Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xuất bản
Số hiệu: | 195/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2014 |
Ngày công báo: | 25/02/2014 | Số công báo: | Từ số 225 đến số 226 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một vài nét mới trong quy định xuất bản
Vào cuối năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.
Theo đó Nghị định 195/2013/NĐ-CP có một vài điểm mới nổi bật so với Nghị định 11/2009/NĐ-CP và Nghị định 72/2011/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, Nghị định quy định chi tiết và cụ thể điều kiện thành lập cũng như cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản, tổ chức ấn phẩm nuớc ngoài theo điều 6, 7.
Thứ hai, điều kiện xuất bản phẩm điện tử phải thỏa yêu cầu về thiết bị, công nghệ; nhân lực; biện pháp kỹ thuật và tên miền “.vn” theo điều 17, 18.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/03/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 195/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XUẤT BẢN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản về trách nhiệm quản lý nhà nước và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản; tổ chức và hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm và xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.
1. Chủ trì, phối hợp xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động xuất bản và các biện pháp phòng, chống in lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm.
2. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động xuất bản.
3. Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách tại Điểm b và Điểm c Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 4, Điểm b Khoản 5 Điều 7 Luật xuất bản.
5. Cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, xác nhận đăng ký trong hoạt động xuất bản theo quy định của Luật xuất bản và Nghị định này.
6. Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật xuất bản, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Hướng dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và ban hành thống nhất các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động xuất bản.
8. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng quốc gia đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
9. Yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh - trật tự và phòng, chống tội phạm trong hoạt động xuất bản.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện công tác quản lý thị trường trong hoạt động xuất bản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, cơ quan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 5 Điều 7 Luật xuất bản.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan có liên quan quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí, các chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác, bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật để thực hiện các chính sách tại Điều 7, Điều 25, Điều 39 và Điều 41 Luật xuất bản.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
1. Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại địa phương.
2. Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận đăng ký theo quy định của Luật xuất bản và Nghị định này.
3. Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật xuất bản, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động xuất bản và công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết trình tự, thủ tục, cách thức báo cáo và biểu mẫu báo cáo trong hoạt động xuất bản.
1. Điều kiện thành lập:
a) Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
b) Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án;
c) Có địa điểm làm trụ sở văn phòng đại diện.
2. Nội dung hoạt động:
Văn phòng đại diện phải tuân thủ quy định của Luật xuất bản, Nghị định này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam về văn phòng đại diện và được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và xuất bản phẩm của nhà xuất bản hoặc của tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện;
b) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.
1. Việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện (bằng tiếng Việt và tiếng Anh có công chứng) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có: Đơn đề nghị cấp giấy phép; văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính; giấy tờ chứng minh có trụ sở hoặc hợp đồng thuê trụ sở để làm văn phòng đại diện; bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
2. Việc cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày bị mất, bị hư hỏng giấy phép, nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép. Hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm đơn đề nghị cấp lại giấy phép và bản sao giấy phép (nếu có) hoặc giấy phép bị hư hỏng;
b) Ít nhất 30 ngày, trước ngày giấy phép hết hạn, nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài được đề nghị gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm đơn đề nghị gia hạn giấy phép và giấy phép đã được cấp;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp lại, gia hạn giấy phép; trường hợp không cấp lại, gia hạn giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, mẫu giấy phép thành lập văn phòng đại diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 13 của Luật xuất bản, nhà xuất bản được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông (m2) sử dụng trở lên;
b) Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;
c) Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.
2. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan chủ quản và nhà xuất bản bảo đảm kinh phí hằng năm ít nhất 05 (năm) tỷ đồng, để nhà xuất bản thực hiện nhiệm vụ xuất bản theo tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản.
1. Việc chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản là tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập thực hiện như sau:
a) Trước khi bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị chấp thuận bổ nhiệm; sơ yếu lý lịch của nhân sự dự kiến bổ nhiệm; bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên của nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc); bản sao chứng chỉ hành nghề biên tập của nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng biên tập;
b) Trước khi miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có văn bản đề nghị chấp thuận miễn nhiệm, cách chức gửi Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan chủ quản nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cơ quan chủ quản nhà xuất bản xem xét miễn nhiệm, cách chức đối với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản khi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về hoạt động xuất bản.
1. Việc đăng ký xuất bản của nhà xuất bản thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 22 Luật xuất bản, không giới hạn số lượng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trong mỗi lần đăng ký và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.
2. Hồ sơ đăng ký xuất bản gồm có:
a) Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.
5. Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp không còn giá trị thực hiện.
6. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc quản lý, vị trí, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, cách thức ghi số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) và phương thức đăng ký xuất bản qua mạng Internet.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký xuất bản trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung đăng ký xuất bản không phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
b) Tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản có tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan;
c) Tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trước đó đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký hoặc cấm lưu hành, tịch thu, tiêu hủy hoặc do nhà xuất bản thu hồi, tiêu hủy;
d) Tác phẩm, tài liệu và xuất bản phẩm liên kết xuất bản, tái bản của đối tác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản từ 02 (hai) lần trở lên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày bị xử phạt lần đầu hoặc đối tác liên kết không đủ điều kiện liên kết, không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định;
đ) Nhà xuất bản không chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;
e) Các trường hợp khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 23 Luật xuất bản, nhà xuất bản và đối tác liên kết phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Đối với nhà xuất bản:
Trực tiếp ký hợp đồng in với cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và ký quyết định phát hành xuất bản phẩm.
2. Đối với đối tác liên kết:
a) Có bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn theo quy định của pháp luật trong trường hợp là cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật xuất bản và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân trong trường hợp là tổ chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 23 Luật xuất bản;
b) Có giấy tờ chứng minh có ít nhất 03 (ba) biên tập viên được cấp chứng chỉ hành nghề biên tập trong trường hợp thực hiện hình thức liên kết biên tập sơ bộ bản thảo;
c) Thực hiện đúng nội dung quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản; phải thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có quyết định của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
1. Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 Luật xuất bản bao gồm:
a) Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;
b) Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;
d) Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;
đ) Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
e) Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật xuất bản.
Đối với tài liệu của các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép xuất bản sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh đối với các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (bao gồm các công đoạn chế bản, in, gia công sau in) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật xuất bản;
b) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh về người đứng đầu cơ sở in, có mặt bằng sản xuất và thiết bị trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm tại Khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm: Là người đại diện theo pháp luật được ghi tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp cho người đứng đầu phải là bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
b) Đối với tài liệu chứng minh về mặt bằng sản xuất: Phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hay các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để sản xuất;
c) Đối với tài liệu chứng minh về thiết bị: Phải là bản sao giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị; trường hợp chưa có thiết bị, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải kèm theo danh mục thiết bị dự kiến đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
3. Ngoài quy định tại Khoản 8 Điều 32 Luật xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm bị thu hồi giấy phép hoạt động theo một trong các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm không đầu tư đủ thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
1. Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (gọi tắt là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 38 Luật xuất bản, trong đó văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm.
Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
b) Trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách, ngoài các điều kiện quy định tại Điểm a Khoản này, còn phải có ít nhất 05 (năm) nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, cụ thể: Phải có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Hồ sơ và thời hạn cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm quy định tại Khoản 4 Điều 38 Luật xuất bản được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng. Việc cấp lại giấy phép thực hiện như sau:
a) Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có đơn đề nghị cấp lại giấy phép gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo bản sao giấy phép đã được cấp (nếu có);
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trong quá trình hoạt động, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm không duy trì đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.
Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh đối với cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm trong các trường hợp sau đây:
1. Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
2. Xuất bản phẩm nhập khẩu đã được yêu cầu thẩm định nội dung nhưng cơ sở nhập khẩu không báo cáo kết quả thẩm định nội dung;
3. Không chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;
4. Các trường hợp khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải ban hành quy chế nội bộ về thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng quy chế trong quá trình hoạt động.
2. Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành theo quy định sau đây:
a) Thành lập hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, thành viên hội đồng là các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến nội dung xuất bản phẩm cần thẩm định, thư ký hội đồng là nhân viên phụ trách thẩm định nội dung. Việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm quyết định;
b) Việc thẩm định tiến hành đối với từng xuất bản phẩm nhập khẩu. Kết quả thẩm định được lập thành biên bản, báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ 03 tháng/lần;
c) Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện xuất bản phẩm nhập khẩu có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản, cơ sở nhập khẩu không được phát hành xuất bản phẩm và phải báo cáo kịp thời với Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, người đứng đầu cơ sở nhập khẩu phải tổ chức thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản.
Xuất bản phẩm nhập khẩu chỉ được phát hành sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Điều kiện về thiết bị, công nghệ để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản, cụ thể như sau:
a) Có máy chủ đặt tại Việt Nam, máy tính và các thiết bị khác để phục vụ mục đích xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet;
b) Có thiết bị, phần mềm phục vụ việc thiết kế, dàn trang, ghi dữ liệu trên các phương tiện điện tử;
c) Có thiết bị truyền phát xuất bản phẩm điện tử được số hóa sau khi được biên tập, định dạng và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử;
d) Có đường truyền kết nối Internet được đăng ký hợp pháp để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet;
đ) Có giải pháp kỹ thuật để kiểm soát việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, bao gồm việc phát hành, loại bỏ hoặc khôi phục để phát hành;
e) Có thiết bị, giải pháp kỹ thuật để thống kê, quản lý số lượng xuất bản phẩm điện tử đã được xuất bản, phát hành;
g) Có hệ thống lưu trữ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để lưu trữ các xuất bản phẩm điện tử đã xuất bản, phát hành; xuất bản phẩm điện tử được lưu trữ phải bảo đảm yêu cầu về tính xác thực, toàn vẹn, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi được tạo lập;
h) Có chứng thư số hợp pháp theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xuất bản phẩm điện tử.
2. Tiêu chuẩn về nhân lực kỹ thuật để điều hành, quản lý quá trình xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản cụ thể như sau:
a) Được đào tạo về công nghệ thông tin và có thâm niên công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin ít nhất 01 năm; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Đủ trình độ vận hành, quản lý các thiết bị, giải pháp kỹ thuật quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.
3. Biện pháp kỹ thuật quy định tại Điểm b Khoản 1 vài Điểm b Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản cụ thể như sau:
a) Có thiết bị, giải pháp kỹ thuật phòng, chống vi-rút máy tính;
b) Có thiết bị, giải pháp kỹ thuật chống xâm nhập trái phép qua hệ thống mạng Internet;
c) Có quy trình nghiệp vụ xử lý sự cố về an toàn, an ninh thông tin;
d) Có quy trình nghiệp vụ để xác định việc can thiệp làm thay đổi nội dung xuất bản phẩm điện tử;
đ) Có giải pháp kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về kiểm soát bản quyền số đối với nhà cung cấp nội dung, các kênh phân phối nội dung.
4. Tên miền Internet Việt Nam quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản phải là tên miền ".vn".
5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết các điều kiện hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử tại Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển công nghệ.
1. Việc thẩm định đề án hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử thực hiện như sau:
a) Nhà xuất bản phải có đề án hoạt động xuất bản điện tử và tổ chức, cá nhân phải có đề án hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử gửi Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Đề án hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử thể hiện rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề án, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, có ý kiến thẩm định đề án bằng văn bản.
2. Việc đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểm d Khoản 1 và Điểm d Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phải triển khai thực đề án theo ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông và có hồ sơ đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có: Đơn đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử; bản sao văn bản đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông về đề án;
b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kiểm tra việc triển khai đề án và có văn bản xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;
c) Nhà xuất bản chỉ được hoạt động xuất bản điện tử và tổ chức, cá nhân chỉ được hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử sau khi có văn bản xác nhận đăng ký của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mẫu đề án, mẫu đơn đăng ký, mẫu xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Xuất bản phẩm điện tử gồm 02 (hai) loại:
a) Được chuyển sang hình thức điện tử từ xuất bản phẩm đã được xuất bản hợp pháp dưới hình thức khác;
b) Được tạo lập bằng phương thức điện tử, chưa được xuất bản dưới hình thức khác và có quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
2. Yêu cầu về nội dung và kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Nội dung không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản hoặc không bị đình chỉ phát hành, cấm lưu hành, thu hồi, tiêu hủy;
b) Nội dung đúng với xuất bản phẩm gốc đã được xuất bản hợp pháp tại Việt Nam;
c) Có định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh;
d) Có chữ ký số hợp pháp của người đứng đầu tổ chức, cá nhân thực hiện việc phát hành.
3. Yêu cầu về nội dung và kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Nội dung không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản;
b) Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này và có chữ ký số hợp pháp của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
1. Cơ sở phát hành có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này được nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh.
2. Hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử trong thiết bị lưu trữ dữ liệu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải đăng ký nhập khẩu theo quy định tại Điều 39 Luật xuất bản; trường hợp nhập khẩu qua mạng Internet thì phải lập danh mục xuất bản phẩm đã được nhập khẩu và đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất 10 ngày trước khi phát hành, kèm theo bản sao hợp đồng nhập khẩu hoặc chứng từ thanh toán;
b) Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm điện tử nhập khẩu trước khi phát hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
1. Khi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại Điều 48 Luật xuất bản, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản phải nộp xuất bản phẩm điện tử dưới dạng 01 (một) bản ghi trong thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc nộp qua mạng Internet bằng định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vê định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh và có chữ ký số kèm theo 02 (hai) tờ khai lưu chiểu theo mẫu quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết yêu cầu kỹ thuật, cách thức nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử.
1. Đối với nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm điện tử ngoài quy định tại Điều 50 Luật xuất bản, nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản, phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm kỹ thuật, công nghệ sử dụng để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về công nghệ thông tin và viễn thông;
b) Bảo đảm nguyên vẹn nội dung, hình thức của xuất bản phẩm điện tử;
c) Chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc dừng xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử hoặc loại bỏ, ngăn chặn người sử dụng tiếp cận một phần nội dung hoặc toàn bộ xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật;
d) Không được xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử kèm ứng dụng kỹ thuật, công nghệ gây mất an toàn, an ninh thông tin đối với phương tiện điện tử;
đ) Không được bổ sung thông tin làm sai lệch nội dung xuất bản phẩm điện tử hoặc bổ sung thông tin mà người sử dụng xuất bản phẩm điện tử không yêu cầu, trừ các thông tin được phép theo quy định của pháp luật hoặc có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
e) Không được can thiệp trái phép vào nội dung, hình thức của xuất bản phẩm điện tử để làm sai lệch hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật;
g) Báo cáo, giải trình về việc xuất bản, phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử và nội dung của xuất bản phẩm điện tử theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xuất bản, phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử và nội dung xuất bản phẩm điện tử.
2. Đối với người sử dụng xuất bản phẩm điện tử không được can thiệp dưới mọi hình thức để làm sai lệch nội dung xuất bản phẩm điện tử.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân đình chỉ việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử để chấn chỉnh hoặc khắc phục nguyên nhân trong các trường hợp sau đây:
a) Không duy trì đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định này trong quá trình hoạt động;
b) Không thực hiện đúng quy định tại Điều 22 Nghị định này;
c) Không chấp hành các biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
2. Trường hợp nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm điện tử không chấn chỉnh hoặc không khắc phục đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải chấm dứt hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật và quy định sau đây hết hiệu lực:
a) Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản;
b) Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản;
c) Nghị định số 110/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;
d) Điều 1 Nghị định số 72/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 và Nghị đinh số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.
1. Trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải làm thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản.
2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài phải làm thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động, giấy phép thành lập.
3. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở phát hành xuất bản phẩm và tổ chức, cá nhân hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử phải làm thủ tục đăng ký hoạt động.
4. Việc cấp đổi giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động và đăng ký hoạt động phải tuân thủ quy định của Luật xuất bản, Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quản lý về in đã được cấp cho người đứng đầu cơ sở in trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng để làm thủ tục cấp đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 195/2013/ND-CP |
Hanoi, November 21, 2013 |
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF, AND MEASURES FOR IMPLEMENTING, THE PUBLICATION LAW (*)
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 20, 2012 Publication Law;
At the proposal of the Minister of Information and Communications,
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of, and measures for implementing, the Publication Law.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree details a number of articles of, and measures for implementing, the Publication Law regarding the responsibilities to perform the state management of, and to implement state policies on, publication activities; organization of and operation in the publishing, printing and distribution of publications and publishing and distribution of e-publications.
2. This Decree applies to domestic agencies, organizations and individuals, foreign organizations operating in the Vietnamese territory and foreign residents in Vietnam that are involved in publication activities.
Article 2. Tasks and powers of the Ministry of Information and Communications in performing the state management of publication activities
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with others in, formulating and promulgating according to its competence, or submitting to competent agencies for promulgation, legal documents, strategies, master plans, plans and state policies on publication activities, copyright and related rights in publication activities, and measures for preventing and combating illegal printing, printing of fake books, or printing in excess of registered quantities of publications.
2. To conduct scientific research and technological application in publication activities; to provide professional and skills training and retraining in publication activities.
3. To manage and organize international cooperation in publication activities.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, specifying, or proposing competent agencies to specify, the policies prescribed at Points b and c, Clause 2; Points b and c, Clause 4; and Point b, Clause 5, Article 7 of the Publication Law.
4. To grant, renew, re-grant, extend and revoke licenses, certificates, practice certificates and registration certifications used in publication activities in accordance with the Publication Law and this Decree.
5. To receive, manage, read and examine deposited publications and handle violating publications in accordance with the Publication Law, this Decree and other relevant laws.
6. To guide and implement the information, reporting and statistical regimes and issue forms for use in publication activities.
7. To implement emulation and commendation work in publication activities; to select and award national prizes for publications of high value.
8. To request organizations and individuals to suspend the publishing, printing or distribution of publications in accordance with law when detecting signs of violation.
9. To examine, inspect, settle complaints and denunciations and handle law violations in publication activities according to its competence.
Article 3. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies in performing the state management of publication activities
1. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, providing according to its competence, or proposing competent agencies to provide and guide, the implementation of measures to ensure security and order and prevent and combat crimes in publication activities.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, providing according to its competence, or proposing competent agencies to provide and guide, market management work in publication activities.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, detailing according to its competence, or proposing competent agencies to detail, the environmental sanitation conditions prescribed at Point c, Clause 1; and Point e, Clause 2, Article 32 of the Publication Law.
4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Finance and related agencies in, specifying, or proposing competent agencies to specify, the policies prescribed at Point a, Clause 2; Point a, Clause 3; and Point a, Clause 5, Article 7 of the Publication Law.
5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related agencies in, providing according to their competence, or proposing competent agencies to provide, charges, fees, preferential policies on loan interests, taxes and other amounts payable to the state budget, and allocation of funds in accordance with law for implementation of the policies prescribed in Articles 7, 25, 39 and 41 of the Publication Law.
6. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Information and Communications in performing the state management of publication activities.
Article 4. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees in performing the state management of publication activities
1. To promulgate according to their competence master plans and plans on development of publication activities in their localities; to promulgate, and guide the implementation of, the State’s laws and policies on publication activities in their localities.
2. To grant, re-grant, renew and revoke licenses and registration certifications in accordance with the Publication Law and this Decree.
3. To receive, manage, read and examine deposited publications and handle violating publications in accordance with the Publishing Law, this Decree and other relevant laws with regard to publications for which they have granted publication permits.
4. To implement the information, reporting and statistical regimes and emulation and commendation work in publication activities in accordance with law.
5. To examine, inspect, settle complaints and denunciations and handle law violations in publication activities according to their competence.
Article 5. Information and reporting regimes in publication activities
1. Agencies managing publishing houses and organizations and individuals involved in publishing, printing or distribution of publications shall make periodical and irregular reports according to regulations.
2. Provincial-level People’s Committees shall make periodical and irregular reports on publication activities and the state management of publication activities in their localities to the Ministry of Information and Communications.
3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, coordinate in one another in exchanging and providing information serving the state management of publication activities.
4. The Minister of Information and Communications shall specify in detail the order, procedures and methods for reporting and forms of reports on publication activities.
Article 6. Conditions for establishment and contents of operation of Vietnam-based representative offices of foreign publishing houses and foreign publication distribution organizations
1. Conditions for establishment:
a/ The publishing house or publication distribution organization is operating lawfully in a foreign country;
b/ The person expected to be appointed as head of the representative office permanently resides in Vietnam, has full civil act capacity in accordance with law, possesses a university or higher degree and is neither being examined for penal liability nor serving a legally effective court judgment;
c/ Having a location for establishing the representative office.
2. Operation contents:
A representative office must fully observe the Publication Law, this Decree and other regulations of Vietnam on representative offices and may conduct the following activities:
a/ Introducing, displaying, organizing exhibitions on, advertising, or otherwise disseminating information in accordance with Vietnamese law about, the organization and publications of the publishing house or publication distribution organization it represents;
b/ Supporting trade promotion, cooperation, exchange of copyright, publishing, printing and distribution of publications for the publishing house or publication distribution organization it represents.
Article 7. Grant, re-grant and extension of licenses for establishment of Vietnam- based representative offices of foreign publishing houses and foreign publication distribution organizations
1. The grant of a representative office establishment license is as follows:
a/ A dossier of application for a representative office establishment license (in Vietnamese, enclosed with the notarized English translation) addressed to the Ministry of Information and Communications comprises: an application for the license; a written certification of the lawful operation of the concerned publishing house or publication distribution organization in the country where it is headquartered, issued by a competent foreign authority; papers proving the availability of office space for the reprehensive office or the office space lease contract for the representative office; certified copies of the university or higher decree, judicial report and civil status book of the head of the representative office or papers proving that he/she is permitted to permanently reside in Vietnam, issued by a competent Vietnamese agency;
b/ Within 30 days after receiving a complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall grant a representative office establishment license; in case of refusal to grant a license, it shall issue a reply clearly stating the reason.
A representative office establishment license is valid for 5 years from the date of grant and may be extended with each extension not exceeding 5 years.
2. The re-grant or extension of a representative office establishment license is as follows:
a/ Within 5 days after its representative office establishment license is lost or damaged, a foreign publishing house or publication distribution organization shall submit a dossier of application for re-grant of the license. A dossier addressed to the Ministry of Information and Communications comprises an application for re-grant of the license and a copy of the license (if available) or the damaged license;
b/ At least 30 days before its representative office establishment license expires, a foreign publishing house or publication distribution organization may apply for extension of the license. A dossier addressed to the Ministry of Information and Communications comprises an application for extension of the license and the granted license;
c/ Within 15 days after receiving a complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall re-grant or extend the license; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
3. The Minister of Information and Communications shall specify the forms of applications for grant, re-grant or extension of representative office establishment licenses and the form of representative office establishment license provided in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 8. Conditions for establishment and assurance of operations of publishing houses
1. In addition to the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 4, Article 13 of the Publication Law, a publishing house may be established when the following conditions are fully met:
a/ Having a head office of at least 200 square meters (m2) for use;
b/ Having at least VND 5 (five) billion for publication activities;
c/ Having sufficient equipment for publication activities.
2. Managing agencies of publishing houses shall maintain the conditions prescribed in Clause 1 of this Article throughout the operation of their publishing houses.
3. A publishing house and its managing agency shall arrange an annual fund of at least VND 5 (five) billion for the publishing house to perform its publication tasks according to its operation guidelines and objectives.
Article 9. Approval of the appointment, dismissal and relief from duty of general directors (directors) and editors-in-chief of publishing houses
1. The approval of the appointment, dismissal or relief from duty of general directors (directors) and editors-in-chief of publishing houses is as follows:
a/ Before appointing the general director (director) or editor-in-chief of a publishing house, the managing agency shall send a dossier to the Ministry of Information and Communications. The dossier comprises: A written request for approval of the appointment; the resume of the to-be-appointed person; and a certified copy of the university or a higher degree of the person to be appointed as general director (director) or a copy of the editing practice certificate of the person to be appointed as editor-in-chief;
b/ Before dismissing or relieving from duty the general director (director) or editor-in-chief of a publishing house, the managing agency shall send to the Ministry of Information and Communications a written request for approval of the dismissal or relief from duty;
c/ Within 20 days after receiving a complete dossier from the managing agency, the Ministry of Information and Communications shall issue a written approval or disapproval of the appointment, dismissal or relief from duty of the general director (director) or editor- in-chief of the publishing house.
2. The Ministry of Information and Communications shall request managing agencies of publishing houses to consider dismissing or relieving from duty general directors (directors) or editors-in-chief of publishing houses who commit serious violations of the law on publication activities.
Article 10. Publication registration and certification of publication registration
1. The publication registration by publishing houses must comply with Clause 1, Article 22 of the Publishing Law, regardless of quantity of works, documents and publications registered each time, and publishing houses shall take responsibility before law for the contents of publication registration.
2. A publication registration dossier comprises:
a/ A written registration with a summary of subject matters, topics and contents of each work or document registered for publishing, publications registered for re-publishing and other information, made according to the form provided by the Minister of Information and Communications;
b/ The written content appraisals for works or documents subject to content appraisal.
3. Within 7 working days after receiving a complete publication registration dossier from a publishing house, the Ministry of Information and Communications shall certify the publication registration in writing and grant publication registration certification numbers for each work, document or publication registered for re-publishing, and international standard book numbers (ISBNs); in case of refusal to certify publication registration, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
4. In the course of registration certification, the Ministry of Information and Communications may request publishing houses to seek appraisal for or give explanations about works or documents registered for publishing or publications registered for republishing to serve the publication registration.
5. The written publication registration certification serves as a basis for a publishing house to issue publication decisions for each work, document or to-be-re-published publication. The deadline for issuing publication decisions is December 31 of the year of registration certification; if failing to publish a work or document or re-publish a publication, the publishing house shall report such to the Ministry of Information and Communications before March 31 of the year following the year of registration certification, and the granted publication registration number and ISBN will be no longer valid.
6. The Minister of Information and Communications shall specify the management, position and size of, technical requirements for, and method of inscribing publication registration numbers and ISBNs, and the method of conducting online publication registration.
7. The Ministry of Information and Communications shall refuse to certify publication registration in the following cases:
a/ The publication registration contents do not conform with the operation guidelines, objectives, functions and tasks of the concerned publishing house;
b/ Works and documents registered for publishing for publications registered for re-publishing are involved in disputes over copyright and related rights;
c/ Works, documents and publications have been previously rejected for publication registration, banned from circulation, confiscated or destroyed by the Ministry of Information and Communications, or have been withdrawn or destroyed by the publishing house;
d/ Works, documents or publications are to be published or re-published under joint publication plans with a partner that has been sanctioned for administrative violations in publication activities twice (2) or more times within 12 months counting from the date of being sanctioned for the first time, or a partner that does not satisfy the conditions prescribed for joint publication or fails to observe requirements of state management agencies of publication activities;
dd/ The publishing house fails to comply with management measures applied by state management agencies of publication activities in accordance with law;
e/ Other cases decided by the Ministry of Information and Communications.
Article 11. Joint publication activities
In addition to complying with Article 23 of the Publication Law, publishing houses and their partners must meet the following requirements:
1. For publishing houses:
To sign printing contracts directly with printing establishments having publication printing permits and sign publication distribution decisions.
2. For partners:
a/ To have certified copies of identity cards or passports which remain valid in accordance with law, for the individuals prescribed at Point a, Clause 1, Article 23 of the Publication Law, or certified copies of the papers proving the legal person status, for the organizations prescribed at Point c, Clause 1, Article 23 of the Publication Law;
b/ To have papers proving that it has a staff of at least 3 (three) editors possessing editing practice certificates, in case of joint publication in the form of preliminary editing of manuscripts;
c/ To comply with publication decisions of the general director (director) of the publishing house; to correct, suspend the distribution, withdraw or destroy publications under decisions of the general director (director) of the publishing house.
Article 12. Licensing of publication of non-commercial documents
1. Non-commercial documents to be licensed for publication under Article 25 of the Publication Law include:
a/ Public information documents serving political tasks, major anniversaries and important events of the country;
b/ Documents guiding the study and implementation of the Party’s lines and policies and the State’s laws;
c/ Documents guiding measures for natural disaster and epidemic prevention and control and environmental protection;
d/ Records of conferences and seminars and development records of Vietnamese agencies and organizations;
dd/ Brochures on operations of foreign agencies and organizations lawfully operating in Vietnam;
e/ Documents on the history of the Party and local administrations; documents serving political tasks of localities, with opinions of superior-level Party organizations or agencies.
2. The competence to license publication of non-commercial documents is prescribed in Clause 1, Article 25 of the Publication Law.
For documents of units under the people’s army or people’s police, state management agencies of publication activities shall grant publication permits after obtaining opinions of the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security or agencies authorized by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
3. The Minister of Information and Communications shall specify the dossier and procedures for applying for publication permits for non-commercial documents prescribed in Clause 1 of this Article.
PRINTING AND DISTRIBUTION OF PUBLICATIONS
Article 13. Conditions and dossiers for grant of publication printing permits and cases of revocation of publication printing permits
1. To be granted a publication printing permit (covering the stages of layout, printing and post-printing processing of publications), a printing establishment must fully meet the following conditions:
a/ It complies with Clause 1, Article 32 of the Publication Law;
b/ Its owner is a Vietnamese organization or individual.
2. Papers and documents proving the satisfaction of the conditions on heads of printing establishments and production space and equipment in the dossier of application for a publication printing permit specified in Clause 2, Article 32 of the Publication Law are specified as follows:
a/ Regarding the head of the publication printing establishment: He/she must be the at-law representative indicated in the business registration certificate, enterprise registration certificate, investment certificate, or establishment decision issued by a competent agency; his/her diploma granted by a professional printing training institution must be a certified copy of a college or higher degree in printing or a certificate of training in publication printing management granted by the Ministry of Information and Communications;
b/ Regarding documents on production space: These documents must be originals or certified copies of land use rights certificates or contracts or other papers proving the allocation or rent of land or rent of production space or workshops;
c/ Regarding documents on equipment: These documents must be copies of papers on ownership or lease-purchase of equipment. In case equipment is unavailable, a list of to-be-invested equipment is required.
Within 6 months after being granted a publication printing permit, the printing establishment shall complete the purchase or lease-purchase equipment according to the list of to-be-invested equipment and send copies of purchase or lease-purchase documents to the licensing agency.
3. In addition to the provisions in Clause 8, Article 32 of the Publication Law, a publication printing establishment shall have its operation license revoked when:
a/ It no longer satisfies the conditions prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;
b/ Past the 6-month time limit from the date of being granted a publication printing permit, it still fails to complete the investment in equipment under Point c, Clause 2 of this Article.
Article 14. Grant, re-grant and revocation of publication import business licenses
1. To be granted a publication import business license by the Ministry of Information and Communications, a publication import business (below referred to as publication importer) must fully meet the following conditions:
a/ It satisfies the requirements stated at Points a and b, Clause 3, Article 38 of the Publication Law, in which the diploma granted by a professional training institution to the head of the publication importer must be a university or higher degree in publication distribution.
In case the head of the publication importer possesses a university or higher degree in a major other than publication distribution, he/she must possess a certificate of training in publication distribution granted by the Ministry of Information and Communications.
b/ In case of importing books, in addition to the conditions prescribed at Point a of this Clause, the publication importer must have at least 5 (five) staff members qualified for book content appraisal. Specifically, these persons must have been engaged in publication activities in Vietnam for at least 5 years, possess a university or higher degree in foreign languages or a university degree in another major but obtain foreign-language qualifications suitable to the requirements on appraisal of imported book contents and possess a certificate of training in publication distribution granted by the Ministry of Information and Communications.
2. The dossier and time limit for grant of a publication import business license are as follows:
a/ The dossier of application for a publication import business license is prescribed in Clause 4, Article 38 of the Publication Law, and shall be made according to the form provided by the Minister of Information and Communications;
b/ Within 30 days after receiving a complete complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall grant a publication import business license; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
3. A publication import business license may be re-granted if it is lost or damaged. The re-grant of a license is as follows:
a/ The publication importer sends an application for re-grant of the license to the Ministry of Information and Communication, enclosed with a copy of the granted license (if available);
b/ Within 15 days after receiving a dossier, the Ministry of Information and Communications shall re-grant the publication import business license; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
4. In the course of operation, publication importers that fail to maintain the conditions prescribed in Clause 1 of this Article shall have their publication import business licenses revoked.
Article 15. Refusal to certify the registration of import of publications for commercial purposes
The Ministry of Information and Communications shall refuse to certify the registration of a publication importer for import of publications for commercial purposes in the following cases:
1. The publications show signs of violation of law.
2. The imported publications are subject to content appraisal but the publication importer fails to report appraisal results.
3. The publication importer fails to comply with management measures applied by state management agencies of publication activities in accordance with law.
4. Other cases decided by the Ministry of Information and Communications.
Article 16. Responsibility of publication importers to appraise contents of imported publications
1. Within 30 days after being granted a publication import business license, the publication importer shall issue an internal regulation on content appraisal of imported publications, send such regulation to the Ministry of Information and Communications and comply with such regulation throughout its operation.
2. Before distributing imported publications, the head of the publication importer shall appraise their contents as follows:
a/ To establish an appraisal board comprising a leader of the publication importer as its chairperson, experts in the fields related to the contents of to-be-appraised publications as its members and a staff member in charge of publication content appraisal as its secretary. The invitation of experts to join the appraisal board shall be decided by the head of the publication importer;
b/ The appraisal shall be conducted for each imported publication. Appraisal results shall be recorded in minutes to be reported to the Ministry of Information and Communications once every 3 months;
c/ In the course of appraisal, if detecting that the contents of an imported publication violate Clause 1, Article 10 of the Publication Law, the publication importer may not distribute the publication and shall promptly report such to the Ministry of Information and Communications.
3. When receiving the Ministry of Information and Communications’ requests for content appraisal of imported publications, heads of publication importers shall organize the appraisal and report appraisal results in writing.
Imported publications may be distributed only after obtaining written approval of the Ministry of Information and Communications.
PUBLISHING AND DISTRIBUTION OF E-PUBLICATIONS
Article 17. Conditions for publishing and distribution of e-publications
1. The conditions on equipment and technologies for publishing and distribution of e-publications are prescribed at Point a, Clause 1, and Point b, Clause 2, Article 45 of the Publication Law, specifically as follows:
a/ Having a server located in Vietnam, computers and other equipment serving the publishing and distribution of e-publications on the internet;
b/ Having equipment and software serving the design, layout, and recording of data on electronic devices;
c/ Having equipment for transmitting digitalized e-publications after they are edited, formatted and stored on electronic devices;
d/ Having a lawfully registered internet connection line for publishing and distribution of e-publications on the internet;
dd/ Having technical solutions to control the publishing and distribution of e-publications, including distribution, removal or restoration of e-publications for distribution;
e/ Having technical equipment and solutions to make statistics of and manage the number of e-publications already published and distributed;
g/ Having an storage system meeting technical requirements to store e-publications already published and distributed; stored e-publications must ensure the requirements on accuracy, integrity, information safety and accessibility as soon as they are created;
h/ Having a lawful digital certificate in accordance with the law on e-transactions and complying with standards and technical regulations on e-publications.
2. Criteria for technical personnel who operate and manage the process of publishing and distributing e-publications are prescribed at Point a, Clause 1 and Point a, Clause 2, Article 45 of the Publication Law, specifically as follows:
a/ Being trained in information technology and having worked in the information technology sector for at least 1 year; possessing good political and ethical qualities;
b/ Being qualified for operating and managing the technical equipment and solutions prescribed in Clauses 1 and 3 of this Article to serve the publishing and distribution of e-publications.
3. The technical measures prescribed at Point b, Clause 1, and Point b, Clause 2, Article 45 of the Publication Law are specified as follows:
a/ Having technical equipment and solutions to prevent and control computer viruses;
b/ Having technical equipment and solutions to prevent unauthorized access via the internet;
c/ Having a professional process for responding to information safety and security incidents;
d/ Having a professional process for identifying interferences that change the contents of e-publications;
dd/ Having technical solutions as prescribed by the Minister of Information and Communications to control the digital copyright of content providers and content distribution channels.
4. The Vietnam’s domain name prescribed at Point c, Clause 1, and Point c, Clause 2, Article 45 of the Publication Law must be a “.vn” domain name.
5. The Minister of Information and Communications shall specify appropriate conditions for publishing and distribution of e-publications prescribed in this Article in each period of technology development.
Article 18. Appraisal of e-publication publishing or distribution schemes and registration of the publishing and distribution of e-publications
1. The appraisal of e-publication publishing or distribution schemes is as follows:
a/ Publishing houses shall send e-publication publishing schemes and organizations and individuals shall send e-publication distribution schemes to the Ministry of Information and Communications;
b/ E-publication publishing or distribution schemes must explicitly express the satisfaction of the conditions prescribed in Article 17 of this Decree;
c/ Within 15 days after receiving a scheme, the Ministry of Information and Communications shall consider and give its written appraisal opinions.
2. The registration of the publishing and distribution of e-publications prescribed at Point d, Clause 1, and Point d, Clause 2, Article 45 of the Publication Law is as follows:
a/ Within 60 days after receiving the written approval of the Ministry of Information and Communications, the publishing house or organization or individual shall implement its/his/her scheme according to the appraisal opinions of the Ministry of Information and Communications and send a dossier of registration for e-publication publishing or distribution to the Ministry of Information and Communications. A dossier comprises a written registration for e-publication publishing or distribution and a copy of the Ministry of Information and Communications’ written approval of the scheme;
b/ Within 20 days after receiving a dossier of registration for e-publication publishing or distribution, the Ministry of Information and Communications shall examine the implementation of the scheme and grant a written registration of e-publication publishing or distribution; in case of refusal to grant the written registration, it shall issue a written reply clearly stating the reason;
c/ Publishing houses may publish e-publications and organizations and individuals may distribute e-publications only after obtaining the Ministry of Information and Communications’ registration certification.
3. The Minister of Information and Communications shall provide forms of the e-publication publishing and distribution scheme, written registration application and registration certification prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 19. Classification of e-publications and requirements on the contents and technical conditions of e-publications
1. E-publications are divided into 2 (two) categories:
a/ Those converted into the electronic form from publications lawfully published in other forms;
b/ Those created in the electronic form under publication decisions issued by general directors (directors) of publishing houses or permits for publishing non-commercial documents issued by state management agencies of publication activities, and not yet published in any other forms.
2. Requirements on the contents and technical conditions of e-publications prescribed at Point a, Clause 1 of this Article:
a/ The contents do not violate the provisions of Clause 1, Article 10 of the Publication Law or the publications are neither suspended nor banned from circulation nor withdrawn and destroyed;
b/ The contents are exactly the same as those of the original publications lawfully published in Vietnam;
c/ Having a digital format in accordance with the Minister of Information and Communications’ regulations on formats of text message, sound and image files;
d/ Having a lawful digital signature of the head of the organization or the individual conducting the distribution.
3. Requirements on the contents and technical conditions of e-publications prescribed at Point b, Clause 1 of this Article:
a/ The contents do not violate the provisions in Clause 1, Article 10 of the Publication Law;
b/ Meeting the requirements prescribed at Point c, Clause 2 of this Article and having the lawful digital signature of the general director (director) of the publishing house or the head of the agency or organization that is granted a permit for publishing non-commercial documents.
Article 20. Import of e-publications for commercial purposes
1. Distribution establishments having a publication import business license prescribed in Article 14 of this Decree may import e-publications for commercial purposes.
2. The import of e-publications for commercial purposes must comply with the following regulations:
a/ Before importing e-publications in data storage devices, publication importers shall register the import according to Article 39 of the Publication Law; in case of importing via the internet, they shall make and register with the Ministry of Information and Communications a list of imported publications at least 10 days before distributing such publications, enclosed with copies of import contracts or payment documents;
b/ E-publication importers shall appraise the contents of imported e-publications before distribution according to Article 16 of this Decree.
Article 21. Deposit of e-publications
1. When depositing e-publications at state management agencies of publication activities according to Article 48 of the Publication Law, publishing houses or agencies or organizations that are granted publication permits shall submit a copy of each e-publication recorded in a data storage device or submit via the internet e-publications in the digital format according to the Minister of Information and Communications’ regulations on the formats of text message, sound or image files, enclosed with 2 (two) deposit declarations made according to a set form.
2. The Minister of Information and Communications shall specify technical requirements on and methods of depositing e-publications.
Article 22. Responsibilities of publishing houses and agencies, organizations and individuals engaged in the publishing or distribution of e-publications
1. In addition to the responsibilities prescribed in Article 50 of the Publication Law, publishing houses, organizations and individuals engaged in the publishing, distribution or import of e-publications have the following responsibilities:
a/ To ensure that techniques and technologies used for publishing and distributing e-publications conform with this Decree and other laws on information technology and telecommunications;
b/ To ensure the integrity of contents and forms of e-publications;
c/ To comply with competent state management agencies’ requests for suspension of the publishing or distribution of e-publications or removal, or prevention of users from accessing, part or the whole of contents of publications showing signs of violation of law;
d/ Not to publish or distribute e-publications together with technical or technological applications causing information unsafety or insecurity to electronic devices;
dd/ Not to add information that falsifies the contents of e-publications or add information not required by e-publication users, except those prescribed by law or permitted by state management agencies in charge of publication activities;
e/ Not to illegally intervene so as to falsify the contents and forms of e-publications or commit illegal acts;
g/ To report and explain about the publishing, distribution or import of e-publications and contents of e-publications at the request of competent agencies;
h/ To take responsibility before law the publishing, distribution and import of e-publications and contents of e-publication.
2. E-publication users may not intervene in any forms to falsify the contents of e-publications.
Article 23. Cases subject to suspension or termination of the publishing or distribution of e-publications
1. The Ministry of Information and Communications shall request publishing houses, organizations and individuals to suspend the publishing or distribution of e-publications to rectify or remedy violations in the following cases:
a/ Failure to fully maintain the conditions prescribed in Article 17 of this Decree in the course of operation;
b/ Failure to comply with Article 22 of this Decree;
c/ Failure to abide by management measures applied by state management agencies of publication activities.
2. In case publishing houses, organizations or individuals that distribute e-publications fail to remedy the violations specified in Clause 1 of this Article, they shall terminate their operation under the Minister of Information and Communications’ decisions.
1. This Decree takes effect on March 1, 2014.
2. The following documents cease to be effective on the effective date of this Decree:
a/ The Government’s Decree No. 111/2005/ND-CP of August 26, 2005, detailing and guiding a number of articles of the Publication Law;
b/ The Government’s Decree No. 11/2009/ND-CP of February 10, 2009, amending and supplementing the Government’s Decree No. 111/2005/ND-CP of August 26, 2005, detailing and guiding a number of articles of the Publication Law;
c/ The Government’s Decree No. 110/2010/ND-CP of November 9, 2010, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 111/2005/ND- CP of August 26, 2005, detailing and guiding a number of articles of the Publication Law, which was amended and supplemented under the Government’s Decree No. 11/2009/
d/ Article 1 of the Government’s Decree No. 72/2011/ND-CP of August 23, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 111/2005/ND-CP of August 26, 2005, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Publication Law, which was amended and supplemented under the Government’s Decree No. 11/2009/ND-CP of February 10, 2009, and Decree No. 105/2007/ND-CP of June 21, 2007, on printing of products other than publications.
Article 25. Renewal of licenses for publication activities and registration of distribution of publications
1. Within 18 months after the effective date of this Decree, managing agencies of publishing houses shall carry out procedures to apply for renewal of publishing house establishment licenses.
2. Within 12 months after the effective date of this Decree, publication printing establishments, publication importers, Vietnam-based representative offices of foreign publishing houses or foreign publication distribution organizations shall carry out procedures to apply for renewal of their operation licenses or establishment licenses.
3. Within 12 months after the effective date of this Decree, publication distribution establishments and organizations and individuals engaged in the distribution of e-publications shall carry out operation registration procedures.
4. The renewal of establishment licenses, operation licenses and operation registration must comply with the Publication Law, this Decree and relevant laws.
Certificates of training in printing management already granted to heads of printing establishments before the effective date of this Decree may be used to carry out procedures for renewal of publication printing permits.
Article 26. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related agencies and organizations shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |