Chương III: Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xuất bản Lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm
Số hiệu: | 195/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2014 |
Ngày công báo: | 25/02/2014 | Số công báo: | Từ số 225 đến số 226 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một vài nét mới trong quy định xuất bản
Vào cuối năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.
Theo đó Nghị định 195/2013/NĐ-CP có một vài điểm mới nổi bật so với Nghị định 11/2009/NĐ-CP và Nghị định 72/2011/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, Nghị định quy định chi tiết và cụ thể điều kiện thành lập cũng như cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản, tổ chức ấn phẩm nuớc ngoài theo điều 6, 7.
Thứ hai, điều kiện xuất bản phẩm điện tử phải thỏa yêu cầu về thiết bị, công nghệ; nhân lực; biện pháp kỹ thuật và tên miền “.vn” theo điều 17, 18.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/03/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (bao gồm các công đoạn chế bản, in, gia công sau in) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật xuất bản;
b) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh về người đứng đầu cơ sở in, có mặt bằng sản xuất và thiết bị trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm tại Khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm: Là người đại diện theo pháp luật được ghi tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp cho người đứng đầu phải là bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
b) Đối với tài liệu chứng minh về mặt bằng sản xuất: Phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hay các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để sản xuất;
c) Đối với tài liệu chứng minh về thiết bị: Phải là bản sao giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị; trường hợp chưa có thiết bị, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải kèm theo danh mục thiết bị dự kiến đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
3. Ngoài quy định tại Khoản 8 Điều 32 Luật xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm bị thu hồi giấy phép hoạt động theo một trong các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm không đầu tư đủ thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
1. Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (gọi tắt là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 38 Luật xuất bản, trong đó văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm.
Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
b) Trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách, ngoài các điều kiện quy định tại Điểm a Khoản này, còn phải có ít nhất 05 (năm) nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, cụ thể: Phải có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Hồ sơ và thời hạn cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm quy định tại Khoản 4 Điều 38 Luật xuất bản được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng. Việc cấp lại giấy phép thực hiện như sau:
a) Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có đơn đề nghị cấp lại giấy phép gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo bản sao giấy phép đã được cấp (nếu có);
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trong quá trình hoạt động, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm không duy trì đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.
Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh đối với cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm trong các trường hợp sau đây:
1. Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
2. Xuất bản phẩm nhập khẩu đã được yêu cầu thẩm định nội dung nhưng cơ sở nhập khẩu không báo cáo kết quả thẩm định nội dung;
3. Không chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;
4. Các trường hợp khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải ban hành quy chế nội bộ về thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng quy chế trong quá trình hoạt động.
2. Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành theo quy định sau đây:
a) Thành lập hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, thành viên hội đồng là các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến nội dung xuất bản phẩm cần thẩm định, thư ký hội đồng là nhân viên phụ trách thẩm định nội dung. Việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm quyết định;
b) Việc thẩm định tiến hành đối với từng xuất bản phẩm nhập khẩu. Kết quả thẩm định được lập thành biên bản, báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ 03 tháng/lần;
c) Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện xuất bản phẩm nhập khẩu có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản, cơ sở nhập khẩu không được phát hành xuất bản phẩm và phải báo cáo kịp thời với Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, người đứng đầu cơ sở nhập khẩu phải tổ chức thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản.
Xuất bản phẩm nhập khẩu chỉ được phát hành sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chapter III
PRINTING AND DISTRIBUTION OF PUBLICATIONS
Article 13. Conditions and dossiers for grant of publication printing permits and cases of revocation of publication printing permits
1. To be granted a publication printing permit (covering the stages of layout, printing and post-printing processing of publications), a printing establishment must fully meet the following conditions:
a/ It complies with Clause 1, Article 32 of the Publication Law;
b/ Its owner is a Vietnamese organization or individual.
2. Papers and documents proving the satisfaction of the conditions on heads of printing establishments and production space and equipment in the dossier of application for a publication printing permit specified in Clause 2, Article 32 of the Publication Law are specified as follows:
a/ Regarding the head of the publication printing establishment: He/she must be the at-law representative indicated in the business registration certificate, enterprise registration certificate, investment certificate, or establishment decision issued by a competent agency; his/her diploma granted by a professional printing training institution must be a certified copy of a college or higher degree in printing or a certificate of training in publication printing management granted by the Ministry of Information and Communications;
b/ Regarding documents on production space: These documents must be originals or certified copies of land use rights certificates or contracts or other papers proving the allocation or rent of land or rent of production space or workshops;
c/ Regarding documents on equipment: These documents must be copies of papers on ownership or lease-purchase of equipment. In case equipment is unavailable, a list of to-be-invested equipment is required.
Within 6 months after being granted a publication printing permit, the printing establishment shall complete the purchase or lease-purchase equipment according to the list of to-be-invested equipment and send copies of purchase or lease-purchase documents to the licensing agency.
3. In addition to the provisions in Clause 8, Article 32 of the Publication Law, a publication printing establishment shall have its operation license revoked when:
a/ It no longer satisfies the conditions prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;
b/ Past the 6-month time limit from the date of being granted a publication printing permit, it still fails to complete the investment in equipment under Point c, Clause 2 of this Article.
Article 14. Grant, re-grant and revocation of publication import business licenses
1. To be granted a publication import business license by the Ministry of Information and Communications, a publication import business (below referred to as publication importer) must fully meet the following conditions:
a/ It satisfies the requirements stated at Points a and b, Clause 3, Article 38 of the Publication Law, in which the diploma granted by a professional training institution to the head of the publication importer must be a university or higher degree in publication distribution.
In case the head of the publication importer possesses a university or higher degree in a major other than publication distribution, he/she must possess a certificate of training in publication distribution granted by the Ministry of Information and Communications.
b/ In case of importing books, in addition to the conditions prescribed at Point a of this Clause, the publication importer must have at least 5 (five) staff members qualified for book content appraisal. Specifically, these persons must have been engaged in publication activities in Vietnam for at least 5 years, possess a university or higher degree in foreign languages or a university degree in another major but obtain foreign-language qualifications suitable to the requirements on appraisal of imported book contents and possess a certificate of training in publication distribution granted by the Ministry of Information and Communications.
2. The dossier and time limit for grant of a publication import business license are as follows:
a/ The dossier of application for a publication import business license is prescribed in Clause 4, Article 38 of the Publication Law, and shall be made according to the form provided by the Minister of Information and Communications;
b/ Within 30 days after receiving a complete complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall grant a publication import business license; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
3. A publication import business license may be re-granted if it is lost or damaged. The re-grant of a license is as follows:
a/ The publication importer sends an application for re-grant of the license to the Ministry of Information and Communication, enclosed with a copy of the granted license (if available);
b/ Within 15 days after receiving a dossier, the Ministry of Information and Communications shall re-grant the publication import business license; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
4. In the course of operation, publication importers that fail to maintain the conditions prescribed in Clause 1 of this Article shall have their publication import business licenses revoked.
Article 15. Refusal to certify the registration of import of publications for commercial purposes
The Ministry of Information and Communications shall refuse to certify the registration of a publication importer for import of publications for commercial purposes in the following cases:
1. The publications show signs of violation of law.
2. The imported publications are subject to content appraisal but the publication importer fails to report appraisal results.
3. The publication importer fails to comply with management measures applied by state management agencies of publication activities in accordance with law.
4. Other cases decided by the Ministry of Information and Communications.
Article 16. Responsibility of publication importers to appraise contents of imported publications
1. Within 30 days after being granted a publication import business license, the publication importer shall issue an internal regulation on content appraisal of imported publications, send such regulation to the Ministry of Information and Communications and comply with such regulation throughout its operation.
2. Before distributing imported publications, the head of the publication importer shall appraise their contents as follows:
a/ To establish an appraisal board comprising a leader of the publication importer as its chairperson, experts in the fields related to the contents of to-be-appraised publications as its members and a staff member in charge of publication content appraisal as its secretary. The invitation of experts to join the appraisal board shall be decided by the head of the publication importer;
b/ The appraisal shall be conducted for each imported publication. Appraisal results shall be recorded in minutes to be reported to the Ministry of Information and Communications once every 3 months;
c/ In the course of appraisal, if detecting that the contents of an imported publication violate Clause 1, Article 10 of the Publication Law, the publication importer may not distribute the publication and shall promptly report such to the Ministry of Information and Communications.
3. When receiving the Ministry of Information and Communications’ requests for content appraisal of imported publications, heads of publication importers shall organize the appraisal and report appraisal results in writing.
Imported publications may be distributed only after obtaining written approval of the Ministry of Information and Communications.