incentives.
- In case enterprises generate the income from the sale of scraps and discarded products generated in the production of products ineligible for CIT incentives, such income shall be accounted as other income.
20. Refunded import duty or export duty amounts on actually imported or exported goods right in the year of CIT finalization may be accounted as deductible expenses in that year. In case refunded import duty or export duty amounts on actually imported or exported goods are for previous years of CIT finalization, they shall be accounted as other incomes of these years. If such income is directly related to a production or business sector currently eligible for CIT incentives, it is eligible for such incentives. If such income is not directly related to the production or business sector currently eligible for CIT incentives, it shall be accounted as other income.
21. Incomes from the contribution of equity capital, contribution of capital to joint ventures or economic associations at home which are divided from pre-CIT incomes.
22. Income received from overseas goods production and trading or service provision.
- Offshore-investing Vietnamese enterprises earning incomes from overseas production and business activities shall declare and pay CIT under Vietnam’s Law on CIT currently in force, even when they are enjoying CIT exemption and reduction under the regulations of the host countries. The CIT rate used for calculating and declaring tax on incomes earned overseas is 22% (or 20% from January 1, 2016). The preferential tax rate (if any) enjoyed by offshore-investing Vietnamese enterprises under the current Law on CIT is not applicable.
Tax agencies may assess taxable income from overseas production and business activities of offshore-investing Vietnamese enterprises that violate regulations on tax declaration and payment.
- When an income from an offshore investment project has been subjected to CIT (or a similar tax) overseas, when calculating CIT payable in Vietnam, the offshore-investing Vietnamese enterprise may subtract the tax amount already paid by itself overseas or paid on its behalf by its partner in the host country (including dividend tax), which must not exceed the income tax amount calculated under Vietnam’s Law on CIT. The exempted or reduced income tax amount of the offshore-investing Vietnamese enterprise for the profit earned from its offshore investment project under the law of the host country may also be subtracted upon determination of its income tax amount payable in Vietnam.
The dossier to be submitted upon tax declaration and payment by an offshore-investing Vietnamese enterprise for the income from its offshore investment project must comprise:
+ The enterprise’s document on the division of the offshore investment project’s profit.
+ The enterprise’s financial statement certified by an independent audit organization.
+ The enterprise’s income tax return for the offshore investment project (copy certified by the project’s competent representative);
+ The enterprise’s tax finalization written record (if any);
+ Document certifying or proving the tax amount paid overseas.
- If the offshore investment project has not generated any taxable income (or is suffering losses), upon annual CIT declaration and finalization, the offshore-investing Vietnamese enterprise is only required to submit a financial statement certified by an independent audit organization or a competent agency of the host country and the project’s income tax return (copy certified by the project’s competent representative and bearing the enterprise’s seal). Upon CIT calculation, any loss arising from the offshore investment project is not allowed to be cleared against the income earned by the enterprise in Vietnam.
- Income earned from the offshore investment project shall be declared in the CIT finalization of the year following the fiscal year when such income is earned or of the fiscal year coinciding with the year when such income is earned overseas if the enterprise has sufficient grounds and documents for determining the project’s income and paid income tax amount.
For income from production and business activities of an investment project implemented in a country which has signed a double taxation avoidance agreement with Vietnam, Vietnamese enterprises investing in this country shall declare and pay tax in accordance with this agreement.
23. Other incomes as provided by law.
1. Incomes from cultivation, husbandry, aquaculture and salt production of cooperatives; incomes of cooperatives engaged in agriculture, forestry, fisheries and salt production in geographical areas with difficult socio- economic conditions or geographical areas with particularly difficult socio- economic conditions; incomes of enterprises from cultivation, husbandry and aquaculture in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions; incomes from fishing activities.
a/ Tax-exempt incomes from cultivation (including also products from planted forests), husbandry and aquaculture of cooperatives and enterprises are incomes from products of cultivation, husbandry, aquaculture and fishing of enterprises and cooperatives which are not yet processed into other products or preliminarily processed (excluding those purchased by cooperatives and enterprises). Preliminarily processed products are guided in legal documents on value-added tax;
Enterprises and cooperatives shall separately account tax-exempt incomes specified in this Clause. In case they cannot separately account tax - exempt incomes from cultivation, husbandry and aquaculture, such incomes shall be allocated according to the ratio of their production expenses in the stages of cultivation, exploitation and preliminary processing of ordinary products to their total expenses (including also management and sale expenses) in a tax period;
Enterprises and cooperatives that plant rubber trees are exempt from tax for incomes from the planting of rubber trees and exploitation of rubber latex. If they cannot separately account incomes from the planting of rubber trees and exploitation of rubber latex, their tax-exempt incomes may be allocated according to the ratio of expenses for planting of rubber trees and exploitation of rubber latex to their total expenses.
Tax-exempt incomes specified in this Clause include also incomes from the liquidation of products of cultivation, husbandry and aquaculture (except liquidation of rubber plantations) and incomes from the sale of waste materials and scraps related to such products;
Cultivation, husbandry and aquaculture products of cooperatives and enterprises shall be identified based on the level-1 economic sector codes of agriculture, forestry and fisheries in Vietnam’s system of economic sectors;
b/ Tax-exempt incomes of cooperatives engaged in agriculture, forestry, fisheries and salt production in geographical areas with difficult socio- economic conditions or geographical areas with particularly difficult socio- economic conditions are all incomes earned from production and business activities in geographical areas eligible for incentives, except the incomes specified at Points a, b and c, Clause 3, Article 18 of this Circular;
Cooperatives engaged in agriculture, forestry, fisheries and salt production as specified in this Clause and at Point f, Clause 3, Article 19 of this Circular are those satisfying the condition of ratio of products and services provided to their members being individuals, households and legal entities engaged in agriculture, forestry, fisheries and salt production in accordance with the Law on Cooperatives and the Government’s Decree No. 193/2013/ND-CP of November 21, 2013, detailing a number of articles of the Law on Cooperatives.
2. Incomes from the provision of technical services directly for agriculture, including income from such services as irrigation and water drainage; soil plowing and harrowing, and dredging of intra-field canals and ditches; prevention and control of crop and animal pests and diseases; and harvest of agricultural products.
3. For incomes from the performance of scientific research and technological development contracts; the sale of products turned out from trial production and production with technologies applied for the first time in Vietnam. The maximum tax exemption duration is one (1) year from the date of commencing the performance of the contracts or commencing trial production or production with technologies applied for the first time in Vietnam.
a/ Tax-exempt income from the performance of scientific research and technological development contracts must satisfy the following conditions:
- The scientific research activity registration is certified;
- Such scientific research and technological development contract is certified by a competent state management agency in charge of science.
b/ Income from the sale of products turned out with technologies applied for the first time in Vietnam is eligible for tax exemption when such technologies are certified by a competent state management agency in charge of science.
4. Income from goods production and trading or service provision activities of enterprises employing disabled, drug-detoxified and HIV- infected laborers, who account for at least 30% of the average number of laborers of these enterprises in a year.
Tax-exempt incomes specified in this Clause exclude other incomes referred to in Article 7 of this Circular.
Enterprises eligible for tax exemption specified in this Clause are those having an average number of laborers in a year of at least 20, excluding those engaged in finance and real estate business.
Enterprises having tax-exempt income specified at this Point must satisfy the following conditions:
a/ For enterprises employing disabled laborers (including war invalids and diseased soldiers), a competent heath agency’s certification of the number of disabled laborers is required.
b/ For enterprises employing drug-detoxified laborers, detoxification establishments’ certification of the complete detoxification or a concerned competent agency’s certification is required.
c/ For enterprises employing HIV-infected laborers, a competent heath agency’s certification of the number of HIV-infected laborers is required.
5. Income from job training exclusively provided for ethnic minority people, the disabled, extremely disadvantaged children and people involved in social evils, people undergoing detoxification, detoxified people and HIV/AIDS-infected people. If an establishment also provides job training for people of other categories, tax-exempt income must be determined based on the ratio of the number of ethnic minority people, the disabled, extremely disadvantaged children, people involved in social evils, detoxified people and HIV/AIDS-infected people to the total number of trainees.
Tax-exempt income from job training specified in this Clause must satisfy the following conditions:
- Job training establishments are set up and operate under regulations on job training.
- Having the lists of trainees being ethnic minority people, the disabled, extremely disadvantaged children, people involved in social evils, people undergoing detoxification, detoxified people and HIV/AIDS-infected people.
6. Incomes divided from capital contribution, share purchase, joint venture or economic association with domestic enterprises, after contributed capital recipients, share issuers or joint venture or association parties have paid CIT under the Law on CIT, including those eligible for CIT incentives.
Example 11: Enterprise B receives contributed capital from enterprise A. Pre-tax income corresponding to enterprise A’s contributed capital in enterprise B is VND 100 million.
- Case 1: Enterprise B is ineligible for CIT incentives and has fully paid CIT, including enterprise A’s income, then the income enterprise A receives from capital contribution is VND 78 million [(VND 100 million - (VND 100 million x 22%)], and enterprise A will be exempt from CIT on this amount.
- Case 2: Enterprise B is eligible for 50% reduction of the payable CIT amount and has fully paid CIT, including enterprise A’s income according to the reduced CIT amount, then the income enterprise A receives from capital contribution is VND 89 million [(VND 100 million - (VND 100 million x 22% x 50%)], and enterprise A will be exempt from CIT on this amount.
- Case 3: Enterprise B is eligible for CIT exemption, then the income enterprise A receives from capital contribution is VND 100 million, and enterprise A will be exempt from CIT on this amount.
7. Aid received for educational, scientific research, cultural, artistic, charitable, humanitarian and other social activities in Vietnam.
Aid beneficiaries that improperly use the aid shall calculate and pay CIT on the improperly used aid amount in a tax period during which the aid is improperly used.
Aid beneficiaries defined in this Clause must be those lawfully established and operating and strictly observing the laws on accounting and statistics.
8. Incomes from the first-time transfer of certified emission reductions (CERs) of enterprises granted with emission reduction certificates. Subsequent transfers shall be liable to CIT under regulations.
Tax-exempt incomes from transfer of CERs must satisfy the condition that the sale or transfer of emission reduction certificates is certified by the competent agency in charge of environment.
9. Incomes from the performance of state-assigned tasks of the Vietnam Development Bank in development investment and export credit activities; incomes from the provision of loans to the poor and other policy beneficiaries by the Social Policy Bank; incomes of the single-member limited liability company managing assets of Vietnamese credit institutions; incomes from revenue-earning activities in the performance of state-assigned tasks of state- owned financial funds: Vietnam Social Security Fund, Deposit Insurance, Health Insurance Fund, Job Training Support Fund, Overseas Employment Support Fund of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam Legal Aid Fund, Public-Utility Telecommunications Fund, Local Development Investment Fund, Vietnam Environmental Protection Fund, Fund for Credit Guarantee for Small- and Medium-Sized Enterprises, Cooperative Development Support Fund, Poor Women Support Fund, Overseas Citizen and Legal Entity Protection Fund, Housing Development Fund, Small- and Medium-Sized Enterprise Development Fund, Land Development Fund, Farmer Support Fund, Fund for Capital Support for Self- Employed Workers and Poor Laborers, and other state funds operating for not-for-profit purposes in accordance with law. These funds are established and operate under mechanisms and policies prescribed by the Government or the Prime Minister.
Units that earn incomes other than those from revenue-earning activities in the performance of state-assigned tasks shall calculate and pay tax for such incomes under regulations.
10. Undivided incomes:
a/ Undivided incomes of establishments engaged in socialized education-training, health and other socialized activities (including judicial examination offices) may be retained by the establishments for investment in their development in accordance with specialized laws on education-training, health and other socialized fields. Tax-exempt undivided incomes of socialized establishments specified in this Clause exclude incomes retained for investment in other sectors and other business lines not in the fields of education-training, health and other socialized fields.
Establishments engaged in socialized activities include:
- Non-public establishments founded and satisfying the operation conditions prescribed by competent state agencies in charge of socialized fields.
- Enterprises established to operate in the socialized fields and satisfying the operation conditions prescribed by competent state agencies.
- Public non-business establishments that contribute capital, raise capital, enter into joint ventures or associations in accordance with law and establish independent accounting subsidiaries or enterprises to operate in the socialized fields under decisions of competent state agencies.
These establishments must satisfy the conditions on type, size and standards prescribed by the Prime Minister.
b/ Undivided incomes retained by cooperatives for creation of their assets;
c/ In case undivided incomes which are retained under this Clause are divided or used for improper purposes by units, these units shall be subject to retrospective collection of CIT at the tax rate at the time of division or improper use of undivided incomes and by sanctioned for tax- related violations under regulations.
11. Incomes from technology transfer in the prioritized fields of transfer of technology to organizations and individuals in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions.
The procedures for technology transfer must comply with the Law on Technology Transfer, the Government’s Decree No. 133/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Technology Transfer, and legal documents guiding the Law on Technology Transfer.
The prioritized fields of technology transfer are those on the list of technologies encouraged for transfer (promulgated together with Decree No. 133/2008/ND-CP and legal documents amending and supplementing this Decree (if any)).
Article 9. Determination and carry-forward of losses
1. Loss arising in a tax period is the negative difference of taxable income exclusive of losses carried forward from previous years.
2. Enterprises that suffer a loss after making tax finalization may carry forward continuously the whole loss to subsequent years’ taxable incomes (taxable incomes exclusive of tax-exempt incomes). The maximum duration for loss carry-forward is 5 consecutive years, counting from the year following the year the losses arise.
Enterprises may temporarily clear their losses of a year against taxable incomes of the quarters of the following year upon making quarterly declarations for temporary tax payment and officially carry forward these losses in the following year after making annual tax finalization declarations.
Example 12: In 2013, enterprise A suffers a loss of VND 10 billion. In 2014, it generates an income of VND 12 billion. So, it shall clear the whole loss in 2013 against its taxable income in 2014.
Example 13: In 2013, enterprise B suffers a loss of VND 20 billion. In 2014, it generates an income of VND 15 billion. It shall:
+ Clear the whole loss of VND 15 billion against the income in 2014;
+ Monitor and carry forward continuously the whole remaining loss amount of VND 5 billion of 2013 on the above principle of loss carry- forward to not more than consecutive 5 years, counting from the year following the year the loss arises.
- Enterprises that have a loss arising in a certain quarter of a fiscal year may carry forward such loss from this quarter to the following quarters of that fiscal year. When making CIT finalization, enterprises shall determine the loss of the whole year and continuously clear the whole loss against their taxable incomes of the years following the year when the loss arises in accordance with the above regulations.
- Enterprises shall determine by themselves losses to be cleared against taxable incomes on the above principle. In the loss carry-forward duration, newly arising losses (excluding losses carried forward from the previous period) may be fully carried forward for not more than 5 consecutive years, counting from the year following the year the losses arise.
When an agency competent to examine and inspect CIT finalization detects a loss amount which an enterprise is allowed to carry forward is different from the loss amount determined by the enterprise itself, the loss amount allowed to be carried forward shall be determined based on the competent agency’s conclusion, and fully carried forward for not more than 5 consecutive years, counting from the year following the year the losses arise.
Past the 5-year time limit, arising losses not yet fully carried forward are not allowed to be cleared against the following years’ incomes.
3. Enterprises undergoing transformation, merger, consolidation, separation, split, dissolution or bankruptcy shall finalize with tax agencies CIT amounts up to the time of issuance by competent agencies of decisions on transformation ownership conversion, merger, consolidation, separation, split, dissolution or bankruptcy. The old enterprises’ losses must be monitored in detail by the years they arise and cleared against the new enterprises’ taxable incomes in the same year or further cleared against the new enterprises’ taxable incomes of following year, provided that they are carried forward for not more than 5 consecutive years, counting from the year following the year they arise.
Article 10. Deduction for setting up enterprises’ scientific and technological development funds
1. Enterprises established and operating in accordance with Vietnamese law may deduct up to 10% of their annual taxed incomes before calculating CIT for setting up their scientific and technological development funds. Before calculating CIT, enterprises may determine by themselves the level of deduction for setting up their scientific and technological development funds under regulations. Annually, enterprises which make deductions for setting up their scientific and technological development funds shall make reports on the setting up and use of these funds, and declare the level of deduction and deducted amounts in their declarations for CIT finalization. Reports on the use of scientific and technological development funds shall be submitted together with CIT finalization declarations.
In addition to making deductions for setting up their scientific and technological development funds under this Article, enterprises with more than 50% of charter capital held by the State shall ensure the minimum fund- setting deduction level prescribed in the Science and Technology Law.
2. Within 5 years after being set up, if a scientific and technological development fund is left unused or has been improperly used, or if only less than 70% of this fund has been used, the enterprise shall remit into the state budget the CIT amount on the deducted income which is left unused or has been improperly used and the interest accrued on such tax amount.
The improperly used sum of money shall not be included in the total sum of money used for scientific and technological development.
- The CIT rate for calculating the tax amount to be recovered is the tax rate applicable to an enterprise in the deduction duration.
- The interest rate used for calculating the interest on the recoverable tax amount imposed on the unused fund amount is the interest rate applicable to treasury bonds of a one-year term (or the interest rate of treasury bills of a one-year term) at the time of recovery, and the interest payment duration is two years.
3. Enterprises’ scientific and technological development funds must be used only for scientific research and technology development investment of enterprises in Vietnam. These funds’ expenses must have adequate lawful invoices and documents as provided by law.
4. Enterprises may not account expenses from their science and technology development funds as production or business expenses upon determination of their taxable incomes in a tax period. In case enterprises use these funds for scientific research and technology development but these funds are insufficient, they may account the difference between actual expenses and deducted amounts as their production or business expenses upon determination of their taxable incomes.
5. For an operating enterprise which undergoes ownership transformation, is consolidated or merged, the new enterprise established from such ownership transformation, consolidation or merger may take over the old enterprise’s science and technology development fund and shall take responsibility for the management and use of this fund.
If an enterprise still has an unused science and technology development fund upon its separation or split, the new enterprise established from such separation or split may take over the old enterprise’s science and technology development fund and shall take responsibility for the management and use of this fund. The enterprises shall decide on and register with the tax agency the distribution of the science and technology development fund.
6. In case a Government’s Decree on investment and financial mechanism applicable to scientific and technological activities otherwise provides for deductions for setting up enterprises’ science and technology development funds, the Ministry of Finance and the Ministry of Science and Technology shall issue a joint circular to additionally guide such provisions in compliance with legal documents on CIT and the decree on investment and financial mechanism applicable to scientific and technological activities.
1. From January 1, 2014, the CIT rate is 22%, except the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article and cases eligible for preferential tax rates.
For example: Enterprises apply the fiscal year from April 1, 2013, to March 31, 2014. When making CIT finalization, enterprises that are currently subject to the common tax rate and ineligible for preferential tax rates shall calculate and allocate payable CIT amounts as follows:
Payable CIT |
= |
Taxable income in the tax period |
x |
9 months |
x |
25% |
+ |
Taxable income in the tax period |
x |
3 months |
x |
22% |
12 months |
12 months |
From January 1, 2016, the cases subject to the tax rate of 22% shall shift to apply the tax rate of 20%.
2. Enterprises established in accordance with the Vietnamese law (including cooperatives and non-business units) engaged in goods production or service provision activities and having an annual total turnover not exceeding VND 20 billion may be subject to the tax rate of 20%.
The annual total turnover used as a basis for determining whether an enterprise is subject to the tax rate of 20% prescribed in this Clause is the total goods sales or service provision revenue of the preceding year determined based on the code indicators [01] and [08] in the Appendix on production and business results of the preceding year’s tax period according to form No. 03-1A/TNDN attached to CIT return No. 03/TNDN promulgated together the Ministry of Finance’s Circular No. 156/2013/TT-BTC of November 6, 2013, on tax administration.
Example 14: Company A that applies a tax period according to the fiscal year from April 1 of a year to the end of March 31 of the subsequent year, has turnover from goods sales and service provision revenue coded [01] and turnover from financial operations under coded [08] in Appendix No. 03-1A/TNDN attached to CIT return No. 03/TNDN of the fiscal year of 2013 (from April 1, 2013, to the end of March 31, 2014) not exceeding VND 20 billion, from the fiscal year of 2014 (from April 1, 2014, to the end of March 31, 2015) may apply the CIT rate of 20% for the fiscal year of 2014. If its total turnover of the fiscal year of 2014 determined according to the above guidance is more than VND 20 billion, it may apply the CIT rate of 22% for the fiscal year of 2015 (from April 1, 2015, to the end of March 31, 2016).
If an enterprise’s preceding year is not full 12 months, its annual total turnover used as a basis for determining whether it is eligible for the tax rate of 20% under this Clause is the total turnover from goods sales and service provision in the preceding year determined based on the code indicators [01] and [08] in the Appendix on production and business results of the preceding year’s tax period according to form No. 03-1A/TNDN attached to CIT return No. 03/TNDN divided by the actual number of months of production and business operation in the year. If the average monthly turnover in the year does not exceed VND 1.67 billion, the enterprise may apply the CIT rate of 20% for the subsequent year.
Example 15: Company A that applies a tax period according to the calendar year, temporarily suspends its business operation for 3 months of the calendar year until April 1, 2014, then conducts its business operation until the end of December 31, 2014, and has turnover from goods sales and service provision revenue coded [01] and turnover from financial operations coded [08] in Appendix No. 03-1A/TNDN attached to CIT return No. 03/TNDN of 2014 of VND 18 billion and an average monthly turnover in 2014 of VND 2 billion (VND 18 billion divided by (:) 9 months) may not apply the CIT rate of 20% and shall be subject to the tax rate of 22%. If the average monthly turnover in 2014 does not exceed VND 1.67 billion, it may apply the CIT rate of 20% for the subsequent year.
An enterprise that has just been established for less than 12 months in a calendar year shall make declaration for temporary calculation of CIT at the rate of 22% (except the cases eligible for the tax incentives). At the end of the fiscal year, if its average monthly turnover in the year does not exceed VND 1.67 billion, it shall finalize the payable CIT amount of the fiscal year at the tax rate of 20% (except incomes specified in Clause 3, Article 18 of this Circular). Turnover shall be determined based on the indicator of total turnover from goods sales and service provision coded [01] and the indicator coded [08] in the Appendix on production and business operation results according to form No. 03-1A/TNDN attached to CIT return No. 03/TNDN promulgated together with the Ministry of Finance’s Circular No. 156/2013/TT-BTC of November 6, 2013, on tax administration. If the average monthly turnover in the first year does not exceed VND 1.67 billion, the enterprise may apply the CIT rate of 20% for the subsequent year.
3. The CIT rate applicable to petroleum prospecting, exploration and exploitation in Vietnam is between 32% and 50%. Based on the exploitation locations and conditions and petroleum reserves, enterprises having investment projects on petroleum prospecting, exploration and exploitation shall send investment projects’ dossiers to the Ministry of Finance for further submission to the Prime Minister to decide on a specific tax rate applicable to each project or business establishment.
The CIT rate applicable to the prospecting, exploration and extraction of precious and rare natural resources (including platinum, gold, silver, tin, tungsten, antimony, gemstones and rare earth other than petroleum) is 50%. For mines of precious and rare natural resources with 70% or more of their allocated areas located in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions on the list of geographical areas eligible for CIT incentives promulgated together with the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP, the applicable CIT rate is 40%.
PLACES FOR TAX PAYMENT
Article 12. Principles of determination
Enterprises shall pay tax in geographical areas where they are headquartered. For an enterprise that has dependent cost-accounting production establishments (including processing and assembly establishments) operating in provinces or centrally run cities other than the locality where it is headquartered, the tax must be calculated and paid in both the locality where the enterprise is headquartered and the geographical areas where its production establishments are based.
The distribution of payable tax amounts referred to in this Clause is not applicable to enterprises having works, work items or dependent cost- accounting construction establishments.
Article 13. Determination of payable tax amounts
An CIT amount calculated and paid in a province or centrally run city where a dependent cost-accounting production establishment is based is the payable CIT amount in a period multiplied by (x) the ratio between expenses incurred by such production establishment and total expenses incurred by the enterprise.
The ratio of expenses is that between total expenses incurred by the dependent cost-accounting production establishment and total expenses incurred by the enterprise. The ratio of expenses shall be determined as follows:
Ratio of expenses incurred by the dependent cost-accounting production establishment |
= |
Total expenses incurred by the dependent cost-accounting production establishment |
Total expenses incurred by the enterprise |
The ratio of expenses shall be determined based on the enterprise’s income tax finalization data in the year preceding the tax year, which shall be determined by the enterprise itself as a basis for determining the payable amount and used for the CIT declaration and payment for subsequent years.
An operating enterprise which has different dependent cost-accounting production establishments in different geographical areas shall determine by itself data used for determining the ratio of expenses incurred by the enterprise in the locality where it is headquartered and expenses incurred by its dependent cost-accounting production establishments, based on the 2008 CIT finalization data. This ratio will be used stably from 2009 onwards.
A newly established enterprise or an operating enterprise which increases or reduces its dependent cost-accounting production establishments in geographical areas shall determine by itself the ratio of expenses in the first tax period in this case. From the subsequent tax period, the ratio of expenses shall be determined on the above principle.
Dependent cost-accounting units of enterprises applying entire-sector accounting and earning incomes outside their main business lines shall pay tax in provinces or centrally run cities where such business activities are conducted.
INCOMES FROM CAPITAL TRANSFER OR SECURITIES TRANSFER
Article 14. Incomes from capital transfer
1. Scope of application:
An enterprise’s income from capital transfer is income earned from the transfer of part or the whole of the capital amount the enterprise has invested in one or many other organizations or individuals (including the sale of the whole enterprise). The time of capital transfer is the time of transfer of capital ownership.
In case an enterprise sells the whole single-number limited liability company which it owns in the form of capital transfer together with real estate, it shall declare and pay CIT for transfer of real estate and fill in the CIT return (form No. 08) promulgated together with this Circular.
In case an enterprise transfers capital and receives in return property or other material benefits (stocks, fund certificates, etc.) instead of cash and earns income from such transfer, such income is liable to CIT. The value of property, stocks or fund certificates shall be determined based on their selling prices on the market at the time of their receipt.
2. Tax bases:
a/ Taxed income from capital transfer shall be determined as follows: Taxed income = Transfer price - Purchasing price of the transferred capital - Transfer expenses
Of which:
- The transfer price is the total actual value earned by the transferor under the transfer contract.
If installment or deferred payment is made under the capital transfer contract, the contract’s turnover excludes installment or deferred payment interests in the contractual term.
If the payment price is not stated in the transfer contract or when the tax agency has grounds to determine that the payment price does not match the market price, it may inspect and fix the transfer price. For an enterprise that transfers part of its contributed capital at a transfer price not matching the market price, the tax agency may re-valuate the whole enterprise at the time of transfer for re-determining the transfer price in proportion to the transferred contributed capital amount.
The transfer price shall be fixed on the basis of investigation documents of the tax agency or capital transfer prices in other cases at the same time, of the same economic organization or under similar transfer contracts at the time of transfer. In case the transfer price fixed by the tax agency is inappropriate, it shall be based on the valuation by a professional valuation organization competent to determine transfer prices at the time of transfer.
If an enterprise transfers capital to an organization or individual, the capital amount transferred under the transfer contract valued at VND 20 million must have non-cash payment documents. In case the capital transfer has no non-cash payment documents, the tax agency may fix the transfer price.
- The purchasing price of the transferred capital amount is determined on a case-by-case basis as follows:
+ In case of transfer of contributed capital for enterprise establishment, it is the value of the contributed capital amount recorded in accounting books, invoices and documents at the time of transfer and certified by parties investing in the enterprise or to the business cooperation contract, or shall be based on audit results provided by an independent audit company for wholly foreign-owned enterprises.
+ In case of capital redemption, it is the value of the capital amount at the time of redemption. The purchasing price shall be determined based on the contract on redemption of the contributed capital amount and payment documents.
If a capital amount contributed or redeemed by an enterprise originates partially from loans, the purchasing price of the transferred capital amount is inclusive of expenses for payment of loan interests.
If an enterprise conducting cost-accounting in a foreign currency (approved by the Ministry of Finance) transfers the contributed capital in such foreign currency, the transfer price and purchasing price of the transferred capital amount shall be determined in such foreign currency. If an enterprise conducting cost-accounting in Vietnam dong transfers the contributed capital in a foreign currency, the transfer price shall be determined in Vietnam dong at the average exchange rate applicable on the inter-bank foreign currency market announced by the State Bank at the time of transfer.
- Transfer expenses are actual expenses directly related to the transfer with lawful documents and invoices. If transfer expenses are incurred overseas, their original documents shall be certified by a notary office or an independent audit organization of the country where such expenses are incurred, and translated into Vietnamese (with the certification of a competent representative).
Transfer expenses include expense for carrying out legal procedures necessary for the transfer; charges and fees paid for carrying out transfer procedures; expenses for transaction, negotiation and signing of the transfer contract; and other expenses with evidencing documents.
Example 16: Enterprise A contributes VND 400 billion, including VND 320 billion as the value of workshops and VND 80 billion in cash, for establishing a joint-venture enterprise to produce tissue papers. Then it transfers this contributed capital amount to enterprise B at the price of VND 550 billion. The book value of enterprise A’s contributed capital at the time of transfer is VND 400 billion and the capital transfer-related expense is VND 70 billion. In this case, income used for calculating CIT on this capital transfer is VND 80 billion (550 - 400 - 70).
b/ Incomes from capital transfer shall be regarded as other incomes and included in taxable income upon calculation of CIT.
c/ Foreign organizations doing business in Vietnam or having incomes in Vietnam but not operating under the Investment Law or the Enterprise Law (collectively referred to as foreign contractors) and transferring capital shall declare and pay tax as follows:
Capital transferees shall determine, declare, withhold and pay payable CIT amounts on behalf of such foreign organizations. In case capital transferees are also foreign organizations not operating under the Investment Law or the Enterprise Law, enterprises established under Vietnamese law invested by these foreign organizations shall declare and pay payable CIT amounts of such foreign organizations on their behalf.
The tax declaration and payment must comply with legal documents on tax administration.
Article 15. Incomes from securities transfer
1. Scope of application:
An enterprise’s income from securities transfer is income earned from the transfer of its stocks, bonds, fund certificates and securities of other kinds under regulations.
In case an enterprise issues additional stocks for raising capital, the difference between the issuance price and the par value of these stocks shall not be accounted as a taxable income for calculation of CIT.
In case an enterprise undergoes separation, split, consolidation or merger and, therefore, swaps its stocks at the time of separation, split, consolidation or merger, any income from the stock swap is liable to CIT.
In case an enterprise transfers securities and receives in return property or other material benefits (stocks, fund certificates, etc.) instead of cash and earns income from the transfer, such income is liable to CIT. The value of property, stocks or fund certificates shall be determined based on their market selling prices at the time of their receipt.
2. Tax bases:
Taxed income from securities transfer in a period is equal to the securities selling price minus (-) the purchasing price of the transferred capital minus (-) transfer expenses.
- The securities selling price shall be determined as follows:
+ For listed securities and public companies’ unlisted securities registered for trading at a securities trading center, it is the actual securities selling price (order-matching price or agreed price) announced by the stock exchange or securities trading center.
+ For securities of companies other than those mentioned above, it is the transfer price indicated in the transfer contract.
- The securities purchasing price shall be determined as follows:
+ For listed securities and public companies’ unlisted securities registered for trading at a securities trading center, it is the actual securities purchasing price (order-matching price or agreed price) announced by the stock exchange or securities trading center.
+ For securities purchased through auction, it is the price indicated in the notice of share auction-winning results issued by the share-auctioning organization, and in the money receipt.
+ For securities other than those mentioned above, it is the transfer price indicated in the transfer contract.
- Transfer expenses are actual expenses directly related to the transfer with lawful evidencing documents and invoices.
Transfer expenses include expense for carrying out legal procedures necessary for the transfer; charges and fees paid for carrying out transfer procedures; securities depository charge as prescribed by the State Securities Commission and indicated in receipts of the securities company; securities entrustment charge based on the trustee’s receipts; expenses for transaction, negotiation and signing of the transfer contract; and other expenses with evidencing documents.
Incomes from securities transfer shall be regarded as other incomes and included in taxable incomes upon calculation of CIT.
INCOMES FROM REAL ESTATE TRANSFER
1. Liable to pay CIT on incomes from real estate transfer are enterprises of all economic sectors and business lines having incomes from real estate transfer; and real estate enterprises having incomes from land sublease.
2. Incomes from real estate transfer include income from the transfer of land use rights, or land lease right (including also the transfer of projects associated with the transfer of land use rights or land lease right in accordance with law); income from the sublease of land of real estate enterprises in accordance with the land law regardless of whether there is an infrastructure facility or architectural work attached to land; income from the transfer of houses or construction works attached to land, including their appurtenances, in case the value of such appurtenances is inseparable upon the transfer, regardless of whether land use rights or land lease right are/is transferred; and income from the transfer of house ownership or use right.
Real estate enterprises that have income from the sublease of land do not include those that only lease houses, infrastructure facilities or architectural works on land.
Bases for calculating income tax on real estate transfer include taxed income and tax rate.
Taxed income equals (=) taxable income minus (-) previous years’ losses from real estate transfer (if any).
1. Taxable income
Taxable income from real estate transfer is the turnover from real estate transfer minus the cost of the real estate and deductible expenses related to the real estate transfer.
a/ Turnover from real estate transfer
a.1/ Turnover from real estate transfer shall be determined based on the actual transfer price under the real estate transfer or purchase and sale contract in accordance with law (including surcharges and extra fees, if any).
If the transfer price of land use rights under the real estate transfer or purchase and sale contract is lower than the land price prescribed by the provincial-level People’s Committee at the time of signing the contract, the price prescribed by the provincial-level People’s Committee at the time of signing the contract shall be applied.
- The time of determining taxed turnover is the time the seller hands over the real estate to the purchaser, regardless of whether the purchaser has registered the property ownership or land use rights or has its land use rights established at a competent state agency.
- If an enterprise that is allocated or leased by the State land for implementing investment projects to build infrastructure facilities or houses for transfer or lease collects advanced money in any form by customers according to schedule, the time of determining turnover used for calculating the temporary CIT amount is the time of money collection, specifically as follows:
+ If the enterprise collecting money from customers can determine expenses corresponding to recorded turnover (including also pre-deducted expenses in the estimated costs of uncompleted work items corresponding to recorded turnover), it shall declare and temporarily pay an CIT amount based on turnover minus these expenses.
+ If the enterprise collecting money from customers cannot determine expenses corresponding to turnover, it shall declare and temporarily pay an CIT amount equal to 1% of the collected sum of money which is not required to be included in the turnover used for calculating CIT in the year.
When handing over real estate, the enterprise shall finalize CIT and re-finalize the payable CIT amount. If the temporarily paid CIT amount is smaller than the payable CIT amount, the enterprise shall fully remit the deficit into the state budget. If the temporarily paid CIT amount is higher than the payable CIT amount, the enterprise may either have the overpaid tax amount cleared against the subsequent period’s payable CIT amount or have it refunded.
For a real estate enterprise that collects advanced money amounts from customers according to the schedule, declares and temporarily pays tax according to the percentage (%) of its turnover not yet accounted as turnover for calculating CIT in the year, and has expenses for advertising, marketing, sales promotion or brokerage commissions upon starting the offering in the year of money collection according to schedule, such expenses are not accounted in the year when expenses arise. Expenses for advertising, marketing, sales promotion or brokerage commissions may be accounted as deductible expenses at the limit level prescribed in the first year of handover of real estate and arising of turnover for calculating CIT.
a.2/ Turnover for calculating taxable income in some cases is determined as follows:
- For enterprises subleasing land, the turnover used for calculating taxable income is the rent paid periodically by the lesser under the lease contract. If the lesser pays in advance the rental for many years, the turnover for calculating taxable income shall be divided by the number of years for which the rental has been paid in advance or determined according to the turnover paid in a lump sum. The turnover paid in a lump sum is selected only when the enterprise has fulfilled all of its financial obligations toward the State and assured its obligations toward the lessees until the land sublease term expires.
If an enterprise enjoying CIT incentives selects the method of determining the turnover for calculating taxable income to be the whole rental paid in advance by the lessee for many years, the CIT amount to be exempted or reduced for each year will be the total CIT amount of the years for which the rental has been paid in advance divided by (:) the number of years for which the rental has been paid in advance.
- When a credit institution receiving the value of land use rights as the mortgaged loan security in substitution of the performance of the secured obligations transfers land use rights, the turnover for calculating its taxable income is the transfer price of land use rights agreed by the involved parties.
- In case of transfer of land use rights distrained to secure judgment enforcement, the turnover for calculating taxable income is the transfer price of land use rights agreed by the involved parties or the price determined by the valuation council.
The determination of turnover in the cases specified in Item a2 must adhere to the principles referred to in Item a1 of this Point.
b/ Real estate transfer expenses:
b.1/ Principles of determination of expenses:
- Deductible expenses for determining taxable income from real estate transfer in a tax period must correspond to turnover for calculating taxable income and satisfy the conditions for being accounted as deductible expenses or as non-deductible expenses prescribed in Article 6 of this Circular.
- If an investment project is partially completed and gradually transferred according to the completion progress, general expenses for the project and direct expenses for the completed part of the project may be distributed by square meter of the transferred land for determining taxable income from the transferred land area, including expenses for internal roads and tree planting; construction of water supply and drainage systems and transformer stations; compensations for assets on land; compensation, support and resettlement and organization of compensation and ground clearance work, which have been approved by competent authorities but not yet cleared against land use levies or rentals in accordance with regulations on collection of land use levies or rentals; land use levies or rentals remittable into the state budget and other investments in land which are related to the land use or lease right transfer.
The above expenses are allocated according to the following formula:
Expense allocated to transferred land area |
= |
Total expenses for infrastructure investment
|
x |
Transferred area land |
Total land area allocated for the project (excluding land area used for public purposes in accordance with the land law) |
When part of the project’s non-transferred land area is used for other business activities, the above general expenses must also be allocated to this land area for monitoring, accounting, declaration and payment of CIT for other business activities.
When an enterprise invests in building an infrastructure facility over many years and can finalize the value of the infrastructure facility only when the whole work is completed, when summing up real estate transfer expenses for the transferred land area, the enterprise may temporarily allocate actual infrastructure investment expenses based on the ratio of the transferred land area according to the above formula and pre-deduct infrastructure investment expenses corresponding to the turnover recorded upon the determination of taxable income. After completing the construction investment, the enterprise may readjust infrastructure investment expenses temporarily allocated to and pre-deducted for the transferred land area to match the total value of the infrastructure facility. Upon the adjustment, if the paid tax amount is higher than the payable tax amount on the real estate transfer, the enterprise may have the overpaid amount cleared against the subsequent tax period’s payable tax amount or have it refunded under current regulations; if the paid tax amount is insufficient, the enterprise shall fully pay the deficit under regulations.
b.2/ Deductible expenses for real estate transfer include:
- The cost of the transferred land, determined according to the land use right origin, specifically as follows:
+ For land allocated or leased by the State with collection of land use levy or land rental, its cost is the land use levy or land rental actually remitted into the state budget;
+ For land with use rights transferred from another organization or individual, its cost shall be determined based on the contract and lawful payment document upon receiving its lease right or use rights; if the contract and payment document are unavailable, such cost shall be calculated based on the price set by the provincial-level People’s Committee at the time the enterprise receives the real estate transferred;
+ For land contributed as capital, its cost is the value of its lease right or use rights indicated in the asset valuation record upon capital contribution;
+ If the enterprise has exchanged a construction work for state land, the cost of such land is determined based on the value of the exchanged work, unless competent state agencies’ separate regulations are applied;
+ The auction-winning price, in case of auction of land use or lease rights;
+ For land inherited under the civil law or donated land with unidentifiable cost, its cost shall be determined based on the land price decided by the provincial-level People’s Committee on the basis of the land price bracket prescribed by the Government at the time of inheritance or donation.
For land inherited or donated before 1994, its cost shall be determined based on the land price decided by the provincial-level People’s Committee in 1994 on the basis of the land price brackets for different land categories specified in the Government’s Decree No. 87/CP of August 17, 1994.
+ For land mortgaged to secure loans or land distrained to secure judgment enforcement, its cost shall be determined on a case-by-case basis under the above guidance.
- Expense for land damage compensation.
- Expense for crop damage compensation.
- Compensation, support and resettlement expenses and expenses for organization of compensation, support and resettlement in accordance with law.
If the above compensation, support and resettlement expenses and expenses for organization of compensation, support and resettlement have no supporting invoice, a list shall be made, specifying the names and addresses of recipients; compensation or support amounts; signatures of recipients. This list shall be certified by the administrations of the wards or communes where are located land areas eligible for compensation or support in accordance with the law on compensation, support and resettlement when the State recovers land.
- Charges and fees related to the grant of land use rights as provided by law.
- Expense for soil improvement and ground leveling.
- Expense for the construction of infrastructure, such as roads, power lines, water supply and drainage systems, post and telecommunications facilities, etc.
- The value of infrastructure facilities and architectural works on land.
- Other expenses related to the transferred real estate.
An enterprise that conducts different business lines shall separately account expenses for each business line. If separate accounting cannot be conducted, general expenses shall be allocated based on the ratio of turnover from real estate transfer to the total turnover of the enterprise.
Expenses already paid by the State or from other capital sources must not be included in real estate transfer expenses.
2. The CIT rate for real estate transfer is 22% (or 20% from January 1, 2016).
3. Determination of payable CIT amounts:
The amount of CIT on real estate transfer in a tax period is the taxed income from real estate transfer multiplied by (x) the tax rate of 22%.
Income from real estate transfer shall be separately determined for tax payment declaration. The preferential tax rates and tax exemption and reduction duration guided in Chapter VI of this Circular are not applicable to income from real estate transfer.
Losses from real estate transfer, if any, shall be handled under the guidance in Clause 3, Article 9 of this Circular.
Dossiers for declaration and payment and documents of payment of CIT on incomes from real estate transfer in geographical areas where the transferred real estates are located serve as a basis for carrying out procedures for tax finalization in geographical areas where enterprises are headquartered.
4. Credit institutions that receive the value of real estate used as loan security in substitution of the performance of secured obligations shall, when transferring such real estate in accordance with law, declare and remit tax on the income from real estate transfer into the state budget. In case real estate mortgaged as loan security is put up for auction, the proceeds from such auction must be paid under the Government’s regulations on securing credit institutions’ loans, and tax shall be declared and paid under regulations. After paying these amounts, the remaining money shall be returned to business organizations that have mortgaged their real estate to secure loans.
If credit institutions that are allowed by law to transfer the mortgaged real estate for recovering capital cannot determine the cost of such real estate, such cost equals (=) payable loans under the real estate mortgage contract plus (+) unpaid loan interests at the time of public sale of the mortgaged real estate under the credit contract plus (+) expenses arising during the real estate transfer with lawful invoices or evidencing documents.
5. When a judgment enforcement agency auctions real estate used to secure judgment enforcement, the proceeds from such auction shall be used under the Government’s Decree on distraint and auction of land use rights to secure judgment enforcement. Organizations authorized to auction real estate shall declare and deduct tax on income from real estate transfer and remit it into the state budget. Such documents must specify the tax declaration and payment for the auction of real estate for judgment enforcement.
In case the judgment enforcement agency that transfers real estate used as judgment enforcement security cannot determine the cost of such real estate, such cost equals (=) payable debts under the court ruling for judgment enforcement plus (+) expenses arising during the real estate transfer with lawful invoices or evidencing documents.
CIT INCENTIVES
Article 18. Conditions for application of CIT incentives
1. CIT incentives are applicable only to enterprises which observe accounting, invoice and document regulations and register and pay CIT as declared.
2. While enjoying CIT incentives, enterprises that carry out different production and business activities shall separately account income from production and business activities eligible for CIT incentives (including preferential tax rates or tax exemption or reduction) from income from those ineligible for CIT incentives for separate tax declaration and payment.
During a tax period, if an enterprise fails to separately account incomes from production and business activities eligible and ineligible for tax incentives, the income from production and business activities eligible for tax incentives equals (=) the total taxed income multiplied by (x) the ratio (%) of the turnover from or deductible expenses for production and business activities eligible for tax incentives to the total turnover or total deductible expenses of the enterprise in the tax period.
If an enterprise has an income or a deductible expense which cannot be separately accounted, such income or expense shall be determined according to the ratio of the turnover from or deductible expenses for production and business activities eligible for tax incentives to the total turnover or total deductible expenses of the enterprise.
3. CIT incentives are not applied and the tax rate of 20% is applied to enterprises (including also enterprises subject to the tax rate of 20% under Clause 2, Article 11 of this Circular) that have the following incomes:
a/ Income from capital or capital contribution right transfer; income from real estate transfer (except income from investment and trading in social houses specified at Point d, Clause 3, Article 19 of this Circular); income from transfer of investment projects, right to participate in investment projects or right to explore and exploit minerals; income from production or business activities outside Vietnam;
b/ Income from the prospecting, exploration and exploitation of petroleum and other precious and rare natural resources and income from mining activities;
c/ Income from the provision of services liable to excise tax in accordance with the Excise Tax Law.
4. For enterprises having investment projects eligible for CIT incentives for being engaged in the fields eligible for investment incentives, incomes from these fields and incomes from the liquidation of waste materials and scraps of products in these fields, exchange rate differences directly related to turnover from and expenses for these fields, demand deposit interests and other directly related incomes are also eligible for CIT incentives.
For enterprises having investment projects eligible for CIT incentives for being located in geographical areas eligible for investment incentives (including also industrial parks, economic zones and hi-tech parks), incomes eligible for CIT incentives are all incomes from their production and business activities in such geographical areas, except those specified at Points a, b and c, Clause 3 of this Article.
Enterprises subject to the tax rate of 20% may apply the tax rate of 20% to all of their incomes, except those specified at Points a, b and c, Clause 3 of this Article.
5. New investment projects:
a/ New investment projects eligible for CIT incentives provided in Articles 15 and 16 of Decree No. 218/2013/ND-CP are:
- Projects which are granted first-time investment certificates from January 1, 2014, and generate turnover from the date of grant of such certificates.
- Domestic investment projects associated with the establishment of new enterprises which have investment capital of under VND 15 billion, are outside the list of conditional investment fields and are granted enterprise registration certificates from January 1, 2014.
- Investment projects which were granted investment licenses or investment certificates before January 1, 2014, are under construction, not yet commissioned, have generated no turnover and are granted certificates of modification of investment licenses or modified investment certificates from January 1, 2014.
- Investment projects independent from projects of operating enterprises (including also projects having investment capital of under VND 15 billion and outside the list of conditional investment fields) which obtain investment certificates from January 1, 2014, for implementation of these independent investment projects.
b/ For enterprises that modify or supplement investment licenses or investment certificates of their operating projects without changing conditions for enjoyment of incentives, incomes from modified or supplemented activities may continue to enjoy incentives given to these projects before the modification or supplementation for the remaining duration or enjoy incentives for expanded investment in case of satisfying the prescribed conditions for incentives.
c/ New investment projects eligible for CIT incentives do not include the following:
- Investment projects formed from the splitting, separation, merger or transformation of enterprises in accordance with law;
- Investment projects formed from ownership conversion (including also implementation of new investment projects with assets, business locations and lines of old enterprises for continued production and business activities, and acquisition of operating investment projects).
Enterprises established or having investment projects from transformation, ownership conversion, splitting, separation, merger or consolidation may continue enjoying CIT incentives given to enterprises or investment projects before the transformation, conversion, splitting, separation, merger or consolidation for the remaining duration if they still satisfy the conditions for CIT incentives.
d/ For enterprises enjoying CIT incentives as enterprises newly established from investment projects, only incomes from production and business activities satisfying the conditions for investment incentives stated in their first-time business registration certificates are eligible for such incentives. Enterprises currently engaged in production and business activities may continue enjoying tax incentives for the remaining duration if they have a change in their business registration certificates which does not affect the satisfaction of the prescribed conditions for tax incentives.
6. Incentives for expansion investment
a/ If satisfying one of the three conditions prescribed at this Point, enterprises having investment projects to develop operating investment projects such as expansion of production scale, increase of capacity and renewal of production technology (commonly referred to as expanded investment projects) in the fields or geographical areas eligible for CIT incentives under Decree No. 218/2013/ND-CP (including also economic zones, hi-tech parks, industrial parks other than those located in urban districts of special-grade cities, centrally run grade-I cities and grade-I provincial cities) may be chosen to enjoy CIT incentives for their operating projects for the remaining duration (if any) or to be entitled to a duration of tax exemption or reduction for additional incomes brought about by expansion investment (not eligible for preferential tax rates) equal to the tax exemption or reduction duration applicable to new investment projects in the same geographical area or field eligible for CIT incentives. If enterprises choose to enjoy CIT incentives for their operating projects for the remaining duration, expanded investment projects must be in the fields or geographical areas eligible for CIT incentives under Decree No. 218/2013/ND-CP and in the same field or geographical area with operating projects.
An expanded investment project mentioned at this Point must satisfy one of the following conditions:
- The historical cost of fixed assets added when the project is completed and commissioned is at least VND 20 billion, for expanded investment projects in the fields eligible for CIT incentives under Decree No. 218/2013/ND-CP, or VND 10 billion, for expanded investment projects in geographical areas with difficult or particularly difficult socio- economic conditions under Decree No. 218/2013/ND-CP.
- The historical cost of additional fixed assets accounts for at least 20% of the total historical cost of fixed assets before investment.
- The design capacity after expansion investment is at least 20% higher than the design capacity stated in the techno-economic study report prior to the initial investment.
In case enterprises choose to enjoy incentives for expansion investment, additional incomes brought about by expansion investment shall be separately accounted. In case enterprises cannot separately account additional incomes, such incomes shall be determined according to the ratio of historical cost of fixed assets newly invested for use for production and business activities to the total historical cost of fixed assets of enterprises.
The tax exemption or reduction duration mentioned in this Clause shall be counted from the year when the commissioned complete expanded investment project generates income. If no income is generated in the first three years from the first year of generating turnover from the expanded investment project, the tax exemption or reduction shall be counted from the fourth year of turnover generation.
In case operating enterprises invest in upgrading, replacement or renewal of technology of operating projects in the fields or geographical areas eligible for tax incentives under Decree No. 218/2013/ND-CP which fail to satisfy one of the three conditions prescribed at this Point, tax incentives shall be given to operating projects for the remaining duration (if any).
Tax incentives mentioned in this Clause are not applicable to cases of expanded investment due to splitting, separation, merger or ownership conversion (including also cases of implementation of new investment projects with assets and business locations and lines of old enterprises for continued production and business activities), acquisition of operating enterprises or investment projects.
Enterprises having investment projects formed from ownership conversion, splitting, separation, merger or consolidation may continue enjoying CIT incentives of enterprises or investment projects before such ownership conversion, splitting, separation, merger or consolidation for the remaining duration if they still satisfy the conditions for CIT incentives.
b/ Operating enterprises that enjoy tax incentives and invest in building new production lines, expanding production scale, adding production and business lines or raising productivity (commonly referred to as expanded investment) not in the fields or geographical areas eligible for tax incentives under Decree No. 218/2013/ND-CP, on CIT, are not entitled to CIT incentives for additional incomes brought about expanded investment.
If in a tax period, an enterprise cannot separately account additional incomes brought about by expanded investment, such additional incomes ineligible for CIT incentives may be determined by either of the following methods
Method 1:
Additional income from expanded investment ineligible for CIT incentives |
= |
Total taxable income in the year (excluding other income ineligible for incentives) |
x |
Value of fixed assets formed from expanded investment and used for production and business |
Total historical cost of fixed assets actually used for production and business |
The total historical cost of fixed assets actually used for production and business includes the value of fixed assets formed from expanded investment, completed and commissioned and the historical cost of existing fixed assets used for production and business according to period-end figures in the annual accounting balance sheet.
Method 2:
Additional income from expanded investment ineligible for CIT incentives |
= |
Total taxable income in the year (excluding other income ineligible for incentives) |
x |
Value of expanded investment in production and business |
Total actual investment in production and business |
The total actual investment in production and business is the total equity capital and loan capital invested by the enterprise in production and business according to period-end figures in the annual accounting balance sheet.
Enterprises may apply only one method of allocation of income from one expanded investment activity.
Example 16: Company A is an enterprise manufacturing plastic products in an industrial park in Ho Chi Minh City (a geographical area ineligible for incentives) and enjoying CIT incentives. The tax rate of 15% shall be applied for 12 years from the year of turnover generation, CIT exemption shall be given for 3 years from the year of generation of taxable income, and 50% CIT shall be given for 7 subsequent years. In 2014, it makes an expanded investment with a total value of machinery and equipment procured with new investment in the year being VND 5 billion. If the total value of fixed assets at the end of 2014 is VND 20 billion, total taxed income generated in 2014 is VND 1.2 billion, including other income of VND 200 million ineligible for incentives, then:
Income from expanded investment ineligible for incentives:
Additional income from expanded investment ineligible for CIT incentives = (VND 1.2 billion - VND 200 million) x VND 5 billion : VND 20 billion = VND 250 million.
Taxed income ineligible for CIT incentives in 2014: VND 200 million + VND 250 million = VND 450 million
Taxed income eligible for CIT incentives in 2014: VND 1.2 billion - VND 450 million = VND 750 million
7. In the same tax period, if having an income eligible for different preferential CIT rates and tax exemption and reduction durations, an enterprise may choose to apply the most beneficial incentive.
8. During the CIT incentive period, if an enterprise fails to satisfy any of the conditions for enjoying tax incentives in a tax year specified in Clauses 7, 8 and 12, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on CIT and Article 19 of Decree No. 218/2013/ND-CP, it is not entitled to tax incentives in that tax year and shall pay CIT at the common rate and that year shall be counted in its incentive enjoyment period.
9. In the same tax period, if an enterprise’s business activities eligible for tax incentives sustain losses, while business activities ineligible for tax incentives and other incomes from business activities (excluding income from real estate transfer and project transfer activities; income from transfer of the right to implement projects or the right to explore, exploit and process minerals in accordance with law) generate incomes (or vice versa), the enterprise may choose to clear such losses against its taxable incomes from income-generating business activities. The remaining income after clearing is subject to the CIT rate applicable to income-generating activities.
If an enterprise has been suffering losses from previous tax periods (the time limit for carrying forward losses has not expired), it may clear such losses against incomes from income-generating activities. If the enterprise cannot separately account loss from each activity, it may clear its losses against incomes from activities eligible for CIT incentives and, clear remaining losses, if any, against incomes from activities ineligible for CIT incentives (excluding income from real estate transfer and project transfer activities; income from the transfer of the right to implement projects or the right to explore, exploit and process minerals in accordance with law).
Example 17: In the tax period of 2014, enterprise A has:
- A loss of VND 1 billion from software production eligible for tax incentives.
- A profit of VND 1 billion from computer trading ineligible to tax incentives.
- A profit of VND 2 billion from securities transfer (another income from business activities).
In this case, enterprise A may choose to clear the loss from software production against the profit of computer trading or the profit from securities transfer. The remaining income is subject to CIT at the rate applicable to income-generating activities.
Specifically: After clearing the loss of VND 1 billion from software production against the profit of VND 1 billion from computer trading or securities transfer, the enterprise has a remaining profit of VND 2 billion and has to pay CIT at the tax rate of 22%: VND 2 billion x 22%.
Example 18: In the tax period of 2014, enterprise B has:
- A profit of VND 2 billion from software production eligible for tax incentives (this activity is currently subject to the CIT rate of 10%).
- A profit of VND 2 billion from computer trading ineligible to tax incentives.
- A loss of VND 1 billion from securities transfer (another income from business activities).
If in the tax period of 2013, enterprise B had a loss of VND 1 billion from computer trading, it shall carry forward such loss upon determining taxable income of 2014 as follows:
Specifically:
- Clearing the loss against profit of 2014: It may choose to clear the loss from securities trading against the profit from computer trading. The remaining profit from computer trading is (2 billion - 1 billion) = VND 1 billion.
- Carrying forward and clearing the loss from computer trading in 2013 against the profit from this activity in 2014: (1 billion - 1 billion) = VND 0 billion.
- Declaring, calculating and paying CIT on activities eligible for tax incentives: VND 2 billion x 10% = VND 200 million.
So, the payable CIT amount is VND 200 million. Example 19: In the tax period of 2014, enterprise C has:
- A profit of VND 2 billion from software production eligible for tax incentives (these activities are currently subject to the CIT rate of 10%).
- A profit of VND 2 billion from computer trading ineligible for tax incentives.
- A loss of VND 1 billion from securities transfer (another income from business activities).
In the tax period of 2013, enterprise C had a loss of VND 2 billion but it could not identify the activity which made such loss. As a result, it shall first of all clear such loss against the income from activities eligible for tax incentives (software production).
Specifically:
- Clearing the loss against profit of 2014: It may choose to clear the loss from securities trading against the profit from computer trading. The remaining profit from computer trading is (2 billion - 1 billion) = VND 1 billion.
- Carrying forward and clearing the loss of 2013 against the profit from software production in 2014: (2 billion - 2 billion) = VND 0 billion.
- Declaring and paying CIT at the tax rate of 22% on business activities ineligible for tax incentives: VND 1 billion x 22% = VND 220 million.
10. In the duration of enjoyment of CIT incentives under regulations, if a competent examination or inspection agency detects:
- A higher CIT amount eligible to tax incentives compared to that declared by the enterprise itself (including the case where the enterprise has not made declaration to enjoy tax incentives), the enterprise may enjoy provided CIT incentives for CIT amounts detected through examination or inspection (including the added CIT amount and the CIT amount eligible for tax incentives which has been declared without any specified tax incentive amount).
- A lower CIT amount eligible for tax incentives compared to that declared by the enterprise itself, the enterprise may only enjoy CIT incentives applicable to the CIT amount detected through examination or inspection.
- Depending on the severity of the enterprise’s violations, the competent examination or inspection agency shall apply sanctions on tax-related violations under regulations.
Article 19. Preferential tax rates
1. The preferential tax rate of 10% for fifteen (15) years is applicable to:
a/ Incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions specified in the Appendix to Decree No. 218/2013/ND-CP, economic zones and hi-tech zones, including information technology parks established under the Prime Minister’s decisions.
b/ Incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in the fields of scientific research and technological development; application of high technologies on the list of high technologies prioritized for development investment in accordance with the Law on High Technologies; nursery of high technologies and hi-tech enterprises; venture investment in development of high technologies on the list of high technologies prioritized for development in accordance with the Law on High Technologies; construction investment and commercial operation of establishments nursing high technologies and hi-tech enterprises; investment in development water plants, power plants, water supply and drainage systems; bridges, roads, railways; airports, seaports, river ports; air fields, stations and other particularly important infrastructure facilities decided by the Prime Minister; production of software products; manufacture of composite materials, light building materials, rare and precious materials; generation of renewable energies, clean energy and energy from the waste disposal; development of biotechnology;
c/ Incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in the field of environmental protection, covering manufacture of equipment for treating environmental pollution, equipment for environmental observation and analysis; environmental pollution treatment and protection; collection and treatment of wastewater, exhaust and solid wastes; recycling and reuse of wastes;
d/ Hi-tech enterprises and agricultural enterprises applying high technologies defined in the Law on High Technologies;
Hi-tech enterprises and agricultural enterprises applying high technologies defined in the Law on High Technologies may enjoy preferential tax rates from the year of grant of certificates of hi-tech enterprises or agricultural enterprises applying high technologies.
Hi-tech enterprises and agricultural enterprises applying high technologies may enjoy CIT incentives calculated on their total incomes, except incomes specified at Points a, b and c, Clause 3, Article 18 of this Circular.
In case enterprises that are enjoying CIT incentives or have fully enjoyed CIT incentives provided in legal documents on CIT are granted certificates of hi-tech enterprises or agricultural enterprises applying high technologies, the incentive level for hi-tech enterprises and agricultural enterprises applying high technologies is equal to that applicable to hi-tech enterprises and agricultural enterprises applying high technologies defined in Clause 1, Article 15 and Clause 1, Article 16 of Decree No. 218/2013/ND-CP minus the enjoyed incentives (in terms of tax rates and tax exemption and reduction duration), for newly established enterprises and new investment projects.
dd/ Incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in the fields of production (except projects producing goods items liable to excise tax and mineral mining projects) which satisfy either of the following conditions:
- A project has an initial registered investment capital of at least VND 6 (six) trillion, fully disburses the capital within 3 years after being granted an investment license, and has a total turnover of at least VND 10 (ten) trillion/year from the 4th year after the year when turnover is first generated.
- A project has an initial registered investment capital of at least VND 6 (six) trillion, fully disburses the capital within 3 years after being granted an investment license, and regularly employs an average of over 3,000 laborers/year from the 4th year after the year when turnover is first generated.
Laborers mentioned at this Point are employees having labor contracts to work on a full-time basis. Part-time employees and employees with labor contracts of short term of under 1 year shall not be included.
The annual average number of regular employees shall be determined under the guidance in the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs’ Circular No. 40/2009/TT-BLDTBXH of December 3, 2009.
In case their investment projects fail to satisfy the conditions prescribed at this Point (except those with behind-schedule progress due to objective reasons in the stages of ground clearance, completion of administrative procedures by state agencies, natural disasters, enemy sabotage or fire and consent of the investment-licensing agency which shall be reported to the Prime Minister for approval) enterprises are not entitled to CIT incentives and shall declare and pay CIT amounts declared for enjoyment of incentives in the last year (if any) and a late tax payment interest as prescribed. However, they will not be sanctioned for false declaration in accordance with the law on tax administration.
2. For investment projects mentioned at Points b and c, Clause 1 of this Article which are of large size and furnished with high or new technologies which need special investment attraction, the duration of application of the tax rate of 10% may be longer but must not exceed 30 years under the Prime Minister’s decisions based on the Minister of Finance’s proposals.
3. The preferential tax rate of 10% is applicable throughout the operation duration to:
a/ Incomes of enterprises from socialized education and training, job training, health care, culture, sports and environmental protection activities (below referred to as socialized fields);
The list of types, sizes and standards of enterprises engaged in socialized fields is that promulgated by the Prime Minister;
b/ Incomes of publishing houses from publication activities in accordance with the Law on Publication;
Publication activities include publishing, printing and distribution of publications in accordance with the Law on Publication;
Publications are defined in Article 4 of the Law on Publication and Article 2 of the Government’s Decree No. 111/2005/ND-CP of August 26, 2005. In case the provisions of the Law on Publication, Decree No. 111/2005/ND-CP and legal documents relevant to the field of publication are amended, amended provisions shall be complied with;
c/ Incomes of press agencies from printed newspapers (including advertisements on printed newspapers) in accordance with the Law on Publication;
d/ Incomes of enterprises from the implementation of projects on investment and trading in social houses for sale or lease to or hire-purchase by the subjects specified in Article 53 of the Housing Law;
Social houses mentioned at this Point are houses built by the State or organizations or individuals of all economic sectors and satisfying the housing criteria and conditions of sale prices, lease or hire-purchase prices, subjects eligible for purchase, rent or hire-purchase of social houses prescribed by the housing law. The determination of incomes subject to the tax rate of 10% under this Point does not depend on the time of signing the contracts on sale, lease or hire-purchase of social houses.
In case enterprises that invest and trade in social houses sign contracts on house transfer with advance payment from customers according to the construction progress before January 1, 2014, and continue collecting money from January 1, 2014 (enterprises have declared for temporary payment of CIT on incomes or according to a percentage of generated turnover) and hand over houses from January 1, 2014 onward, incomes from house transfer is subject to the tax rate of 10%.
Incomes from social house investment and trading subject to the tax rate of 10% in this Clause are incomes from the sale, lease or hire-purchase generated from January 1, 2014 onward. In case enterprises cannot separately account incomes from the social house sale, lease or hire-purchase generated from January 1, 2014, incomes subject to the tax rate of 10% shall be determined according to the ratio of turnover from the social house sale, lease or hire-purchase to the total turnover in the same period.
e/ Incomes of enterprises from the forest planting, tending and protection; agricultural cultivation, planting of forest trees and aquaculture in geographical areas with difficult socio-economic conditions; production, propagation and hybridization of plant varieties and animal breeds; salt production, exploitation and refinery, except salt production mentioned in Clause 1, Article 4 of Decree No. 218/2013/ND-CP, investment in the preservation of post-harvest farm produce, aquatic products and foodstuffs;
f/ Incomes of cooperatives engaged in agriculture, forestry, fisheries or salt production and not located in geographical areas with difficult or particularly difficult socio-economic conditions.
4. The preferential tax rate of 20% for ten (10) years is applicable to:
a/ Incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in geographical areas with difficult socio-economic conditions specified in the Appendix to the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP;
b/ Incomes from enterprises from the implementation of new investment projects on production of hi-class steel, energy-conserving products, machinery and equipment for agriculture, forestry, fisheries and salt production, irrigation and drainage equipment, livestock and aquatic animal feed; and development of traditional crafts and trades (including building and development of traditional handicraft production, farm produce and food processing and production of cultural products);
Enterprises implementing new investment projects in the fields or geographical areas eligible for the tax incentives specified in this Clause will enjoy the tax rate of 17% from January 1, 2016.
5. The preferential tax rate of 20% (or 17% from January 1, 2016) is applicable throughout the operation duration to people’s credit funds, cooperative banks and micro-finance institutions.
Upon the expiration of the duration of application of the tax rate of 10% specified at Point a, Clause 1 of this Article, people’s credit funds, cooperative banks and micro-finance institutions newly established in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions specified in the Appendix to the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP, may switch to apply the tax rate of 20%. From January 1, 2016, they may switch to the tax rate of 17%.
Micro-finance institutions mentioned in this Clause are those established and operating in accordance with the Law on Credit Institutions.
6. The duration of application of preferential tax rates specified in this Article shall be counted consecutively from the first year when enterprises generate turnover from new investment projects eligible for tax incentives. For hi-tech enterprises and agricultural enterprises applying high technologies, this duration shall be counted from the year when they are recognized as hi-tech enterprises or agricultural enterprises applying high technologies. For projects applying high technologies, this duration shall be counted from the year when they are granted certificates of projects applying high technologies.
Article 20. Tax exemption and reduction durations
1. Tax exemption for 4 years and 50% reduction of payable tax amounts for 9 subsequent years are applicable to:
a/ Incomes of enterprises from the implementation of new investment projects specified in Clause 1, Article 19 of this Circular;
b/ Incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in the socialized fields in geographical areas with difficult or particularly difficult socio-economic conditions specified in the Appendix to Decree No. 218/2013/ND-CP.
2. Tax exemption for 4 years and 50% reduction of payable tax amounts for 5 subsequent years are applicable to incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in the socialized fields in geographical areas outside the list of those with difficult or particularly difficult socio-economic conditions specified in the Appendix to Decree No. 218/2013/ND-CP.
3. Tax exemption for 2 years and 50% reduction of payable tax amounts for 4 subsequent years are applicable to incomes from the implementation of new investment projects specified in Clause 4, Article 19 of this Circular and incomes of enterprises from the implementation of new investment projects in industrial parks (except industrial parks in urban districts of special-grade or centrally run grade-I urban centers and those in provincial grade-I cities). For an industrial park located in both geographical area with favorable conditions and geographical area with difficult conditions, the determination of tax incentives to be given to the industrial park shall be based on the geographical area in which the larger part of the industrial park is located.
The determination of special-grade and grade-I urban centers mentioned in this Clause complies with the Government’s Decree No. 42/2009/ND-CP of May 7, 2009, on classification of urban centers and legal documents amending this Decree (if any).
4. The tax exemption or reduction duration specified in this Article shall be counted consecutively from the first year an enterprise has taxable income from a new investment project eligible for tax incentives. If an enterprise has no taxable income for the first 3 years, counting from the first year it has turnover from a new investment project, the tax exemption or reduction duration shall be counted from the fourth year.
Example 20: In 2014, enterprise A has a new investment project on software production. If it earns in 2014 taxable income from such project, the tax exemption or reduction duration shall be counted consecutively from 2014. If such project generates turnover in 2014 but still has no taxable income in 2016, the tax exemption or reduction duration shall be counted consecutively from 2017.
5. The tax exemption or reduction year shall be determined according to the tax period. The tax exemption or reduction duration shall be counted consecutively from the first tax period an enterprise has taxable income (excluding losses carried forward from previous tax periods).
If an enterprise has taxable income in the first tax period but its new investment project has a production or business operation duration eligible for tax incentives of under 12 (twelve) months, the enterprise may choose to enjoy tax incentives for the new investment project right in that tax period or register with the tax agency a tax incentive duration counted from the subsequent tax period. If the enterprise registers a tax incentive duration in the subsequent tax period, the first tax period’s payable tax amount shall be determined for remission into the state budget under regulations.
Article 21. Other cases of tax reduction
1. A production, construction or transportation enterprise that employs between 10 and 100 female laborers who account for more than 50% of its total regular employees or regularly employs over 100 female laborers who account for more than 30% of its total regular employees is entitled to a reduction of payable CIT equivalent to actual additional expenses for female laborers as guided in Item a, Point 2.9, Clause 2, Article 6 of this Circular if they can separately account such expenses.
Non-business units and offices of corporations not directly engaged in production and business operation are not entitled to tax reduction under this Point.
2. Enterprises that employ ethnic minority laborers are entitled to a reduction of payable CIT equivalent to actual additional expenses for ethnic minority laborers as guided in Item b, Point 2.9, Clause 2, Article 6 of this Circular if they can separately account such expenses.
3. Enterprises that transfer technologies in the prioritized fields to organizations and individuals in geographical areas with difficult socio- economic conditions are entitled to 50% reduction of payable CIT calculated on incomes from technology transfer.
Article 22. Procedures for application of CIT incentives
Enterprises shall determine by themselves conditions for enjoyment of tax incentives, preferential tax rates, the tax exemption or reduction duration, and losses allowed to be cleared against taxed incomes in order to declare and finalize tax with tax agencies.
When conducting examination and inspection at enterprises, tax agencies shall examine conditions actually satisfied by enterprises for enjoyment of tax incentives, CIT amounts eligible for exemption or reduction, and losses allowed to be cleared against taxable incomes. If enterprises fail to satisfy conditions for enjoyment of preferential tax rates and tax exemption or reduction duration, tax agencies shall retrospectively collect tax and sanction tax-related administrative violations under regulations.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect on August 2, 2014, and applies from the CIT period of 2014 on.
2. Enterprises that have investment projects which, by the end of the tax period of 2013, remain eligible for CIT incentives (including those having been enjoying and those having not yet enjoyed incentives) under previous legal documents on CIT may continue to enjoy these incentives for the remaining duration under such legal documents. If they satisfy the conditions for enjoyment of tax incentives under Decree No. 218/2013/ND-CP on CIT, they may choose to enjoy current incentives or incentives provided in Decree No. 218/2013/ND-CP which are applicable to new investment projects (including preferential tax rates and tax exemption and reduction duration) for the remaining duration if they are eligible for CIT incentives as enterprises newly established under investment projects or to expanded investment projects for the remaining duration if they are eligible for incentives as expanded investment projects. Expanded investment projects which may choose to enjoy other incentives mentioned in this Clause are those starting to be implemented on or before December 31, 2008, and those commissioned for production and business operation in or before 2009.
The remaining duration for enjoyment of tax incentives shall be counted consecutively from the time of implementation of the tax incentive provisions of the legal documents on foreign investment in Vietnam, domestic investment promotion and CIT issued before the effective date of this Circular.
The remaining duration for enjoyment of tax incentives is the number of years during which an enterprise is still entitled to tax incentives (preferential tax rates and tax exemption or reduction duration) guided in this Circular minus (-) the number of years during which the enterprise has enjoyed tax incentives (preferential tax rates and tax exemption or reduction duration) under previous legal documents on CIT. The determination of the remaining duration for enjoyment of tax incentives must adhere to the following principles:
- By the end of the tax period of 2013, upon the expiration of the duration of enjoying tax rate incentives under previous legal documents on CIT, an enterprise may not switch to apply tax incentives (preferential tax rates and tax exemption and reduction duration) for the remaining duration guided in this Circular.
- By the end of the tax period of 2013, if still in the duration of enjoying tax incentives (preferential tax rates and tax exemption and reduction duration) under previous legal documents on CIT, an enterprise will continue to enjoy the preferential tax rate and tax exemption and reduction for the remaining duration as guided in this Circular.
- By the end of the tax period of 2013, if still entitled to a preferential tax rate but no longer entitled to tax exemption because the tax exemption duration under previous legal documents on CIT has just expired, an enterprise will not be entitled to tax exemption but only to tax reduction for the number of years guided in this Circular, and will apply the preferential tax rate for the remaining duration guided in this Circular.
- By the end of the tax period of 2013, if still entitled to a preferential tax rate and tax reduction under previous legal documents on CIT, an enterprise will have the remaining number of years eligible for tax reduction equal to the number of years eligible for tax reduction guided in this Circular minus (-) the number of years during which the enterprise has enjoyed tax reduction, counting to the end of the tax period of 2013, and will continue to apply the preferential tax rate for the remaining duration guided in this Circular.
- By the end of the tax period of 2013, when its tax exemption or reduction duration under previous legal documents on CIT expires, an enterprise will not be entitled to tax incentives (preferential tax rates and tax exemption or reduction duration) guided in this Circular.
3. Enterprises that started to implement their expanded investment projects in the fields or geographical areas eligible for CIT incentives under Decree No. 218/2013/ND-CP (including economic zones, hi-tech parks, industrial parks other than those located in urban districts of special-grade or centrally run grade-I cities and industrial parks in provincial grade-I cities) before January 1, 2014, and commissioned such projects for production and business operation and have generated turnover since January 1, 2014, are entitled to CIT incentives for their additional incomes brought about by expanded investment as guided in this Circular.
4. This Circular replaces the Ministry of Finance’s Circular No. 123/2012/TT-BTC of July 27, 2012.
5. To annul all CIT guidelines provided by the Ministry of Finance and other sectors which are contrary to this Circular.
6. The settlement of problems in taxation, tax finalization, tax exemption or reduction and the handling of violations of the CIT law arising before the tax period of 2014 must comply with relevant regulations guiding CIT issued before the tax period of 2014.
7. In case the Socialist Republic of Vietnam signs a treaty or international agreement which provides for CIT payment differently from the guidance in this Circular, the provisions of that treaty or international agreement prevail.
Article 24. Implementation responsibility
1. Tax agencies at all levels shall disseminate this Circular to enterprises and guide them in complying with this Circular.
2. Enterprises subject to this Circular shall comply with the guidance provided in this Circular.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement.-
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
LIST OF FORMS ISSUED TOGETHER WITH CIRCULAR ON CORPORATE INCOME TAX
1. List of purchased goods and services without invoices (Form No. 01).
2. List of electricity and water bills (Form No. 02).
3. Certification of education financing (Form No. 03).
4. Certification of health financing (Form No. 04).
5. Certification of disaster recovery financing (Form No. 05).
6. Certification of financing for building houses for the poor (Form No. 06).
7. Certification of financing under the State’s program for severely disadvantaged areas (Form No. 07).
8. Corporate income tax declaration associated with the acquisition of a single-member limited liability company owned by an organization (Form No. 08)
Form No. 01/TNDN |
LIST OF PURCHASED GOODS AND SERVICES WITHOUT INVOICES
[Date]………………………………
- Company's name: …………………………………………………… ……………………………………………………………………………. |
TIN: |
- Address: ..................................................................................................................
- Address of the purchasing organization: ..................................................................... ..............................
- Person in charge of purchasing: .....................................................................................
Date of purchase |
Seller |
Goods purchased |
Notes |
|||||
Seller's Name |
Address |
ID number |
Description |
Quantity |
Unit Price |
Total Payment |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Total value of purchased goods: ……………………………………………………….
Prepared by |
[Date]………………….. |
Notes:
- The purchasing organization shall, based on the actual number of items purchased without invoices, make a list in the order of purchase time; it shall fully fill in the entries on the list, and make a list on a monthly basis. Purchased goods made according to this list are based on the purchase and sale documents made between the seller and the buyer, clearly stating the quantity and value of purchased goods, the date and month of purchase, the address and the ID number of the buyer and signatures of the seller and the buyer.
- As for companies that put purchasing stations in many places, each purchasing station must make a separate list. The company shall make a consolidated list of stations.
Form No. 02/TNDN |
LIST OF ELECTRICITY AND WATER BILLS
[Date]………………………………
- Company's name: …………………………………………………… ……………………………………………………………………………. |
TIN: |
- Address: ..................................................................................................................
- Name of the owner leasing the place of production/business: .....................................
.................................................................................................................................
- Address of leased premises: ................................................................................
VAT invoice for payment of electricity and water bill from supplier |
Proof of payment of bill of electricity and water actually used by the company |
|||||||
Invoice No. |
Date |
Supplier |
Electricity and Water Consumption |
Amount |
No of proof of payment |
Date |
Electricity and Water Consumption |
Amount |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Total payment (VAT inclusive): ………………………………………
Prepared by |
[Date]………………….. |
Form No. 03/TNDN |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
CERTIFICATIONOF EDUCATION FINANCING
We are:
Company’s name [sponsor]:
Address: Phone number:
TIN:
Name of educational institution/Student/Agency, organization (beneficiary):
Address: Phone number:
TIN (if any):
Co-certify that [company’s name] has sponsored [educational institution, student] for the following purposes:
- financing for school □
- financing equipment for teaching, learning and school activities □
- financing scholarships □
- holding a contest…. □
With the total value of the funding being ………….
In money: ……………..
In kind: …………………… converted into VND: …………………
Valuable papers…………………… converted into VND
(enclosed with other relevant documents of the funding).
[Name of educational institution; name of student; agency/organization authorized to mobilize funding] commit to use the funding properly. If the funding is improperly used, the undersigned beneficiary shall take legal liability.
This record is made at…[time] at…[place] on…[date] and is made into ….identical copies, each party keeps 01 copy.
Beneficiary |
Director |
Form No. 04/TNDN |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
CERTIFICATION OF HEALTH FINANCING
We are:
Company (sponsor):
Address: Phone number:
TIN:
Health facility/beneficiary:
Address: Phone number:
TIN (if any):
Co-certify that [company’s name] has sponsored [health facility/beneficiary] the following:
- Financing for the health facility □
- Sponsoring medical equipment, medical goods, drugs □
- Funding in money □
With the total value of the funding being ………….
In money: ………………….
In kind: …………………… converted into VND: ……………………..
Valuable papers…………………… converted into VND………………………………..
(Enclosed with other relevant documents of the funding).
[Name of health facility/beneficiary] commits to use the funding properly. If the funding is improperly used, the undersigned beneficiary shall take legal liability.
This record is made at…[time] at…[place] on…[date] and is made into ….identical copies, each party keeps 01 copy.
Beneficiary |
Director |
Form No. 05/TNDN |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
CERTIFICATION OF DISASTER RECOVERY FINANCING
We are:
Company (sponsor):
Address: Phone number:
TIN:
Beneficiary [Name of beneficiary or agency/organization authorized to mobilize funding]:
Address: Phone number:
TIN (if any):
Co-certify that [company’s name] has sponsored [beneficiary] for disaster recovery: …………….
With the total value of the funding being ………….
In money: ………………
In kind: …………………… converted into VND: ………………..
Valuable papers…………………… converted into VND………..
(enclosed with other relevant documents of the funding).
[Name of beneficiary] commits to use the funding properly. If the funding is improperly used, the undersigned beneficiary shall take legal liability.
This record is made at…[time] at…[place] on…[date] and is made into ….identical copies, each party keeps 01 copy.
Beneficiary |
Director |
Form No. 06/TNDN |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
CERTIFICATION OF FINANCING FOR BUILDING HOUSES FOR THE POOR
We are:
Company (sponsor):
Address: Phone number:
TIN:
Beneficiary: [Name of individual or agency/organization authorized to mobilize funding]
Address: Phone number:
Co-certify that [company’s name] has sponsored [individual, organization] to build houses for the poor.
With the total value of the funding being ………….
In money: …………………
In kind: …………………… converted into VND: ……………………
Valuable papers…………………… converted into VND………..
(enclosed with other relevant documents regarding the financing).
[Name of individual or organization authorized to mobilize funding] commit to use the funding properly. If the funding is improperly used, the undersigned beneficiary shall take legal liability.
This record is made at…[time] at…[place] on…[date] and is made into ….identical copies, each party keeps 01 copy.
Beneficiary |
Director |
Form No. 07/TNDN |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
CERTIFICATION OF FINANCING UNDER THE STATE’S PROGRAM FOR SEVERELY DISADVANTAGED AREAS
We are:
Company (sponsor):
Address: Phone number:
TIN:
Beneficiary: [Name of individual or agency/organization authorized to mobilize funding]
Address: Phone number:
Co-certify that [company’s name] has sponsored [individual, organization] under the State’s program for severely disadvantaged areas.
With the total value of the funding being ………….
In money: ……………………..
In kind: …………………… converted into VND: ……………………
Valuable papers…………………… converted into VND………………………………..
(enclosed with other relevant documents regarding the financing).
[Name of individual or organization authorized to mobilize funding] commit to use the funding properly. If the funding is improperly used, the undersigned beneficiary shall take legal liability.
This record is made at…[time] at…[place] on…[date] and is made into ….identical copies, each party keeps 01 copy.
Beneficiary |
Director |
Form No. 08/TNDN |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
CORPORATE INCOME TAX DECLARATION
(To be used for declaration of corporate income tax on the acquisition of a single-member limited liability company owned by an organization in the form of capital transfer associated with real estate)
[01] Tax period: □ Pay tax every time the tax is incurred: [Date]…………………………………….
[02] First time □ [03] Amendment: □
1. Transferor:
[04] Taxpayer’s name ...........................................................................................
[05] TIN: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[06] Head office address: ...................................................................................................
[07] District: ……………… [08] Province/City: ................................
[09] Phone: ………………………… [10] Fax: ………………………… [11] Email: .....
2. Transferee:
[12] Name of transferee (organization/individual): .....................................................
[13] TIN (for company) or ID number (for individual):
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[14] Address: ..............................................................................................................
[15] Transfer contract: No. .... Dated…..notarized/authenticated at the People's Committee of the ward (commune) [date] ........ (if any).
[16] Tax agent's name (if any): ..............................................................................
[17] TIN: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[18] Address: ...............................................................................................................
[19] District: ……………… [20] Province/City: .................................
[21] Phone: ………………………… [22] Fax: ………………………… [23] Email: .............
[24] Agency contract: No. …………………….. date ………………………………..
Currency: VND
No. |
Item |
Item code |
Amount |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Revenue from the acquisition of the Company associated with real estate transfer |
[25] |
|
2 |
Costs of the acquisition of the Company associated with real estate transfer |
[26] |
|
|
In which: |
|
|
2.1 |
- Cost of land transferred |
[27] |
|
2.2 |
- Cost of compensation for land damage |
[28] |
|
2.3 |
- Compensation for damage to crops |
[29] |
|
2.4 |
- Cost of site improvement and leveling |
[30] |
|
2.5 |
- Cost of infrastructure construction |
[31] |
|
2.6 |
- Other costs (including the purchase price of the transferred capital) |
[32] |
|
3 |
Revenue from the acquisition of the Company associated with real estate transfer ([33]=[25]-[26]) |
[33] |
|
4 |
Loss from real estate transfer carried forward this period |
[34] |
|
5 |
Assessable corporate income (CIT) from the acquisition of the Company associated with the transfer of real estate ([35]=[33]-[34]) |
[35] |
|
6 |
CIT rate (22%) |
[36] |
|
7 |
CIT payable ([37]=[35] x [36]) |
[37] |
|
I hereby certify that the above declared data is correct and take legal lability for it./.
TAX AGENT EMPLOYEE |
[Place]…..[Date]………………….. |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Xác định thu nhập tính thuế
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điều 8. Thu nhập được miễn thuế
Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ
Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Điều 18. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp