Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng quản lý thuế
Số hiệu: | 130/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/08/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 05/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1071 đến số 1072 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế.
1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP
2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư 195/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/2016/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TẠI CÁC THÔNG TƯ VỀ THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 4 như sau:
“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”
b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 16 Điều 4 như sau:
“16. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.”
c) Sửa đổi, bổ sung Khoản 23 Điều 4 như sau:
“23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản.
a) Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.
b) Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành được thực hiện theo công thức:
Tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm |
|
Trị giá tài nguyên, khoáng sản + chi phí năng lượng |
|
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm |
Trong đó:
Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị ghi sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.
Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và chi phí khác không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.
Việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng và giá thành sản xuất sản phẩm căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.
c) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản (bao gồm cả trực tiếp khai thác hoặc mua vào để chế biến) có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản khi xuất khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu và phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định.”
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý, tại kỳ tính thuế quý 3/2016 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 80 triệu thì doanh nghiệp A được khấu trừ vào kỳ tính thuế quý 4/2016. Trường hợp các kỳ tính thuế quý 4/2016, quý 1/2017 và quý 2/2017 vẫn còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp A chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết để tiếp tục khấu trừ tại kỳ tính thuế quý 3/2017 và các kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại Hà Nội, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy số thuế GTGT mà Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng.
Ví dụ: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại Hải Phòng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Ví dụ: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016.
Ví dụ: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.
b) Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế.
Dự án đầu tư được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này là dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Hưng Yên, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hà Nội trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng.
Ví dụ: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Thái Bình, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hải Phòng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Ví dụ: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Đồng Nai, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại TP. Hồ Chí Minh trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016.
Ví dụ: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Quảng Nam, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại thành phố Đà Nẵng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.
c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
c.1) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được hoàn thuế.
c.2) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
c.3) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.
c.4) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này.
4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.
Ví dụ: Công ty thương mại A nhập khẩu 500 chiếc điều hòa từ Nhật Bản và đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Sau đó Công ty thương mại A xuất khẩu 500 chiếc điều hòa này sang Campuchia thì Công ty thương mại A không phải tính thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của 500 chiếc điều hòa này đã nộp ở khâu nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, lưu kho không được hoàn thuế mà thực hiện khấu trừ.
Ví dụ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại B xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc qua đường mòn, lối mở không thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Công ty TNHH sản xuất và thương mại B không được hoàn thuế GTGT đối với tinh bột sắn xuất khẩu.
c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ví dụ: Tháng 9/2016, Công ty C đề nghị hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu sang HongKong. Tháng 6/2015, Công ty C đã bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi trốn thuế. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với đề nghị hoàn thuế của Công ty C.
5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.
Ví dụ: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do khó khăn, tháng 2/2016 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra, doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.
6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.
Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng.
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
8. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
9. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2016/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ như sau:
● Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 như sau:
“Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
|
|
Giá bán chưa có thuế GTGT |
- |
Thuế Bảo vệ môi trường |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Trong đó: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.
b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.
Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ: Tổng công ty bia B là đơn vị sở hữu thương hiệu bia B, bán nguyên vật liệu chính cho các đơn vị sản xuất sản phẩm bia B là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty bia B.
Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia B cho Công ty TNHH MTV thương mại bia B là công ty con của Tổng công ty bia B.
Công ty TNHH MTV thương mại bia B bán sản phẩm bia B cho các Công ty cổ phần thương mại khu vực là công ty con của Công ty TNHH MTV thương mại bia B.
Các công ty cổ phần thương mại khu vực ký hợp đồng bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia B, Công ty TNHH MTV thương mại bia B, các công ty cổ phần thương mại khu vực); các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng...
Cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của các cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các công ty cổ phần thương mại khu vực bán ra.
2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.”
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Khoản 5 Điều 5 như sau:
“4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.
Trường hợp cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế TTĐB được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này.”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
, Khoản 2 Điều 2 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng , Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Điều 5 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu ô tô trước ngày 01/7/2016 nhưng bán ra từ ngày 01/7/2016 thì khi bán ra cơ sở kinh doanh phải kê khai nộp thuế TTĐB theo mức thuế suất quy định tại Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.”
4. Sửa đổi khổ thứ nhất Khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước. Trường hợp đặc biệt đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ hết do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
1. Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 32 như sau:
“a) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,03%/ngày được nộp dần.”
2. Sửa đổi Điểm b.2 Khoản 2 Điều 32 như sau:
“b.2) Nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế từng tháng mà người nộp thuế chưa nộp, bao gồm: số tiền thuế được nộp dần và số tiền chậm nộp tính theo mức 0,03%/ngày.”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 34 như sau:
“2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế
a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
b) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau: trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày.
Ví dụ: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014 (tờ khai đã nộp đúng hạn cho cơ quan thuế), thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). Ngày 20/8/2016, người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/8/2016, số tiền chậm nộp phải nộp là 34,08 triệu đồng. Cụ thể như sau:
- Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau:
+ Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.
+ Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày: 100 triệu đồng x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng.
- Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp là 547 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 547 ngày = 27,35 triệu đồng.
- Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/8/2016, số ngày chậm nộp là 51 ngày: 100 triệu đồng x 0,03% x 51 ngày = 1,53 triệu đồng.
c) Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Người nộp thuế C nợ thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/8/2013. Ngày 26/8/2013, người nộp thuế nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 06 ngày, được tính từ ngày 21/8/2013 đến ngày 26/8/2013.
Ví dụ: Người nộp thuế D được cơ quan thuế quyết định gia hạn nộp thuế đối với khoản thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/5/2014, thời gian gia hạn từ này 21/5/2014 đến ngày 20/11/2014. Ngày 21/11/2014, người nộp thuế nộp 50 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 01 ngày (ngày 21/11/2014).
Ví dụ: Cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế E. Ngày 15/4/2014, cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 14/5/2014. Ngày 30/5/2014, người nộp thuế nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 16 ngày, được tính từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/5/2014.
d) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu hồi nợ thuế thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế; thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đến ngày cơ quan thuế lập biên bản kê biên tài sản.
Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản bán đấu giá cho người mua theo quy định của pháp luật mà cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản không nộp tiền thuế vào NSNN thì cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày tiếp theo ngày chuyển giao quyền sở hữu tài sản đến ngày nộp thuế vào NSNN.
Không tính chậm nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục đấu giá theo quy định của pháp luật.
e) Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày (hoặc mức phù hợp quy định của văn bản pháp luật từng thời kỳ) từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016 và theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày 01/7/2016 đến ngày người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước.”
Điều 4. Bổ sung Khoản 10 vào Điều 10 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:
“10. Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.
Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.”
Điều 5. Bổ sung Điểm a1 vào sau Điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
“a1) Đối với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị thường xuyên và không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải đầu tư mở rộng”.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành, trừ Khoản 2 Điều này.
2. Điều 4 của Thông tư này áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2016.
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, August 12, 2016 |
CIRCULAR
ON GUIDELINES FOR THE GOVERNMENT DECREE NO. 100/2016/ND-CP DATED 01 JULY 2016 ON THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON AMENDMENTS TO CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON VALUE ADDED TAX, THE LAW ON SPECIAL EXCISE TAX AND THE LAW ON TAX ADMINISTRATION AND TO CERTAIN ARTICLES OF TAX-RELATED CIRCULARS
Pursuant to the Law on tax administration no 78/2006/QH11 and the Law No. 21/2012/QH13 on amendments to certain articles of the Tax Administration Law;
Pursuant to the Law on value added tax no 13/2008/QH12 and the Law No. 31/2013/QH13 on amendments to certain articles of the Law on value added tax;
Pursuant to the Law No. 106/2016/QH13 on amendments to certain articles of the Law on value added tax, Law on special excise tax and Law on tax administration;
Pursuant to the Law on corporate income tax no 14/2008/QH12 dated June 03, 2008 and the Law No. 32/2013/QH13 dated June 19, 2013 on amendments to the Law on corporate income tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 on the implementation of certain articles of the Law on tax administration and the Law on amendments to certain articles of the Law on tax administration;
Pursuant to the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP dated December 26, 2013 on details and guidelines for the implementation of certain articles of the Law on corporate income tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 100/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on the implementation of the Law on amendments to certain articles of the Law on value added tax, Law on special excise tax and Law on tax administration;
Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 on the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Head of General Department of Taxation,
Minister of Finance promulgates the Circular on the following guidelines for the implementation of the Government’s Decree No. 100/2016/ND-CP dated 01 July 2016 on the implementation of the Law on amendments to certain articles of the Law on value added tax, the Law on special excise tax and the Law on tax administration and to certain articles of tax-related circulars:
Article 1. Amendments to certain articles of the Circular No. 219/2013/TT-BTC dated December 31, 2013 by the Ministry of Finance on guidelines for the implementation of the Law on value added tax and the Government's Decree No. 209/2013/ND-CP dated December 18, 2013 on the details and guidelines for the implementation of certain articles of the Law on value added tax (as amended by the Circular No. 119/2014/TT-BTC dated August 25, 2014, the Circular No. 151/2014/TT-BTC dated October 10, 2014 and the Circular No. 26/2015/TT-BTC dated February 27, 2015 by the Ministry of Finance), as follows:
1. Article 4 is amended as follows:
a) Section 9 of Article 4 is amended as follows:
“9. Medical and veterinary services, including the examination, treatment and prevention of diseases for human and animals, birth control, convalescence and rehabilitation for patients, caring for the elderly and disabled, patient transportation, medical facilities’ sickbed and sickroom for rent; testing, radiography; blood and blood products for patients.
Caring for the elderly and disabled includes health care, nutrition care, cultural activities, sports, entertainment, physical therapy and rehabilitation for the elderly and disabled.
The revenue from medicines included in a service package (as per regulations of the Ministry of Health) is not subjected to VAT.”
b) Section 16 of Article 4 is amended as follows:
"16. Public passenger transport includes the transportation of passengers by bus and tram (and electric train) inside a province, on urban routes or adjacent outer routes of provinces as per the legal regulations on transportation.”
c) Section 23 of Article 4 is amended as follows:
“23. Natural resources and minerals exported without or after further processing into products whose prime cost is comprised of, by at least 51%, the total value of such natural resources and minerals plus the energy cost; exports derived from natural resources and minerals whose value and the energy cost make up at least 51% of the prime cost of such exports.
a) Natural resources and minerals derived from domestic sources: Metallic minerals and non-metallic minerals; crude oil; natural gas; coal gas.
b) The following formula determines the proportion of the value of natural resource(s) and mineral(s) plus the energy cost to the prime cost of the processed product:
Proportion of the value of natural resource(s) and mineral(s) plus the energy cost to the prime cost of the processed product |
= |
Value of natural resource(s) and mineral(s) + energy cost |
x 100% |
Total prime cost of the processed product |
Where:
The value of natural resource(s) and mineral(s) means the cost price of the processed natural resource(s) and mineral(s). In other word, the value of natural resource(s) and mineral(s) directly mined is direct and indirect mining expenses while the value of those purchased is the actual purchase price plus the expense for initiating the processing of such natural resource(s) and mineral(s).
The cost of energy includes fuel, electric power and heat.
The value of natural resource(s) and mineral(s) with the energy cost shall base on the data in the accounting book in line with the tabulation of products' prime cost.
The prime cost of a product includes direct material expense, direct labor expense and general manufacturing expense. Indirect expenses for sale, administration, finance and other affairs are not included in the prime cost of a product.
The value of natural resources and minerals, the energy cost and the prime cost of products shall be determined according to the previous year’s finalized accounting statement. The finalized accounting report for the previous year, if recently founded enterprises have not such report, can be replaced by the investment scheme.
c) A enterprise producing by direct mining or purchase processing, natural resources and minerals whose total value plus the energy cost occupies at least 51% of the prime cost of products derived from natural resources and minerals, shall not incur VAT upon the exportation of the products.
If such enterprise does not export but sells the products to another enterprise that then exports such products, the enterprise purchasing then exporting the products shall declare VAT as levied on similar products exported directly by the manufacturing enterprise and shall pay the export tax as per regulations.”
2. Section 3 of Article 9 is amended as follows:
“3. The tax rate of 0% is not applicable to:
- Overseas reinsurance; technology transfer, overseas transfer of intellectual property; capital transfer, granting of credit, outward securities investment; financial derivatives services; outbound postal and telecommunications services (including those provided for the entities in free trade zones; provision of sale of prepaid phone cards abroad or in free trade zones); exports that are or originate from natural resources and minerals as per Section 23, Article 4 of the Circular; tobacco and alcoholic beverages imported then re-exported; goods and services provided for individuals who have not registered any business in free trade zones, except circumstances that the Prime Minister defines;
Tobacco and alcoholic beverages imported then re-exported shall not incur the output VAT upon re-exportation though on which input VAT must not be deducted.
- Petroleum supplied domestically to motor vehicles of the businesses that operate in free trade zones;
- Motor vehicles sold to the entities that operate in free trade zones;
- Services provided by business organizations provide for organizations and individuals in free trade zones, such as: leasing of houses, conference rooms, offices, hotels, warehouses; transportation of workers; food and beverage (except the industrial catering service and food and beverage service rendered in free trade zones);
- The tax rate of 0% is not applicable to the following services provided in Vietnam for overseas organizations and individuals:
+ Sports competition, art performances, cultural events, entertainment, conference, hotel, education, advertisement and tourism;
+ Online payment services;
+ Services in connection with the sale, distribution and consumption of goods in Vietnam."
3. Article 18 is amended as follows:
"1. The monthly or quarterly amount of input VAT which has not been fully deducted from the VAT paid by a business taxpayer adopting the invoice credit method in the period shall be deducted from the VAT incurred in the subsequent period.
If a business taxpayer’s VAT is not fully deducted before the tax period of July 2016 (for monthly declaration) or of the 3rd quarter of 2016 (for quarterly declaration) but that taxpayer is eligible for VAT refund as per Section 1, Article 18 of the Circular No. 219/2013/TT-BTC, tax authorities shall refund the tax as per the laws.
Example: Enterprise A declares VAT on quarterly basis. In the tax period of the 3rd quarter in 2016, its remaining deductible VAT is VND 80 million. It may be deducted from the VAT incurred in the 4th quarter of 2016. If the tax deductible is not fully deducted in the 4th quarter of 2016, the 1st quarter and the 2nd quarter of 2017, enterprise A may deduct it from the VAT incurred in the 3rd quarter of 2017 and in subsequent tax periods.
2. The refunding of VAT on annual goods and services used for investment activities, except circumstances defined in Point c, Section 3 of the Article, shall be applicable to a registered business which has recently been incorporated under an investment project and registered to pay VAT by invoice credit method, or an oil well exploration and development project undergoing the investment phase in at least 1 year and has yet progressed to operation. If the accumulated value added tax (VAT) on services and goods purchased for investment activities is VND 300 million or higher, the VAT shall be refundable.
3. Refund of VAT for investment projects
a) An active business taxpayer which pays VAT by the invoice credit method shall separately declare input VAT on its investment projects currently under the investment phase in the same province where it is based (except the circumstances defined in Point c, Section 3 of this Article and except investment projects that construct houses for sale or rent but without constituting any fixed assets) from the VAT on its ongoing business activities. The maximum deductible VAT from the investment projects is equal to the VAT payable on business activities in the period.
If the remaining deductible VAT is VND 300 million or higher, it shall be refunded.
If the remaining deductible VAT is smaller than VND 300 million, it shall be carried forward to the next tax period of the project.
Example: Enterprise A's headquarter is based in Hanoi. In July 2016, it started an investment project in Hanoi which currently undergoes the investment phase. Enterprise A declares input VAT on such project separately. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. VAT on the enterprise’s ongoing business activities is VND 900 million. Enterprise A shall deduct the investment project's input VAT of VND 500 million from that on its business activities in progress (VND 900 million); thus, VAT payable by Enterprise A in the tax period of August 2016 is VND 400 million.
Example: Enterprise B's headquarter is based in Hai Phong. In July 2016, it commenced an investment project which currently undergoes the investment phase in Hai Phong. Enterprise B declares input VAT on such project separately. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. VAT on the enterprise’s ongoing business activities is VND 200 million. Enterprise B shall deduct the amount of VND 200 million from the investment project’s input VAT from that on the business activities in progress (VND 200 million). Therefore, in the tax period of August 2016, input VAT. In this case, Enterprise B may claim a VAT refund.
Example: Enterprise C’s headquarter is based in Ho Chi Minh city. In July 2016, it initiated an investment project in Ho Chi Minh city which currently undergoes the investment phase in Ho Chi Minh city. Enterprise C declares input VAT on such project separately. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. VAT on the enterprise’s ongoing business activities is VND 300 million. Enterprise C shall deduct VND 300 million from VAT on the business activities in progress (VND 300 million). Therefore, in the tax period of August 2016, remaining deductible input VAT on Enterprise C’s investment project is VND 200 million Enterprise C is not eligible for refund of VAT on its investment project. Enterprise shall carry forward the said amount of VND 200 million from the investment project’s input VAT to the tax period of September 2016.
Example: Enterprise D’s headquarter is based in the city of Da Nang. In July 2016, it launched an investment project in Da Nang which currently undergoes the investment phase. Enterprise D declares input VAT on the project separately. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. VAT on the enterprise’s ongoing business activities that remains after deduction is VND 100 million. In the tax period of August 2016, therefore, input VAT on the investment project (VND 500 million) is eligible for a refund while VAT on the business activities in progress that remains after deduction (VND 100 million) shall be carried forward to the tax period of September 2016.
b) An active business taxpayer which pays VAT by the invoice credit method shall declare, by separate documentation, and offset input VAT on its new investment projects which are under investment and have not applied for neither business nor tax registration in a province different from the location of its head office (except the circumstances defined in Point c, Section 3 of this Article and except investment projects that construct houses for sale or rent without constitution of fixed assets) against the declared VAT on its ongoing business activities. The maximum VAT deductible from the investment projects is equal to the VAT payable on business activities in the period.
VAT on a new investment project shall be refunded if the remaining deductible input Vat on such project is VND 300 million or higher.
If the remaining deductible input VAT is less than VND 300 million, it shall be carried forward to the next period.
If the business taxpayer decides to establish project management boards or branches in provinces other than the province where its headquarter bases in to manage one or more projects on its behalf, such project management boards or branches shall submit their own tax declarations and refund claims to local tax authorities with which tax registration is applied provided they have their own legitimate official seals, maintain their own records according to accounting regulations, have bank accounts, have registered for tax and have obtained their own taxpayer identification numbers. When an investment project for the incorporation of an enterprise completes the formalities of registration for business and tax, the business that is the main investor of such project shall inform the new enterprise of the amounts of the project’s VAT incurred, VAT refunded and pending VAT refund. The new enterprise shall declare and pay tax accordingly.
Investment projects eligible for VAT refund, as stated in Section 2 and Section 3 of this Article, are defined in the laws on investment.
Example: Enterprise A's headquarter is based in Hanoi. In July 2016, it commenced a new investment project in Hung Yen which currently undergoes the investment phase and is not applied for neither business nor tax registration. Enterprise A declares input VAT on such investment project separately in Hanoi by submitting VAT declarations intended for investment projects. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. VAT on the enterprise’s ongoing business activities is VND 900 million. Enterprise A shall deduct VND 500 million from VAT on its business activities in progress (VND 900 million); thus, VAT payable by Enterprise A in the tax period of August 2016 is VND 400 million.
Example: Enterprise B's headquarter is based in Hai Phong. In July 2016, it started a new investment project in Thai Binh which currently undergoes the investment phase and is not applied for neither business nor tax registration. Enterprise B declares input VAT on such investment project separately in Hai Phong by submitting VAT declarations intended for investment projects. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. VAT on the enterprise’s ongoing business activities is VND 200 million. Enterprise B shall deduct VND 200 million from VAT on the business activities in progress (VND 200 million). Therefore, in the tax period of August 2016, remaining deductible VAT on Enterprise B’s new investment project is VND 300 million. In this case, Enterprise B may claim a refund.
Example: Enterprise C bases its headquarter in Ho Chi Minh city. In July 2016, it launched a new investment project in Dong Nai which currently undergoes the investment phase and is not applied for neither business nor tax registration .Enterprise C declares input VAT on such investment project separately in the city of Ho Chi Minh by submitting VAT declarations intended for investment projects. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. VAT on the enterprise’s ongoing business activities is VND 300 million. Enterprise C shall deduct VND 300 million from VAT on the business activities in progress (VND 300 million). Therefore, in the tax period of August 2016, remaining deductible input VAT on Enterprise C’s new investment project is VND 200 million. Enterprise C is not eligible for refund of VAT on its investment project. Enterprise C shall carry forward VND 200 million to the tax period of September 2016.
Example: Enterprise D's headquarter is based in Da Nang. In July 2016, it initiated a new investment project in Quang Nam which currently undergoes the investment phase and is not applied for neither business nor tax registration. Enterprise D declares input VAT on such investment project separately in Da Nang by submitting VAT declarations intended for investment projects. In August 2016, input VAT on the project is VND 500 million. Remaining deductible VAT on the enterprise’s ongoing business activities is VND 100 million. In the tax period of August 2016, therefore, input VAT on the investment project (VND 500 million) is eligible for refund while the remaining deductible VAT on the business activities in progress (VND 100 million) shall be carried forward to the tax period of September 2016.
c) In the following events, a business shall not be eligible for a refund but can carry forward remaining deductible VAT on its investment project to the subsequent period:
c.1) The charter capital of the investment project of the business has not been fully contributed as registered as per the laws. The business has submitted claims for refund of tax on its investment project since July 01, 2016 but the project’s registered charter capital was not fully contributed as per the laws on the date of application.
c.2) An investment project is carried out by a business that undertakes conditional trade(s) though not satisfying business conditions as per the Investment Law; in other words, such investment project is run by a business that engages in though not licensed to perform conditional trade(s); by a business that engages in though not certified qualified to perform conditional trade(s); by a business that engages in though not permitted by a competent authority to perform conditional trade(s); or by a business that engages in but does not meet conditions to perform conditional trade(s) though not required by the laws on investment to be permitted or certified thereof in writing.
c. 3) An investment project is carried out by a business that undertake conditional trade(s) but fails to sustain business conditions during its operations; in other words, such investment projects are run by a business that engages in conditional trade(s) but has its relevant license(s) revoked during its operations; by a business whose certificate(s) of eligibility for conditional trade(s) is (are) revoked; by a business that has the written permission revoked by a competent authority for conditional trade(s); or by a business that fails conditions to undertake conditional trade(s) as per the laws on investment. In this event, the business shall be ineligible for the refund of VAT upon the revocation of one of the said documents or upon being exposed by competent government authorities as having failed conditions for conditional trades.
c.4) The value of natural resources and/or minerals plus the energy cost of an investment project for extraction of natural resources and minerals which has been licensed since July 01, 2016 or an investment project for production of goods makes up 51% of its prime cost or above.
Natural resources and minerals, their value and valuation time, and the energy cost shall be determined according to Section 23, Article 4 of the Circular.
4. Refund of tax on exported goods and services
a) A business that has an amount of remaining deductible input VAT of at least VND 300 million on its exported goods and services in a month (if declaring the tax every month) or in a quarter (if declaring the tax every quarter) shall be given a refund of monthly or quarterly VAT; however, the remaining deductible input VAT of less than VND 300 million in a month or quarter shall be carried forward to the subsequent month or quarter.
A business that both exports and sells domestically its goods and services in a month or quarter shall record input VAT on its exported goods and services separately in accounting entries. The input VAT on the exported goods and services, if not feasibly recorded in separate accounting entries, shall be determined according to the proportion of the revenue of exported goods and services to the total revenue of goods and services through tax periods starting from the period that succeeds the latest tax period in which tax is refunded to the current period that tax refund is requested.
If the amount of input VAT on exported goods and services (the amount of input VAT separately recorded and the amount of input VAT determined through the said proportion) remains at least VND 300 million after having been deducted from VAT on goods and services sold domestically, the business shall receive a refund of VAT on exported goods and services. The refunded amount of VAT on exported goods and services shall not exceed the revenue from such exported goods and services multiplied by 10%.
Certain cases of eligibility for tax refund upon exportation: The businesses that have goods exported through entrustment; the businesses that process exports for foreign principals on a contract basis; the businesses that have goods and materials exported for overseas construction works; and the businesses whose exports are delivered to other domestic entities as requested by the importers.
b) A business shall not be eligible for refund of tax on goods imported then re-exported or for exports that are not exported within a customs-controlled area as defined by the Customs Law, the Government's Decree No. 01/2015/ND-CP dated January 02, 2015 on the disposition of customs-controlled areas and responsibilities for joint prevention of smuggling and trafficking of goods across borders, and the guiding documents.
Example: Enterprise A imported 500 air conditioners from Japan and paid the VAT upon importation. Enterprise A then exported those 500 air conditioners to Cambodia and did not incur output VAT as VAT on the 500 air conditioners had been paid upon importation and input VAT on transportation and warehousing services was not refundable but deductible.
Example: Company B exported tapioca to China through trails and open borders outside customs-controlled areas; thus, it does not receive a refund of VAT on exported tapioca.
c) Tax authorities shall refund tax before inspection for manufacturers of exports which have not been penalized for smuggling or trafficking of goods across borders, evading tax or committing a tax or trade fraud in two consecutive years. The same policy of tax refund also applies to taxpayers that are not regarded highly risky according to the Law on tax administration and guiding documents.
Example: In September 2016, Enterprise C applied for the refunding of VAT on its goods exported to Hong Kong. In June 2015, Enterprise C was penalized for its violation of tax regulations with regard to tax evasion. Tax authorities shall carry out an inspection before refunding tax according to the tax refund claim by Enterprise C.
5. A business that pays the value added tax by the invoice credit method shall receive a refund of overpaid VAT or of remaining deductible input VAT upon its transfer, conversion, merger, consolidation, division, dissolution, bankruptcy or shutdown.
A business that goes bankrupt, dissolve or shut down before being put into operation and has not incurred any output VAT on its primary trades in line with the investment projects shall not be required to revise the amount of VAT declared, deducted or refunded. Such business must inform its supervisory tax authority of its dissolution, bankruptcy or shutdown as per regulations.
The refunded amount of VAT, upon a business's completion of formalities as per the laws on dissolution or bankruptcy, shall be settled as per the laws on dissolution, bankruptcy and tax administration while the un-refunded amount of VAT shall not be refundable.
If a business shuts down and incurs no output VAT on its main business activities, it shall return the tax refund to the state budget. If VAT-levied assets are sold, the relevant input VAT on such assets shall not be subjected to adjustment.
Example: In 2015, Enterprise A, being under investment, did not initiate any business operation. The input VAT of VND 700 million which was incurred during its investment phase was refunded by tax authorities in August 2015. Enterprise A, in February 2016, decided to dissolve due to hardship. It informed tax authorities of its intent to dissolve. Prior to Enterprise A's completion of legal formalities for dissolution, tax authorities did not reclaim the VAT refund. Enterprise A, in twenty days before its fulfillment of legal formalities for official dissolution in October 2016, sold one (01) asset. Input VAT on such asset which was refunded was not subjected to adjustment. Enterprise A shall make out a declaration of refund VAT on the unsold assets and return such refund.
6. Projects and programs financed by grant ODA, grant aids or humanitarian aids shall be eligible for VAT refund.
a) For the projects financed by grant ODA: Project owners or main contractors or organizations that foreign sponsors designate to manage the projects shall receive a refund of VAT paid on goods and services acquired in Vietnam to serve the projects.
b) VAT paid on goods and services shall be refunded to Vietnam-based organizations spending foreign entities’ humanitarian aids on such goods and services for projects and programs that utilize grant aids and humanitarian aids.
Example: Red Cross was aided an amount of VND 200 million by an international organization to purchase humanitarian goods for the people in disaster-stricken provinces. The pre-tax worth of the goods was VND 200 million, plus an amount of VND 20 million in VAT. Red Cross shall receive a refund of VND 20 million as per regulations.
VAT paid on the projects and programs financed by grant ODA shall be refunded in accordance with the guidelines of the Ministry of Finance.
7. Entities granted diplomatic immunities and privileges as per relevant laws shall receive a refund of VAT paid, according to the VAT invoice or the receipt stating the VAT-included price, on the goods and services that they purchase in Vietnam for consumption.
8. Foreigners and Vietnamese expatriates holding passports or immigration papers issued by competent foreign authorities shall be receive refunds of tax on the goods that they purchase in Vietnam and carry upon departure. The refunding of VAT shall be subject to the guidelines of the Ministry of Finance on VAT refund for the goods that foreigners and Vietnamese expatriates purchase in Vietnam and carry upon departure.
9. Tax refund for the businesses shall be at the discretion of competent authorities as per the laws and according to the cases of value added tax refund as defined in international treaties that the Socialist Republic of Vietnam engages in.”
Article 2. Amendments to the Circular No. 195/2015/TT-BTC dated November 24, 2015 by the Ministry of Finance on guidelines for the Government’s Decree No. 108/2015/ND-CP, as follows:
● Section 1 and Section 2 of Article 5 are amended as follows:
“The price of a product or service on which the special excise tax is determined (hereinafter referred to as “taxable price”) is the selling price of a business' product or service which is not inclusive of the special excise tax, environment protection tax (if applicable) and value added tax, as follows:
1. It is the selling price of goods produced domestically or imported imposed by the manufacturer or importer. If the selling price imposed by the manufacturer or importer does not correspond with the typical transaction price in the market, tax authorities shall impose tax according to the Law on tax administration. The taxable price shall be calculated as follows:
|
|
Selling price, exclusive of VAT |
- |
Environment protection tax |
1 + Special excise tax rate |
Where: The selling price exclusive of VAT and the environment protection tax are determined according to the laws on value added tax and on environment protection tax, respectively.
a) If the manufacturer or importer of the goods incurring the special excise tax sells such goods through independent accounting units, the price on which special excise tax is chargeable shall be the selling price that such independent accounting units impose. If the manufacturer or importer sells the goods through dealers that adopt the manufacturer’s or importer’s recommended selling price and gain only commission(s), the taxable price shall be the manufacturer’s or importer’s recommended price that include commission(s).
b) If the manufacturer or importer of the goods is superior, as a parent enterprise, or inferior, as a subsidiary enterprise, or equivalent, as a subsidiary enterprise under the same parent enterprise, to traders purchasing the former’s goods on which special excise tax is chargeable, the taxable price shall not be lower, by over 7%, than the monthly average price at which the traders directly purchasing the manufacturer's or importer's goods sell such goods. The same ratio also applies if traders are associated with each other.
If the manufacturer or importer establishes various intermediary traders that are engaged in a parent - subsidiary relationship, are subsidiary enterprises under the same parent enterprise or are associated with each other, the taxable price shall not be lower, by over 7%, than the monthly average price at which such traders sell the goods to other traders that are not engaged in a parent - subsidiary relationship, subsidiary - subsidiary relationship or association with the manufacturer or importer of the goods. However, the traders’ average selling price of automobiles, for comparison, shall be the selling price of such vehicles without any optional equipment or parts that such traders may install upon customers' request.
The manufacturer or importer is associated with a trader as stated in this Article when an enterprise directly or indirectly holds at least 20% of the owners' holding in the other enterprise.
If the manufacturer’s or importer’s taxable price is lower by over 7% than the trader's average selling price, tax authorities shall define the taxable price according to the laws on tax administration.
Example: B, a brewing corporation, owns the brand of beer B. It sells main ingredients to the manufacturers of beer B which are affiliated to B Brewing Corporation.
Such manufacturers sell beer B to B Brewing Single-member Co., Ltd which is subsidiary to B Brewing Corporation.
B Brewing Single-member Co., Ltd sells beer B to local trading joint-stock companies which are subsidiary to B Brewing Single-member Co., Ltd.
Local joint-stock companies sign contracts for selling beer B to 1st-level dealers (not engaged in a parent - subsidiary relationship with B Brewing Corporation, B Brewing Single-member Co., Ltd and local joint-stock companies). First-level dealers sell beer B to 2nd-level dealers, restaurants, consumers, etc.
Manufacturers shall calculate, declare and pay the special excise tax on the basis of their selling price which cannot be lower by over 7%, than the monthly average selling price of similar products that local joint-stock companies sell.
2. The price of imports which is taxable by special excise tax upon importation shall be calculated as follows:
Price taxable by special excise tax = Price taxable by import tax + Import tax.
The price taxable by import tax shall be determined as per the laws on import tax and export tax. If import tax is exempted or reduced, the taxable price shall not include the exempted or reduced amount of import tax.”
2. Section 4 and Section 5 of Article 5 are amended as follows:
“4. The taxable price of processed goods that processors sell or the selling price of similar or equivalent products sold concurrently shall be adopted without any VAT, environment protection tax (if applicable) and special excise tax.
If the processors sell the goods to traders, the price taxable by special excise tax shall be calculated according to Point b, Section 1 of this Article.
5. With regard to goods manufactured under business cooperation between the manufacturer and the user or owner of the trade name (brand name) of the goods or technologies, the price on which special excise tax is levied shall be the user’s or owner’s selling price that excludes VAT and environment protection tax (if applicable). The taxable price of the goods manufactured under franchise and delivered to Vietnam-based branches or representative offices of a foreign enterprise which then sell the goods shall be the selling price that such branches and representative offices adopt in Vietnam.
If the goods are sold to traders, the taxable price shall be determined according to Point b, Section 1 of this Article.”
3. Section 1 of Article 6 is amended as follows:
“1. It is governed by the Section 4, Article 1 of the Law No. 70/2014/QH13 dated November 26, 2014 on amendments to certain articles of the Law on special excise tax, and the Section 2, Article 2 of the Law No. 106/2016/QH13 dated April 06, 2016 on amendments to certain articles of the Law on value added tax, Law on excise tax and Law on tax administration, and the Article 5 of the Government’s Decree No. 108/2015/ND-CP dated October 28, 2015.
If the businesses import automobile before July 01, 2016 then sell such vehicles since July 01, 2016, such businesses must declare and pay the special excise tax when selling vehicles at the rate of tax in the Law No. 106/2016/QH13 on amendments to certain articles of the Law on value added tax, Law on special excise tax and Law on tax administration.”
4. First paragraph, Section 2 of Article 8 is amended as follows:
“2. Payers of special excise tax on the goods on which special excise tax has been paid upon importation can set off such special excise tax paid against the special excise tax payable that they calculate for such goods when sold domestically. The special excise tax on the excise-taxed imports when sold shall be deducted to the maximum extent of the special excise tax that is determined upon domestic sale. If the special excise tax is not fully deducted due to objective reasons or force majeure, taxpayers can record the remaining deductible as cost for determining the corporate income tax."
Article 3. Amendments to the Circular No. 156/2013/TT-BTC dated November 06, 2013 by the Ministry of Finance on guidelines for certain articles of the Law on tax administration, the Law on amendments to the Law on tax administration and the Government’s Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 (as amended by the Circular No. 119/2014/TT-BTC dated August 25, 2014, Circular No. 151/2014/TT-BTC dated October 10, 2014 and Circular No. 26/2015/TT-BTC dated February 27, 2015 by the Ministry of Finance), as follows:
1. Point a, Section 2 of Article 32 is amended as follows:
“a) Taxpayers shall pay a late payment interest of 0.03% per day on the tax being paid by installments.”
2. Point b.2, Section 2 of Article 32 is amended as follows:
“b.2) Fulfill the tax paid by monthly installments and the late payment interest of 0.03% per day on behalf of the taxpayer failing to pay such tax punctually.”3. Section 2 of Article 34 is amended as follows:
“2. Calculation of late payment interest
a) Late payment interest for tax debts that ensue on and after July 01, 2016 shall add up at the daily rate of 0.03% of the deferred amount of tax.
b) For tax debts that ensued before and have not been settled after July 01, 2016, late payment interest, if determined before January 01, 2015, is subject to the Law on tax administration no 78/2006/QH11, the Law No. 21/2012/QH13 on amendments to the Law on tax administration while late payment interest, on and after January 01, 2015, is governed by the Law No. 71/2014/QH13 on amendments to certain articles of tax laws. However, late payment interest, since July 01, 2016, is imposed at the daily rate of 0.03%.
Example: Taxpayer B owed VND 100 million in VAT that was declared (punctually in writing with tax authorities) in August 2014. The deadline for tax payment was September 22, 2014 (since the 20th and 21st of September 2014 were days off). On August 20, 2016, the taxpayer paid such amount of tax to the state budget. The duration that tax was delayed lasted from September 23, 2014 to August 20, 2016. The late payment interest is VND 34.08 million. To be specific:
- Late payment interest as calculated before January 01, 2015 is:
+ The duration of late payment, from September 23, 2014 to December 21, 2014, was 90 days: VND 100 million x 0.05% x 90 days = VND 4.5 million.
+ The duration of late payment, from December 22, 2014 to December 31, 2014, was 10 days: VND 100 million x 0.07% x 10 days = VND 0.7 million.
- The duration of late payment, from January 01, 2015 to June 30, 2016, was 547 days: VND 100 million x 0.05% x 547 days = VND 27.35 million.
- The duration of late payment, from July 01, 2016 to August 20, 2016, was 51 days: VND 100 million x 0.03% x 51 days = VND 1.53 million.
c) The duration of late tax payment (including regulated holidays and days’ leave as per the laws) starts on the day immediately following the (extended) deadline for tax payment, as defined in tax laws, or of the tax payment deadline as stated in the tax authority’s written notice or decision on actions against tax offences or in the competent government authority’s decision. Such duration ends upon the taxpayer's payment of the tax to the state budget.
Example: Taxpayer C owed VND 50 million in VAT. The payment deadline was August 20, 2013. The taxpayer paid the said amount of tax to the state budget on August 26, 2013. The duration of late payment, from the 21st to 26th of August 2013, was 06 days.
Example: A tax authority decided to extend the deadline on May 20, 2014, on which taxpayer D was required to pay VND 50 million in VAT. The extended deadline was from May 21, 2014 to November 20, 2014. On November 21, 2014, the taxpayer paid the amount of VND 50 million to the state budget. The duration of late payment was 01 day (November 21, 2014).
Example: A tax authority carried out a tax inspection over taxpayer E. On April 15, 2014, the tax authority decided in writing to impose a penalty of VND 500 million for the breach of tax laws. The deadline for tax payment was May 14, 2014. On May 30, 2014, the taxpayer paid the amount of VND 500 million to the state budget. The duration of late payment, from the 15th to 30th of May 2014, was 16 days.
d) If a tax authority take a coercive action by seizing and auctioning property to reclaim tax debt(s), the concerned taxpayer shall incur a late payment interest from the day immediately succeeding the (extended) tax payment deadline, as defined in tax laws, or of the tax payment deadline as stated in the tax authority’s or a competent authority’s written notice or decision on such action to the date that the tax authority makes the written record of property seizure.
If the functional agency authorized to hold auctions does not hand over the amount of tax reclaimed to the state budget after transfer of the ownership of the property auctioned to a buyer, such agency shall incur the late payment interest from the day immediately following the date of property transfer to the date that the tax is paid to the state budget.
The duration of late payment shall exclude the time of auction procedures as per the laws.
e) If a taxpayer declares tax inadequately for a tax period before July 01, 2016 though such incident is exposed by a competent government authority through inspection or is voluntarily detected and announced by the taxpayer after July 01, 2016, late payment interest shall be imposed at the rate of 0.05% per day (or another rate defined in legislative documents from time to time) from the payment deadline as defined in the laws to the 30th of June 2016 inclusive. However, the daily rate of late payment interest, from July 01, 2016 to the date that the taxpayer pays the tax to the state budget, is 0.03% of the insufficient amount of tax."
Article 4. Addition of Section 10 to Article 10 of the Circular No. 153/2011/TT-BTC dated November 11, 2011 by the Ministry of Finance on guidelines for the tax on the use of non-agricultural land, as follows:
“10. A household or individual shall be exempted from the annual tax on non-agricultural land use if the tax payable, after reduced owing to any tax exemption or deduction as per the Law on taxation of non-agricultural land use and guiding documents, is fifty thousand Vietnam dongs or less. If such household or individual has several land parcels in a province, the exemption of the tax on non-agricultural land use, according to this Article, shall be based on the total tax payable on all land parcels. The procedure for exemption of non-agricultural land use tax, according to this Article, is governed by the Circular No. 153/2011/TT-BTC.
A household or individual who has paid the tax on non-agricultural land use to the state budget though being eligible for exemption of such tax as per this Circular, shall receive a refund of the tax from tax authorities according to the Law on tax administration and guiding documents."
Article 5. Addition of Point a1 to Point a, Section 6, Article 18 of the Circular No. 78/2014/TT-BTC dated June 18, 2014 by the Ministry of Finance on guidelines for the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP dated December 26, 2013 on guidelines for the Law on corporate income tax (as amended by Section 4, Article 10 of the Circular No. 96/2015/TT-BTC dated June 22, 2015 by the Ministry of Finance), as follows:
“a1) Expansion investment is not mandatory for the enterprises that, during their business activities, invested finances from their fixed asset depreciation fund, net profit for reinvestment or investment capital registered with competent state management authorities into additional machines and equipment on regular basis, from 2009 to 2013, but did not increased the capacity of production and business according to the registered or approved business plan.”
1. This Circular comes into force, save Section 2 of this Article, upon the effect of the Law No. 106/2016/QH13 on amendments to certain articles of the Law on value added tax, Law on special excise tax and Law on tax administration and the Government’s Decree No. 100/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on the implementation of the Law on amendments to certain articles of the Law on value added tax, Law on special excise tax and Law on tax administration.
2. Article 4 of this Circular takes effect from the tax period of 2016.
1. Provincial People’s Committees shall direct functional agencies to implement the Government’s regulations and the Ministry of Finance’s guidelines.
2. Tax authorities shall be responsible for informing and guiding organizations and individuals to adhere to this Circular.
3. Entities to which this Circular applies shall abide by the guidelines in this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement./.
|
p.p. MINISTER |