Luật quản lý thuế sửa 2012 số 21/2012/QH13
Số hiệu: | 21/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/12/2012 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung hồ sơ khai thuế theo quý
Hồ sơ khai thuế theo quý vừa được bổ sung theo Luật quản lý thuế sửa đổi 2012.
Theo đó, hồ sơ này gồm:
- Tờ khai theo quý
- Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra (nếu có)
- Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào (nếu có)
- Tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.
Thời hạn khai và nộp thuế theo quý cũng được quy định trong Luật này.
Riêng đối với thuế đất phi nông nghiệp và tiền thuê đất thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế đất phi nông nghiệp và về tiền thuê đất.
Trường hợp chậm nộp thuế trong vòng 90 ngày, người nộp sẽ phải trả mức lũy tiến 0,05%/ngày trên số tiền thuế nộp chậm. Quá 90 ngày, mức phạt này sẽ tăng lên 0,07% tính trên số ngày nộp chậm vượt quá 90 ngày.
Luật quản lý thuế sửa đổi 21/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 21/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11,
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế:
1. Bổ sung các khoản 4, 5 và 6 vào Điều 4 như sau:
“4. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
a) Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Không vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan trong hai năm liên tục;
b) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử;
d) Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê;
đ) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hằng năm theo mức quy định.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 4, khoản 5 Điều này.”
2. Bổ sung các khoản 10, 11 và 12 vào Điều 5 như sau:
“10. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
1.1. Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
12. Xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc cơ quan hải quan ban hành văn bản xác định mã số, trị giá hải quan, xác nhận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan.”
3. Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 7 như sau:
“10. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
5. Khoản 2 và khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn; cơ quan hải quan có trách nhiệm xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ.”
6. Bổ sung khoản 9 vào Điều 9 như sau:
“9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.”
7. Bổ sung khoản 3 vào Điều 30 như sau:
“3. Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
8. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 31; sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 31 như sau:
“1a. Hồ sơ khai thuế đối với thuế khai và nộp theo quý bao gồm:
a) Tờ khai thuế quý;
b) Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra (nếu có);
c) Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào (nếu có);
d) Tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.”
“6. Chính phủ quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai tạm tính theo quý, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế; tiêu chí xác định người nộp thuế để khai thuế theo quý và hồ sơ khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể.”
9. Các khoản 1, 2 , 3 và 6 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý:
a) Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
2. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
a) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.
Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và tiền thuê đất thì thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và pháp luật về tiền thuê đất;
b) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý;
c) Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
3. Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan.”
“6. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
b) Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó;
c) Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật hải quan;
d) Chính phủ quy định địa đểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp: người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh; người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất đai; người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.”
10. Khoản 2 và khoản 4 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; sáu mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.”
“4. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.”
11. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp thuế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:
a) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp thuế tối đa là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;
- Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất hai năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế; nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt;
- Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê;
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên hoặc không được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì phải nộp thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa;
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh;
c) Hàng hóa không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế theo quy định tại Điều 106 của Luật này. Thời hạn bảo lãnh tối đa là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
d) Các trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.”
12. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 45. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền chậm nộp, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Đối với các loại thuế do cơ quan thuế quản lý:
a) Tiền thuế nợ;
b) Tiền thuế truy thu;
c) Tiền chậm nộp;
d) Tiền thuế phát sinh;
đ) Tiền phạt;
2. Đối với các loại thuế do cơ quan hải quan quản lý:
a) Tiền thuế nợ quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
b) Tiền chậm nộp thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
c) Tiền thuế nợ quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
d) Tiền chậm nộp chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
đ) Tiền thuế phát sinh;
e) Tiền phạt.”
13. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 47. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.”
14. Khoản 1 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;
c) Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước;
d) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.”
15. Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 50. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế
1. Chính phủ gia hạn nộp thuế trong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế.”
16. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, kinh doanh bảo hiểm và pháp luật khác có liên quan.’'
17. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:
‘‘Điều 58. Hồ sơ hoàn thuế
1. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
2. Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế.”
18. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 60. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế
1. Việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được quy định như sau:
a) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình, chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;
b) Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:
- Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân;
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn hai năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Hàng hóa, dịch vụ không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
- Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định của Chính phủ.
2. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là sáu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đề nghị của người nộp thuế; trường hợp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
3. Thời hạn kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau được quy định như sau:
a) Việc kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với các trường hợp sau đây:
- Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu;
- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ;
- Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
- Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
b) Đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn mười năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.
4. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là bốn mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế.
5. Quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ.”
19. Khoản 2 Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm ra quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.”
20. Bổ sung khoản 3 vào Điều 65 như sau:
“3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.”
21. Khoản 2 Điều 66 được sửa đổi như sau:
“2. Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;”
22. Điều 67 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 67. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 65, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 65, hộ gia đình quy định tại khoản 3 Điều 65 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Đối với người nộp thuế không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì thẩm quyền xóa nợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ mười tỷ đồng trở lên;
b) Bộ trường Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ năm tỷ đồng đến dưới mười tỷ đồng;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới năm tỷ đồng.
3. Chính phủ báo cáo Quốc hội số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hằng năm khi trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện xóa nợ.”
23. Khoản 2 Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, trao đổi, xử lý thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác quản lý thuế.”
24. Điều 78 được sửa đổi như sau:
“Điều 78. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
a) Các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều 77 của Luật này;
b) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 Chương X của Luật này;
c) Các trường hợp xác định đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định. Đối với các trường hợp nêu tại điểm này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá một lần trong một năm.
2. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
c) Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày;
d) Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này;
đ) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.”
25. Bổ sung khoản 4 vào Điều 92 như sau:
“4. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
26. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93; bổ sung khoản 3 vào Điều 93 như sau:
“1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”
“3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các điều 97, 98, 98a, 99, 100, 101 và 102 của Luật này và quy định khác của các văn bản pháp luật có liên quan. Trong trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quy định tại Điều 94 của Luật này quyết định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.”
27. Bổ sung Điều 98a vào sau Điều 98 như sau:
“Điều 98a. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng
1. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba ngày làm việc trước khi thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý thuế phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.”
28. Khoản 1 Điều 99 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên được áp dụng khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Không áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
29. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 100; bổ sung khoản 4 vào Điều 100 như sau:
“a) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt;”
“4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.”
30. Sửa đổi tên Điều 101; sửa đổi khoản 1 Điều 101; bổ sung khoản 3 vào Điều 101 như sau:
“Điều 101. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.”
“3. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.”
31. Điều 102 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 102. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
1. Biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.”
32. Điều 106 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 34 của Luật này và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.
5. Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.”
33. Điều 107 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 107. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
1. Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 108 của Luật này thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định, người nộp thuế còn bị xử phạt như sau:
a) Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này;
b) Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này.”
34. Khoản 6 và khoản 9 Điều 108 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan
“9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”
35. Điều 110 được sửa đổi, bổ sung nhu sau:
“Điều 110. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.”
36. Bổ sung cụm từ “tiền chậm nộp,” vào trước cụm từ “tiền phạt” tại các điều 3, 5, 8, 65, 66, 68, 90, 92, 93, 98, 99, 100, 113, 114 và 118; bổ sung cụm từ “và không phải nộp tiền” vào sau cụm từ “không bị phạt” tại khoản 4 Điều 49; bỏ từ “phạt” trong cụm từ “tiền phạt chậm nộp” tại khoản 3 Điều 56 của Luật này.
37. Bổ sung cụm từ “hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” vào sau cụm từ “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” tại các điều 20, 72 và 94 của Luật này.
38. Bãi bỏ điểm đ khoản 3 Điều 77 của Luật này.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Các nội dung về thanh tra thuế quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 khác với quy định tại Luật thanh tra thì thực hiện theo quy định tại Luật thanh tra.
3. Đối với các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt còn nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007, Chính phủ tổ chức thực hiện xóa nợ và báo cáo Quốc hội kết quả đối với các trường hợp sau đây:
a) Tiền thuế nợ, tiền phạt của hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh;
b) Tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền; tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế này.
4. Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
ATHE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 21/2012/QH13 |
Hanoi, November 20, 2012 |
LAW
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON TAX ADMINISTRATION
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam 1992, amended and supplemented in the Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on amending and supplementing a number of articles of the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11,
Article 1.
Amending and supplementing a number of articles of the Law on Tax administration:
1. Clause 4, 5 and 6 is added to Article 4 as follows:
“4. Applying the risk management mechanism to tax administration:
a) The application of risk management mechanism in tax administration includes: collecting information and data related to tax payers; establishing the tax administration criteria; assessing the compliance with law of tax payers; suggesting and applying tax administration measures;
b) The tax authority shall manage and use professional information systems to asses taxation risks, the compliance with law of tax payers, select objects of tax inspection, and support other activities in tax administration.
5. Giving priorities when carrying out taxation procedures applicable to exports and imports if the tax payer satisfy the following requirements:
a) Do not violate the laws on tax and customs within consecutive 02 years;
b) Make payments via banks as prescribed by law;
c) Carry out electronic customs procedures and taxation procedures;
d) Comply with the law on accounting and statistics;
dd) Reach the required rated of export and import turnover.
6. The Government shall specify Clause 4 and Clause 5 of this Article.”
2. Clause 10, 11 and 12 is added to Article 5 as follows:
“10. Risk management in tax administration is the systematic application of laws and professional processes to determine, assess, and classify the risks that might negatively affect the efficiency and legitimacy of tax administration, and to form the basis for the tax authority to reasonably allocate resources and efficiently take managerial measures.
1.1. Prior agreement on the method of calculating taxable prices is a written agreement between the tax authority and tax payers, or between the tax authority, tax payers and the tax authorities of the nations and territory with which Vietnam has signed the Agreements on double taxation and the prevention of tax evasion, applicable to income tax within a certain period, specifying the bases for tax calculation, the method of determining taxable prices or taxable prices according to market prices. The prior agreement on the method of determining taxable prices shall be made before the tax payer submit the tax declaration dossier.
12. The prior determination of customs value and codes, the prior certification of the origins of exports and imports are the customs’ issuing papers to determine customs value and codes, to determine the origins of exports and imports before carrying out customs procedures.”
3. Clause 1 and Clause 2 Article 6 is amended and supplemented as follows:
“1. Receive supports and instruction to pay tax; provide information and documents to fulfill the tax obligations and enjoy taxation benefits.
2. Request the tax authority to explain the tax calculation and tax imposition; request the customs to determine the customs value and codes, certify the origins of exports and imports before carrying out customs procedures as prescribed by the Government; request the verification of the quality, quantity, and category of exports and imports.”
4. Clause 10 is added to Article 7 as follows:
“10. In case the tax payer doing business in a locality with information technology infrastructure shall make declaration, pay tax, and make transactions with the tax authority via electronic instruments as prescribed by the laws on electronic transactions.
The Government shall specify this Clause .”
5. Clause 2 and Clause 3 Article 8 is amended and supplemented as follows:
“2. Disseminate and instruct the laws on tax; announce the taxation procedure at the offices and websites of the tax authority and on the mass media.
3. The tax authority must explain and provide information relevant to the determination of tax liability for tax payers; the tax authority must announce the tax being paid by local households and traders; the customs must determine the customs values and codes, certify the origins of exports and imports before carrying out customs procedures as prescribed by the Government.”
6. Clause 9 is added to Article 9 as follows:
“9. the tax authority shall apply the mechanism for prior agreement on the method of determining taxable prices to tax payers and tax authorities of the nations and territories with which Vietnam has signed the Agreements on prevention of double taxation and tax evasion applicable to income tax.”
7. Clause 3 is added to Article 30 as follows:
“3. The mechanism for prior agreement on the method of determining taxable prices is applied based on the request of the tax payer and the agreement between the tax authority and the tax payer under a unilateral agreement, bilateral agreement, and multilateral agreement between the tax authority, the tax payer and the tax authority of relevant nations and territories.
The Government shall specify this Clause .”
8. Clause 1a is added after Clause 1 Article 31; Clause 6 Article 31 is amended and supplemented as follows:
“1a. The tax declaration dossier of taxes being declared and paid every quarter includes:
a) The quarterly tax declaration;
b) The list of invoices sold goods and services (if any);
c) The list of invoices of purchased goods and services (if any);
d) Other documents related to the tax payable.”
“6. The Government shall specify the taxes being declared every month, every quarter, every year, temporarily declared every quarter, declared every time the tax liability arises, the tax finalization declaration the criteria for determining tax payers making declaration every quarter, and the dossier of tax declaration of each case.”
9. Clause 1, 2, 3 and 6 Article 32 is amended and supplemented as follows:
“1. For the taxes being declared every month and every quarter:
a) On the 20th of the month succeeding the month when the tax liability arises at the latest, applicable to the taxes declared and paid every month;
b) On the 30 of the month succeeding the month when the tax liability arises at the latest, applicable to the taxes declared and paid every quarter.
2. For annual taxes:
a) On the 30th of the first month of the calendar year or the fiscal year at the latest, applicable to the annual tax declaration.
For taxes on the use of non-agricultural land and land rents, the time limit for making tax declaration is prescribed by the laws on taxes on the use of non-agricultural land and land rents;
b) On the 30th of the quarter succeeding the quarter when the tax liability arises at the latest, applicable to the initial tax declaration every quarter;
a) On the 90th as from the end of the calendar year or the fiscal year at the latest, applicable to the annual tax declaration.
3. a) On the 10th as from the tax liability arises at the latest, applicable to the taxes declared every time the tax liability arises;
The time limit for submitting the declaration of taxes on land income and registration fee is specified by the Government and relevant laws.”
“6. The location for submitting tax declarations:
a) The tax payers shall submit the tax declarations at the authority in charge;
b) When submitting the tax declaration according to single-window system, the location for submitting the tax declaration is provided by that system;
c) The locations for submitting the tax declaration of exports and imports are specified by the Law on Customs;
d) The Government shall specify the location for submitting tax declarations in cases such as: the tax payer engages in multiple businesses; the tax payer conducts business or production in multiple localities; the tax payer having tax liabilities; the tax payer having tax on the incomes from land; the tax payer making electronic declaration, and other necessary cases.”
10. Clause 2 and Clause 4 Article 33 is amended and supplemented as follows:
“2. The extension does not exceed 30 days, applicable to the submission of monthly, quarterly, and annual tax declarations, initial tax declarations, occasional tax declarations; and does not exceed 60 days applicable to the submission of tax finalizations, as from the deadline for submitting tax declarations.”
“4. Within 03 working days as from the reception of the application for extending the tax declaration, the tax authority must issue the written approval or refusal to the tax payer.”
11. Article 42 is amended and supplemented as follows:
“Article 32. Deadlines for paying tax
1. In case the tax is calculated by the tax payer, the deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.
2. In case the tax is calculated or imposed by the tax authority, the deadline for paying tax shall be written on the notice of the tax authority.
The deadlines for paying taxes on incomes from land and registration fee are specified by the Government and relevant laws.”
3. The deadlines for paying taxes on exports and imports:
a) The goods is materials imported for producing exports, the time limit for paying tax is two hundred and seventy five days as from the date of registration of the customs declaration sheet if the enterprise:
- Has a factory that produces exports in Vietnam;
- Engages in export and import for at least consecutive 02 years by the date of registration of the customs declaration sheet without committing any acts of trade fraud, tax evasion, overdue tax, late payment interest, fines;
- Comply with the laws on accounting and statistics;
- Make payments via banks as prescribed by law.
If the requirements above are not satisfied, but the tax payable is underwritten by a credit institution, then the time limit for paying tax is the period of underwriting, but must not exceed two hundred and seventy five days as from the date of registration of the customs declaration sheet, and the late payment interest is exempted during the underwriting period.
If the requirements above are not satisfied, but the tax payable is not underwritten by a credit institution, then the tax must be paid before the customs clearance is granted or before the goods are released;
b) Taxes on goods being temporarily imported for re-export must be paid before completing the customs procedures for temporarily importing goods.
If the tax payable is underwritten by a credit institution, then the time limit for paying tax is the underwriting period, but must not exceed fifteen days as from the deadline for temporary import for re-export, and the late payment interest is exempted during the underwriting period;
c) The taxes on goods not falling into the cases in Point a and Point b this Clause must be paid before the customs clearance is granted or before the goods are released.
If the tax payable is underwritten by a credit institution, then the customs clearance shall be granted or the goods shall be released, but the late payment interest must be paid as prescribed in Article 106 of this Law; The maximum underwriting period is 30 days as from the registration date of the customs declaration sheet;
d) If the tax payer underwritten by a credit institution has not paid tax and the late payment interest (if any) the underwriter shall pay tax and late payment interest on the tax payer’s behalf.”
12. Article 45 is amended and supplemented as follows:
“Article 45. The order for paying taxes, late payment interest, and fines
If the tax payer has to pay tax debt, tax arrears, new tax, late payment interest, and fines, then the payments shall be made in the following order:
1. For taxes managed by the tax authority:
a) Tax debt;
b) Tax arrears;
c) Late payment interest;
d) New tax;
dd) Fines;
2. For taxes managed by the customs:
a) The overdue tax debts subject to enforcing measures;
b) The late payment interest subject to enforcing measures;
c) The overdue tax debts subject to enforcing measures;
d) Late payment interest not subject to enforcing measures;
dd) New tax;
dd) Fines.”
13. Article 47 is amended and supplemented as follows:
“Article 47. Settling excess taxes, late payment interest, and fines
1. The tax payer of which the paid tax, late payment interest, and fine payable are bigger than the tax, late payment interest, and fines payable within 10 years as from they day of making payment to the State budget, shall have the excess tax, late payment interest, and fines offset against the outstanding amount, including the offset among the taxes; or against the tax, fines the next payment; or returned, if the tax payer has no tax debts, late payment interest, and fines.
2. If the tax payer request the return of the excess amount, the tax authority shall make a decision on return it, or issue a written explanation for not returning it within 05 working days as from receiving the written request.
14. Clause 1 Article 49 is amended and supplemented as follows:
“1. The tax deferral shall be considered based on the request of the tax payer in one of the following cases:
a) The tax payer suffer from material damage that directly affect the production and business by reason of natural disasters, fire, or unexpected accidents;
b) The operation is suspended by reason of moving the premises under the request of competent State agencies that affect the business;
c) The fundamental construction capital written in the State budget estimate is not paid;
d) The tax payer is not able to pay tax punctually due to other difficulties as prescribed by the Government.”
15. Article 50 is amended and supplemented as follows:
“Article 50. Authority to extend the deadline for tax payment
1. The Government shall extend the deadline for tax payment if such extension does not lead to a revision in the State budget revenue estimate decided by the National Assembly.
2. The head of the tax authority shall decide the tax amount being deferred, the deferral period based on the dossier of tax deferral.”
16. Clause 1 Article 54 is amended and supplemented as follows:
“1. The fulfillment of the tax liability when the enterprise is dissolve is prescribed by the laws on enterprises, credit institutions, insurers, and relevant laws.
17. Article 58 is amended and supplemented as follows:
“Article 58. The tax refund dossier
1. 1. The tax refund dossier includes:
a) The written request for tax refund;
b) The documents related to the request for tax refund.
2. The tax refund dossier shall be submitted at a tax authority or at a customs agency authorized to refund tax.”
18. Article 60 is amended and supplemented as follows:
“Article 60. Responsibility of the tax authority for settling tax refund dossiers
1. The classification of tax refund dossiers:
a) The tax shall be refunded before the inspection if the tax payer comply with the laws on tax, and the payments are made via banks as prescribed by law;
b) The tax shall be refund after the inspection if:
- The tax is refunded under an International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
- The tax payer requests the tax refund for the first time, except for the request for the refund of personal income tax;
- The tax payer request the tax refund within two years as from the date of the penalty for tax evasion or tax fraud;
- The goods or services are not paid via banks as prescribed by law;
- The enterprise is consolidated, merged, divided, split, dissolved, bankrupt, shut down, or has its ownership converted; the state-owned enterprise is transferred, sold, or lease foreign enterprises
- The tax payer fails to explain or supplement the tax refund dossier after the period set by the tax authority, or the explanation and supplementation does not prove the accuracy of the tax declared;
- The imports must be inspected before the tax is refunded as prescribed by the Government.
2. If the dossier is eligible for tax refund before the inspection, within 06 working days as from receiving the complete tax refund dossier; the tax authority must decide the tax refund according to the request of the tax payer; if the conditions for refunding tax before the inspection, the tax authority shall notify the tax payer in writing of refunding tax after the inspection, or notify the reason for not refunding tax.
3. The time limit for inspection after the tax refund, applicable to the dossiers eligible for tax refund before inspection:
a) The inspection after the tax refund must be carried out within one year as from the date of issue of the decision on refunding tax in the following cases:
- The trading establishment reports a loss in consecutive two years, or the loss exceeds the equity capital;
- The trading establishment has its tax on the income from real estate, trading, and services refunded;
- The location of the trading establishment is changed at least twice in the previous twelve months from the date of the decision on tax refund;
- The there are unusual changes in the chargeable revenue and the refunded tax in the previous 12 months from the date of the decision on tax refund;
b) For the cases not prescribed in Point a this Clause , the inspection after tax refund shall be carried out according to the rule of risk management within ten years from the date of the decision on tax refund.
4. If the tax must be refunded after the inspection, within 40 days as from receiving the complete tax refund dossier; the tax authority must decide the tax refund, or notify the reason for not refunding tax to the tax payer.
5. After the period prescribed in Clause 2 and Clause 4 this Article, if the decision on tax refund is delayed by the tax authority, it must pay interests as prescribed by the Government, apart from the tax refunded.”
19. Clause 2 Article 64 is amended and supplemented as follows:
“2. If the actual inspection is necessary for settling the dossier of tax exemption or tax reduction, within 60 days as from receiving the complete dossier, the tax authority shall make the decision on tax exemption or tax reduction, or notify the reasons for not exempting or reducing tax to the tax payer.”
20. Clause 3 is added to Article 65 as follows:
3. The tax debts, late payment interest, and fines of the tax payer not falling in the cases prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article that the tax authority have taken all measures for enforcing the implementation of the administrative decisions on tax prescribed in Clause 1 Article 93 of this Law, and such tax debts, late payment interest, and fines have exceeded 10 years as from the deadline for paying tax, but are not able to be collected.”
21. Clause 2 Article 66 is amended as follows:
“2. The Decision on declaring the bankruptcy, in case the enterprise is declared bankrupt;”
22. Article 67 is amended and supplemented as follows:
“Article 67. The authority to write off tax debts, late payment interest, and fines
1. The Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall write off the tax debt, late payment interest, and fines of tax payers being enterprises that are declared bankrupt prescribed in Clause 1 Article 65, the individuals prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 65, the households prescribed in Clause 3 Article 65 of this Law.
2. The authority to write off tax debts of the tax payers not falling into the cases prescribed in Clause 1 this Article:
a) The Prime Minister shall write off the tax debts, late payment interest, and fines of at least ten billion VND;
b) The Prime Minister shall write off the tax debts, late payment interest, and fines of from five billion VND to under ten billion VND;
c) The Director of the General Department of Taxation and Director of the General Department of Customs shall write off the tax debts, late payment interest, and fines of under five billion VND;
3. The Government shall report the cancelled tax debts, late payment interest, and fines to the National Assembly when submitting the State budget finalization to the National Assembly for approval.
4. The Government shall specify the tax cancellation.”
23. Clause 2 Article 70 is amended and supplemented as follows:
“2. The tax authority shall take necessary measures for collecting, exchanging, and processing information at home, overseas, official information from the competent agency and tax authority overseas in accordance with the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, the documents signed by Vietnam and other countries about taxation and customs applicable to tax administration.”
24. Article 78 is amended as follows:
“Article 78. Tax inspection at the offices of tax payers
1. “The cases of tax inspection at the offices of tax payers:
a) The cases prescribed in Point c and Point d Clause 3 Article 77 of this Law;
b) The post-customs clearance inspections, including planned inspections, and sampling inspections for assessing the compliance to the laws on taxation, and inspections of passed exports and imports that are suspected of violating the laws on tax.
If there are signs of tax evasion and tax fraud during the post-customs clearance inspection, the Director of the Department of Post-customs clearance inspection, the Director of the Customs Department, the Director of the Sub-department of Post-customs clearance inspection are entitled to take the measures prescribed in Section 4 Chapter X of this Law;
c) When determining the subjects of inspection according to the risk assessment criteria by analyzing and assessing the compliance to law of the tax payers; inspecting the cases suspected of violating laws, and the cases selected as planned, the subject of inspection shall be decided by the director of the superior tax authority. In the cases prescribed I this Point, the tax authority shall carry out inspections at the tax payers’ office no more than once a year.
2. The decision on tax inspection must be sent to the tax payer within three working days as from the date of its signing. Within five working days as from receiving the decision on tax inspection, if the tax payer proves that the declared tax is correct, or the tax is completely paid, the tax authority shall annul the decision on tax inspection.
3. The order and procedure of tax inspection:
a) Announce the decision on tax inspection when starting the tax inspection;
b) Compared the declaration and accounting books, accounting documents, financial statements, relevant documents, and the actual conditions within the scope of the decision an tax inspection;
c) The tax inspection period does not exceed five working days as from the day of announcing the decision on inspection; if the scheduled inspection of exports and imports does not exceed fifteen days;
d) If necessary, the decision on tax inspection shall be extended once; the extension length does not exceed the periods prescribed in Point c this Clause;
dd) Made the tax inspection record within five working days as from the end of the inspection;
e) Handle the inspection result, or send the inspection result to competent authorities for handling.”
25. Clause 4 is added to Article 92 as follows:
“4. The tax enforcement shall be suspended if the tax authority allows the tax payer to pay the tax debt by instalments within 12 months as from the commencing day of the tax enforcement. The payment of tax debt by instalments shall be considered based on the request of the tax payer who is underwritten by a credit institution. The tax payer must pay the late payment interest at the rate of 0.05% of the deferred tax amount.
The Government shall specify this Clause .”
26. Clause 1 Article 93 is amended and supplemented, and Clause 3 is added to Article 93 as follows:
“1. The measures for enforcing the administrative decisions on taxation:
a) Extract money from the account of the enforced subjects at the State Treasuries, commercial banks, or other credit institutions; request the account to be blocked;
b) Deduct part of the salary or income;
c) Suspend the customs procedures for exports and imports;
d) Invalidate invoices;
dd) Distrain assets, put the distrained assets up for auction as prescribed by law;
e) Collect money and other assets of the enforced subjects which are held by other organizations and individuals;
g) Revoke the Certificate of business registration, Certificate of Enterprise registration, License for establishment and operation, or practice certificate.”
“3. The employment of the enforcing measures prescribed in Clause 1 this Article must comply with Article 97, 98, 98a, 99, 100, 101 and 102 of this Law, and other relevant law documents. In case the tax payer flees or hides their assets, the person authorized to make the decision on enforcement prescribed in Article 94 of this law shall take appropriate enforcing measures in order to ensure the prompt recovery of tax debt for the State budget.”
27. Clause 98a is added to Article 98 as follows:
“Article 98a. Enforcing by invalidating invoices
1. The invoices are invalidated when the tax authority fails to take the enforcing measures, or fails to completely recover the tax debt, late payment interest, or fines after taking the enforcing measures prescribed in Point a, b, and c Clause 1 Article 93 of this Law.
2. The director of the tax authority must notify the enforced subject within 03 working days before announcing the invalidation of invoices.
3. After taken the enforcing measures prescribed in this Article, the tax authority must announce it on the mass media.”
28. Clause 1 Article 99 is amended and supplemented as follows:
“1. The assets shall be distrain and the distrained assets shall be put up for auction when the tax authority fails to take the enforcing measures, or fails to completely recover the tax debt, late payment interest, or fines after taking the enforcing measures prescribed in Point a, b, c, and d Clause 1 Article 93 of this Law.
Do not distrain assets if the tax payer being a individual is under going treatment at a medical facility prescribed in accordance with Vietnam’s law.”
29. Clause 1 Article 100 is amended and supplemented, and Clause 4 is added to Article 100 as follows:
“a) The tax authority fails to take the enforcing measures, or fails to completely recover the tax debt, late payment interest, or fines after taking the enforcing measures prescribed in Point a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 93 of this Law.
“4. The Government shall specify the order and procedure for enforcing the administrative decisions on taxation by collecting money and other assets of the enforced subjects which are held by other organizations and individuals.”
30. The title of Article 101, Clause 1 Article 101 is amended, and Clause 3 is added to Article 101 as follows:
Article 101. Enforcing by suspending the customs procedures for exports and imports
1. The customs procedures for exports and imports shall be suspended when the tax authority fails to take the enforcing measures, or fails to completely recover the tax debt, late payment interest, or fines after taking the enforcing measures prescribed in Point a and b Clause 1 Article 93 of this Law.
“3. Do not suspend the customs procedures in the following cases:
a) The exports are exempted from export tax;
b) The exports and imports directly serve the National defense and security, the prevention of natural disaster, infections, urgent aids; humanitarian aid and non-refundable aid.”
31. Article 102 is amended and supplemented as follows:
“Article 120. Enforcing by revoking the Certificate of business registration, Certificate of Enterprise registration, License for establishment and operation, or practice certificate.”
1. The Certificate of business registration, Certificate of Enterprise registration, License for establishment and operation, or practice certificate shall be revoked when the tax authority fails to take the enforcing measures, or fails to completely recover the tax debt, late payment interest, or fines after taking the enforcing measures prescribed in Point a, b, c, d, đ and e Clause 1 Article 93 of this Law.
2. The director of the tax authority shall send written request to competent State management agencies for revoking the Certificate of business registration, Certificate of Enterprise registration, License for establishment and operation, or practice certificate.
3. When taking the enforcing measures prescribed in this Article, the competent State management agencies must announce them on the mass media.”
32. Article 106 is amended and supplemented as follows:
“Article 106. Resolve the late payment of tax
1. The tax payers that pay tax after the deadline, the tax deferral period, the period written in the notification of the tax authority, and the period in the decision of the tax authority, must pay the tax and the late payment interest at the progressive rate of 0.05% per day according to the deferred tax amount if the tax is paid within 90 days, and 0.07% if the tax is paid after 90 days.
2. The tax payers making incorrect declarations that make the amount payable inadequate must pay the late payment interest if the tax is completely paid before competent agencies discover, and shall be exempted from the penalties for violating the administrative procedures on taxation, insufficient tax payment, or tax evasion.
For exports and imports, if the tax payer makes additional declaration within 60 days as from the date of registration of the customs declaration sheet as prescribed in Point b Clause 2 Article 34 of this Law, and actively pay the tax arrears to the State budget, he or she must pay the late payment interest based on the tax arrears as prescribed in this Law, but shall be exempted from the penalties for violating the administrative procedures on taxation, insufficient tax payment, or tax evasion.
3. Tax payers shall calculate the late payment interest based on the deferred tax amount, the days of late payment, and the rate of late payment interest as prescribed in Clause 1 this Article.
If the tax payer fails to calculate or incorrectly calculates the late payment interest, the tax authority shall calculate the late payment interest and notify the tax payer.
4. After the 30th day from the deadline for paying tax, if the tax payer fails to pay tax and the late payment interest, the tax authority shall notify the tax debt and the late payment interest to the tax payer.
5. The organization authorized to collect tax by the tax authority that fails to punctually collect and transfer the taxes, interests on late payment, and fines from tax payers to the State budget shall pay the interest on the late payment of the amount being transferred late at the rates prescribed in Clause 1 this Article.”
33. Article 107 is amended and supplemented as follows:
“Article 107. Penalties for incorrect declarations that leads to the inadequacy of the tax payable or the increase of the tax refund
1. The tax payer that has completely and accurately record the activities subject to tax on the accounting book, invoices, and documents, but makes incorrect declaration that leads to the inadequacy of the tax payable, or the increase of the tax refunded, he or she must pay the tax arrears, returned the excess amount of refunded tax, and pay 20% of the tax arrears or the excess amount of refunded tax, and the late payment interest based on the tax arrears or the excess amount of refunded tax.
2. For exports and imports, if the tax payer makes incorrect declaration that leads to the inadequacy of the tax payable, or the increase of the tax exemption or tax reduction, or tax refund, but does not fall into the cases prescribed in Clause 6 and Clause 7 Article 108 of this Law, apart from completely paying the tax and late payment interest, the tax payer is also penalized as follows:
a) Pay a fine of being 10% of the tax arrears or the excess amount of the tax exempted, reduced, or refunded, if the tax payer discovers and makes additional declaration after 60 days as from the date of registration of the declaration, but before the customs carries out tax inspection at their office as prescribed in Clause 2 Article 34 of this Law;
b) Pay a fine of being 20% of the tax arrears, the excess amount of the tax exempted, reduced, or refunded in other cases not being prescribed in Point a this Clause.”
34. Clause 6 and Clause 9 Article 108 is amended and supplemented as follows:
“6. Making incorrect declarations compared to the actual exports and imports, without making additional tax declaration after the goods is granted customs clearance.
“9. Using duty-free goods, goods eligible for tax exemption and tax reduction for improper purposes without notifying the change of the use purposes to the tax authority.”
35. Article 110 is amended and supplemented as follows:
“Article 110. The statute of limitations for handling violations of tax law
1. The statute of limitations for penalizing the violations of tax procedure is two years as from the date of committing the violations.
2. For the acts of tax evasion and tax fraud that are not liable to criminal prosecution, and acts of decreasing the tax payable or increasing the tax refund, the statute of limitations is five years as from the date of committing the violations.
3. The tax payer shall not be penalized after the statute of limitations for penalizing the violations of tax law, but he or she must pay the tax arrears and late payment interest to the State budget that arose in the previous ten years before the day of discovering the violations. The tax payer that fails to apply for a tax registration shall pay all the tax arrears and late payment interest that ever arose before the day of discovering the violations.
36. The phrase “late payment interest” is added before the phrase “fines” in Article 3, 5, 8, 65, 66, 68, 90, 92, 93, 98, 99, 100, 113, 114 and 118; and the phrase “and exempted from making payment” is added after the phrase “exempted from penalties” in Clause 4 Article 49; the phrase “fines for deferred payment” in Clause 3 Article 56 is replaced with the phrase “late payment interest”.
37. The phrase “or the Certificate of Enterprise registration” is added after the phrase “Certificate of business registration" in Article 20, 72 and 94 of this Law.
38. Annul Point dd Clause 3 Article 77 of this Law.
Article 2.
1. This Law takes effect on July 01st 2013.
2. For the contents about tax inspection prescribed in the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11 that contradict the regulations in the Law on Inspection, the regulations in the Law on Inspection shall apply.
3. The Government shall write off the tax debts and outstanding fines that arose before July 01st 2007 that are not able to be collected, and send reports on the following cases to the National Assembly:
a) The tax debts and fines of households and individuals that are suffering from difficulties and not able to pay off tax debts, or have stopped doing business;
b) The tax debts and fines of state-owned enterprises that have been dissolved by competent agencies; the tax debts and fines of state-owned enterprises that have been equitized or of which the ownership have been converted and the new legal persons are not liable for such tax debts.
4. The Government shall specify and guide the implementation of the Articles and Clauses in this Law.
This Law has been passed by the 8th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 4th session on November 20th 2012.
|
THE PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực