Chương I: Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xuất bản Những quy định chung
Số hiệu: | 195/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2014 |
Ngày công báo: | 25/02/2014 | Số công báo: | Từ số 225 đến số 226 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một vài nét mới trong quy định xuất bản
Vào cuối năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.
Theo đó Nghị định 195/2013/NĐ-CP có một vài điểm mới nổi bật so với Nghị định 11/2009/NĐ-CP và Nghị định 72/2011/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, Nghị định quy định chi tiết và cụ thể điều kiện thành lập cũng như cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản, tổ chức ấn phẩm nuớc ngoài theo điều 6, 7.
Thứ hai, điều kiện xuất bản phẩm điện tử phải thỏa yêu cầu về thiết bị, công nghệ; nhân lực; biện pháp kỹ thuật và tên miền “.vn” theo điều 17, 18.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/03/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản về trách nhiệm quản lý nhà nước và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản; tổ chức và hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm và xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.
1. Chủ trì, phối hợp xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động xuất bản và các biện pháp phòng, chống in lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm.
2. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động xuất bản.
3. Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách tại Điểm b và Điểm c Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 4, Điểm b Khoản 5 Điều 7 Luật xuất bản.
5. Cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, xác nhận đăng ký trong hoạt động xuất bản theo quy định của Luật xuất bản và Nghị định này.
6. Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật xuất bản, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Hướng dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và ban hành thống nhất các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động xuất bản.
8. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng quốc gia đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
9. Yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh - trật tự và phòng, chống tội phạm trong hoạt động xuất bản.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện công tác quản lý thị trường trong hoạt động xuất bản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, cơ quan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 5 Điều 7 Luật xuất bản.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan có liên quan quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí, các chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác, bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật để thực hiện các chính sách tại Điều 7, Điều 25, Điều 39 và Điều 41 Luật xuất bản.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
1. Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại địa phương.
2. Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận đăng ký theo quy định của Luật xuất bản và Nghị định này.
3. Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật xuất bản, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động xuất bản và công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết trình tự, thủ tục, cách thức báo cáo và biểu mẫu báo cáo trong hoạt động xuất bản.
1. Điều kiện thành lập:
a) Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
b) Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án;
c) Có địa điểm làm trụ sở văn phòng đại diện.
2. Nội dung hoạt động:
Văn phòng đại diện phải tuân thủ quy định của Luật xuất bản, Nghị định này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam về văn phòng đại diện và được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và xuất bản phẩm của nhà xuất bản hoặc của tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện;
b) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.
1. Việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện (bằng tiếng Việt và tiếng Anh có công chứng) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có: Đơn đề nghị cấp giấy phép; văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính; giấy tờ chứng minh có trụ sở hoặc hợp đồng thuê trụ sở để làm văn phòng đại diện; bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
2. Việc cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày bị mất, bị hư hỏng giấy phép, nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép. Hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm đơn đề nghị cấp lại giấy phép và bản sao giấy phép (nếu có) hoặc giấy phép bị hư hỏng;
b) Ít nhất 30 ngày, trước ngày giấy phép hết hạn, nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài được đề nghị gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm đơn đề nghị gia hạn giấy phép và giấy phép đã được cấp;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp lại, gia hạn giấy phép; trường hợp không cấp lại, gia hạn giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, mẫu giấy phép thành lập văn phòng đại diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree details a number of articles of, and measures for implementing, the Publication Law regarding the responsibilities to perform the state management of, and to implement state policies on, publication activities; organization of and operation in the publishing, printing and distribution of publications and publishing and distribution of e-publications.
2. This Decree applies to domestic agencies, organizations and individuals, foreign organizations operating in the Vietnamese territory and foreign residents in Vietnam that are involved in publication activities.
Article 2. Tasks and powers of the Ministry of Information and Communications in performing the state management of publication activities
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with others in, formulating and promulgating according to its competence, or submitting to competent agencies for promulgation, legal documents, strategies, master plans, plans and state policies on publication activities, copyright and related rights in publication activities, and measures for preventing and combating illegal printing, printing of fake books, or printing in excess of registered quantities of publications.
2. To conduct scientific research and technological application in publication activities; to provide professional and skills training and retraining in publication activities.
3. To manage and organize international cooperation in publication activities.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, specifying, or proposing competent agencies to specify, the policies prescribed at Points b and c, Clause 2; Points b and c, Clause 4; and Point b, Clause 5, Article 7 of the Publication Law.
4. To grant, renew, re-grant, extend and revoke licenses, certificates, practice certificates and registration certifications used in publication activities in accordance with the Publication Law and this Decree.
5. To receive, manage, read and examine deposited publications and handle violating publications in accordance with the Publication Law, this Decree and other relevant laws.
6. To guide and implement the information, reporting and statistical regimes and issue forms for use in publication activities.
7. To implement emulation and commendation work in publication activities; to select and award national prizes for publications of high value.
8. To request organizations and individuals to suspend the publishing, printing or distribution of publications in accordance with law when detecting signs of violation.
9. To examine, inspect, settle complaints and denunciations and handle law violations in publication activities according to its competence.
Article 3. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies in performing the state management of publication activities
1. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, providing according to its competence, or proposing competent agencies to provide and guide, the implementation of measures to ensure security and order and prevent and combat crimes in publication activities.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, providing according to its competence, or proposing competent agencies to provide and guide, market management work in publication activities.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, detailing according to its competence, or proposing competent agencies to detail, the environmental sanitation conditions prescribed at Point c, Clause 1; and Point e, Clause 2, Article 32 of the Publication Law.
4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Finance and related agencies in, specifying, or proposing competent agencies to specify, the policies prescribed at Point a, Clause 2; Point a, Clause 3; and Point a, Clause 5, Article 7 of the Publication Law.
5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related agencies in, providing according to their competence, or proposing competent agencies to provide, charges, fees, preferential policies on loan interests, taxes and other amounts payable to the state budget, and allocation of funds in accordance with law for implementation of the policies prescribed in Articles 7, 25, 39 and 41 of the Publication Law.
6. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Information and Communications in performing the state management of publication activities.
Article 4. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees in performing the state management of publication activities
1. To promulgate according to their competence master plans and plans on development of publication activities in their localities; to promulgate, and guide the implementation of, the State’s laws and policies on publication activities in their localities.
2. To grant, re-grant, renew and revoke licenses and registration certifications in accordance with the Publication Law and this Decree.
3. To receive, manage, read and examine deposited publications and handle violating publications in accordance with the Publishing Law, this Decree and other relevant laws with regard to publications for which they have granted publication permits.
4. To implement the information, reporting and statistical regimes and emulation and commendation work in publication activities in accordance with law.
5. To examine, inspect, settle complaints and denunciations and handle law violations in publication activities according to their competence.
Article 5. Information and reporting regimes in publication activities
1. Agencies managing publishing houses and organizations and individuals involved in publishing, printing or distribution of publications shall make periodical and irregular reports according to regulations.
2. Provincial-level People’s Committees shall make periodical and irregular reports on publication activities and the state management of publication activities in their localities to the Ministry of Information and Communications.
3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, coordinate in one another in exchanging and providing information serving the state management of publication activities.
4. The Minister of Information and Communications shall specify in detail the order, procedures and methods for reporting and forms of reports on publication activities.
Article 6. Conditions for establishment and contents of operation of Vietnam-based representative offices of foreign publishing houses and foreign publication distribution organizations
1. Conditions for establishment:
a/ The publishing house or publication distribution organization is operating lawfully in a foreign country;
b/ The person expected to be appointed as head of the representative office permanently resides in Vietnam, has full civil act capacity in accordance with law, possesses a university or higher degree and is neither being examined for penal liability nor serving a legally effective court judgment;
c/ Having a location for establishing the representative office.
2. Operation contents:
A representative office must fully observe the Publication Law, this Decree and other regulations of Vietnam on representative offices and may conduct the following activities:
a/ Introducing, displaying, organizing exhibitions on, advertising, or otherwise disseminating information in accordance with Vietnamese law about, the organization and publications of the publishing house or publication distribution organization it represents;
b/ Supporting trade promotion, cooperation, exchange of copyright, publishing, printing and distribution of publications for the publishing house or publication distribution organization it represents.
Article 7. Grant, re-grant and extension of licenses for establishment of Vietnam- based representative offices of foreign publishing houses and foreign publication distribution organizations
1. The grant of a representative office establishment license is as follows:
a/ A dossier of application for a representative office establishment license (in Vietnamese, enclosed with the notarized English translation) addressed to the Ministry of Information and Communications comprises: an application for the license; a written certification of the lawful operation of the concerned publishing house or publication distribution organization in the country where it is headquartered, issued by a competent foreign authority; papers proving the availability of office space for the reprehensive office or the office space lease contract for the representative office; certified copies of the university or higher decree, judicial report and civil status book of the head of the representative office or papers proving that he/she is permitted to permanently reside in Vietnam, issued by a competent Vietnamese agency;
b/ Within 30 days after receiving a complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall grant a representative office establishment license; in case of refusal to grant a license, it shall issue a reply clearly stating the reason.
A representative office establishment license is valid for 5 years from the date of grant and may be extended with each extension not exceeding 5 years.
2. The re-grant or extension of a representative office establishment license is as follows:
a/ Within 5 days after its representative office establishment license is lost or damaged, a foreign publishing house or publication distribution organization shall submit a dossier of application for re-grant of the license. A dossier addressed to the Ministry of Information and Communications comprises an application for re-grant of the license and a copy of the license (if available) or the damaged license;
b/ At least 30 days before its representative office establishment license expires, a foreign publishing house or publication distribution organization may apply for extension of the license. A dossier addressed to the Ministry of Information and Communications comprises an application for extension of the license and the granted license;
c/ Within 15 days after receiving a complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall re-grant or extend the license; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
3. The Minister of Information and Communications shall specify the forms of applications for grant, re-grant or extension of representative office establishment licenses and the form of representative office establishment license provided in Clauses 1 and 2 of this Article.