Chương IV Luật công nghệ cao 2008 số 21/2008/QH12: Nhân lực công nghệ cao
Số hiệu: | 21/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phát triển nhân lực công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đào tạo nhân lực công nghệ cao phải gắn với thực tiễn, nhiệm vụ ứng dụng, phát triển công nghệ cao đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực công nghệ cao; sử dụng hiệu quả và đãi ngộ thỏa đáng.
3. Nhân lực công nghệ cao được đào tạo đồng bộ về cơ cấu, trình độ bao gồm nhà khoa học, nghiên cứu viên, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật.
4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển nhân lực công nghệ cao; dành ngân sách, các nguồn lực, áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển nhân lực công nghệ cao.
1. Ngân sách giáo dục và đào tạo hằng năm phải có kinh phí để chọn cử học sinh, sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Chương trình, dự án, đề tài về ứng dụng và phát triển công nghệ cao sử dụng ngân sách nhà nước được dành kinh phí cho đào tạo nhân lực công nghệ cao phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt.
3. Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao được ưu tiên xét tuyển để nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài theo các chương trình đào tạo của Nhà nước.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch và biện pháp thực hiện đào tạo nhân lực công nghệ cao theo chương trình, dự án, đề tài về ứng dụng và phát triển công nghệ cao.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, liên doanh, liên kết với tổ chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao.
2. Cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu;
b) Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ về khoa học, công nghệ và các quỹ khác;
c) Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí phục vụ đào tạo nhân lực công nghệ cao cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học thực hiện đào tạo nhân lực công nghệ cao được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo.
4. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục xác nhận cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao, bao gồm:
a) Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi cho hoạt động công nghệ cao;
b) Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm;
c) Bổ nhiệm vào vị trí then chốt để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước;
d) Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân;
đ) Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghệ cao;
e) Tôn vinh, khen thưởng người có thành tích xuất sắc.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách cụ thể quy định tại khoản 1 Điều này.
Article 26. Hi-tech human resource development policies
1. Hi-tech human resource development is a pivotal task of the national education and training system, aiming to implement stale policies towards hi-tech activities specified in this Law and other relevant laws.
2. Hi-tech human resource training must be linked with hi-tech practical conditions and hi-tech application and development tasks to meet industrialization and modernization requirements: must ensure the quantity, quality and rational structure of hi-tech human resources, and their effective employment and satisfactory treatment.
3. Hi-tech human resources shall be trained to achieve a complete structure and adequate qualifications, including scientists, researchers, technologists, managers, technicians and technical workers.
4. The Stale creates favorable conditions for domestic and foreign organizations and individuals to join in hi-tech human resource development: earmarks budgets and resources for and provides the highest incentive level under law for hi-tech human resource development.
Article 27. Hi-tech human resource training
1. Annual education and training budgets must include funds for selecting pupils and students with excellent learning achievements, lecturers, researchers, technologists, managers, technicians and technical workers for overseas training or retraining in high technologies prioritized for development investment under Article 5 of this Law.
2. State-funded hi-tech application and development programs, projects and schemes may earmark funds for hi-tech human resource training according to their approved objectives, contents and tasks.
3. Persons directly involved in performing the national hi-tech development program’s tasks are prioritized in the selection of those to attend domestic and overseas refresher courses under the State’s training programs.
4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for decision plans and measures to train hi-tech human resources under hi-tech application and development programs, projects and schemes.
Article 28. Hi-tech human resource-training institutions
1. The State encourages organizations and individuals to invest or enter into joint ventures or cooperation with other organizations in investing in building hi-tech human resource-training institutions.
2. Hi-tech human resource-training institutions are eligible for the following incentives and supports:
a/ The highest incentive level under the laws on land, enterprise income tax and import duly;
b/ Financial supports from scientific and technological funds and other funds;
c/ Funds from the national hi-tech development program to cover some or all of hi-tech human resource training expenses for the performance of the program’s objectives and tasks.
3. Scientific research and technological development organizations and hi-tech human resource-training universities may be allocated training funds by the State.
4. The State will concentrate investment in building a number of hi-tech human resource-training institutions up to international standards.
5. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation regulations on the competence, conditions and procedures for certification of hi-tech human resource-training institutions eligible for incentives and supports specified in Clause 2 of this Article, and for approval investment plans to build a number of hi-tech human resource-training institutions up to international standards.
Article 29. Attraction and employment of hi-tech human resources
1. The Stale adopts particularly preferential mechanisms and policies for attracting and employing hi-tech human resources, including:
a/ Creating a working and living environment favorable for hi-tech activities;
b/ Implementing salary, allowance and insurance regimes:
c/ Appointing hi-tech specialists to kes positions for the performance of the Stated scientific and technological tasks;
d/ Granting the highest personal income tax incentives;
e/ Creating favorable conditions for participation in hi-tech international cooperation activities;
f/ Honoring and commending persons with outstanding achievements.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Finance and concerned ministries and ministerial-level agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation mechanisms and policies specified in Clause I of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực