Luật công nghệ cao 2008 số 21/2008/QH12 áp dụng 2024
Số hiệu: | 21/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 21/2008/QH12 |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2008 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật công nghệ cao.
Luật này quy định về hoạt động công nghệ cao, chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
2. Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.
3. Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
4. Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
5. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
6. Công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
7. Ươm tạo công nghệ cao là quá trình tạo ra, hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ cao từ ý tưởng công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học hoặc từ công nghệ cao chưa hoàn thiện thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
8. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
9. Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là cơ sở cung cấp các điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết phục vụ việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
10. Nhân lực công nghệ cao là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
1. Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ thống cung ứng toàn cầu.
3. Tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.
4. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
5. Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
1. Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ sau đây:
a) Công nghệ thông tin;
b) Công nghệ sinh học;
c) Công nghệ vật liệu mới;
d) Công nghệ tự động hóa.
2. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Chính phủ điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực công nghệ cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong các lĩnh vực công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, phát huy lợi thế của đất nước, có tính khả thi và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có tác động mạnh và mang lại hiệu quả lớn đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
b) Góp phần hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có;
c) Là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và mục tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện.
1. Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
b) Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
c) Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
d) Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến trên nguyên tắc phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về công nghệ cao; thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.
3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ cao tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
4. Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ cao của tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp trong nước.
1. Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thực hiện hoạt động công nghệ cao gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tính mạng con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
3. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công nghệ cao.
4. Tiết lộ, cung cấp trái pháp luật bí mật về công nghệ cao.
5. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao.
6. Cản trở trái pháp luật hoạt động công nghệ cao.
1. Nhà nước khuyến khích hoạt động ứng dụng công nghệ cao phù hợp với chính sách của Nhà nước quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ưu đãi, hỗ trợ trong những trường hợp sau đây:
a) Sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm;
b) Sản xuất thử nghiệm sản phẩm;
c) Làm chủ, thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện thực tế Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và kinh phí khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
c) Hưởng ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nhà nước khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ưu đãi, hỗ trợ trong những trường hợp sau đây:
a) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao;
b) Nghiên cứu tạo ra công nghệ cao thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài;
c) Nghiên cứu sáng tạo công nghệ cao mới.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ cao có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường;
c) Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao.
2. Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn, giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu hình thành do liên kết giữa tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu và hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ để nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
b) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu và phát triển về công nghệ cao được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ cao phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nhà nước dành kinh phí nhập khẩu một số công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghệ cao trong nước chưa tạo ra được để thực hiện dự án quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ cao; cung ứng dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, định giá, giám định công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông tin về công nghệ cao; tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao quy mô quốc gia, quốc tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao.
1. Phát triển công nghệ cao trong công nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
b) Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao;
c) Đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao;
d) Xây dựng công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao.
2. Căn cứ vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Luật này, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc lĩnh vực, địa phương mình quản lý.
1. Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;
b) Phòng, trừ dịch bệnh;
c) Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
e) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
g) Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế nhập khẩu; khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu.
2. Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ưu tiên xét chọn tham gia thực hiện dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật này;
b) Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu;
c) Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt 70% trở lên;
d) Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động;
đ) Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
2. Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục công nhận có thời hạn đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
1. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật này để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
b) Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
c) Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;
d) Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
2. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quang ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục công nhận có thời hạn đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1. Tổ chức khoa học và công nghệ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên được thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;
b) Góp một phần tài sản nhà nước của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;
c) Các ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
3. Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cơ sở sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có chức năng cung cấp điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, dịch vụ cần thiết cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn ươm tạo.
2. Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
b) Đội ngũ chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý doanh nghiệp;
c) Khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể các điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
1. Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
b) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước đầu tư, tham gia đầu tư xây dựng một số cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng.
1. Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao có mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao trong nước và hình thành, phát triển công nghiệp công nghệ cao.
2. Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao tập trung nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ cao trong một số lĩnh vực công nghệ có ý nghĩa then chốt và phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của đất nước; thu hút các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, doanh nhân trong nước và ngoài nước tham gia Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
3. Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Xây dựng lộ trình, biện pháp ứng dụng, phát triển công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao trong Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
b) Lựa chọn đề tài, dự án, đề án để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này;
c) Phát triển nhân lực công nghệ cao;
d) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động công nghệ cao theo mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao;
đ) Các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
4. Nguồn tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước dành cho Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. Khoản ngân sách này không thuộc loại chi ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khoa học, công nghệ;
b) Kinh phí từ các quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước;
c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
5. Việc thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung, nhiệm vụ, cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Căn cứ vào Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đã được phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
6. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, để đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chính sách, cơ chế đặc biệt đối với Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao vào thời điểm thích hợp.
1. Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao là đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, được thực hiện bằng hình thức góp vốn và tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhận đầu tư.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia là tổ chức tài chính nhà nước để đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
2. Nguồn tài chính hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia bao gồm:
a) Vốn điều lệ của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước và được bổ sung từ ngân sách nhà nước trong quá trình hoạt động;
b) Tài trợ, vốn góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các khoản thu từ hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia;
d) Các khoản vốn huy động hợp pháp khác.
3. Đối tượng được Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia đầu tư là tổ chức, cá nhân có ý tưởng công nghệ cao và kinh doanh công nghệ cao, có kết quả nghiên cứu sáng tạo về công nghệ cao, có công nghệ cao cần được hoàn thiện; doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia.
1. Phát triển nhân lực công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đào tạo nhân lực công nghệ cao phải gắn với thực tiễn, nhiệm vụ ứng dụng, phát triển công nghệ cao đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực công nghệ cao; sử dụng hiệu quả và đãi ngộ thỏa đáng.
3. Nhân lực công nghệ cao được đào tạo đồng bộ về cơ cấu, trình độ bao gồm nhà khoa học, nghiên cứu viên, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật.
4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển nhân lực công nghệ cao; dành ngân sách, các nguồn lực, áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển nhân lực công nghệ cao.
1. Ngân sách giáo dục và đào tạo hằng năm phải có kinh phí để chọn cử học sinh, sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Chương trình, dự án, đề tài về ứng dụng và phát triển công nghệ cao sử dụng ngân sách nhà nước được dành kinh phí cho đào tạo nhân lực công nghệ cao phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt.
3. Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao được ưu tiên xét tuyển để nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài theo các chương trình đào tạo của Nhà nước.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch và biện pháp thực hiện đào tạo nhân lực công nghệ cao theo chương trình, dự án, đề tài về ứng dụng và phát triển công nghệ cao.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, liên doanh, liên kết với tổ chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao.
2. Cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu;
b) Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ về khoa học, công nghệ và các quỹ khác;
c) Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí phục vụ đào tạo nhân lực công nghệ cao cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học thực hiện đào tạo nhân lực công nghệ cao được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo.
4. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục xác nhận cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao, bao gồm:
a) Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi cho hoạt động công nghệ cao;
b) Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm;
c) Bổ nhiệm vào vị trí then chốt để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước;
d) Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân;
đ) Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghệ cao;
e) Tôn vinh, khen thưởng người có thành tích xuất sắc.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách cụ thể quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao gồm khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ sở nghiên cứu, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ cao.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ phát triển công nghệ cao, Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1. Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
2. Khu công nghệ cao có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
b) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
c) Đào tạo nhân lực công nghệ cao;
d) Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao;
đ) Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
3. Điều kiện thành lập khu công nghệ cao được quy định như sau:
a) Phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có quy mô diện tích thích hợp, địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
c) Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
d) Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu công nghệ cao.
1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
2. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
b) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
c) Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
d) Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
đ) Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
3. Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy định như sau:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
c) Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
d) Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1. Trong quy hoạch sử dụng đất đai phải dành đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao.
3. Nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Ưu đãi khác do Chính phủ quy định theo thẩm quyền.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 21/2008/QH12 |
Hanoi, November 13, 2008 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/ QH10;
The National Assembly promulgates the Law on High Technologies
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for hi-tech activities and policies and measures to encourage and promote hi-tech activities.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to Vietnamese organizations and individuals, overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in hi-tech activities in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. High technology means a technology which has a high scientific research and technological development content; is integrated from modern scientific and technological achievements; can turn out environmentally friendly products of superior quality and utilities and high added value; and plays an important role in the formation of a new production or service industry or the modernization of an existing production or service industry.
2. Hi-tech activities means hi-tech research, development, seeking, transfer and application; hi-tech human resource training; hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation; hi-tech production and hi-tech service provision; and hi-tech industrial development activities.
3. Hi-tech product means a product turned out with high technology, which is environmentally friendly and has superior quality and utilities and high added value.
4. Hi-tech enterprise means an enterprise turning out hi-tech products, providing hi-tech services and conducting hi-tech research and development activities.
5. Hi-tech application agricultural enterprise means an enterprise applying high technologies to turn out agricultural products of high quality, yield and added value.
6. Hi-tech industry means an econo-technical industry turning out hi-tech products and providing hi-tech services.
7. Hi-tech incubation means a process of creating, improving and commercializing a high technology from technological ideas, scientific research results or an unimproved high technology through supporting necessary technical infrastructure, resources and services.
8. Hi-tech enterprise incubation means a process of forming and developing a hi-tech enterprise through supporting necessary technical infrastructure, resources and services.
9. Hi-tech nursery or hi-tech enterprise nursery means a facility providing favorable conditions in necessary technical infrastructure, resources and services for hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation.
10. Hi-tech human resources means a contingent of qualified and skilled persons meeting the requirements of hi-tech research, development and application activities, hi-tech services, management of hi-tech activities, and operation of hi-tech production equipment and lines.
Article 4. State policies towards hi-tech activities
1.To mobilize investment resources and apply in a coordinated manner mechanisms and measures to offer the highest land, tax and other incentives for hi-tech activities with a view to promoting the leading role of high technologies in scientific and technological development for socio-economic development, defense and security maintenance, environmental protection, and improvement of the quality of people’s life.
2. To speed up the application, research, mastering and creation of high technologies and hi-tech products: to form and develop a number of hi-tech industries; to raise the competitiveness of products, and participate in stages creating high added value in the global supply system.
3. To concentrate investment in developing hi-tech human resources up to regional and international level: to apply special incentive mechanisms and policies for training, attracting and effectively employing hi-tech human resources at home and abroad and talented youth in hi-tech research, teaching and incubation, hi-tech enterprise incubation and other hi-tech activities.
4. To encourage enterprises to raise their hi-tech application capacity and invest in hi-tech development; to facilitate the formation of a network of medium- and small-sized enterprises providing support products and services for the hi-tech industry.
5. To allocate state budget funds and apply a special financial mechanism for hi-tech tasks, programs and projects and the import of high technologies which are important to socio-economic development and defense and security maintenance.
Article 5. High technologies prioritized for development investment
1. Hi-tech development investment will be prioritized in the following technological domains:
a/ Information technology;
b/ Biotechnology;
c/ New material technology;
d/ Automation technology.
2. Based on socio-economic development, defense and security requirements, the Government may adjust and supplement technological domains prioritized for hi-tech development investment specified in Clause I of this Article.
3. High technologies prioritized for development investment in the technological domains specified in Clauses 1 and 2 of this Article must be in line with the world’s advanced and modern scientific and technological development requirements and trends, promote the country’s advantages, be feasible, and satisfy any of the following conditions:
a/ Having great impacts on and bringing about high benefits for socio-economic development and defense and security maintenance;
b/ Contributing to the modernization of existing production and service industries;
c/ Playing a decisive role in the formation of new production and service industries with high competitiveness and socio-economic benefits.
4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation a list of high technologies prioritized for development investment and objectives and implementation roadmaps and solutions, as well as their modifications and supplementations.
Article 6. Hi-tech products encouraged for development
1. Hi-tech products encouraged for development mean hi-tech products which can be turned out with technologies on the list of high technologies prioritized for development investment and satisfy the following conditions:
a/ Having a high added-value ratio in the product value structure;
b/ Being highly competitive and creating great socio-economic benefits;
c/ Being exportable or able to substitute imports;
d/ Contributing to raising the national scientific and technological capacity.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation a list of hi-tech products encouraged for development in each period of national socio-economic development, and its modifications and supplementations.
Article 7. Hi-tech international cooperation
1. To expand international cooperation in hi-tech research, application and development, especially with scientifically and technologically advanced countries, territories, foreign organizations and individuals, transnational corporations and foreign business groups, in accordance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. To encourage and facilitate Vietnamese organizations and individuals to participate in hi-tech international cooperation programs and projects, international societies and associations and other organizations; to attract foreign organizations and individuals and overseas Vietnamese to conduct hi-tech activities in Vietnam.
3. To step up international cooperation in hi-tech human resource development, giving priority to hi-tech training cooperation with regional and world advanced universities, colleges and vocational schools; to attract and effectively employ highly qualified persons and talented youth in hi-tech research, leaching and incubation and hi-tech enterprise incubation and development in Vietnam.
4. To implement the international scientific and technological integration roadmap and step up the seeking and transfer of advanced technologies into Vietnam with a view to raising the hi-tech mastering and creation capability of domestic research and training organizations and enterprises.
Abusing hi-tech activities to harm national interests, defense, security or lawful rights and interests of organizations or individuals.
2. Conducting hi-tech activities that adversely affect human health or life, morality and fine customs and traditions of the nation, or damage the environment or natural resources.
3. Infringing upon hi-tech intellectual property rights.
4. Illegally disclosing or supplying hi-tech secrets.
5. Committing forgery or deceitful acts to enjoy the State’s incentives for hi-tech activities.
6. Illegally obstructing hi-tech activities.
HI-TECH APPLICATION, RESEARCH AND DEVELOPMENT
Article 9. Hi-tech application
1. The Stale encourages hi-tech application activities in compliance with state policies provided for in this Law and other relevant laws.
2. The application of high technologies on the list of those prioritized for development investment is eligible for incentives or supports in the following cases:
a/ Use of hi-tech research results for technology renewal, product renewal or increase of the added value of products;
b/ Trial production;
c/ Mastering and adaptation of imported high technologies to Vietnam’s practical conditions.
Article 10. Measures to promote hi-tech application
1. Organizations and individuals conducting hi-tech application activities specified in Clause 2, Article 9 of this Law are entitled to the following incentives and supports:
a/ The highest incentives under the laws on land, enterprise income tax, value-added tax, import duty and export duty;
b/ Financial supports from the national hi-tech development program and other state budget funds;
c/ Other incentives as provided for by law.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation specific regulations on the competence and procedures for certification of hi-tech application organizations and individuals to be entitled to incentives or supports specified in Clause 1 of this Article.
Article 11. Hi-tech research and development
1. The State encourages hi-tech research and development activities for socio-economic development, defense and security maintenance and environmental protection.
2. The research and development of high technologies on the list of those prioritized for development investment are eligible for incentives and supports in the following cases:
a/ Hi-tech research and application;
b/ Research for creating high technologies to substitute imported technologies;
c/ Research for creating new high technologies.
Article 12. Measures to promote hi-tech research and development
1. Organizations and individuals conducting hi-tech research and development activities specified in Clause 2, Article 11 of this Law are entitled to the following incentives and supports:
a/ The highest incentives under the laws on enterprise income tax, value-added tax, import duty and export duty;
b/ Partial or whole funds from the national hi-tech development program, in case their hi-tech research and development application results bring about socio-economic, defense, security or environmental benefits;
c/ Financial supports and assistance from other funds reserved for hi-tech research and development, training of hi-tech human resources or hi-tech transfer.
2. Investors of projects to build hi-tech research, development and application facilities may be allocated land without having to pay lane use levy or with land-use tax exemption or reduction under the land law.
3. Laboratories or research institutions formed as a result of association between organizations and individuals for the research and development of high technologies on the list of those prioritized for development investment may be partially allocated funds from the national hi-tech development program for research and operation equipment procurement.
4. The Ministry of Science and Technology shall:
a/ Prioritize the allocation of annual state budget funds reserved for scientific and technological activities for the research and development of high technologies on the list of those prioritized for development investment and hi-tech products on the list of those encouraged for development;
b/ Assume the prime responsibility for, and collaborate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation specific regulations on the competence, order and procedures for certification of hi-tech research and development organizations and individuals eligible for incentives and supports specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 13. Encouragement of hi-tech transfer
1. Organizations and individuals that transfer high technologies for hi-tech research and development or hi-tech product manufacture and trading are entitled to the highest incentive level under the law on technology transfer and other relevant laws.
2.The State earmarks funds for the import of high technologies and hi-tech machinery and equipment which cannot yet be manufactured at home for the implementation of important socio-economic, defense and security projects.
Article 14. Development of the hi-tech market, information and services to support hi-tech activities
1. The State encourages organizations and individuals to join in developing the hi-tech market and provide hi-tech brokerage, consultancy, assessment, appraisal and inspection services; and creates favorable conditions for organizations and individuals to provide technical consultancy, investment, legal, financial, insurance, intellectual property rights protection and other services with a view to promoting hi-tech activities and sale and use of hi-tech products.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with other ministries and ministerial-level agencies in, establishing hi-tech databases and information infrastructure; and create favorable conditions for organizations and individuals to access, use and exchange hi-tech information, and to organize and participate in national and international hi-tech markets, fairs and exhibitions.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall take measures to support and facilitate domestic and foreign organizations and individuals to organize and participate in hi-tech markets, fairs and exhibitions.
HI-TECH DEVELOPMENT IN ECONO-TECHNICAL SECTORS
Article 15. Development of hi-tech industries
1. Hi-tech development in industry will focus on the following principal tasks:
a/ Manufacture of hi-tech products and provision of hi-tech services;
b/ Development of hi-tech enterprises;
c/ Training of human resources for hi-tech industries;
d/ Building of allied industries for the development of hi-tech industries.
2. Based on the list of high technologies prioritized for development investment and the list of hi-tech products encouraged for development specified in Articles 5 and 6 of this Law. the Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Science and Technology and concerned ministries and ministerial-level agencies in. submitting to the Prime Minister for approval plans to develop a number of hi-tech industries and their allied industries, and organizing the implementation of the approved plans.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall organize the implementation of the Prime Minister-approved plans to develop hi-tech industries and their allied industries in domains or localities under their management.
Article 16. Hi-tech development in agriculture
1. Hi-tech development in agriculture will focus on the following principal tasks:
a/ Selection, creation and propagation of plant varieties and animal breeds of high yield and quality;
b/ Epidemic prevention and control;
c/ High-yield cultivation and animal raising;
d/ Manufacture of farm supplies, machinery and equipment;
e/ Preservation and processing of agriculture products;
f/ Development of hi-tech application agricultural enterprises;
g/ Development of hi-tech agricultural services.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Science and Technology and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for approval plans on hi-tech development in agriculture.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall organize the implementation of the Prime Minister-approved plans on hi-tech development in agriculture.
Article 17. Manufacture of hi-tech products
1. Newly established enterprises under investment projects on the manufacture of products on the list of hi-tech products encouraged for development are entitled to the highest incentives under the laws on land and import duty; if satisfying all the conditions specified in Clause 1, Article 18 of this Law. they are entitled to the highest incentives under tin- laws on enterprise income tax, value-added tax and export duty.
2. Vietnam-based enterprises which manufacture products on the list of hi-tech products encouraged for development are prioritized in the selection of those to participate in state budget-funded projects.
3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for approval plans to develop the manufacture of hi-tech products on the list of those encouraged for development; and for promulgation regulations on the competence, order and procedures for certification of enterprises eligible for incentives or supports specified in Clause 1 of this Article.
Article 18. Hi-tech enterprises
1. A hi-tech enterprise must satisfy all the following conditions:
a/ It manufactures hi-tech products on the list of those encouraged for development under Article 6 of this Law;
b/ Its average total expenditure for research and development activities carried out in Vietnam for 3 consecutive years equals at least 1% of its total annual turnover, and over 1% of its total turnover from the fourth year;
c/ Its average turnover from hi-tech products for 3 consecutive years equals at least 60% of its total annual turnover, and at least 70% of its total turnover from the fourth year;
d/ The number of its laborers with a university or higher degree personally involved in research and development activities accounts for at least 5% of its total workforce;
e/ It applies environmentally friendly and energy-saving solutions to production and product quality management up to Vietnam’s standards or technical regulations; in case Vietnam’s standards or technical regulations are unavailable yet. it must apply standards of international specialized organizations.
2. Hi-tech enterprises which satisfy all the conditions specified in Clause 1 of this Article are entitled to the following incentives and supports:
a/ The highest incentive level under the laws on land, enterprise income tax, value-added tax, import duty and export duty;
b/ Financial supports from the national hi-tech development program for training, research and development or trial production.
3. Organizations and individuals are encouraged to establish hi-tech enterprises.
4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation regulations on the competence and procedures for recognition of hi-tech enterprises for a specified period.
Article 19. Hi-tech application agricultural enterprises
1. A hi-tech application agricultural enterprise must satisfy all the following conditions:
a/ It applies high technologies on the list of those prioritized for development investment under Article 5 of this Law to agricultural production;
b/ It conducts hi-tech research and application testing activities for agricultural production;
c/ It turns out agricultural products of high quality, yield, value and benefits;
d/ It applies environmentally friendly and energy-saving measures to agricultural production and agricultural product quality management up to Vietnam’s standards or technical regulations. In case Vietnam’s standards or technical regulations are unavailable, it shall apply standards of international specialized organizations.
2. Hi-tech application agricultural enterprises which satisfy all the conditions specified in Clause 1 of this Article are entitled to the following incentives and supports:
a/ The highest incentives under the laws on land, enterprise income tax, value-added tax, import duty and export duty;
b/ Financial supports from the national hi-tech development program for research, testing, training or technology transfer.
3. Organizations and individuals are encouraged to establish hi-tech application agricultural enterprises.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Science and Technology and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation regulations on the competence and procedures for recognition of hi-tech application agricultural enterprises for a specified period.
Article 20. Encouragement of the establishment of hi-tech enterprises
1. Science and technology organizations, lecturers, researchers and students may themselves establish or cooperate with other organizations or individuals in establishing hi-tech enterprises.
2. Science and technology organizations which themselves establish or cooperate with other organizations or individuals in establishing hi-tech enterprises are entitled to the following incentives and supports:
a/ Assignment of the right to use or own scientific and technological research results under state ownership for the establishment of hi-tech enterprises;
b/ Public science and technology organizations may contribute part of state assets under their management for the establishment of hi-tech enterprises;
c/ Incentives for hi-tech enterprises.
3. State management agencies and science and technology organizations shall create favorable conditions for lecturers, researchers and students to establish or join in establishing hi-tech enterprises in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 21. Hi-tech nurseries or hi-tech enterprise nurseries
1. Hi-tech nurseries or hi-tech enterprise nurseries have the function to provide favorable conditions in necessary technical infrastructure, resources and services for organizations and individuals to improve high technologies and form and develop hi-tech enterprises in the incubation period.
2. A hi-tech nursery or hi-tech enterprise nursery must satisfy all the following conditions:
a/ Having technical infrastructure and professional managerial staff that meet the hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation requirements;
b/ Having technological, intellectual property, legal, financial and business administration consultants;
c/ Being capable of cooperating with production, research and training institutions in hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation activities.
3. The Ministry of Science and Technology shall specify conditions on hi-tech nurseries oi hi-tech enterprise nurseries.
Article 22. Measures to promote hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation
1. Investors that build and operate hi-tech nurseries or hi-tech enterprise nurseries are entitled to the following incentives and supports:
a/ Allocation of land free of land use levy or with land use tax exemption, for land used for building hi-tech nurseries or hi-tech enterprise nurseries;
b/ The highest incentives under the laws on enterprise income tax, value-added tax, import duty and export duty;
c/ Partial funds from the national hi-tech development program and other state budget funds for hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation activities.
2. Organizations or individuals that implement hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation projects in nurseries are entitled to the following incentives and supports:
a/ The highest incentives under the laws on enterprise income tax. value-added tax, import duty and export duty;
b/ Partial funds from the national hi-tech development program and other state budget funds for their operation.
3. The State will invest or join in investing in building a number of important hi-tech nurseries or hi-tech enterprise nurseries.
Article 23. The national hi-tech development program
1. The national hi-tech development program aims to promote hi-tech research and application for creating high technologies and hi-tech products at home and forming and developing hi-tech industries.
2. The national hi-tech development program will concentrate hi-tech development investment resources in a number of key technological domains suitable to the country’s practical conditions; and attract domestic and foreign scientists, technologists and entrepreneurs to work for it.
3. The national hi-tech development program has the following major tasks:
a/ To determine roadmaps and measures to apply and develop high technologies on the list of those prioritized for development investment and hi-tech products on the list of those encouraged for development;
b/ To select subjects, projects and schemes for the performance of the tasks specified at Point a of this Clause;
c/ To develop hi-tech human resources;
d/ To support organizations and individuals in conducting hi-tech activities according to its objectives and tasks;
e/ To perform other tasks defined by the Prime Minister.
4. Financial sources for implementation of the national hi-tech development program include:
a/ State budget funds reserved for the program, which are not included in annual state budget expenditures for scientific and technological activities;
b/ State budget and non-state budget funds;
c/ Contributions and financial supports from Vietnamese organizations and individuals, overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals.
5. The implementation of the national hi-tech development program is specified as follows:
a/ The Prime Minister shall direct the organization, examination and evaluation of the program implementation;
b/ The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for. and collaborate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, formulating contents and tasks of, and managerial and financial mechanisms applicable to, the program, and submitting them to the Prime Minister for approval;
c/ Based on the approved national hi-tech development program, ministers, heads of ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committee presidents shall perform their assigned or decentralized tasks.
6. In the course of implementation of the national hi-tech development program, to attain the objective set forth in Clause 1 of this Article and implement state policies towards hi-tech activities, the Government shall, when appropriate, submit to the National Assembly for consideration and decision special policies and mechanisms, applicable to the program.
Article 24. Venture investment in hi-tech development
1. Venture investment in hi-tech development means investment in hi-tech research and development, formation and development of enterprises applying high technologies, manufacturing hi-tech products and providing hi-tech services, in the form of capital contribution and provision of consultancy to organizations and individuals receiving investments.
2. The State encourages and creates conditions for domestic organizations and individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals and international organizations to join in venture investment in hi-tech development and establish a hi-tech venture investment fund in Vietnam.
3. Organizations and individuals making venture investments in developing high technologies on the list of those prioritized for development investment are entitled to the highest enterprise income tax incentives under tax laws.
Article 25. The national hi-tech venture investment fund
The national hi-tech venture investment fund is a state financial institution which allocates capital and provides consultancy services for organizations and individuals to establish and develop enterprises applying high technologies, manufacturing hi-tech products or providing hi-tech services.
2. Financial sources constituting the national hi-tech venture investment fund include:
a/ The fund’s charter capital allocated from the state budget, which will be added with stale budget funds in the course of operation;
b/ Financial supports and contributed capital of domestic and foreign organizations and individuals;
c/ Revenues from the fund’s activities;
d/ Lawfully raised capital.
3. Eligible for investment from the national hi-tech venture investment fund are organizations and individuals having hi-tech ideas and trading in high technologies, having hi-tech creation research results or having high technologies which need improvements; and medium- and small-sized enterprises having projects on hi-tech application, manufacture of hi-tech products or provision of hi-tech services.
4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Finance in, submitting to the Prime Minister to decide to set up, and promulgate a Regulation on organization and operation of, the national hi-tech venture investment fund.
Article 26. Hi-tech human resource development policies
1. Hi-tech human resource development is a pivotal task of the national education and training system, aiming to implement stale policies towards hi-tech activities specified in this Law and other relevant laws.
2. Hi-tech human resource training must be linked with hi-tech practical conditions and hi-tech application and development tasks to meet industrialization and modernization requirements: must ensure the quantity, quality and rational structure of hi-tech human resources, and their effective employment and satisfactory treatment.
3. Hi-tech human resources shall be trained to achieve a complete structure and adequate qualifications, including scientists, researchers, technologists, managers, technicians and technical workers.
4. The Stale creates favorable conditions for domestic and foreign organizations and individuals to join in hi-tech human resource development: earmarks budgets and resources for and provides the highest incentive level under law for hi-tech human resource development.
Article 27. Hi-tech human resource training
1. Annual education and training budgets must include funds for selecting pupils and students with excellent learning achievements, lecturers, researchers, technologists, managers, technicians and technical workers for overseas training or retraining in high technologies prioritized for development investment under Article 5 of this Law.
2. State-funded hi-tech application and development programs, projects and schemes may earmark funds for hi-tech human resource training according to their approved objectives, contents and tasks.
3. Persons directly involved in performing the national hi-tech development program’s tasks are prioritized in the selection of those to attend domestic and overseas refresher courses under the State’s training programs.
4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for decision plans and measures to train hi-tech human resources under hi-tech application and development programs, projects and schemes.
Article 28. Hi-tech human resource-training institutions
1. The State encourages organizations and individuals to invest or enter into joint ventures or cooperation with other organizations in investing in building hi-tech human resource-training institutions.
2. Hi-tech human resource-training institutions are eligible for the following incentives and supports:
a/ The highest incentive level under the laws on land, enterprise income tax and import duly;
b/ Financial supports from scientific and technological funds and other funds;
c/ Funds from the national hi-tech development program to cover some or all of hi-tech human resource training expenses for the performance of the program’s objectives and tasks.
3. Scientific research and technological development organizations and hi-tech human resource-training universities may be allocated training funds by the State.
4. The State will concentrate investment in building a number of hi-tech human resource-training institutions up to international standards.
5. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation regulations on the competence, conditions and procedures for certification of hi-tech human resource-training institutions eligible for incentives and supports specified in Clause 2 of this Article, and for approval investment plans to build a number of hi-tech human resource-training institutions up to international standards.
Article 29. Attraction and employment of hi-tech human resources
1. The Stale adopts particularly preferential mechanisms and policies for attracting and employing hi-tech human resources, including:
a/ Creating a working and living environment favorable for hi-tech activities;
b/ Implementing salary, allowance and insurance regimes:
c/ Appointing hi-tech specialists to kes positions for the performance of the Stated scientific and technological tasks;
d/ Granting the highest personal income tax incentives;
e/ Creating favorable conditions for participation in hi-tech international cooperation activities;
f/ Honoring and commending persons with outstanding achievements.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Finance and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation mechanisms and policies specified in Clause I of this Article.
TECHNICAL INFRASTRUCTURE FOR HI-TECH ACTIVITIES
Article 30. Hi-tech infrastructure development
1. The State encourages organizations and individuals to invest in building hi-tech infrastructure, including hi-tech parks, hi-tech application agricultural parks, hi-tech research institutions, hi-tech nurseries or hi-tech enterprise nurseries, and information infrastructure, to meei hi-tech development requirements.
Based on socio-economic developmeni requirements and tasks and hi-tech development tasks, the Slate concentrates investment in building a number of hi-tech parks and hi-tech application agricultural parks.
1. Hi-tech park is a place where hi-tech research, application and development; hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation; hi-tech human resource training; hi-tech product manufacture and trading; and hi-tech service provision activities are concentrated and connected.
2. Tasks of a hi-tech park:
a/ To conduct hi-tech research, application and development; hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation; hi-tech human resource training; hi-tech production; or hi-tech service provision activities;
b/ To connect hi-tech research and application, hi-tech human resource training, and hi-tech production activities;
c/ To train hi-tech human resources;
d/ To organize fairs, exhibitions and displays of hi-tech products turned out as a result of hi-tech research and application;
e/ To attract domestic and overseas resources for promoting hi-tech activities.
3. Conditions for establishment of a hi-tech park:
a/ Such establishment must be compliant with the State’s policies on hi-tech and hi-tech industrial development and tasks defined in Clause 2 of this Article;
b/ The park must have an appropriate area and a location favorable for transport and linkage with high-level research and training institutions;
c/ The park must have favorable technical and service infrastructure meeting the requirements of hi-tech research, application and development; hi-tech incubation or hi-tech enterprise incubation; hi-tech trial production; or hi-tech service provision;
d/ The park must have professional human resources and managerial staff.
4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees in, submitting to the Prime Minister to decide to set up, and promulgate operation regulations of, hi-tech parks.
Article 32. Hi-tech application agricultural parks
1. Hi-tech application agricultural park is a hi-tech park concentrating on the application of hi-tech research and development achievements to agriculture for the performance of tasks defined in Clause 1, Article 16 of this Law.
2. Tasks of a hi-tech application agricultural park:
a/ To research the application of. test and demonstrate hi-tech agricultural production models;
b/ To link hi-tech research and application and production activities in agriculture;
c/ To train hi-tech human resources in agriculture;
d/ To organize fairs, exhibitions and displays of agricultural products with hi-tech application;
e/ To attract hi-tech investments and human resources at home and abroad for conducting hi-tech application in agriculture.
3. Conditions for establishment of a hi-tech application agricultural park:
a/ Such establishment must be compliant with the agricultural development strategy and plans and tasks defined in Clause 2 of this Article;
b/ The park must have an area and natural conditions suitable to each type of agricultural production, and a location convenient for cooperation with high-level research and training institutions;
c/ The park must have adequate technical and service infrastructure meeting the requirements of research, training, testing and demonstration for hi-tech application in agriculture;
d/ Having professional human resources and managerial staff.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for. and collaborate with the Ministry of Science and Technology and concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees in, submitting to the Prime Minister for decision the setting up of hi-tech application agricultural parks, and for promulgation their operation regulations.
Article 33. Measures to promote investment in building technical infrastructure for hi-tech development
1. The land use planning must identify land areas reserved for building infrastructure for hi-tech development.
2. Investors in building technical infrastructure in hi-tech parks or hi-tech application agricultural parks are entitled to the highest incentives under the land law, for land for building hi-tech research and training institutions; hi-tech nurseries or hi-tech enterprise nurseries; facilities to test, demonstrate or manufacture hi-tech products or agricultural products with hi-tech applications, or provide hi-tech services; information, transport, electricity and water infrastructure, executive offices and waste treatment systems in hi-tech parks
3. The State supports the building of information, transport, electricity and water infrastructure, executive offices and waste treatment systems in hi-tech parks or hi-tech application agricultural parks.
4. Other incentives provided for by the Government according to its competence.
5. Provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their powers and tasks, conduct ground clearance and create favorable conditions for organizations and individuals to invest in hi-tech parks or hi-tech application agricultural parks.
This Law takes effect on July 1, 2009.
Article 35. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide this Law’s provisions it is assigned to specify, and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on November 13, 2008, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |