Chương 1 Luật xuất bản 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 19/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 22/12/2012 | Số công báo: | Từ số 761 đến số 762 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.
Điều 3. Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
2. In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
3. Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
5. Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản.
6. Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản.
7. Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán.
8. Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
9. Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử.
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật giao dịch điện tử.
11. Phương thức xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử là việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên các phương tiện điện tử.
12. Lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
Điều 5. Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
c) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.
2. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này;
b) Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;
c) Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
d) Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.
3. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.
4. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:
a) Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước;
d) Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
5. Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử;
b) Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ xuất bản phẩm điện tử.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản.
Điều 8. Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài
1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài.
Điều 9. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản
Việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
2. In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
3. Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
5. Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản.
6. Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản.
7. Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán.
8. Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
9. Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử.
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật giao dịch điện tử.
11. Phương thức xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử là việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên các phương tiện điện tử.
12. Lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
c) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.
2. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này;
b) Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;
c) Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
d) Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.
3. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.
4. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:
a) Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước;
d) Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
5. Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:
a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử;
b) Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ xuất bản phẩm điện tử.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản.
1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài.
Việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of adjustment
This law provides for the publishing organization and activities; rights and obligations of agencies, organizations and individuals involved in publishing activities.
Publishing activities, including the fields of publishing, printing and release of publications.
Article 2. Subject of application
This law applies to agencies, organizations, individuals and foreign organizations operating in Vietnam, foreign individuals residing in Vietnam related to publishing activities.
Article 3. Location, purpose of publishing activities
Publishing activities in the field of culture and ideology in order to disseminate and introduce knowledge in the fields of social life, national cultural values and cultural essence of humanity, to meet the needs of people’s spiritual life, to raise the people’s intellect and moral development and good lifestyle of Vietnamese people, to expand cultural exchanges with other countries, socio-economic development and fight against all thoughts and behavior detrimental to the national interests and contribute to the construction and defense of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 4. Explanation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Publishing is the organization and development of manuscript to be edited into templates for printing and release directly through the electronic media.
2. Printing is the use of printing equipment to create publications from the template.
3. Release is the adoption of one or more forms of buying, selling, allocation, donation, leasing, lending, export, import, fair and exhibition to bring publications to users.
4. Publication is a work and documents on politics, economics, culture, society, education and training, science, technology, literature, art which are published through publisher or agency, organization is issued publishing license in different languages, images, sounds, and are expressed in the following forms:
a) Printed books
b) Braille books;
c) Paintings, photographs, maps, posters, flyers and leaflets
d) Types of calendar;
e) Audio and video recording with the content for substitution of book or illustration for books
5. Manuscript is handwritten, typed copy or created by electronic media of a work, document for publishing.
6. Editing is the review and improvement of the content and form of the manuscript for publication.
7. Non-business document is a publication is not intended to buy, sell
8. Electronic publishing is the organization and development of manuscript to be edited into templates and use of electronic media to create electronic publications.
9. Electronic publication the one specified at Points a, c, d, e, Clause 4 of this Article shall be formatted digitally and read, listened and viewed by electronic media.
10. Electronic media as media operating based on electrical, electronic, digital, magnetic, optical and wireless transmission technology or similar technology specified in Clause 10, Article 4 of the Law on electronic transaction.
11. Method of publication and release of electronic publication is the publishing and release of publications on the electronic media.
12. Legal deposit is the submission of publication for storage, comparison, examination and appraisal.
Article 5. Ensure the right of dissemination of work and protection of copyright and related rights
1. The State shall ensure the right of dissemination of work in the form of publications through the publisher and protection of copyright and related rights.
2. The State shall not censor works before publication.
3. No agency, organization or individual is allowed to abuse the right to disseminate works to damage the interests of the State, the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.
Article 6. State management on publishing activities
1. State management content on publishing activities includes:
a) Developing and organizing the implementation of strategy, planning, policy of publishing activity development; issuing under the competence the legal normative documents regarding publishing activities and copyright in the publishing activities;
b) Organizing the reading, examination and appraisal of legal deposit publications;
c) Issuing and revoking types of license in publishing activities;
d) Scientific research and technological application in publishing activities; training and fostering profession on publishing activities;
e) International cooperation in publishing activities;
f) Inspecting, investigating and settling complaints and denunciations and handling of violations of the law in publishing activities;
g) Implementing regulation on information, report, statistic, and the emulation and commendation in publishing activities; selecting and giving awards for publications of high value.
2. Government shall perform the unified state management of publishing activities nationwide;
The Ministry of Information and Communications is responsible before the Government for the implementation of state management on publishing activities.
The ministries, ministerial-level agencies shall coordinate with the Ministry of Information and Communications to perform the State management on the publishing activities within its authority.
People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) shall perform the State management on the publishing activities at locality.
Article 7. State policy for publishing activities
1. The State has strategy, development planning of network of publishers, printing and establishment of publication release, support of training of human resources; tax incentives prescribed by law for the publishing activities, policies to attract social resources involved in publishing activities.
2. State policy for the publishing field:
a) Supporting investment fund for the construction and modernization of material facilities, application and transfer of advanced technology and technique to publishers to serve the tasks, subjects and areas as specified at Point b of this Clause;
b) Placing an order to have manuscripts and publish works and materials to serve the task of politics, security, national defense, external information and serve people in ethnic minority areas, the areas with socio-economic conditions of particular difficulty, the remote, mountainous, border and island area, the youngster, children, the blind and other critical tasks;
c) Buying manuscript for valuable works but the publishing time is not appropriate or restrictions of subject of use; supporting to buy copyrights for domestic and foreign works which have value for social, cultural and economic development;
d) Favouring loan interest in accordance with the law.
3. State policy for the field of printing of publication:
a) Supporting fund for the construction investment and modernization of infrastructure, application and transfer of advanced technology and technique to printing facilities in service of tasks of politics, security, national defense, external information and printing facilities in remote, mountainous, border and island areas;
b) Favouring land lease rent for workshop building and loan interest rates for the printing facilities in service of the politics, security, national defense, external information and printing facilities in remote, mountainous, border and island areas,.
4. State policy in the field of publishing of publication:
a) Priority is given to the investment in land fund and expenditure to build infrastructure for the system of establishment of publication release in the areas with socio-economic conditions of particular difficulty, the remote, mountainous, border and island areas,
b) Supporting freight charges of publications in service of tasks, subjects and areas specified at Point b, Clause 2 of this Article;
c) Supporting fund for organization, operation and promotion of Vietnamese culture and people through publication, organization of exhibitions, fairs of publications in the country and abroad;
d) Favouring land lease and house rent under state ownership, loan interest rate for establishment of publication release.
5. State policy for the publishing and release of electronic publications:
a) Supporting fund for the construction investment, modernization of infrastructure and application advanced technology and technique for publishing electronic publications;
b) Developing the specification data information system of electronic publications in order to create favorable conditions for searching, accessing, managing and archiving electronic publications.
6. The Government shall detail this Article in accordance with each stage of development of publishing activities.
Article 8. Establishment of representative office in Vietnam of foreign publishers and publication release organizations
1. Foreign publishers and publication release organizations (including enterprise and organization established abroad with multidisciplinary and multi-sector operation including publishing and publication release) are allowed to establish representative office in Vietnam after the Ministry of Information and communication issue license.
2. The Government shall specify the conditions for the establishment and operation contents and procedures for the issuance, renewal, re-issuance and extension of establishment license of representative office in Vietnam of foreign publishers and publication release organizations
Article 9. Complaints and denunciations in publishing activities
The complaints and denunciations in publishing activities shall comply with the provisions of law on complaints and denunciations.
Article 10. Contents and behaviors prohibited in publishing activities
1. Seriously prohibiting the publishing, printing and release of publications with the following contents:
a) Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam and destroying the unity of the whole nation;
b) Conducting propaganda and incitement war of aggression, causing hatred between nations and peoples; conducting incitement of violence; spreading reactionary ideology, obscence and depraved lifestyle, criminal acts, social evils, superstition and destruction of habits and customs;
c) Disclosing the state secrets, personal secrets and other secrets prescribed by law;
e) Distorting historical truth, denying revolutionary achievements; offending nation, well-known persons, national heroes; failing to express or properly express sovereignty; slandering and insulting the reputation of the agency, organization and dignity of the individual.
2. It is strictly forbidden to perform the following acts:
a) Publishing without registration and publishing decision or publishing license;
b) Changing, distorting the content of the manuscripts which have been signed for approval by or non-business document manuscript with the seal of the publishing licensing agencies;
c) Illicit and false printing, illegal re-printing of publications
d) Releasing publications without legitimate origin or failing to submit copyright deposit
e) Publishing, printing and releasing publications which have been suspended from release, recovering, confiscating, banning from circulation, destroying or illegally importing publications;
f) Other prohibited acts as prescribed by law.
Article 11. Handling violation in publishing activities
1. Organizations having violations of the provisions of this Law and other provisions of the relevant law, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be administratively sanctioned, if causing damage, they must pay compensation as prescribed by law.
2. Organizations having violations of the provisions of this Law and other provisions of the relevant law, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be administratively sanctioned or prosecuted criminal liability, if causing damage, they must pay compensation as prescribed by law.
3. Publications with violations shall be suspended from release with definite time and depending on the nature and seriousness of the violation, correction must be performed and then released or recovered, confiscated, banned from released or destroyed.
4. Electronic publications in violation shall be removed from the electronic media and depending on the nature and seriousness of their violations shall be handled under the provisions of clause 3 of this Article.
5. Organizations and individuals committing acts of infringement of intellectual property rights in the publishing activities shall be handled as prescribed by the law on intellectual property.
6. State management agencies on publishing activities must take responsibility for their decisions. In case of wrong decisions causing damage, they shall pay compensation as prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
Điều 31. Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 90. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 13. Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Điều 15. Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
Điều 22. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 38. Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 40. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 45. Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 46. Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 50. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam