Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Số hiệu: | 108/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 27/08/2016 | Số công báo: | Từ số 887 đến số 888 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ ban hành Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép.
1. Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
2. Cấp phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN KINH DOANH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
1. Nghị định này quy định về:
a) Điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
b) Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
c) Sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép.
2. Nghị định này không Điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.
1. Sản phẩm an toàn thông tin mạng gồm:
a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, Điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông tin;
b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Giám sát, phân tích dữ liệu truyền trên hệ thống thông tin; thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin;
c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập là các thiết bị phần cứng, phần mềm có chức năng cơ bản ngăn chặn tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin.
2. Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm:
a) Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng là dịch vụ giám sát, phân tích lưu lượng dữ liệu truyền trên hệ thống thông tin; thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin;
b) Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng là dịch vụ ngăn chặn các hành vi tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin thông qua việc giám sát, thu thập, phân tích các sự kiện đang xảy ra trên hệ thống thông tin;
c) Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng là dịch vụ hỗ trợ tư vấn, kiểm tra, đánh giá, triển khai, thiết kế, xây dựng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin;
d) Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là dịch vụ xử lý, khắc phục kịp thời sự cố gây mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin;
đ) Dịch vụ khôi phục dữ liệu là dịch vụ khôi phục dữ liệu trong hệ thống thông tin đã bị xóa hoặc hư hỏng;
e) Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là dịch vụ rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, Điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro mất an toàn thông tin;
g) Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự là dịch vụ hỗ trợ người sử dụng bảo đảm tính bí mật của thông tin, hệ thống thông tin mà không sử dụng hệ thống mật mã dân sự.
1. Sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép bao gồm:
a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;
c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Danh Mục chi Tiết các sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì không yêu cầu Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng và các Điều kiện tại Nghị định này.
2. Đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm chính có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
b) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Mục đích nhập khẩu; phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; chi Tiết các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
3. Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất phù hợp với phương án kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
b) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
c) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp sản phẩm; loại hình sản phẩm dự kiến sản xuất; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
4. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ, phương án kinh doanh;
b) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
c) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp dịch vụ; loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; phương án bảo mật thông tin của khách hàng; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ.
5. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm tra đánh giá an toàn thông tin mạng cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng. Chi Tiết các Điều kiện tại Điểm a, d Khoản 2 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Các Điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Có phương án kỹ thuật phù hợp và bao gồm các nội dung: Tổng thể hệ thống kỹ thuật; việc đáp ứng về chức năng của hệ thống tương ứng với loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; việc đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng tương ứng.
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
b) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
c) Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản hoặc qua thư điện tử về việc đã nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
3. Đối với hình thức nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp nộp.
4. Đối với hình thức nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển đến.
5. Đối với hình thức nộp trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng theo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải làm bằng tiếng Việt, gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 04 bộ bản sao hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép, 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ bản sao hồ sơ hợp lệ đối với các trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép. Bộ hồ sơ gốc phải có đủ chữ ký, dấu xác nhận của doanh nghiệp, các tài liệu do doanh nghiệp lập nếu có từ 02 tờ văn bản trở lên phải có dấu giáp lai. Các bộ bản sao hồ sơ hợp lệ không yêu cầu phải có dấu xác nhận, dấu chứng thực bản sao nhưng phải có dấu giáp lai của doanh nghiệp nộp hồ sơ.
2. Mẫu hồ sơ về Đơn đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn/sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Mẫu số 02; Phương án kinh doanh quy định tại Mẫu số 03; Phương án kỹ thuật quy định tại Mẫu số 04; Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ biết về tính hợp lệ của hồ sơ sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
4. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
a) Hồ sơ được lập theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đủ tài liệu quy định tương ứng đối với từng loại hồ sơ đề nghị cấp phép quy định tại Điều 43 Luật an toàn thông tin mạng;
c) Các tài liệu cung cấp đủ đầu Mục thông tin theo yêu cầu và tuân theo mẫu hồ sơ tương ứng đã được quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
5. Đối với hồ sơ không hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ và nêu rõ yếu tố không hợp lệ. Doanh nghiệp có quyền nộp lại hồ sơ bổ sung hoặc văn bản giải trình tính hợp lệ. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ nộp lại được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Trong thời hạn thẩm định hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp nếu hồ sơ đề nghị cấp phép tương ứng không cung cấp đủ thông tin, không đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định nhưng không quá 01 lần.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo nội dung yêu cầu và trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp nhận được thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này. Thời hạn thẩm định được tính tiếp kể từ thời Điểm đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ bổ sung hoặc văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc ngày ký biên bản cuộc họp giải trình.
3. Nếu kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung, giải trình quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp không nộp hồ sơ bổ sung hoặc không giải trình và không có văn bản đề nghị được lùi thời hạn nộp bổ sung thì xem như doanh nghiệp từ bỏ việc nộp hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ nộp sau khi hết hạn nộp bổ sung, giải trình hoặc sau ngày doanh nghiệp đề nghị được lùi thời hạn được xét như tiếp nhận hồ sơ nộp mới.
4. Thời gian thẩm định hồ sơ ban đầu và hồ sơ bổ sung, ý kiến giải trình và cấp Giấy phép hoặc ra thông báo không cấp Giấy phép;
a) Không vượt quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
b) Không vượt quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép và hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
c) Không vượt quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu và báo cáo định kỳ hằng năm (trước ngày 31 tháng 12) về tình hình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điều 3 Nghị định này cần hoàn tất hồ sơ, thủ tục để được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng tối đa 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Đối với các hợp đồng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đã được ký kết và có giá trị trước thời Điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện các nội dung trong hợp đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 108/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng |
Mẫu số 02 |
Đơn đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn/sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng |
Mẫu số 03 |
Phương án kinh doanh |
Mẫu số 04 |
Phương án kỹ thuật |
Mẫu số 05 |
Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng |
BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-BTTTT |
Hà Nội, ngày … tháng … năm ….. |
GIẤY PHÉP KINH DOANH
SẢN PHẨM, DỊCH VỤ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
(Có giá trị đến hết ngày.../.../...)
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số ……/2016/NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
Căn cứ Nghị định số ………./………/NĐ-CP ngày.....tháng …..năm ….. của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Xét hồ sơ đề nghị cấp/cấp lại/sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng ngày ….. tháng ….. năm ….. của …………………..(1);
Theo đề nghị của.... (2),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép …………………………….(1) được kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Thông tin doanh nghiệp
a) Tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài (nếu có): ……
b) Tên người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………….
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .... do .... cấp ngày ... tháng ... năm ... tại.............
d) Địa chỉ trụ sở chính tại Việt Nam: ……………………………………………………………
đ) Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
e) Số Fax: ………………………………………………………………………………………….
g) Mã số thuế: …………………………………………………………………………………….
2. Doanh nghiệp được phép:
a) …………………………………….(3);
b) ……………………………………. (3);
c) ……………………………………. (3);
Điều 2. ……………………………….(1) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …………./2016/NĐ-CP ngày …… tháng …… năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị đến hết ngày …… tháng .... năm……; (4) thay thế cho Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng ……/GP-BTTTT ngày ... tháng ... năm……/.
|
BỘ TRƯỞNG |
Chú thích:
(1) Tên doanh nghiệp được cấp Giấy phép.
(2) Thủ trưởng đơn vị trình cấp Giấy phép.
(3) Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được phép kinh doanh.
(4) Sử dụng trong trường hợp cấp lại/sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
(TÊN DOANH NGHIỆP) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/GIA HẠN/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP KINH DOANH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số ……/2016/NĐ-CP ngày …… tháng …… năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
(Tên doanh nghiệp) đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn/sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng với các nội dung sau:
Phần 1. Thông tin chung
1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………….
2. Tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài (nếu có): ……
3. Tên người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………….
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .... do .... cấp ngày ... tháng ... năm ... tại...........
5. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………
6. Điện thoại: ………………………………7. Số Fax: ………………………………………….
8. Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………
Phần 2. Hồ sơ kèm theo (ghi rõ loại và số lượng hồ sơ)
1. …………………………………………………………………………………………………….
2. ……………………………………………………………………………………………………
3. ……………………………………………………………………………………………………
Phần 3. Lý do cấp lại/sửa đổi, bổ sung (trong trường hợp cấp lại/ sửa đổi, bổ sung Giấy phép)
Phần 4. Cam kết
(Tên doanh nghiệp) xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn/sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và các tài liệu kèm theo.
2. Nếu được cấp/cấp lại/gia hạn/sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, (tên doanh nghiệp) sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và các quy định trong giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
(TÊN DOANH NGHIỆP) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
(Kèm theo Đơn đề nghị số ... ngày ... tháng ... năm ...)
Phần 1. Tổng quan
1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
2. Tóm tắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Thuyết minh hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
4. Mô tả nhân sự: Số lượng; kinh nghiệm kỹ thuật/kinh doanh trong lĩnh vực đề nghị cấp Giấy phép.
Phần 2. Phạm vi, đối tượng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
1. Loại hình sản phẩm, dịch vụ dự kiến kinh doanh.
2. Quy mô hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.
3. Đối tượng dự kiến cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
4. Kế hoạch triển khai hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ/sản xuất sản phẩm.
Phần 3. Phương án bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ
1. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
2. Quy chế bảo mật thông tin.
3. Phương án bảo mật thông tin khách hàng (trước, trong và sau khi cung cấp dịch vụ).
4. Các tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng dịch vụ được áp dụng/Phương án chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm do doanh nghiệp công bố và lưu hành trên thị trường.
5. Thủ tục giải quyết khiếu nại về chất lượng dịch vụ của khách hàng.
(TÊN DOANH NGHIỆP) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
(Kèm theo Đơn đề nghị số ... ngày ... tháng ... năm ...)
1. Tổng thể hệ thống kỹ thuật
Mô tả cấu hình, sơ đồ lắp đặt thiết bị, giải pháp kỹ thuật tổng thể.
2. Tính năng của hệ thống
3. Thuyết minh đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
Mô tả, chứng minh sự đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng căn cứ vào các đặc tả kỹ thuật của giải pháp sử dụng, các chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn của nhà cung cấp giải pháp đã thực hiện kiểm định và đã được công nhận hoặc chứng nhận của tổ chức kiểm định được thừa nhận.
Đối với các sản phẩm phần mềm cần mô tả, chứng minh nguồn gốc, có bản quyền hay tự phát triển.
4. Phụ lục
Phụ lục các tài liệu đặc tả thiết bị kỹ thuật hệ thống, các chứng nhận, chứng chỉ tuân thủ tiêu chuẩn đã được cấp.
(TÊN DOANH NGHIỆP) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP KINH DOANH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
(Từ tháng .../... đến tháng .../...)
Phần 1. Thông tin chung
1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………….
3. Điện thoại: ……………………………. 4. Số Fax: ………………………………………….
5. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng số .... cấp ngày ... tháng .... năm ……
Phần 2. Tình hình triển khai thực hiện Giấy phép
1. Tóm tắt hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng của doanh nghiệp: …………………………………………………………………………….
2. Số lượng, loại sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ trong năm: …………………………………………………………………………….
3. Số lượng khách hàng phân theo loại hình dịch vụ cung cấp trong năm: ………………
4. Tổng doanh thu, lợi nhuận trong năm: …………………………………………………….
5. Tình hình nhân sự trực tiếp tham gia các hoạt động nhập khẩu, sản xuất, cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng: ………………………………………………………….
6. Nội dung khác: …………………………………………………………………………………
Phần 3. Cam kết
(Tên doanh nghiệp) xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung trong Báo cáo và các tài liệu kèm theo.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 108/2016/ND-CP |
Hanoi, July 01, 2016 |
DETAILED REGULATIONS ON PROVISION OF CYBER INFORMATION SECURITY SERVICES AND PRODUCTS
Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Cyber information security dated November 11, 2015;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
At request of the Minister of Information and Communications, the Government hereby issues this Decree detailing regulations for provision of cyber information security services and products.
1. This Decree stipulates regulations on:
a) Requirements, procedures and application for the Business License to provide cyber information security services and products (hereinafter referred to as “Business License”);
b) Cyber information security services and products;
c) Cyber information security imports under the Import License.
2. This Decree does not affect the trading and provision of civil cryptographic services and products and digital signature certification services.
This Decree applies to organizations and enterprises directly participating or involving in the production and importation of cyber information security products and services in Vietnam.
Article 3. Cyber information security services and products
1. Cyber information security products include:
a) Information security risk evaluation products which are hardware or software applications designed to scan, monitor and analyze the configuration, status and log data, detect and identify vulnerabilities and make information security risk assessments.
b) Information security monitoring products which are hardware or software applications designed to monitor and analyze electronic data; collect and analyze real-time data logging; detect and give warning of potential risks or events that may threaten the information security;
c) Instruction detection and prevention products which are hardware or software applications designed to help save the system from cyber-attacks.
2. Cyber information security services include:
a) Information security monitoring services provided to monitor and analyze electronic information, collect and analyze real-time data log, detect and give warning of potential risks or events that may threaten information security;
b) Intrusion detection and prevention services provided to monitor, collect and analyze real-time activities on the system or network in order to detect and prevent malicious activities targeted into the network or system;
c) Information security consulting services aiming to give advices, testing, assessment, offer, design and execution of information security solutions;
d) Incident response services provided to response or adopt appropriate measures to promptly remedy information security incidents;
dd) Data recovery services provided to salvage data that has been damaged or deleted;
e) Information security risk evaluation services provided to scan, monitor and analyze the configuration, status and log data, detect and identify vulnerabilities and make information security risk assessments.
g) Information confidentiality without civil cryptography provided to ensure user's information confidentiality without the backup of civil cryptography.
Article 4. Lists of licensed cyber information security imports
1. Licensed cyber information security imports include:
a) Information security risk evaluation products;
b) Information security monitoring products;
c) Instruction detection and prevention products.
2. The Ministry of Information and Communications shall compile the List of licensed information security imports under clause 1 of this Article.
3. For importers wishing to import information security products other than those specified in clause 1 of this Article, the Import License is not required.
REQUIREMENTS, PROCEDURES AND APPLICATION FOR THE LICENSE TO PROVIDE CYBER INFORMATION SECURITY SERVICES AND SOFTWARE
1. The Ministry of Information and Communications has the power to issue the Business License to provide information security products and services
2. The Business License shall be valid for 10 years and shall be made using the Form 01 in the Annex hereto.
Article 6. Requirements for grant of Business Licenses
1. In order to be granted the Business License prescribed in Article 3 hereof, the enterprise shall meet all requirements stipulated in Article 42 of the Law on Cyber-Information Security and those prescribed hereof.
2. Every importer of information security products prescribed in clause 1, Article 3 hereof shall satisfy requirements in clause 1 of this Article. Requirements in point c, and d, clause 1, Article 42 of the Law on Cyber-information Security are detailed as follows
Every importer shall:
a) Have a management team satisfying professional requirements for information security and technicians in-charge obtaining the bachelor degree in or certificate of information security or information technology or electronics and telecommunications at the appropriate quantity according to the business scale and business methods;
b) Have appropriate business methods available that cover the purposes of importation, scope and clients; the conformity with relevant technical standards and regulations by each product and basic specifications.
3. Every information security product producer prescribed in clause 1, Article 3 hereof shall satisfy requirements in clause 1 of this Article. Requirements in point b, c, and d, clause 1, Article 42 of the Law on Cyber-information Security are detailed as follows
Every producer shall:
a) Have facilities, equipment and production technology that are appropriate for the business method available;
b) Have a management team satisfying professional requirements for information security and technicians obtaining bachelor degrees in or certificates of information security of information technology or electronics and telecommunications at the appropriate quantity according to the business scale and business methods;
c) Have appropriate business methods available that cover the purposes of importation, scope and clients; expected products, the conformity with relevant technical standards and regulations by each products and basic specifications.
4. Every information security service provider providing services prescribed in point a, b, c, Article, and/or dd, clause 2 Article 3 hereof shall satisfy requirements in clause 1 of this Article. Requirements in point b, c, and d, clause 1, Article 42 of the Law on Cyber-information Security are detailed as follows:
Every service provider shall:
a) Have facilities, and equipment that are appropriate for the business scale and business methods available;
b) Have a management team satisfying professional requirements for information security and technicians obtaining bachelor degrees in or certificates of information security of information technology or electronics and telecommunications at the appropriate quantity according to the business scale and business methods;
Have appropriate business methods available that cover the purposes of importation, scope and clients; expected products, approaches to customers’ information protection and service quality assurance. 5. Information security risk evaluation service providers shall satisfy requirements in clause 2, Article 42 of the Law on Cyber Information Security. Entities providing information confidentiality services without civil cryptography shall satisfy requirements in clause 3, Article 42 of the Law on Cyber Information Security. Point a and d, clause 2, Article 42 of the Law on Cyber Information Security is detailed as follows
Every service provider shall:
a) Satisfy all requirements stipulated in clause 4 of this Article:
b) Have appropriate engineering methods which cover the general engineering, the compatibility of system with expected services, conformity with compulsory technical regulations and standards.
Article 7. Requirements, procedures and application for Business License
The applications and procedures for grant, adjustment, extension, suspension, revocation and re-issue of the Business License are stipulated in Articles 43, 44 and 45 of the Law on Cyber Information Security.
Article 8. Submission of applications for Business Licenses
1. Applicants shall submit their application for the Business License to the Ministry of Information and Communications
a) Directly;
b) By post; or
c) Electrically via the portal of the Ministry of Information and Communications.
2. The Ministry of Information and Communications shall send the applicant a notification to confirm the receipt of the application in writing or electrically within 01 working day from the date of receipt.
3. In case of direct submission, the date of receipt is the date on which the applicant submits his/her application.
4. The date of receipt of the application submitted by post is the date on which the application is delivered to the Ministry of Information and Communications by the postal service provider.
5. In case of electrical submission, the Ministry of Information and Communications shall consider issuing the Business License according to the Government’s roadmaps for electronically providing public services.
Article 9. Verification of applications for Business Licenses
1. The application shall be made in Vietnamese including 01 original and 04 valid copies in case of application for the Business License; or 01 original and 01 valid copy in case of adjustment and extension to the Business License. The original application shall be signed and sealed by the applicant, any document issued by the applicants with two pages or more shall be fan stamped. The valid copy may not be stamped with certification mark nor authentication mark but must be fan stamped.
2. The application form for grant/re-issue/adjustment/extension of the Business License shall be made using the form 02; business method, engineering method and status report on information security product and service provision shall be made using forms 3, 4 and 5, respectively, presented in the Annex hereto.
3. The Ministry of Information and Communications shall examine and notify the applicant of the validity of his/her application after 03 working days from the date of receipt of the application.
4. The application is verified valid if it:
a) Be made in accordance with clause 1 of this Article;
b) Include all required documents specified in Article 43 of the Law on Cyber Information Security;
c) Include all required information and be made using respective form stipulated in the Annex hereto.
5. In case of invalid applications, the Ministry of Information and Communications shall send the applicant a written notice which specifies unsatisfactory elements. The applicant shall be entitled to submit an additional application or written accountability for the validity of the application or adjustments to the application. The verification shall be carried out in accordance with clause 4 of this Article.
Article 10. Submission, accountability and supplementation to applications during the verification
1. In the verification period, the Ministry of Information and Communications has the right to request the applicant to supplement his/her application or submit accountability in writing or verbally if the application is unsatisfactory only once.
2. The applicant shall submit the additional application or written or verbal accountability which covered all required aspects to the Ministry of Information and Communications within 10 working days from the date of receipt of the notice stipulated in clause 1 of this Article. The verification period is counted from the date of receipt of the additional application or accountability or the date on which the minute of accountability meeting is signed.
3. If the applicant fails to submit the additional application or accountability or written request for deadline extension within the set forth time limit for submission prescribed in clause 2 of this Article, the applicant is deemed to waive his/her right to supplement the application or to make accountability. Any additional application or accountability submitted after the set forth time limit or extended deadline shall be considered as new application.
4. Time limits for verification of new applications and additional applications, accountability and issue of Business License or notification of rejection are as follows:
a) Not exceeding 15 working days from the date of receipt of the valid application for Business License;
b) Not exceeding 10 working days from the date of receipt of the valid application for extension of/adjustments to Business License;
c) Not exceeding 05 working days from the date of receipt of the valid application for re-issue of Business License;
Enterprises granted the Business License shall submit surprised reports (if it is requested) and annual status reports (by December 31st of every year) to the Ministry of Information and Telecommunications using form 05 enclosed herewith.
Article 12. Transitional provisions
1. Every enterprise providing information security products and services prescribed in Article 3 hereof shall submit the application for Business License within 06 months from the effective date of this Decree.
2. Contracts for provision of information security products and/or services which are signed prior to the effective date of this Decree shall be continued to be executed.
This Decree enters into force from July 01, 2016.
Article 14. Implementation organizations
1. The Minister of Information and Telecommunications shall be responsible for providing guidance and conducting the inspection of the implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of Ministerial-level agencies, heads of Governmental Agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and relevant entities shall be responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực