Luật xuất bản 2012 số 19/2012/QH13
Số hiệu: | 19/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 22/12/2012 | Số công báo: | Từ số 761 đến số 762 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.
Điều 3. Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
2. In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
3. Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
5. Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản.
6. Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản.
7. Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán.
8. Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
9. Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử.
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật giao dịch điện tử.
11. Phương thức xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử là việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên các phương tiện điện tử.
12. Lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
Điều 5. Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
c) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.
2. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này;
b) Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;
c) Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
d) Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.
3. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.
4. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:
a) Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước;
d) Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
5. Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử;
b) Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ xuất bản phẩm điện tử.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản.
Điều 8. Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài
1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài.
Điều 9. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản
Việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
2. In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
3. Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
5. Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản.
6. Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản.
7. Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán.
8. Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
9. Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử.
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật giao dịch điện tử.
11. Phương thức xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử là việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên các phương tiện điện tử.
12. Lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
c) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.
2. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này;
b) Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;
c) Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
d) Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.
3. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.
4. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:
a) Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước;
d) Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
5. Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử;
b) Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ xuất bản phẩm điện tử.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản.
1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài.
Việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Điều 13. Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
4. Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;
b) Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
c) Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
5. Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
d) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
6. Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
a) Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
b) Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
c) Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
b) Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi trụ sở làm việc, nhà xuất bản phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
1. Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuất bản quy định tại Điều 17 của Luật này sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Định hướng kế hoạch xuất bản hằng năm của nhà xuất bản.
4. Chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; giám sát nhà xuất bản thực hiện đúng giấy phép thành lập nhà xuất bản.
5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền.
6. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 17. Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản
1. Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
d) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:
a) Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
b) Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
c) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
1. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
b) Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của Luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
e) Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
g) Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
h) Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
i) Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
k) Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
n) Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
o) Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
p) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
2. Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
b) Tổ chức biên tập bản thảo;
c) Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;
d) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
đ) Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
Điều 19. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
4. Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
5. Chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
Điều 21. Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
1. Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
1. Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân.
2. Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:
a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo;
c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
3. Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
4. Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
5. Trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Quyết định đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng liên kết đối với từng xuất bản phẩm; trường hợp liên kết để xuất bản nhiều xuất bản phẩm với cùng một đối tác liên kết thì có thể giao kết trong một hợp đồng, trong đó thể hiện rõ hình thức liên kết đối với từng xuất bản phẩm;
b) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản; bảo đảm nội dung xuất bản phẩm liên kết phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
c) Tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết;
đ) Thu hồi quyết định xuất bản khi đối tác liên kết vi phạm hợp đồng liên kết;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
6. Trách nhiệm của tổng biên tập nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ; đọc duyệt bản thảo tác phẩm, tài liệu liên kết xuất bản;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
7. Trách nhiệm của đối tác liên kết:
a) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản;
b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt để in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;
c) Ghi tên, địa chỉ trên xuất bản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu;
đ) Chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định phát hành;
e) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết.
Điều 24. Tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản
Tác phẩm, tài liệu sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản:
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.
Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
1. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
2. Tài liệu không kinh doanh phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
3. Chính phủ quy định danh mục tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này và nộp phí thẩm định nội dung tài liệu để cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Ba bản thảo tài liệu; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử, phải lưu toàn bộ nội dung vào thiết bị số;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với tổ chức nước ngoài.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức để nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng giấy phép xuất bản được cấp;
b) Bảo đảm nội dung tài liệu xuất bản đúng với bản thảo tài liệu được cấp giấy phép;
c) Thực hiện ghi thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
d) Nôp lưu chiểu tài liệu và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
đ) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy đối với tài liệu xuất bản khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản.
Điều 26. Xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam
1. Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện.
2. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
1. Trên xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:
a) Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;
c) Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN);
d) Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”.
2. Trên xuất bản phẩm không phải là sách phải ghi các thông tin sau:
a) Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;
c) Đối với xuất bản phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là “xuất bản phẩm không bán”.
3. Thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác; thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải ghi trên cùng một trang sách; thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa bốn của sách.
4. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên xuất bản phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Đối với xuất bản phẩm điện tử ngoài việc phải có đủ các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải có các thông tin quản lý xuất bản phẩm điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Trường hợp bìa một của sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không ghi tên tác giả, người biên soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên nên hình ảnh, chân dung đó.
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
1. Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản;
b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu;
đ) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.
Điều 29. Đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu.
Điều 30. Quảng cáo trên xuất bản phẩm
1. Không được quảng cáo trên bản đồ hành chính.
2. Việc quảng cáo trên lịch blốc được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Diện tích dành cho quảng cáo không vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo;
b) Không được quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
4. Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;
b) Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
c) Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
5. Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
d) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
6. Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
a) Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
b) Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
c) Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
b) Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi trụ sở làm việc, nhà xuất bản phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi.
1. Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuất bản quy định tại Điều 17 của Luật này sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Định hướng kế hoạch xuất bản hằng năm của nhà xuất bản.
4. Chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; giám sát nhà xuất bản thực hiện đúng giấy phép thành lập nhà xuất bản.
5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền.
6. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
d) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:
a) Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
b) Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
c) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
1. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
b) Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của Luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
e) Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
g) Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
h) Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
i) Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
k) Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
n) Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
o) Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
p) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
2. Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
b) Tổ chức biên tập bản thảo;
c) Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;
d) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
đ) Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
4. Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
5. Chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
1. Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.
1. Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân.
2. Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:
a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo;
c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
3. Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
4. Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
5. Trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Quyết định đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng liên kết đối với từng xuất bản phẩm; trường hợp liên kết để xuất bản nhiều xuất bản phẩm với cùng một đối tác liên kết thì có thể giao kết trong một hợp đồng, trong đó thể hiện rõ hình thức liên kết đối với từng xuất bản phẩm;
b) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản; bảo đảm nội dung xuất bản phẩm liên kết phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
c) Tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết;
đ) Thu hồi quyết định xuất bản khi đối tác liên kết vi phạm hợp đồng liên kết;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
6. Trách nhiệm của tổng biên tập nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ; đọc duyệt bản thảo tác phẩm, tài liệu liên kết xuất bản;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
7. Trách nhiệm của đối tác liên kết:
a) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản;
b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt để in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;
c) Ghi tên, địa chỉ trên xuất bản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu;
đ) Chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định phát hành;
e) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết.
Tác phẩm, tài liệu sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản:
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.
1. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
2. Tài liệu không kinh doanh phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
3. Chính phủ quy định danh mục tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này và nộp phí thẩm định nội dung tài liệu để cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Ba bản thảo tài liệu; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử, phải lưu toàn bộ nội dung vào thiết bị số;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với tổ chức nước ngoài.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức để nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng giấy phép xuất bản được cấp;
b) Bảo đảm nội dung tài liệu xuất bản đúng với bản thảo tài liệu được cấp giấy phép;
c) Thực hiện ghi thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
d) Nôp lưu chiểu tài liệu và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
đ) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy đối với tài liệu xuất bản khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản.
1. Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện.
2. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
1. Trên xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:
a) Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;
c) Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN);
d) Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”.
2. Trên xuất bản phẩm không phải là sách phải ghi các thông tin sau:
a) Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;
c) Đối với xuất bản phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là “xuất bản phẩm không bán”.
3. Thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác; thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải ghi trên cùng một trang sách; thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa bốn của sách.
4. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên xuất bản phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Đối với xuất bản phẩm điện tử ngoài việc phải có đủ các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải có các thông tin quản lý xuất bản phẩm điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Trường hợp bìa một của sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không ghi tên tác giả, người biên soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên nên hình ảnh, chân dung đó.
1. Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản;
b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu;
đ) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu.
1. Không được quảng cáo trên bản đồ hành chính.
2. Việc quảng cáo trên lịch blốc được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Diện tích dành cho quảng cáo không vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo;
b) Không được quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Điều 31. Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm
1. Cơ sở in chỉ được in xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
2. Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
1. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định;
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in;
c) Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
d) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh - trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
7. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi về người đứng đầu thì cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
8. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở in xuất bản phẩm không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong quá trình hoạt động;
b) Cơ sở in có các thay đổi quy định tại khoản 6 Điều này mà không làm thủ tục đổi giấy phép.
9. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm.
Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
1. Việc nhận in xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản;
b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của Luật này;
c) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
3. Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Điều 32 của Luật này được in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Việc in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
2. Nội dung xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo mẫu quy định;
b) Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
d) Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt;
đ) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đặt in hoặc giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đặt in.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép, đóng dấu vào hai bản mẫu và gửi trả lại cơ sở in một bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Giám đốc cơ sở in chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in xuất bản phẩm in gia công. Tổ chức, cá nhân đặt in gia công chịu trách nhiệm về bản quyền đối với xuất bản phẩm đặt in gia công.
6. Xuất bản phẩm in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xuất khẩu 100%; trường hợp phát hành, sử dụng tại Việt Nam thì phải làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định của Luật này.
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
1. Thực hiện quy định tại các điều 31, 32, 33 và các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 34 của Luật này; lưu giữ và quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Báo cáo về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức.
4. Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì cơ sở in phải dừng việc in và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thông báo với nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in.
1. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định;
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in;
c) Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
d) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh - trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
7. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi về người đứng đầu thì cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
8. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở in xuất bản phẩm không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong quá trình hoạt động;
b) Cơ sở in có các thay đổi quy định tại khoản 6 Điều này mà không làm thủ tục đổi giấy phép.
9. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm.
1. Việc nhận in xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản;
b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của Luật này;
c) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
3. Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
1. Cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Điều 32 của Luật này được in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Việc in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
2. Nội dung xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo mẫu quy định;
b) Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
d) Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt;
đ) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đặt in hoặc giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đặt in.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép, đóng dấu vào hai bản mẫu và gửi trả lại cơ sở in một bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Giám đốc cơ sở in chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in xuất bản phẩm in gia công. Tổ chức, cá nhân đặt in gia công chịu trách nhiệm về bản quyền đối với xuất bản phẩm đặt in gia công.
6. Xuất bản phẩm in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xuất khẩu 100%; trường hợp phát hành, sử dụng tại Việt Nam thì phải làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định của Luật này.
1. Thực hiện quy định tại các điều 31, 32, 33 và các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 34 của Luật này; lưu giữ và quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Báo cáo về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức.
4. Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì cơ sở in phải dừng việc in và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thông báo với nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in.
LĨNH VỰC PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM
Điều 36. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm
1. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).
Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
2. Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
3. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;
b) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
4. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:
a) Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
1. Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định sau đây:
a) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông quy định thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.
Điều 38. Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (sau đây gọi là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) phải có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:
a) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
c) Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách đối với trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện.
2. Trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Bộ Thông tin và Truyền thông để xác nhận đăng ký bổ sung.
5. Văn bản xác nhận đăng ký của Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ pháp lý để cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan và có giá trị cho đến khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
6. Trường hợp phát hiện nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc yêu cầu thẩm định nội dung xuất bản phẩm đó trước khi xác nhận đăng ký nhập khẩu.
Điều 40. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Thực hiện quy định tại các điều 36, 37, 38 và 39 của Luật này trong quá trình hoạt động.
2. Thực hiện đúng giấy phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm, giấy xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm; thực hiện đúng nội dung đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.
3. Báo cáo về hoạt động của cơ sở phát hành, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
4. Không được tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này, xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp hoặc bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; không được kinh doanh xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh, xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài.
5. Dừng việc phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
6. Đối với cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, người đứng đầu phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm nhập khẩu.
7. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở phát hành, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định và thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
b) Cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định;
b) Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Trường hợp phát hiện xuất bản phẩm đề nghị nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép nhập khẩu hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cung cấp một bản xuất bản phẩm để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu.
6. Việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam để quyết định việc cấp giấy phép nhập khẩu không kinh doanh thực hiện như sau:
a) Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thành lập hội đồng thẩm định đối với từng xuất bản phẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định. Thành phần gồm các chuyên gia có đủ trình độ để thẩm định;
b) Thời gian thẩm định đối với từng xuất bản phẩm không quá 09 ngày làm việc, kể từ ngày hội đồng thẩm định được thành lập;
c) Kết quả thẩm định phải được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ nội dung xuất bản phẩm có hoặc không vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức chi phí thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu.
Điều 42. Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:
a) Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
b) Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
c) Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
d) Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
2. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Xuất bản phẩm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này sau khi sử dụng phải tái xuất; trường hợp chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Xuất bản phẩm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này nếu có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Xuất bản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được kinh doanh dưới mọi hình thức.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm do mình nhập khẩu.
5. Xuất bản phẩm có nội dung vi phạm khoản 1 Điều 10 của Luật này không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức.
Điều 43. Xuất khẩu xuất bản phẩm
Xuất bản phẩm đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài.
Điều 44. Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm
1. Việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương; chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương đặt tại địa phương.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép trong đó ghi rõ mục đích, thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ;
b) Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ theo mẫu quy định.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ;
c) Không được đưa vào triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này; xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm đưa vào triển lãm, hội chợ và hoạt động tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đưa ra khỏi danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ đối với các xuất bản phẩm sau đây:
a) Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ không có nguồn gốc hợp pháp;
c) Xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
1. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).
Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
2. Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
3. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;
b) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
4. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:
a) Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
1. Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định sau đây:
a) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông quy định thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (sau đây gọi là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) phải có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:
a) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
c) Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách đối với trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện.
2. Trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Bộ Thông tin và Truyền thông để xác nhận đăng ký bổ sung.
5. Văn bản xác nhận đăng ký của Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ pháp lý để cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan và có giá trị cho đến khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
6. Trường hợp phát hiện nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc yêu cầu thẩm định nội dung xuất bản phẩm đó trước khi xác nhận đăng ký nhập khẩu.
1. Thực hiện quy định tại các điều 36, 37, 38 và 39 của Luật này trong quá trình hoạt động.
2. Thực hiện đúng giấy phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm, giấy xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm; thực hiện đúng nội dung đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.
3. Báo cáo về hoạt động của cơ sở phát hành, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
4. Không được tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này, xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp hoặc bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; không được kinh doanh xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh, xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài.
5. Dừng việc phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
6. Đối với cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, người đứng đầu phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm nhập khẩu.
7. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở phát hành, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định và thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
b) Cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định;
b) Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Trường hợp phát hiện xuất bản phẩm đề nghị nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép nhập khẩu hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cung cấp một bản xuất bản phẩm để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu.
6. Việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam để quyết định việc cấp giấy phép nhập khẩu không kinh doanh thực hiện như sau:
a) Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thành lập hội đồng thẩm định đối với từng xuất bản phẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định. Thành phần gồm các chuyên gia có đủ trình độ để thẩm định;
b) Thời gian thẩm định đối với từng xuất bản phẩm không quá 09 ngày làm việc, kể từ ngày hội đồng thẩm định được thành lập;
c) Kết quả thẩm định phải được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ nội dung xuất bản phẩm có hoặc không vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức chi phí thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:
a) Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
b) Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
c) Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
d) Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
2. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Xuất bản phẩm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này sau khi sử dụng phải tái xuất; trường hợp chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại
Điều 41 của Luật này.
Xuất bản phẩm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này nếu có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Xuất bản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được kinh doanh dưới mọi hình thức.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm do mình nhập khẩu.
5. Xuất bản phẩm có nội dung vi phạm khoản 1 Điều 10 của Luật này không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức.
Xuất bản phẩm đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài.
1. Việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương; chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương đặt tại địa phương.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép trong đó ghi rõ mục đích, thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ;
b) Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ theo mẫu quy định.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ;
c) Không được đưa vào triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này; xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm đưa vào triển lãm, hội chợ và hoạt động tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đưa ra khỏi danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ đối với các xuất bản phẩm sau đây:
a) Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ không có nguồn gốc hợp pháp;
c) Xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM ĐIỆN TỬ
Điều 45. Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
1. Việc xuất bản điện tử phải do nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện và phải tuân theo quy định của Luật này.
Nhà xuất bản thực hiện xuất bản điện tử khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành và quản lý quá trình xuất bản điện tử;
b) Có biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn sao chép, can thiệp bất hợp pháp vào nội dung xuất bản phẩm;
c) Có tên miền internet Việt Nam theo quy định của pháp luật để thực hiện xuất bản điện tử trên Internet;
d) Có đăng ký hoạt động xuất bản điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành và quản lý quá trình phát hành xuất bản phẩm điện tử;
b) Có biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn sao chép, can thiệp bất hợp pháp vào nội dung xuất bản phẩm;
c) Có tên miền Internet Việt Nam theo quy định của pháp luật để thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử trên Internet;
d) Có đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Điều 46. Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản lần đầu theo phương thức xuất bản điện tử phải thông qua nhà xuất bản hoặc phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
2. Xuất bản phẩm đã được xuất bản, in, phát hành hợp pháp được phát hành trên phương tiện điện tử.
3. Việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
4. Việc chuyển xuất bản phẩm điện tử sang xuất bản phẩm in để phổ biến tới nhiều người phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 47. Kỹ thuật, công nghệ để xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử phải:
1. Thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm điện tử;
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
1. Nhà xuất bản, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại Điều 28 của Luật này và nộp xuất bản phẩm điện tử cho Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử lưu chiểu để phục vụ công tác quản lý.
3. Thư viện Quốc gia Việt Nam lưu trữ và chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử vào việc phục vụ bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 49. Quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử
Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử thực hiện theo quy định sau đây:
1. Không được quảng cáo lẫn vào nội dung hoặc làm gián đoạn nội dung của xuất bản phẩm điện tử dưới mọi hình thức;
2. Thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 50. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
1. Nhà xuất bản, tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập, biên tập viên của nhà xuất bản có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại các điều 18, 19, 21, 22, 23, 24, 27, 45, 46, 47, 48, 49 và 52 của Luật này;
b) Đảm bảo nội dung xuất bản phẩm điện tử được phát hành đúng với nội dung xuất bản phẩm điện tử nộp lưu chiểu;
c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Kiểm tra, giám sát nội dung xuất bản phẩm liên kết.
2. Đối tác liên kết xuất bản có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại các điều 23, 45, 46, 47 và 49 của Luật này;
b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt;
c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 46 của Luật này và các điểm b, c, d khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện đúng văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phát hành xuất bản phẩm điện tử.
4. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu điện tử không kinh doanh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng quy định, tại khoản 6 Điều 25 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc có thể thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm có vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông tại Việt Nam có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải thực hiện đúng quy định về sở hữu trí tuệ khi phát hành xuất bản phẩm điện tử.
Điều 51. Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử
Cơ sở phát hành nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh hoặc phổ biến phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 52. Quy định chi tiết về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Chính phủ quy định chi tiết hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử phù hợp với từng giai đoạn phát triển công nghệ.
1. Việc xuất bản điện tử phải do nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện và phải tuân theo quy định của Luật này.
Nhà xuất bản thực hiện xuất bản điện tử khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành và quản lý quá trình xuất bản điện tử;
b) Có biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn sao chép, can thiệp bất hợp pháp vào nội dung xuất bản phẩm;
c) Có tên miền internet Việt Nam theo quy định của pháp luật để thực hiện xuất bản điện tử trên Internet;
d) Có đăng ký hoạt động xuất bản điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành và quản lý quá trình phát hành xuất bản phẩm điện tử;
b) Có biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn sao chép, can thiệp bất hợp pháp vào nội dung xuất bản phẩm;
c) Có tên miền Internet Việt Nam theo quy định của pháp luật để thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử trên Internet;
d) Có đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản lần đầu theo phương thức xuất bản điện tử phải thông qua nhà xuất bản hoặc phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
2. Xuất bản phẩm đã được xuất bản, in, phát hành hợp pháp được phát hành trên phương tiện điện tử.
3. Việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
4. Việc chuyển xuất bản phẩm điện tử sang xuất bản phẩm in để phổ biến tới nhiều người phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử phải:
1. Thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm điện tử;
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà xuất bản, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại Điều 28 của Luật này và nộp xuất bản phẩm điện tử cho Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử lưu chiểu để phục vụ công tác quản lý.
3. Thư viện Quốc gia Việt Nam lưu trữ và chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử vào việc phục vụ bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử thực hiện theo quy định sau đây:
1. Không được quảng cáo lẫn vào nội dung hoặc làm gián đoạn nội dung của xuất bản phẩm điện tử dưới mọi hình thức;
2. Thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà xuất bản, tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập, biên tập viên của nhà xuất bản có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại các điều 18, 19, 21, 22, 23, 24, 27, 45, 46, 47, 48, 49 và 52 của Luật này;
b) Đảm bảo nội dung xuất bản phẩm điện tử được phát hành đúng với nội dung xuất bản phẩm điện tử nộp lưu chiểu;
c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Kiểm tra, giám sát nội dung xuất bản phẩm liên kết.
2. Đối tác liên kết xuất bản có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại các điều 23, 45, 46, 47 và 49 của Luật này;
b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt;
c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 46 của Luật này và các điểm b, c, d khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện đúng văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phát hành xuất bản phẩm điện tử.
4. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu điện tử không kinh doanh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng quy định, tại khoản 6 Điều 25 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc có thể thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm có vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông tại Việt Nam có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải thực hiện đúng quy định về sở hữu trí tuệ khi phát hành xuất bản phẩm điện tử.
Chính phủ quy định chi tiết hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử phù hợp với từng giai đoạn phát triển công nghệ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế Luật xuất bản số 30/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2008/QH12.
Điều 54. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế Luật xuất bản số 30/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2008/QH12.
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 19/2012/QH13 |
Ha Noi, November 20, 2012 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam 1992 which has been amended and supplemented by a number of articles under Resolution No.51/2001/QH10;
The National Assembly hereby promulgates the Publishing Law
Article 1. Scope of adjustment
This law provides for the publishing organization and activities; rights and obligations of agencies, organizations and individuals involved in publishing activities.
Publishing activities, including the fields of publishing, printing and release of publications.
Article 2. Subject of application
This law applies to agencies, organizations, individuals and foreign organizations operating in Vietnam, foreign individuals residing in Vietnam related to publishing activities.
Article 3. Location, purpose of publishing activities
Publishing activities in the field of culture and ideology in order to disseminate and introduce knowledge in the fields of social life, national cultural values and cultural essence of humanity, to meet the needs of people’s spiritual life, to raise the people’s intellect and moral development and good lifestyle of Vietnamese people, to expand cultural exchanges with other countries, socio-economic development and fight against all thoughts and behavior detrimental to the national interests and contribute to the construction and defense of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 4. Explanation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Publishing is the organization and development of manuscript to be edited into templates for printing and release directly through the electronic media.
2. Printing is the use of printing equipment to create publications from the template.
3. Release is the adoption of one or more forms of buying, selling, allocation, donation, leasing, lending, export, import, fair and exhibition to bring publications to users.
4. Publication is a work and documents on politics, economics, culture, society, education and training, science, technology, literature, art which are published through publisher or agency, organization is issued publishing license in different languages, images, sounds, and are expressed in the following forms:
a) Printed books
b) Braille books;
c) Paintings, photographs, maps, posters, flyers and leaflets
d) Types of calendar;
e) Audio and video recording with the content for substitution of book or illustration for books
5. Manuscript is handwritten, typed copy or created by electronic media of a work, document for publishing.
6. Editing is the review and improvement of the content and form of the manuscript for publication.
7. Non-business document is a publication is not intended to buy, sell
8. Electronic publishing is the organization and development of manuscript to be edited into templates and use of electronic media to create electronic publications.
9. Electronic publication the one specified at Points a, c, d, e, Clause 4 of this Article shall be formatted digitally and read, listened and viewed by electronic media.
10. Electronic media as media operating based on electrical, electronic, digital, magnetic, optical and wireless transmission technology or similar technology specified in Clause 10, Article 4 of the Law on electronic transaction.
11. Method of publication and release of electronic publication is the publishing and release of publications on the electronic media.
12. Legal deposit is the submission of publication for storage, comparison, examination and appraisal.
Article 5. Ensure the right of dissemination of work and protection of copyright and related rights
1. The State shall ensure the right of dissemination of work in the form of publications through the publisher and protection of copyright and related rights.
2. The State shall not censor works before publication.
3. No agency, organization or individual is allowed to abuse the right to disseminate works to damage the interests of the State, the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.
Article 6. State management on publishing activities
1. State management content on publishing activities includes:
a) Developing and organizing the implementation of strategy, planning, policy of publishing activity development; issuing under the competence the legal normative documents regarding publishing activities and copyright in the publishing activities;
b) Organizing the reading, examination and appraisal of legal deposit publications;
c) Issuing and revoking types of license in publishing activities;
d) Scientific research and technological application in publishing activities; training and fostering profession on publishing activities;
e) International cooperation in publishing activities;
f) Inspecting, investigating and settling complaints and denunciations and handling of violations of the law in publishing activities;
g) Implementing regulation on information, report, statistic, and the emulation and commendation in publishing activities; selecting and giving awards for publications of high value.
2. Government shall perform the unified state management of publishing activities nationwide;
The Ministry of Information and Communications is responsible before the Government for the implementation of state management on publishing activities.
The ministries, ministerial-level agencies shall coordinate with the Ministry of Information and Communications to perform the State management on the publishing activities within its authority.
People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) shall perform the State management on the publishing activities at locality.
Article 7. State policy for publishing activities
1. The State has strategy, development planning of network of publishers, printing and establishment of publication release, support of training of human resources; tax incentives prescribed by law for the publishing activities, policies to attract social resources involved in publishing activities.
2. State policy for the publishing field:
a) Supporting investment fund for the construction and modernization of material facilities, application and transfer of advanced technology and technique to publishers to serve the tasks, subjects and areas as specified at Point b of this Clause;
b) Placing an order to have manuscripts and publish works and materials to serve the task of politics, security, national defense, external information and serve people in ethnic minority areas, the areas with socio-economic conditions of particular difficulty, the remote, mountainous, border and island area, the youngster, children, the blind and other critical tasks;
c) Buying manuscript for valuable works but the publishing time is not appropriate or restrictions of subject of use; supporting to buy copyrights for domestic and foreign works which have value for social, cultural and economic development;
d) Favouring loan interest in accordance with the law.
3. State policy for the field of printing of publication:
a) Supporting fund for the construction investment and modernization of infrastructure, application and transfer of advanced technology and technique to printing facilities in service of tasks of politics, security, national defense, external information and printing facilities in remote, mountainous, border and island areas;
b) Favouring land lease rent for workshop building and loan interest rates for the printing facilities in service of the politics, security, national defense, external information and printing facilities in remote, mountainous, border and island areas,.
4. State policy in the field of publishing of publication:
a) Priority is given to the investment in land fund and expenditure to build infrastructure for the system of establishment of publication release in the areas with socio-economic conditions of particular difficulty, the remote, mountainous, border and island areas,
b) Supporting freight charges of publications in service of tasks, subjects and areas specified at Point b, Clause 2 of this Article;
c) Supporting fund for organization, operation and promotion of Vietnamese culture and people through publication, organization of exhibitions, fairs of publications in the country and abroad;
d) Favouring land lease and house rent under state ownership, loan interest rate for establishment of publication release.
5. State policy for the publishing and release of electronic publications:
a) Supporting fund for the construction investment, modernization of infrastructure and application advanced technology and technique for publishing electronic publications;
b) Developing the specification data information system of electronic publications in order to create favorable conditions for searching, accessing, managing and archiving electronic publications.
6. The Government shall detail this Article in accordance with each stage of development of publishing activities.
Article 8. Establishment of representative office in Vietnam of foreign publishers and publication release organizations
1. Foreign publishers and publication release organizations (including enterprise and organization established abroad with multidisciplinary and multi-sector operation including publishing and publication release) are allowed to establish representative office in Vietnam after the Ministry of Information and communication issue license.
2. The Government shall specify the conditions for the establishment and operation contents and procedures for the issuance, renewal, re-issuance and extension of establishment license of representative office in Vietnam of foreign publishers and publication release organizations
Article 9. Complaints and denunciations in publishing activities
The complaints and denunciations in publishing activities shall comply with the provisions of law on complaints and denunciations.
Article 10. Contents and behaviors prohibited in publishing activities
1. Seriously prohibiting the publishing, printing and release of publications with the following contents:
a) Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam and destroying the unity of the whole nation;
b) Conducting propaganda and incitement war of aggression, causing hatred between nations and peoples; conducting incitement of violence; spreading reactionary ideology, obscence and depraved lifestyle, criminal acts, social evils, superstition and destruction of habits and customs;
c) Disclosing the state secrets, personal secrets and other secrets prescribed by law;
e) Distorting historical truth, denying revolutionary achievements; offending nation, well-known persons, national heroes; failing to express or properly express sovereignty; slandering and insulting the reputation of the agency, organization and dignity of the individual.
2. It is strictly forbidden to perform the following acts:
a) Publishing without registration and publishing decision or publishing license;
b) Changing, distorting the content of the manuscripts which have been signed for approval by or non-business document manuscript with the seal of the publishing licensing agencies;
c) Illicit and false printing, illegal re-printing of publications
d) Releasing publications without legitimate origin or failing to submit copyright deposit
e) Publishing, printing and releasing publications which have been suspended from release, recovering, confiscating, banning from circulation, destroying or illegally importing publications;
f) Other prohibited acts as prescribed by law.
Article 11. Handling violation in publishing activities
1. Organizations having violations of the provisions of this Law and other provisions of the relevant law, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be administratively sanctioned, if causing damage, they must pay compensation as prescribed by law.
2. Organizations having violations of the provisions of this Law and other provisions of the relevant law, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be administratively sanctioned or prosecuted criminal liability, if causing damage, they must pay compensation as prescribed by law.
3. Publications with violations shall be suspended from release with definite time and depending on the nature and seriousness of the violation, correction must be performed and then released or recovered, confiscated, banned from released or destroyed.
4. Electronic publications in violation shall be removed from the electronic media and depending on the nature and seriousness of their violations shall be handled under the provisions of clause 3 of this Article.
5. Organizations and individuals committing acts of infringement of intellectual property rights in the publishing activities shall be handled as prescribed by the law on intellectual property.
6. State management agencies on publishing activities must take responsibility for their decisions. In case of wrong decisions causing damage, they shall pay compensation as prescribed by law.
Article 12. Subject establishing publisher and types of publisher organization
1. The following agencies and organizations are allowed to establish publisher (hereinafter referred to as the publisher line agency):
a) State agencies, political organizations, socio-political organizations at the central and provincial levels;
b) Public non-business units in the central, the socio-political and vocational organization in the central directly create works and academic and scientific materials.
2. Publishers are organized and operating in the form of public non-business units or enterprises with the conditioned business owned by the State.
Article 13. Conditions for establishment of publisher
The establishment of publisher must meet the following conditions:
1. Having principles, purposes, functions, duties, objects to services and publications are in conformity with the functions and duties of the line agencies;
2. Having qualified persons specified in Article 17 of this Law for appointment of General Director (Director), editor in chief and have at least five full-time editors;
3. Having headquarters, financial resources and other necessary conditions to ensure the activities of the publisher as prescribed by the Government;
4. Being consistent with the planning of publisher network development which has been approved by the competent authority.
Article 14. Issuance and revocation of establishment license and suspension of the publisher’s activities.
1. The line agency of publisher shall prepare dossier to request the licensing of publisher establishment and send it to the Ministry of Information and Communications.
The dossier includes:
a) Application for issuance of license of publisher establishment;
b) Scheme for publisher establishment and papers evidencing all the conditions specified in Article 13 of this Law.
2. Within 30 days from the date of receipt of complete dossier, the Ministry of Information and Communication shall issue license of publisher establishment. If not licensing, there must be written reply clearly stating the reasons.
3. After being issued license of publisher establishment, the line agency shall make a decision on establishing publisher and prepare other necessary conditions for activities of the publisher.
4. The publisher shall be suspended from operation with definite time in the following cases:
a) After establishment and during operation, the line agency and publisher do not meet the conditions specified in clauses 1, 2 and 3, Article 13 of this Law;
b) The publisher does not properly implement the contents specified in the license of publisher establishment
c) The publisher violates the provisions of the law on publishing and is handled for administrative violations at the level of activity suspension.
5. The license of publisher establishment shall be revoked in the following cases:
a) The time limit of suspension is over without remedy for the cause leading to the suspension.
b) Within 06 months from the date of issuance of the license of publisher establishment but the line agency does not make a decision on the publisher establishment;
c) Within consecutive 12 months without any publication for legal deposit from the publisher.
d) Failing to meet the conditions specified in Article 13 of this Law and causing serious consequences
e) Seriously violating other provisions of law.
6. When the license of publisher establishment is revoked in the cases specified at Points a, c, d and e, Clause 5 of this Article, the line agency of publisher shall make the dissolution of the publisher in accordance with the law.
Article 15. Issuance and renewal of license of publisher establishment
1. Within 30 days from there is one of the following changes, the line agency of publisher shall request the Ministry of Information and Communication to issue and renew license of publisher establishment:
a) Change of line agency, name of line agency of publisher name of publisher;
b) Change of type of organization of publisher;
c) Change of the principles, purposes, subjects to services and major publications of the publisher.
2. Dossier to request issuance and renewal of license of publisher establishment
a) Application for issuance and renewal of license;
b) License of publisher establishment issued.
3. Within 15 days from the date of receipt of complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall issue and renew license. In case of non-renewal of license, there must be written reply clearly stating the reasons.
4. In case of change of heaquarters, the publisher shall send a written notice to the Ministry of Information and Communications within 07 working days after the change.
Article 16. Duties and power of the lince agency of publisher
1. Satisfying the conditions specified in Article 13 of this Law.
2. Appointing, dismiss, removing leadership positions of publisher specified in Article 17 of this Law after obtaining the written approval of the Ministry of Information and Communications.
3. Orienting annual publishing plan of the publisher.
4. Directing the implementation of the principles, purposes and operation direction of the publisher; monitoring publisher to comply with the license of publisher establishment.
5. Inspecting and examinating the activities of the publisher under authority.
6. Taking responsibility for violations of the laws of the publisher in publishing activities under its duties and powers.
Article 17. Standards of positions of General Director (Director) and Chief Editor of publisher.
1. Standards for General Director (Director):
a) Being Vietnamese citizens residing in Vietnam, having good political and moral quality.
b) Having University level or higher;
c) Having at least 03 years performing work of editing, management of publishing or press, management at the line agency of publisher;
d) Other standards as prescribed by law.
2. Standards for Chief Editor of the publisher:
a) Having certificate of editing practice;
b) Having at least 03 years of working as editor at the publisher or press agency;
c) Other standards as prescribed by law.
3. For publishers organized and operating in the form of enterprises carrying on conditioned business owned by the State and having title as Chairman of the member board or Chairman of the company, the Chairman of the member board or Chairman of the company shall at the same time as General Director (Director) of the publisher.
Article 18. Duties and powers of the General Director (Director) and Chief Editor of publisher
1. The General Director (Director) of publisher has the following duties and powers as follows:
a) Directing operations of publisher in accordance with purposes, functions and duties specified in the license and decision on publisher establishment;
b) Developing the mechanism of organization and human resources of the publisher;
c) Organizing the implementation of the publishing registration with the Ministry of Information and Communications as prescribed in Article 22 of this Law;
d) Orgnizing the assessment of works and materials specified in Article 24 of this Law and other works and materials at the request of the State management agencies on publishing activities;
e) Signing publishing association contract specified at Point b, Clause 3, Article 23 of this Law before signing the publishing decision;
f) Signing for approval of manuscripts prior to printing;
g) Signing publishing decision for each publication in line with certificate of publishing registration, including the printing of increased number;
h) Signing decision on publication release;
i) Valuating and adjustment of retail prices of publications in accordance with law;
k) Organizing the keeping of manuscript editing and related documents of each publication as prescribed by law;
j) Performing the repair, suspension from release, revocation or destruction of publications at the request of competent state agencies;
m) Implementing the report at the request of the State management agencies on publishing activities;
n) Making sure not to disclose and miss the content of publishing works and materials prior to release affecting the rights of the author, the copyright owner;
o) Managing assets and material facilities of the publisher;
p) Taking responsibility before the law, the line agency for the publications and all activities of the publisher.
2. The Chief Editor of publisher has the following duties and powers:
a) Helping General Director (Director) to direct the organization of manuscript;
b) Editing manuscript;
c) Reading and signing for approval of each manuscript for submission to the General Director (Director) of the publisher to sign the publishing decision.
d) Do not disclose and miss the content of publishing works and materials prior to release affecting the rights of the author, the copyright owner;
e) Taking responsibility before the law, the General Director (Director) of the publisher for the content of publications of the publisher.
Article 19. Standards, duties and powers of editor
1. Standards of editor:
a) Being Vietnamese citizens residing in Vietnam, having good political and moral quality.
b) Having University level or higher;
c) Completing a fostering course of legal knowledge on publishing and editing professionl as prescribed by the Minister of Information and Communications;
d) Having Certificate of editing practice issued by the Minister of Information and Communications;
2. The editor has the following duties and powers:
a) Editing manuscripts;
b) Having the right to refuse the editing of works and materials whose contents have signs of violation specified in Clause 1, Article 10 of this Law and shall report to the General Director (Director) and Chief editor in writing;
c) Having name in the publications edited by himself/herself;
d) Participating in periodic training of legal knowledge on publishing and editing profession held by the State management agencies on publishing activities;
e) Do not disclose and miss the content of publishing works and materials prior to release affecting the rights of the author, the copyright owner;
e) Taking responsibility before the Chief Editor of the publisher and before law for the contents of publications edited by himself/herself;
Article 20. Issuance, revocation and re-issuance of certificate of editing practice
1. Dossier to request issuance of certificate of editing practice includes:
a) Application for issuance of certificate of editing practice under the prescribed form;
b) Curriculum vitae under the prescribed form
c) Certified copy of degree;
d) Certificate of completion of fostering course of legal knowledge on publishing and editing professional issued by the Ministry of Information and Communications.
2. Within 15 days from the date of receipt of complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall issue the Certificate of editing practice; In the absence of issuance, there must be written reply clearly stating the reasons.
3. Certificate of editing practice is revoked in the following cases:
a) Editor whose publications are edited are banned from circulation, revoked, confiscated or destroyed;
b) Editor who has edited two publications in 01 year or publications in 02 consecutive years with content violations required correction to be released;
c) Editor has been sentenced by a legally effective judgement of the court.
4. Editor whose certificate of editing practice has been revoked shall be considered for re-issuance, except for the case the editor is sentenced by a legally effective judgement of the court for serious and particularly serious crimes and infringement of national security.
5. Certificate of editing practice shall be re-issued in case of loss or damaged.
Article 21. Copyright in the field of publishing
The publishing of works and materials reprinting of publication shall only be made after obtaining the written approval of the author, copyright owner as prescribed by law.
Article 22. Publishing registration of publishing and certification of publishing registration
1. Before publishing works and materials or re-publication, the publisher shall register the publishing with the Ministry of Information and Communications under prescribed form. The registration content must be consistent with the principles and purposes, functions and tasks of the publisher.
2. Within 07 working days from the date of receipt of the publishing registration of the publisher, the Ministry of Information and Communications shall confirm the publishing registration in writing. In the absence of confirmation, there must be a written reply clearly stating the reasons.
3. The written confirmation of the publishing registration is the ground for the publisher to make a decision on publishing until the end of December 31 of the registration confirmation year.
Article 23. Association in publishing activities
1. Publishers are associated with the following organizations and individuals (collectively referred to as associated partner) in order to publish for each publication:
a) Author and copyright owner;
b) Publisher, publication printing and release establishment;
c) Other organizations with legal entity.
2. Form of association of the publisher with associated partner includes:
a) Using manuscripts;
b) Preliminarily editing manuscripts;
c) Printing publications;
d) Releasing publications.
3. The association is only made only with the following conditions:
a) There is a written consent of the author, the copyright owner under the provisions of the law on intellectual property rights for works and materials of associated publishing;
b) There is publishing association contract between publishers and associated partners. The association contract must have the basic contents as prescribed by the Minister of Information and Communications
c) In case of preliminary editing association of manuscript, in addition to the conditions specified at Points a and b of this Clause, the associated partner must have editors.
4. For works and materials with the content on political theory, history, religion, national sovereignty, memoir, the publisher is not allowed for preliminary associated editing of manuscript.
5. Responsibilities of the General Director (Director) of the publisher in associated publishing:
a) Making a decision on partnership, form of association and commitment of association contract to each publication. In case of association for publishing many publications with the same associated partner, it is likely to make a commitment in a contract in which clearly expressing form of association to each publication;
b) Complying with publishing association contract; ensuring that the contents of associated publications to be consistent with the principles, purposes, functions and tasks of the publishers;
c) Organizing complete editing of work and material manuscripts which have been preliminarily edited;
d) Taking responsibility before law for activities of publishing association and associated publications;
e) Revoking publishing decision when the associated partner breaches associated contract;
e) Performing duties and powers as prescribed in Clause 1, Article 18 of this Law.
6. Responsibility of the Chief Editor of publisher in publishing association:
a) Helping General Director (Director) of publisher to completely edit manuscripts of works and materials which are preliminarily edited by associated partner, read and approve the works and materials of associated publishing
b) Performing duties and powers as prescribed in Clause 2, Article 18 of this Law.
7. Responsibility of the associated partner:
a) Properly complying with publishing association contract;
b) Properly complying with content of manuscripts which have been signed for approval by the General Director (Director) for printing or release on electronic media.
c) Specifying name and address on publications as prescribed at Point b, Clause 1 and Point b, Clause 2, Article 27 of this Law;
d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu Submitting associated publications for the publisher to deposit copyright;
e) Spending on release of associated publications after the General Director (Director) has signed the publishing decision;
f) Performing the correction, suspension from release, recovery or destruction of publications at the request of the competent state agencies;
g) Taking responsibility before law for the publishing association activities and associated publications;
Article 24. Content of works and materials to be assessed before re-printing.
The following works and materials whose contents have violating signs of provisions of Clause 1, Article 10 of this Law, the publisher must assess them before registering publishing for re-printing.
1. The works and materials were published before August Revolution of 1945; the works and materials were published from 1945 to 1954 in the temporarily occupied areas;
2. The works and materials were published from 1954 to April 30, 1975 in South Vietnam not licenseted by the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam
3.. The works and materials are published abroad.
Article 25. Issuing non-commercial publishing license
1. The publishing of non-commercial materials not made through publisher must be issued publishing license of non-commercial materials by the following state management agencies on the publishing activities:
a) The Ministry of Information and Communications shall issue publishing license of non-commercial materials of agencies and organizations in the central and foreign organizations;
b) Provincial-level People's Committee shall issue publishing license of non-commercial materials of the other agencies and organizations with legal status, branches, representative offices at localities of the central agencies and organizations.
2. The non-commercial materials must be consistent with the functions and duties of the agencies and organizations requesting issuance of publishing license.
3. The Government specifies list of non-commercial materials which shall be issued publishing license.
4. The agencies and organizations requesting the issuance of publishing license of non-commercial materials shall prepare dossier and send it to the State management agencies on the publishing activities specified in clause 1 of this Article and make payment of fee of material content assessment for licensing. The dossier includes:
a) Application for licensing;
b) Three copies of material manuscript. In case the materials are in foreign language, there must be a Vietnamese translation attached. For materials to be electronically published, the entire content must be saved into digital device.
c) Certified copy of license of operation issued by the competent State management agencies of Vietnam for foreign organizations.
5. Within 15 days from the date of receipt of complete dossier, the State management agencies on publishing activities specified in Clause 1 of this Article shall issue the publishing license, seal on three copies of material manuscript and keep one copy and return two copies to the organization requesting the licensing. In case of licensing failure, there must be a written reply clearly stating the reasons.
6. Organizations or agencies issued publishing license of non-commercial materials shall:
a) Comply with the issued license;
b) Ensure the contents of publishing materials are in accordance with the material manuscripts which are licensed;
c) Specify information on publications in accordance with Article 27 of this Law;
d) Submit legal deposit and to National Library of Vietnam as prescribed in Article 28 of this Law.
e) Implement the correction, suspension from release, revocation or destruction of publishing materials upon requirement of the competent State authorities;
f) Take responsibility before law for the published materials.
Article 26. Publishing works and materials of foreign organizations or individuals in Vietnam.
1. The publishing of works and materials of foreign organizations or individuals for business in Vietnam must be implemented by the Vietnamese publishers.
2. The publishing of non-commercial works and materials of foreign organizations or individuals in Vietnam is not implemented via Vietnamese publisher shall comply with provisions of Article 25 of this Law.
Article 27. Information specified on publications
1. On publications in the form of books, there must be the following information:
a) Name of book, author or compiler and editor (if any), full name of translator (for translated books), transcriber (if the book is transcribed from Nom language); name of publisher or the agency or organization which are issued publishing license;
b) Name and address of the organization, full name of individual of publishing association (if any); full name of reviser (if any); year of publication, the ordinal number of the series. For translated book, there must include original name. If translated from a language other than the original language, the original language must be specified;
c) Name and title of General Director (Director) responsible for publishing; full name and title of Chief Editor responsible for the content; full name of editor; frame and size of book, publishing registration confirmation number, publishing decision number of the Director General (director) of the publisher or publishing license number of state management agencies on publishing activities; full name of presenter and illustrator, technical editor, printing corrector, printing number; name and address of the printing establishment, time of copyright deposit; International Standard Book Number (ISBN);
d) For commercial books, specify retail prices. For books ordered by the State specify "Book ordered by the State". For non-commercial books, specify "Not for sale".
2. On publications which are not books, the following information must be specified:
a) Name of publication, publisher or organization or agency which are allowed for publishing.
b) Name and address of the organization or individual name associated published (if any); confirm registration publishing, publishing of the decision of the Director General (Director) publisher or publishing license number of the State management agencies on publishing activities, printing number, name and address of the printing establishment.
c) For commercial publications, specify retail price; for publications ordered by the State, specify “Publication ordered by the State"; for non-commercial publications, specify "Not for sale".
3. Information specified in Clause1 of this Article must be written on the front book cover and no further information required; information specified at Point c, Clause 1 of this Article must be written on the same page; the information specified in Clause 1 of this Article must be written on the fourth book cover.
4. The General Director (Director) of the publisher shall make decision on places for information record specified at Point b, Clause 1 on the publication, unless otherwise specified in Clause 6 of this Article.
5. For electronic publications, in addition to all the information specified in Clause 1 and 2 of this Article, there must also be information on management of electronic publication as prescribed by the Minister of Information and Communications.
6. In case the 1st book cover has image of the national flag, national emblem, registration of Vietnamese map, portrait of leader and head of the Party and the State, the name of author, compiler, chief editor, full name of translator and transcriber on the background of that image or portrait.
Article 28. Submitting legal deposit publication and submitting publication to National Library of Vietnam
1. All publications must be deposited their copyrights with the State management agencies on publishing activities at least 10 days before release. The legal deposit of publications shall comply with the following provisions:
a) Publishers or agencies, organizations which are issued the publishing license by the Ministry of Information and Communications must submit three copies to the Ministry of Information and Communications. In case the printing number is less than three hundred copies, two copies shall be submitted;
b) Agencies, organizations which are issued the publishing license by the provincial-level People's Committee shall submit two copies to the provincial People's Committee and one copy to the Ministry of Information and Communications; In case the printing number is less than three hundred copies, one copy shall be submitted to the provincial-level People's Committee and one copy to the Ministry of Information and Communications;
c) For publications reprinted without correction and supplementation, one copy shall be submitted to the Ministry of Information and Communications. In case of correction and supplementation, the provisions at Points a and b of this Clause shall apply;
d) Publications with content of State secret as prescribed by law only submit delaration of copyright deposit;
e) The Minister of Information and Communications shall specify procedures for submitting legal deposit publications.
2. Within 45 days from the date of publications are released, the publishers, agencies and organizations with publishing permission must submit three copies to the National Library. In case the printing number is less than three hundred copies, two copies shall be submitted.
Article 29. Reading and examination of legal deposit publications and competence to handle violations of publications
1. The Ministry of Information and Communications shall organize the reading and examination of legal deposit publications and make decision on the handling of violating publication under the provisions of this Law and other provisions of the relevant law.
2. Provincial-level People's Committee shall organize the reading and examination of legal deposit publications and make decision on the handling of violating publication under the provisions of this Law and other provisions of the relevant law for the publications whose publishing licenses are issued by them.
3. The Minister of Information and Communications shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of Finance to develop regulation on remuneration for the reader and checker, appraiser of legal deposit publications.
Article 30. Advertising on publications
1. No permission for advertising on administrative map.
2. Advertising on bloc calendar shall comply with the following regulations:
a) Area for advertising does not exceed 20% of area of each calendar page; the advertising content and images must match the Vietnamese fine traditions and the other provisions of the law on advertising;
b) No permission for advertising on calendar pages printing National holidays and large anniversaries of the country.
3. The advertising on publications not specified in Clause 1 and 2 of this Article shall comply with regulations of law on advertising.
Article 31. Activities of publication printing establishments
1. Printing establishments are only allowed for printing of publications after having been issued license of publication printing.
2. Printing establishments are only allowed for receiving the printing as prescribed in Article 33 of this Law.
Article 32. Issuance, renewal, re-issuance and revocation of license of publication printing operation
1. Conditions for issuing license of publication printing operation include:
a) The head of the printing establishment must be Vietnamese citizens residing in Vietnam; having profession of publication printing management and meeting other criteria as prescribed by law;
b) Having production ground and equipment to perform one or more stages of print-out, printing and processing and post-printing of publication;
c) Ensuring conditions for security, order, environmental hygiene as prescribed by the law;
d) Being consitent with the planning of publication printing establishment network development.
2. Dossier to request license of publication printing operation:
a) Application for issuing license of of publication printing operation under prescribed form;
b) Certified copy of one of the business registration certificate, business registration certificate, investment certificate or decision on printing establishment;
c) Papers evidencing the possession of production ground and equipment to carry out one of the stages of print-out, printing and processing and post-printing of publication;
d) Resume of the head of the printing establishment under prescribed form;
e) Certified copy of diploma granted by the printing training specialized establishment or Certificate of publication printing operation management profession granted by the Ministry of Information and Communications;
f) Certified copy of the certificate of eligibility for security and public order and environmental hygiene issued by competent state agencies.
3. Competence to issue license of publication publishing operation:
a) The Ministry of Information and Communications shall issue license to printing establishments of the agencies and organizations at the central level;
b) Provincial-level People's Committee shall issue license to the local printing establishments.
4. Within 15 days from the date of receiving complete and valid dossier, the State management agencies on publishing activities specified in Clause 3 of this Article shall issue license of publication publishing operation. In the absence of issuance of license, there must be written reply stating the reason.
5. License of publication publishing operation shall be re-issued on case of loss or damage.
6. Within 15 days from the date when the printing establishment has one of the changes of name, address, branch establishment, division or merger, the printing establishment must make procedures for renewal of license of publication publishing operation.
7. Within 15 days from the date of the change of the head, the printing establishment shall notify in writing to the agency issuing license of publication publishing operation and enclose dossier as specified at points d and e, Clause 2 of this Article.
8. The license of publication publishing operation shall be revoked in the following cases:
a) The publication printing establishment does not satisfy conditions specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article in the operation process.
b) The printing establishment has changes specified in Clause 6 of this Article without making procedures for change of license.
9. The Minister of Information and Communications shall specify the procedures for issuance, renewal, re-issuance and revocation of license of printing, certificate of publication printing operation management profession.
Article 33. Conditions for receiving of publication printing
1. The receiving of publication printing shall be implemented in accordance with the following provisions:
a) For publications made through the publisher, there must be publishing decision (the original) and the manuscript signed for approval of the General Director (Director) of the publisher;
b) For non-commercial materials of Vietnamese organizations and agencies and foreign organizations not done through the publisher, there must be publishing license (the original) and the stamped manuscript of the licensing agency specified in Article 25 of this Law;
c) For publications printed for foreign countries, there must be a printing license and publication templates for printing with the seal of the licensing agencies provided for in Article 34 of this Law.
2. The publication printing must made into contract in accordance with the law between the printing establishment with the publisher or agency or organization which is issued the license of non-commercial material publishing.
3. The number of publications printed must be shown in the contract and in accordance with the publishing decision or publishing license of non-commercial materials.
Article 34. Printing publications for foreign organizations or individuals
1. The printing establishment with license of publication printing operation specified in Article 32 of this Law shall be allowed for printing publications for foreign organizations or individuals;
The publication printing for foreign organizations or individuals must be licensed by the Ministry of Information and Communications or the provincial-level People's Committees.
2. The content of publications printed for foreign countries must not violate the provisions of Clause 1, Article 10 of this Law.
3. Dossier to request issuance of license includes:
a) Application for issuance of printing license for foreign organizations or individuals is under prescribed form;
b) Two sample copies of publication for printing;
c) Certified copy of license of publication printing operation;
d) Certified copy of contract of publication printing for foreign organizations or individuals. In case the contract is in foreign language, the Vietnamese translation version must be enclosed.
e) A copy of valid passport of the person ordering the printing or power of attorney, identity card of the authorized person ordering the printing.
4. Within 10 days from the date of receiving complete and valid dossier, the Ministry of Information and Communications or the provincial-level People's Committees shall issue license and stamp the two sample copies and return one copy to the printing establishment. In the absence of issuance of license, there must be a written reply clearly stating the reasons.
5. Director of printing establishment shall take responsibility before law for the printing of publications. Organizations and individuals ordering the printing shall responsibility for the copyright for publications to be ordered with the printing.
6. Publications printed for foreign organizations and individuals must be exported 100%. In case released and used in Vietnam, the procedures for publication import prescribed by this Law.
Article 35. Responsibility of the head of publication printing establishment
1. Implementing the provisions of Articles 31, 32, 33 and clauses 1, 2, 4 and 5 of Article 34 of this Law; storing and managing dossier of publication printing receiving as prescribed by the Minister of Information andCommunications.
2. Making report on publication printing activities of printing establishment on the requirement of the State management agencies on publishing activities.
3. Participating in training courses of publication printing operation management profession held by State management agencies on publishing activities.
4. Upon detection of publications with content violations specified in Clause 1, Article 10 of this Law, the printing establishment must stop printing and report to the competent state management agencies, at the same time notify the publisher, agencies, organizations and individuals which order the printing.
5. Taking responsibility before law for the publication printing activities of the printing establishment.
Article 36. Activities of publication release
1. The establishment of publication release includes enterprise, public non-business units and household of publications (hereafter referred to as releasing establishment)
Publishers are allowed for setting up establishment of publication release.
2. The releasing establishments are enterprises, public non-business units must register operation register with state management agencies on publishing activities as prescribed in Clause 1, Article 37 of this Law.
3. Operating conditions for releasing establishments which are enterprises, public non-business units;
a) The head of releasing establishment must reside in Vietnam, having diploma or certificate of professional knowledge on the publication release issued by the establishment of training and fostering of specialized publication release;
b) Having one of the following certificates: business registration certificate, business registration certificate or decision on establishment of public non-business unit in accordance with the law;
c) Having business location of publication;
4. Operating conditions for releasing establishment as business household:
a) Householder must permanently reside in Vietnam;
b) Having business registration certificate;
c) Having business location of publications.
Article 37. Registration of publication releasing operation.
1. Before operation, the releasing establishment as enterprise, public non-business unit must register the publication releasing operation with the State management agencies on the publishing activities in accordance with the following provisions:
a) The releasing establishment has its headquarters and branches in two centrally-affiliated provinces and cities or more and register operation with the Ministry of Information and Communications;
b) The releasing establishment has its headquarters and branches in the same one centrally-affiliated province and city and register operation with the provincial-level People’s Committee.
2. The Minister of Information and Communications shall regulate procedures and dossier for registration of publication releasing operation.
Article 38. Issuance license of publication import business operation
1. Domestic and foreign organizations and individuals are allowed to import publications into Vietnam in accordance with Vietnamese law and international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
2. Establishment with the publication import business operation (hereafter referred to as importer of publications establishment) must have license of publication import business operation issued by the Ministry of Information and Communications;
3. Conditions for issuance of license of publication import business operation
a) Having one of the business registration certificates, business registration certificate, investment certificate under the provisions of law;
b) The head of importer of publications must permanently reside in Vietnam and have diploma issued by establishment of specialized training or certificate of knowledge fostering of publication releasing profession issued by the Ministry of Information and Communications;
c) Having staff capable of evaluating the book content in case of business of imported books.
4. Dossier to request the issuance of license of publication import business operation includes:
a) Application for issuance of license of publication import business operation;
b) Certified copy of one of the types of paper specified at Point a, clause 3 of this Article;
c) The curriculum vitae of the head of the importer of publications together with certified copy of diplomas or certificates prescribed at Point b, Clause 3 of this Article;
d).List of assessment staff of book content in case of business of imported books
5. Within 30 days from the date of receipt of dossier for license, the Ministry of Information and Communications shall issue license of publication import business operation. In the absence of issuance of license, there must be written reply clearly stating the reasons.
6. The Government stipulates in detail this Article.
Article 39. Registration of publication import for business
1. The publication import for business shall be done by the importer of publications.
2. Before importing, the importer of publications shall prepare dossier of import registration and send it to the Ministry of Information and Communications and pay the fee as prescribed by law. The Minister of Information and Communications shall detail the dossier for registration of publication import.
3. Within 15 days from the date of receipt of dossier for registration of publication import, the Ministry of Information and Communications shall confirm the registration in writing. In the absence of registration confirmation, there must be written reply clearly stating the reasonss.
4. Where there is a change of information in the dossier for registration of publicatio imported publications which have been confirmed for, the importer of publications must have written report on the content of the changed information, and register new information (if any) with the Ministry of information and Communications to confirm additional registration.
5. The written confirmation of registration of the Ministry of Information and Communications is a legal foundation for the importer of publications to make importing procedures with the customs authorities and is valid until completion of the importing procedures.
6. In case of detection of contents of imported publications with violating signs of Vietnamese law, the Ministry of Information and Communications has the right to refuse confirmation of registration for publication import or request assessment of content of those publications before the confirmation of importing registration.
Article 40. Reponsibility of the head of establishment of publication release
1. Implementing the provisions of Articles 36, 37, 38 and 39 of this Law in the course of operation.
2. Complying with the license of publication import operation, certificate of publication import registration; complying with the contents of publication release registration.
3. Making report on the operation of the release establishment and publication import establishment at the request of the State management agencies on publishing activities.
4. Not being allowed for storing and releasing publications with contents specified in Clause 1, Article 10 of this Law, publications having no receipts and documents showing the legal origin or suspended from release, revoked, confiscated, banned from circulation or destroyed; Not being allowed for carrying on business of non-commercial publications, publications printed for foreign countries.
5. Stopping the release and import of publications and making report to the competent state agencies in case of detection of publications with contents specified in Clause 1, Article 10 of this Law.
6. For importer of publications, the head shall organize assessment of content of imported publications before release and take responsibility before law for imported publications.
7. Participating in courses of training on legal knowledge of publication held by State management agencies on publishing activities.
8. Taking responsibility before law for activities of publication release establishment and importer of publications
Article 41. Issuing license of non-commercial publications import
1. The import of non-commercial publications of Vietnamese agencies, organizations and individuals and foreign organizations operating in Vietnam, foreign individuals residing in Vietnam must be lissued import license, , except where provided for in Article 42 of this Law and shall pay a fee as prescribed by law.
2. Before importing non-commercial, agencies, organizations and individuals must prepare dossier to request issuance of import license under prescribed form as follows:
a) Agencies and organizations at the central level, the Hanoi-based foreign organizations based shall send dossiers to the Ministry of Information and Communications or the Hanoi People's Committee;
b) Agencies and other organizations and Vietnamese individuals and foreign individuals shall send their dossiers to the provincial-level People's Committee where they have headquarters or where there is border gate through which publications are imported.
3. Dossier to request issuance of license of non-commercial publications import includes:
a) Application for issuance of license under prescribed form.
b) List of imported publications under prescribed form.
4. Within 15 days from the date of receipt of complete dossier, the competent state management agencies shall issue license. In the absence of issuance of license, there must be written reply clearly stating the reasons.
5. In case of detection of imported publications with violating signs of Vietnamese law, the state management agencies on publishing activities have the right to refuse to issue import license or require agencies and organizations and individuals applying for import license to provide a copy of publication for organizing assessment of content as the basis for the decision on issuance of import license.
6. The assessment of publication content with violating signs of Vietnamese law for making a decision on issuance of non-business import license shall be carried out as follows:
a) The import licensing agency shall establish the assessment board for each publication within 15 days from the date of receipt of imported publications for assessment. The board includes qualified experts for assessment;
b) The assessment time for each publication shall not exceed 09 working days from the date the assessment board is established;
c) Result of assessment must be made in writing specifying the content of publication with or without violation of the provisions of this Law and other provisions of the relevant law.
7. The Minister of Information and Communications details the assessment of imported publications, coordinates with the Minister of Finance to prescribe the expenditure of content assessment of imported publications.
Article 42. Cases where import of non-commercial publications without request of license issuance
1. Agencies, organizations and individuals who shall not request issuance of license of non-commercial publications but only make procedures prescribed by customs law in the case of import of the following publications:
a) Materials for workshops, international conferences in Vietnam which are licenseted by the Vietnamese competent agencies for organization;
b) Publication is the property of agency, organization, family and individual for private use.
c) Publication in the luggage of person upon entry used for personal needs;
d) Publications donated to agencies, organizations and individuals by mail, delivery service at value not exceeding the exemption standard under the provisions of law.
2. The import of publications of agencies, organizations and individuals enjoying diplomatic privileges and immunities shall comply with the provisions of the customs law, the law on privileges and immunities for diplomatic representative agencies, foreign consular agencies and representative offices of international organizations in Vietnam and international agreements in which Vietnam is a member.
3. Publications specified at Points a and b, Clause 1 of this Article, must be re-exported after use. In case transferred to other agencies, organizations and individuals in Vietnam, the agencies, organizations and individuals receiving shall make import procedures as prescribed in Article 41 of this Law.
Publications specified at Points c and d, Clause 1 of this Article if having value exceeding the standard of tax exemption shall be made procedures for issuance of import license as provided for in Article 41 of this Law.
Publications specified in Clause 1 of this Article shall not be traded in any form.
4. Agencies, organizations and individuals must take responsibility before law for publications they import.
5. Publications with content in violation of Clause 1, Article 10 of this Law shall not be brought into Vietnam in any form.
Article 43. Export of publications
Publications were published and circulated legally in Vietnam are exported to foreign countries.
Article 44. Publication exhibitions and fairss
1. The organization of publication exhibitions and fairsin Vietnam of Vietnamese and foreign agencies, organizations and individuals must be licensed by the state management agencies on publishing activities.
2. Competence to issue license for organization of publication exhibitions and fairs.
a) The Ministry of Information and Communications shall issue license to the agencies and organizations at the central level, the foreign agencies, organizations and individuals;
b) Provincial-level People's Committees shall issue icense to the agencies, organizations and individuals with their headquarters at locality, branches, representative offices and units of agencies, organizations at central level located at locality.
3. Dossier to request issuance of license of organization of publication exhibitions and fairs includes:
a) Application for issuance of license clearly stating purposes, time, locations and name of units participating in exhibition and fair.
b) List of publications for exhibition and fair as under the prescribed form.
4. Within 10 working days from the date of receipt of complete dossier, the competent authority specified in Clause 2 of this Article shall issued license for organization of publication exhibitions and fairs. In the absence of issuance of license, there must be a written reply clearly stating the reasons.
5. Agencies, organizations and individuals that are issued license to organize exhibitions, fairs and publications shall:
a) Comply with the contents specified in the license.
b) Examine and assess the publication content before exhibition, introduction, and release at exhibitions and fairs;
c) Do not introduce into exhibitions, fairs the publications with contents specified in Clause 1, Article 10 of this Law; publications were suspended from release, revoked, confiscated, banned from circulation, destroyed or publications without receipts, documents showing legal origin;
d) Take responsibility before law for the publication content introduced into exhibitions and fairs and activities of exhibitions and fairs of publications.
6. State management agencies on publishing activities may refuse to issue license for organization of publication exhibitions and fairs or request organizations and individuals requesting issuance of license to take the following publications out of the list of publications:
a) Publications for exhibitions and fairs with violating signs of provisions in Article 10 of this Law.
b) Publications for exhibitions and fairs without legal origin;
c) Publications were suspended from release, revoked, confiscated, banned from circulation and destroyed.
PUBLISHING AND RELEASE OF ELECTRONIC PUBLICATIONS
Article 45. Conditions for publishing and release of electronic publications
1. The electronic publishing shall be done by the publisher, organization or agency, having license of non-commercial material publishing and must comply with the provisions of this Law.
The publisher shall perform electronic publishing upon meeting the following conditions:
a) Having capacity of equipment, technology and technical personnel to operate and manage the process of electronic publishing;
b) Having technical measures in accordance with the provisions of state management agencies to prevent duplication and illegal interference in the content of publications;
c) Having Vietnamese internet domain as prescribed by the law to carry out electronic publishing on the Internet;
d) Having registered electronic publishing activities with the state management agencies on electronic publishing activities.
2. Agencies, organizations and individuals performing the release of electronic publishing must meet the following conditions:
a) Having capacity of equipment, technology and technical personnel to operate and manage the process of release of electronic publications;
b) Having technical measures in accordance with the provisions of state management agencies to prevent duplication, illegal interference in the content of publications;
c) Having Vietnamese internet domain as prescribed by the law to carry out electronic release of electronic publications on the Internet;
d) Having registered activities of electronic publication release with the state management agencies on publishing activities.
Article 46. Method to perform publishing and release of electronic publications.
1. Works and materials published for the first time by the method of electronic publishing through publisher or must be issued publishing license by the state management agencies on publishing as provided for in Article 25 of this Law.
2. Publications were published, printed and released legally shall be released on electronic media.
3. The publication and release of electronic publications specified in clause 1 and 2 of this Article shall be made only after obtaining the written approval of the author, the copyright owner under the provisions of law on fintellectual property rights.
4. The transformation of electronic publications to printed publications for dissemination to multiple recipients must comply with the provisions of this Law and the law on intellectual property.
Article 47. Technique and technology for publishing and release of electronic publications
Agencies, organizations and individuals publishing and releasing electronic publications shall:
1. Comply with technical regulations and technical guidance of the State management agency for electronic publications;
2. Comply with the provisions of the law on telecommunications, information technology, e-commerce, e-transactions and other provisions of the relevant law.
Article 48. Submitting legal deposit of electronic publication and to National Library of Vietnam.
1. Publishers and organizations issued license of non-commercial material publishing shall submit legal deposit of electronic publications to the State management agencies on publishing activities as stipulated in Article 28 of this Law and submit electronic publications to National Library of Vietnam.
2. State management agencies on publishing only use electronic publications legally deposited deposited in service of their management.
3. National Library of Vietnam shall archive and only use electronic publications in service of readers at the National Library of Vietnam as prescribed by law.
Article 49. Advertising on electronic publications
The advertising on electronic publications shall comply with the following provisions:
1. Do not advertise in the content or disrupt content of electronic publications in any form;
2. Implementing the provisions of the law on advertising and other provisions of the relevant law.
Article 50. Responsibility of agencies, organizations and individuals publishing and releasing electronic publications
1. Publisher, General Director (Director), editor, Chief Editor of the publisher are responsible for:
a) Implementing the provisions of Articles 18, 29, 22, 22, 23, 24, 27, 45, 46, 47, 48, 49 and 52 of this Law;
b) Ensuring the contents of electronic publications to be released in accordance with the contents of electronic publications legally deposited;
c) Implementing technical measures to prevent interference in the content of publications or to remove illegal publications at the request of competent state agencies;
d) Stopping the release of publications at the request of the State management agencies on publishing activities;
e) Examining and monitoring associated publications
2. Associated partner of publishing shall:
a) Implement the provisions of Articles 23, 45, 46, 47 and 49 of this Law;
b) Comply with the contents of the manuscripts which have been signed for approval by the General Director (Director) of publisher;
c) Implement technical measures to prevent interference in the content of publications or to remove illegal publications at the request of competent state agencies;
d) Stop the release of publications at the request of the State management agencies on publishing activities.
3. Agencies, organizations, or individuals releasing publications shall:
a) Comply with the provisions of Article 46 of this Law and Points b, c and d, Clause 2 of this Article;
b) Comply with the written approval of the author and the copyright owner;
c) Take responsibility before law for the release of electronic publications.
4. Agencies and organizations which are issued license of non-commercial materials shall:
a) Comply with the provisions of Clause 6, Article 25 of this Law;
b) Implement technical measures to prevent possible interference in the content of publications or remove publication with violations at the request of competent state agencies.
5. Enterprises providing intermediary services on the Internet environment and telecom network in Vietnam shall:
a) Implement the provisions at Points c and d, Clause 2 of this Article;
b) Implement the provisions of the law on intellectual property or request agencies, organizations and individuals using services must comply with the regulations on intellectual property rights upon release of electronic publications.
Article 51. Import of electronic publications
Establishment of release and import of electronic publications for business or dissemination must be issue license by the state management agencies on publishing activities under the provisions of this Law and other provisions of the relevant law.
Article 52. Detailed regulation on publishing and release of electronic publications
The Government stipulates in detail the activities of publishing and release of electronic publications to suit each stage of technological development.
This Law takes effect from July 1, 2013 and supersedes the Publishing Law No. 30/2004/QH11 amended and supplemented by a number of articles of Law No. 12/2008/QH12.
Article 54. Detailed regulation and implementation guidance
Government, the competent authority shall detail and guide the implementation of Articles and Clauses stated in the Law.
This Law was passed by the 8th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam 4 th session on November 20, 2012.
|
CHAIRMAN OF NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
Điều 31. Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 90. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 13. Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Điều 15. Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
Điều 22. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 38. Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 40. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 45. Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 46. Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 50. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam