Chương 2 Luật xuất bản 2012: Lĩnh vực xuất bản
Số hiệu: | 19/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 22/12/2012 | Số công báo: | Từ số 761 đến số 762 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 12. Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Điều 13. Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
4. Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;
b) Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
c) Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
5. Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
d) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
6. Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
a) Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
b) Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
c) Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
b) Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi trụ sở làm việc, nhà xuất bản phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
1. Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuất bản quy định tại Điều 17 của Luật này sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Định hướng kế hoạch xuất bản hằng năm của nhà xuất bản.
4. Chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; giám sát nhà xuất bản thực hiện đúng giấy phép thành lập nhà xuất bản.
5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền.
6. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 17. Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản
1. Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
d) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:
a) Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
b) Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
c) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
1. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
b) Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của Luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
e) Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
g) Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
h) Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
i) Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
k) Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
n) Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
o) Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
p) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
2. Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
b) Tổ chức biên tập bản thảo;
c) Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;
d) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
đ) Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
Điều 19. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
4. Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
5. Chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
Điều 21. Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
1. Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
1. Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân.
2. Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:
a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo;
c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
3. Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
4. Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
5. Trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Quyết định đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng liên kết đối với từng xuất bản phẩm; trường hợp liên kết để xuất bản nhiều xuất bản phẩm với cùng một đối tác liên kết thì có thể giao kết trong một hợp đồng, trong đó thể hiện rõ hình thức liên kết đối với từng xuất bản phẩm;
b) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản; bảo đảm nội dung xuất bản phẩm liên kết phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
c) Tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết;
đ) Thu hồi quyết định xuất bản khi đối tác liên kết vi phạm hợp đồng liên kết;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
6. Trách nhiệm của tổng biên tập nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ; đọc duyệt bản thảo tác phẩm, tài liệu liên kết xuất bản;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
7. Trách nhiệm của đối tác liên kết:
a) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản;
b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt để in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;
c) Ghi tên, địa chỉ trên xuất bản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu;
đ) Chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định phát hành;
e) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết.
Điều 24. Tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản
Tác phẩm, tài liệu sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản:
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.
Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
1. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
2. Tài liệu không kinh doanh phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
3. Chính phủ quy định danh mục tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này và nộp phí thẩm định nội dung tài liệu để cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Ba bản thảo tài liệu; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử, phải lưu toàn bộ nội dung vào thiết bị số;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với tổ chức nước ngoài.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức để nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng giấy phép xuất bản được cấp;
b) Bảo đảm nội dung tài liệu xuất bản đúng với bản thảo tài liệu được cấp giấy phép;
c) Thực hiện ghi thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
d) Nôp lưu chiểu tài liệu và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
đ) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy đối với tài liệu xuất bản khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản.
Điều 26. Xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam
1. Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện.
2. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
1. Trên xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:
a) Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;
c) Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN);
d) Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”.
2. Trên xuất bản phẩm không phải là sách phải ghi các thông tin sau:
a) Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;
c) Đối với xuất bản phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là “xuất bản phẩm không bán”.
3. Thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác; thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải ghi trên cùng một trang sách; thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa bốn của sách.
4. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên xuất bản phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Đối với xuất bản phẩm điện tử ngoài việc phải có đủ các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải có các thông tin quản lý xuất bản phẩm điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Trường hợp bìa một của sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không ghi tên tác giả, người biên soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên nên hình ảnh, chân dung đó.
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
1. Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản;
b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu;
đ) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.
Điều 29. Đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu.
Điều 30. Quảng cáo trên xuất bản phẩm
1. Không được quảng cáo trên bản đồ hành chính.
2. Việc quảng cáo trên lịch blốc được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Diện tích dành cho quảng cáo không vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo;
b) Không được quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
4. Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;
b) Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
c) Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
5. Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
d) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
6. Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
a) Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
b) Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
c) Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
b) Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi trụ sở làm việc, nhà xuất bản phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi.
1. Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuất bản quy định tại Điều 17 của Luật này sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Định hướng kế hoạch xuất bản hằng năm của nhà xuất bản.
4. Chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; giám sát nhà xuất bản thực hiện đúng giấy phép thành lập nhà xuất bản.
5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền.
6. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
d) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:
a) Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
b) Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
c) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
1. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
b) Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của Luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
e) Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
g) Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
h) Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
i) Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
k) Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
n) Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
o) Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
p) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
2. Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
b) Tổ chức biên tập bản thảo;
c) Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;
d) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
đ) Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
4. Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
5. Chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
1. Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.
1. Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân.
2. Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:
a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo;
c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
3. Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
4. Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
5. Trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Quyết định đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng liên kết đối với từng xuất bản phẩm; trường hợp liên kết để xuất bản nhiều xuất bản phẩm với cùng một đối tác liên kết thì có thể giao kết trong một hợp đồng, trong đó thể hiện rõ hình thức liên kết đối với từng xuất bản phẩm;
b) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản; bảo đảm nội dung xuất bản phẩm liên kết phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
c) Tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết;
đ) Thu hồi quyết định xuất bản khi đối tác liên kết vi phạm hợp đồng liên kết;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
6. Trách nhiệm của tổng biên tập nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ; đọc duyệt bản thảo tác phẩm, tài liệu liên kết xuất bản;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
7. Trách nhiệm của đối tác liên kết:
a) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản;
b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt để in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;
c) Ghi tên, địa chỉ trên xuất bản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu;
đ) Chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định phát hành;
e) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết.
Tác phẩm, tài liệu sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản:
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.
1. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
2. Tài liệu không kinh doanh phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
3. Chính phủ quy định danh mục tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này và nộp phí thẩm định nội dung tài liệu để cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Ba bản thảo tài liệu; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử, phải lưu toàn bộ nội dung vào thiết bị số;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với tổ chức nước ngoài.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức để nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng giấy phép xuất bản được cấp;
b) Bảo đảm nội dung tài liệu xuất bản đúng với bản thảo tài liệu được cấp giấy phép;
c) Thực hiện ghi thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
d) Nôp lưu chiểu tài liệu và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
đ) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy đối với tài liệu xuất bản khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản.
1. Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện.
2. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
1. Trên xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:
a) Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;
c) Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN);
d) Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”.
2. Trên xuất bản phẩm không phải là sách phải ghi các thông tin sau:
a) Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;
c) Đối với xuất bản phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là “xuất bản phẩm không bán”.
3. Thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác; thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải ghi trên cùng một trang sách; thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa bốn của sách.
4. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên xuất bản phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Đối với xuất bản phẩm điện tử ngoài việc phải có đủ các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải có các thông tin quản lý xuất bản phẩm điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Trường hợp bìa một của sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không ghi tên tác giả, người biên soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên nên hình ảnh, chân dung đó.
1. Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản;
b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu;
đ) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu.
1. Không được quảng cáo trên bản đồ hành chính.
2. Việc quảng cáo trên lịch blốc được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Diện tích dành cho quảng cáo không vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo;
b) Không được quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Article 12. Subject establishing publisher and types of publisher organization
1. The following agencies and organizations are allowed to establish publisher (hereinafter referred to as the publisher line agency):
a) State agencies, political organizations, socio-political organizations at the central and provincial levels;
b) Public non-business units in the central, the socio-political and vocational organization in the central directly create works and academic and scientific materials.
2. Publishers are organized and operating in the form of public non-business units or enterprises with the conditioned business owned by the State.
Article 13. Conditions for establishment of publisher
The establishment of publisher must meet the following conditions:
1. Having principles, purposes, functions, duties, objects to services and publications are in conformity with the functions and duties of the line agencies;
2. Having qualified persons specified in Article 17 of this Law for appointment of General Director (Director), editor in chief and have at least five full-time editors;
3. Having headquarters, financial resources and other necessary conditions to ensure the activities of the publisher as prescribed by the Government;
4. Being consistent with the planning of publisher network development which has been approved by the competent authority.
Article 14. Issuance and revocation of establishment license and suspension of the publisher’s activities.
1. The line agency of publisher shall prepare dossier to request the licensing of publisher establishment and send it to the Ministry of Information and Communications.
The dossier includes:
a) Application for issuance of license of publisher establishment;
b) Scheme for publisher establishment and papers evidencing all the conditions specified in Article 13 of this Law.
2. Within 30 days from the date of receipt of complete dossier, the Ministry of Information and Communication shall issue license of publisher establishment. If not licensing, there must be written reply clearly stating the reasons.
3. After being issued license of publisher establishment, the line agency shall make a decision on establishing publisher and prepare other necessary conditions for activities of the publisher.
4. The publisher shall be suspended from operation with definite time in the following cases:
a) After establishment and during operation, the line agency and publisher do not meet the conditions specified in clauses 1, 2 and 3, Article 13 of this Law;
b) The publisher does not properly implement the contents specified in the license of publisher establishment
c) The publisher violates the provisions of the law on publishing and is handled for administrative violations at the level of activity suspension.
5. The license of publisher establishment shall be revoked in the following cases:
a) The time limit of suspension is over without remedy for the cause leading to the suspension.
b) Within 06 months from the date of issuance of the license of publisher establishment but the line agency does not make a decision on the publisher establishment;
c) Within consecutive 12 months without any publication for legal deposit from the publisher.
d) Failing to meet the conditions specified in Article 13 of this Law and causing serious consequences
e) Seriously violating other provisions of law.
6. When the license of publisher establishment is revoked in the cases specified at Points a, c, d and e, Clause 5 of this Article, the line agency of publisher shall make the dissolution of the publisher in accordance with the law.
Article 15. Issuance and renewal of license of publisher establishment
1. Within 30 days from there is one of the following changes, the line agency of publisher shall request the Ministry of Information and Communication to issue and renew license of publisher establishment:
a) Change of line agency, name of line agency of publisher name of publisher;
b) Change of type of organization of publisher;
c) Change of the principles, purposes, subjects to services and major publications of the publisher.
2. Dossier to request issuance and renewal of license of publisher establishment
a) Application for issuance and renewal of license;
b) License of publisher establishment issued.
3. Within 15 days from the date of receipt of complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall issue and renew license. In case of non-renewal of license, there must be written reply clearly stating the reasons.
4. In case of change of heaquarters, the publisher shall send a written notice to the Ministry of Information and Communications within 07 working days after the change.
Article 16. Duties and power of the lince agency of publisher
1. Satisfying the conditions specified in Article 13 of this Law.
2. Appointing, dismiss, removing leadership positions of publisher specified in Article 17 of this Law after obtaining the written approval of the Ministry of Information and Communications.
3. Orienting annual publishing plan of the publisher.
4. Directing the implementation of the principles, purposes and operation direction of the publisher; monitoring publisher to comply with the license of publisher establishment.
5. Inspecting and examinating the activities of the publisher under authority.
6. Taking responsibility for violations of the laws of the publisher in publishing activities under its duties and powers.
Article 17. Standards of positions of General Director (Director) and Chief Editor of publisher.
1. Standards for General Director (Director):
a) Being Vietnamese citizens residing in Vietnam, having good political and moral quality.
b) Having University level or higher;
c) Having at least 03 years performing work of editing, management of publishing or press, management at the line agency of publisher;
d) Other standards as prescribed by law.
2. Standards for Chief Editor of the publisher:
a) Having certificate of editing practice;
b) Having at least 03 years of working as editor at the publisher or press agency;
c) Other standards as prescribed by law.
3. For publishers organized and operating in the form of enterprises carrying on conditioned business owned by the State and having title as Chairman of the member board or Chairman of the company, the Chairman of the member board or Chairman of the company shall at the same time as General Director (Director) of the publisher.
Article 18. Duties and powers of the General Director (Director) and Chief Editor of publisher
1. The General Director (Director) of publisher has the following duties and powers as follows:
a) Directing operations of publisher in accordance with purposes, functions and duties specified in the license and decision on publisher establishment;
b) Developing the mechanism of organization and human resources of the publisher;
c) Organizing the implementation of the publishing registration with the Ministry of Information and Communications as prescribed in Article 22 of this Law;
d) Orgnizing the assessment of works and materials specified in Article 24 of this Law and other works and materials at the request of the State management agencies on publishing activities;
e) Signing publishing association contract specified at Point b, Clause 3, Article 23 of this Law before signing the publishing decision;
f) Signing for approval of manuscripts prior to printing;
g) Signing publishing decision for each publication in line with certificate of publishing registration, including the printing of increased number;
h) Signing decision on publication release;
i) Valuating and adjustment of retail prices of publications in accordance with law;
k) Organizing the keeping of manuscript editing and related documents of each publication as prescribed by law;
j) Performing the repair, suspension from release, revocation or destruction of publications at the request of competent state agencies;
m) Implementing the report at the request of the State management agencies on publishing activities;
n) Making sure not to disclose and miss the content of publishing works and materials prior to release affecting the rights of the author, the copyright owner;
o) Managing assets and material facilities of the publisher;
p) Taking responsibility before the law, the line agency for the publications and all activities of the publisher.
2. The Chief Editor of publisher has the following duties and powers:
a) Helping General Director (Director) to direct the organization of manuscript;
b) Editing manuscript;
c) Reading and signing for approval of each manuscript for submission to the General Director (Director) of the publisher to sign the publishing decision.
d) Do not disclose and miss the content of publishing works and materials prior to release affecting the rights of the author, the copyright owner;
e) Taking responsibility before the law, the General Director (Director) of the publisher for the content of publications of the publisher.
Article 19. Standards, duties and powers of editor
1. Standards of editor:
a) Being Vietnamese citizens residing in Vietnam, having good political and moral quality.
b) Having University level or higher;
c) Completing a fostering course of legal knowledge on publishing and editing professionl as prescribed by the Minister of Information and Communications;
d) Having Certificate of editing practice issued by the Minister of Information and Communications;
2. The editor has the following duties and powers:
a) Editing manuscripts;
b) Having the right to refuse the editing of works and materials whose contents have signs of violation specified in Clause 1, Article 10 of this Law and shall report to the General Director (Director) and Chief editor in writing;
c) Having name in the publications edited by himself/herself;
d) Participating in periodic training of legal knowledge on publishing and editing profession held by the State management agencies on publishing activities;
e) Do not disclose and miss the content of publishing works and materials prior to release affecting the rights of the author, the copyright owner;
e) Taking responsibility before the Chief Editor of the publisher and before law for the contents of publications edited by himself/herself;
Article 20. Issuance, revocation and re-issuance of certificate of editing practice
1. Dossier to request issuance of certificate of editing practice includes:
a) Application for issuance of certificate of editing practice under the prescribed form;
b) Curriculum vitae under the prescribed form
c) Certified copy of degree;
d) Certificate of completion of fostering course of legal knowledge on publishing and editing professional issued by the Ministry of Information and Communications.
2. Within 15 days from the date of receipt of complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall issue the Certificate of editing practice; In the absence of issuance, there must be written reply clearly stating the reasons.
3. Certificate of editing practice is revoked in the following cases:
a) Editor whose publications are edited are banned from circulation, revoked, confiscated or destroyed;
b) Editor who has edited two publications in 01 year or publications in 02 consecutive years with content violations required correction to be released;
c) Editor has been sentenced by a legally effective judgement of the court.
4. Editor whose certificate of editing practice has been revoked shall be considered for re-issuance, except for the case the editor is sentenced by a legally effective judgement of the court for serious and particularly serious crimes and infringement of national security.
5. Certificate of editing practice shall be re-issued in case of loss or damaged.
Article 21. Copyright in the field of publishing
The publishing of works and materials reprinting of publication shall only be made after obtaining the written approval of the author, copyright owner as prescribed by law.
Article 22. Publishing registration of publishing and certification of publishing registration
1. Before publishing works and materials or re-publication, the publisher shall register the publishing with the Ministry of Information and Communications under prescribed form. The registration content must be consistent with the principles and purposes, functions and tasks of the publisher.
2. Within 07 working days from the date of receipt of the publishing registration of the publisher, the Ministry of Information and Communications shall confirm the publishing registration in writing. In the absence of confirmation, there must be a written reply clearly stating the reasons.
3. The written confirmation of the publishing registration is the ground for the publisher to make a decision on publishing until the end of December 31 of the registration confirmation year.
Article 23. Association in publishing activities
1. Publishers are associated with the following organizations and individuals (collectively referred to as associated partner) in order to publish for each publication:
a) Author and copyright owner;
b) Publisher, publication printing and release establishment;
c) Other organizations with legal entity.
2. Form of association of the publisher with associated partner includes:
a) Using manuscripts;
b) Preliminarily editing manuscripts;
c) Printing publications;
d) Releasing publications.
3. The association is only made only with the following conditions:
a) There is a written consent of the author, the copyright owner under the provisions of the law on intellectual property rights for works and materials of associated publishing;
b) There is publishing association contract between publishers and associated partners. The association contract must have the basic contents as prescribed by the Minister of Information and Communications
c) In case of preliminary editing association of manuscript, in addition to the conditions specified at Points a and b of this Clause, the associated partner must have editors.
4. For works and materials with the content on political theory, history, religion, national sovereignty, memoir, the publisher is not allowed for preliminary associated editing of manuscript.
5. Responsibilities of the General Director (Director) of the publisher in associated publishing:
a) Making a decision on partnership, form of association and commitment of association contract to each publication. In case of association for publishing many publications with the same associated partner, it is likely to make a commitment in a contract in which clearly expressing form of association to each publication;
b) Complying with publishing association contract; ensuring that the contents of associated publications to be consistent with the principles, purposes, functions and tasks of the publishers;
c) Organizing complete editing of work and material manuscripts which have been preliminarily edited;
d) Taking responsibility before law for activities of publishing association and associated publications;
e) Revoking publishing decision when the associated partner breaches associated contract;
e) Performing duties and powers as prescribed in Clause 1, Article 18 of this Law.
6. Responsibility of the Chief Editor of publisher in publishing association:
a) Helping General Director (Director) of publisher to completely edit manuscripts of works and materials which are preliminarily edited by associated partner, read and approve the works and materials of associated publishing
b) Performing duties and powers as prescribed in Clause 2, Article 18 of this Law.
7. Responsibility of the associated partner:
a) Properly complying with publishing association contract;
b) Properly complying with content of manuscripts which have been signed for approval by the General Director (Director) for printing or release on electronic media.
c) Specifying name and address on publications as prescribed at Point b, Clause 1 and Point b, Clause 2, Article 27 of this Law;
d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu Submitting associated publications for the publisher to deposit copyright;
e) Spending on release of associated publications after the General Director (Director) has signed the publishing decision;
f) Performing the correction, suspension from release, recovery or destruction of publications at the request of the competent state agencies;
g) Taking responsibility before law for the publishing association activities and associated publications;
Article 24. Content of works and materials to be assessed before re-printing.
The following works and materials whose contents have violating signs of provisions of Clause 1, Article 10 of this Law, the publisher must assess them before registering publishing for re-printing.
1. The works and materials were published before August Revolution of 1945; the works and materials were published from 1945 to 1954 in the temporarily occupied areas;
2. The works and materials were published from 1954 to April 30, 1975 in South Vietnam not licenseted by the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam
3.. The works and materials are published abroad.
Article 25. Issuing non-commercial publishing license
1. The publishing of non-commercial materials not made through publisher must be issued publishing license of non-commercial materials by the following state management agencies on the publishing activities:
a) The Ministry of Information and Communications shall issue publishing license of non-commercial materials of agencies and organizations in the central and foreign organizations;
b) Provincial-level People's Committee shall issue publishing license of non-commercial materials of the other agencies and organizations with legal status, branches, representative offices at localities of the central agencies and organizations.
2. The non-commercial materials must be consistent with the functions and duties of the agencies and organizations requesting issuance of publishing license.
3. The Government specifies list of non-commercial materials which shall be issued publishing license.
4. The agencies and organizations requesting the issuance of publishing license of non-commercial materials shall prepare dossier and send it to the State management agencies on the publishing activities specified in clause 1 of this Article and make payment of fee of material content assessment for licensing. The dossier includes:
a) Application for licensing;
b) Three copies of material manuscript. In case the materials are in foreign language, there must be a Vietnamese translation attached. For materials to be electronically published, the entire content must be saved into digital device.
c) Certified copy of license of operation issued by the competent State management agencies of Vietnam for foreign organizations.
5. Within 15 days from the date of receipt of complete dossier, the State management agencies on publishing activities specified in Clause 1 of this Article shall issue the publishing license, seal on three copies of material manuscript and keep one copy and return two copies to the organization requesting the licensing. In case of licensing failure, there must be a written reply clearly stating the reasons.
6. Organizations or agencies issued publishing license of non-commercial materials shall:
a) Comply with the issued license;
b) Ensure the contents of publishing materials are in accordance with the material manuscripts which are licensed;
c) Specify information on publications in accordance with Article 27 of this Law;
d) Submit legal deposit and to National Library of Vietnam as prescribed in Article 28 of this Law.
e) Implement the correction, suspension from release, revocation or destruction of publishing materials upon requirement of the competent State authorities;
f) Take responsibility before law for the published materials.
Article 26. Publishing works and materials of foreign organizations or individuals in Vietnam.
1. The publishing of works and materials of foreign organizations or individuals for business in Vietnam must be implemented by the Vietnamese publishers.
2. The publishing of non-commercial works and materials of foreign organizations or individuals in Vietnam is not implemented via Vietnamese publisher shall comply with provisions of Article 25 of this Law.
Article 27. Information specified on publications
1. On publications in the form of books, there must be the following information:
a) Name of book, author or compiler and editor (if any), full name of translator (for translated books), transcriber (if the book is transcribed from Nom language); name of publisher or the agency or organization which are issued publishing license;
b) Name and address of the organization, full name of individual of publishing association (if any); full name of reviser (if any); year of publication, the ordinal number of the series. For translated book, there must include original name. If translated from a language other than the original language, the original language must be specified;
c) Name and title of General Director (Director) responsible for publishing; full name and title of Chief Editor responsible for the content; full name of editor; frame and size of book, publishing registration confirmation number, publishing decision number of the Director General (director) of the publisher or publishing license number of state management agencies on publishing activities; full name of presenter and illustrator, technical editor, printing corrector, printing number; name and address of the printing establishment, time of copyright deposit; International Standard Book Number (ISBN);
d) For commercial books, specify retail prices. For books ordered by the State specify "Book ordered by the State". For non-commercial books, specify "Not for sale".
2. On publications which are not books, the following information must be specified:
a) Name of publication, publisher or organization or agency which are allowed for publishing.
b) Name and address of the organization or individual name associated published (if any); confirm registration publishing, publishing of the decision of the Director General (Director) publisher or publishing license number of the State management agencies on publishing activities, printing number, name and address of the printing establishment.
c) For commercial publications, specify retail price; for publications ordered by the State, specify “Publication ordered by the State"; for non-commercial publications, specify "Not for sale".
3. Information specified in Clause1 of this Article must be written on the front book cover and no further information required; information specified at Point c, Clause 1 of this Article must be written on the same page; the information specified in Clause 1 of this Article must be written on the fourth book cover.
4. The General Director (Director) of the publisher shall make decision on places for information record specified at Point b, Clause 1 on the publication, unless otherwise specified in Clause 6 of this Article.
5. For electronic publications, in addition to all the information specified in Clause 1 and 2 of this Article, there must also be information on management of electronic publication as prescribed by the Minister of Information and Communications.
6. In case the 1st book cover has image of the national flag, national emblem, registration of Vietnamese map, portrait of leader and head of the Party and the State, the name of author, compiler, chief editor, full name of translator and transcriber on the background of that image or portrait.
Article 28. Submitting legal deposit publication and submitting publication to National Library of Vietnam
1. All publications must be deposited their copyrights with the State management agencies on publishing activities at least 10 days before release. The legal deposit of publications shall comply with the following provisions:
a) Publishers or agencies, organizations which are issued the publishing license by the Ministry of Information and Communications must submit three copies to the Ministry of Information and Communications. In case the printing number is less than three hundred copies, two copies shall be submitted;
b) Agencies, organizations which are issued the publishing license by the provincial-level People's Committee shall submit two copies to the provincial People's Committee and one copy to the Ministry of Information and Communications; In case the printing number is less than three hundred copies, one copy shall be submitted to the provincial-level People's Committee and one copy to the Ministry of Information and Communications;
c) For publications reprinted without correction and supplementation, one copy shall be submitted to the Ministry of Information and Communications. In case of correction and supplementation, the provisions at Points a and b of this Clause shall apply;
d) Publications with content of State secret as prescribed by law only submit delaration of copyright deposit;
e) The Minister of Information and Communications shall specify procedures for submitting legal deposit publications.
2. Within 45 days from the date of publications are released, the publishers, agencies and organizations with publishing permission must submit three copies to the National Library. In case the printing number is less than three hundred copies, two copies shall be submitted.
Article 29. Reading and examination of legal deposit publications and competence to handle violations of publications
1. The Ministry of Information and Communications shall organize the reading and examination of legal deposit publications and make decision on the handling of violating publication under the provisions of this Law and other provisions of the relevant law.
2. Provincial-level People's Committee shall organize the reading and examination of legal deposit publications and make decision on the handling of violating publication under the provisions of this Law and other provisions of the relevant law for the publications whose publishing licenses are issued by them.
3. The Minister of Information and Communications shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of Finance to develop regulation on remuneration for the reader and checker, appraiser of legal deposit publications.
Article 30. Advertising on publications
1. No permission for advertising on administrative map.
2. Advertising on bloc calendar shall comply with the following regulations:
a) Area for advertising does not exceed 20% of area of each calendar page; the advertising content and images must match the Vietnamese fine traditions and the other provisions of the law on advertising;
b) No permission for advertising on calendar pages printing National holidays and large anniversaries of the country.
3. The advertising on publications not specified in Clause 1 and 2 of this Article shall comply with regulations of law on advertising.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
Điều 31. Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 90. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 13. Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Điều 15. Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
Điều 22. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 38. Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 40. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 45. Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 46. Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 50. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam