Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Số hiệu: | 01/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 16/02/2015 |
Ngày công báo: | 19/01/2015 | Số công báo: | Từ số 75 đến số 76 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiện phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giữa cơ quan hải quan với các cơ quan Nhà nước hữu quan và UBND các cấp.
Theo đó, cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường và các lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành của cơ quan hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình vi phạm, hàng hóa vi phạm; phương thức, thủ đoạn vi phạm mới liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thông tin về tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa buôn lậu trên thị trường nội địa; thông tin về hàng hóa, đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới...; trong đó, việc trao đổi, cung cấp, sử dụng và bảo mật thông tin phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Về phối hợp trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải, Chính phủ quy định, các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện để truy đuổi, dừng phương tiện vận tải; bắt giữ đối tượng, hàng hóa, phương tiện vận tải khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của cơ quan hải quan trong trường hợp truy đuổi liên tục từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan Nhà nước hữu quan tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc bố trí kho tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm; tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan hải quan nâng cao năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành hải quan từng bước chính quy, hiện đại...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/02/2015.
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN; TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Nghị định này quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan nhà nước hữu quan, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
2. Cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa là các khu vực có ranh giới xác định tại một cửa khẩu được mở trên tuyến đường bộ, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới đất liền được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa bao gồm:
1. Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tàu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; sân ga, khu vực kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
3. Những khu vực có các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế chưa làm thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không có vận chuyển quốc tế là ranh giới cụ thể của cảng hàng không được quy định trong quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bao gồm:
1. Khu vực nhà ga hành khách, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
3. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua đường hàng không; kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, kho lưu giữ hàng hóa, hành lý thất lạc của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Khu vực sân đỗ tàu bay.
5. Khu vực chứa và cấp nhiên liệu; khu vực thiết bị phục vụ mặt đất, khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
6. Đường công vụ.
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm:
1. Khu vực ngăn cách tính từ đường ranh giới phía ngoài của vùng nước cảng có hàng hóa ra vào cảng phải chịu sự giám sát hải quan đến ranh giới các cổng cảng, cụ thể gồm các kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ, vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu, chuyển tải, vùng tránh bão, vùng nước của nhiều cảng gần kề nhau và luồng quá cảnh.
2. Khu vực đón trả hoa tiêu vào đến cảng và nơi quy định cho tàu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển, cảng thủy nội địa, neo đậu để chuyển tải và các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển, cảng thủy nội địa.
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế là khu vực thuộc điểm phục vụ bưu chính thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ bưu gửi với nước ngoài theo điều ước quốc tế của Liên minh bưu chính thế giới và các quy định về bưu chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu là địa điểm cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan hoặc giám sát hải quan hoặc kiểm soát hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan, bao gồm:
1. Trụ sở cơ quan hải quan.
2. Các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan; khu thương mại tự do, khu chế xuất; trụ sở, kho hàng của doanh nghiệp chế xuất; khu vực ưu đãi hải quan khác; khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Khu vực cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của các tổ chức vận tải kinh doanh và giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
4. Các khu vực trên biển, trên sông, trên bộ khi có phương tiện vận tải neo, đậu, di chuyển để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển tải, chuyển cửa khẩu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.
5. Trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan, bao gồm: Nơi làm việc, nơi sản xuất, nơi cung ứng các dịch vụ, kho bãi, nhà xưởng, nơi lưu giữ, bảo quản, thuê, gửi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
6. Kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế trong nội địa để bán hàng miễn thuế cho hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
7. Khu vực đang tổ chức hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
8. Khu vực, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ sở sản xuất, công trình.
9. Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
10. Khu vực, địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ trong lãnh thổ Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
11. Khu vực đang lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan.
12. Nơi có phương tiện vận tải đang vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan trên các tuyến đường.
Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là ranh giới các khu vực, địa điểm ghi trong quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
1. Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.
2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước khác.
3. Trong quá trình phối hợp nếu có vướng mắc thì các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp trao đổi, giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật; nếu không thống nhất được thì báo cáo cấp trên trực tiếp của mỗi cơ quan để có biện pháp giải quyết. Trường hợp lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan không thống nhất được thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Khi cơ quan hải quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của Luật Hải quan:
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm: Bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan phối hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó và hỗ trợ các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ được phân công;
b) Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm: Thực hiện đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan hải quan; tổ chức và điều động lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ khi cơ quan hải quan yêu cầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.
2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan khi phối hợp với các cơ quan hữu quan: Hỗ trợ lực lượng, phương tiện theo yêu cầu; kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của cơ quan chủ trì theo đúng quy định của pháp luật hải quan.
Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường và các lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành của cơ quan hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới:
1. Thông tin về tình hình vi phạm, hàng hóa vi phạm; phương thức, thủ đoạn vi phạm mới liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Thông tin về tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa buôn lậu trên thị trường nội địa.
3. Thông tin về đường dây, ổ nhóm, các tuyến đường, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
4. Thông tin về hàng hóa, đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5. Thông tin về vụ việc vi phạm đã bắt giữ, xử lý gồm: Tổ chức, cá nhân vi phạm; tên, chủng loại, xuất xứ hàng hóa vi phạm; cửa khẩu, khu vực biên giới hàng hóa được đưa vào nội địa, tuyến đường vận chuyển trong nội địa; phương thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Việc trao đổi, cung cấp, sử dụng và bảo mật thông tin phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn biên giới và trên các địa bàn trọng điểm trong nội địa để kịp thời phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Bộ đội biên phòng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện tại các cửa khẩu biên giới đất liền, vùng nội thủy.
3. Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
4. Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan truy đuổi, dừng phương tiện vận tải ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
5. Các cơ quan chức năng khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện để truy đuổi, dừng phương tiện vận tải; bắt giữ đối tượng, hàng hóa, phương tiện vận tải khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của cơ quan hải quan trong trường hợp truy đuổi liên tục từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an, quản lý thị trường thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu.
2. Trong quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm, theo đề nghị của cơ quan hải quan thì cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Phối hợp lực lượng, hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính và áp giải người vi phạm;
b) Phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong việc lấy lời khai, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra, xác lập chuyên án;
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn.
3. Hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc bố trí kho hàng, kho bãi tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm; tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan hải quan nâng cao năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành hải quan từng bước chính quy, hiện đại.
4. Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2015.
Nghị định này thay thế Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại từng khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại xem xét, trình Chính phủ quyết định./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2015/NĐ-CP Ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ)
1. Tại tỉnh Quảng Ninh
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Bắc Luân |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc quốc giới số 1368(1) tọa độ 21°32’11,769” vĩ độ Bắc; 107°57’58,103” kinh độ Đông chạy dọc đường biên giới đến mốc quốc giới số 1371(2) tọa độ 21°32’48,250” vĩ độ Bắc; 107°59’57,992 kinh độ Đông tại ngầm Lục Lầm thuộc xã Hải Hòa. - Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ các vị trí có tọa độ nêu trên. |
02 |
Cửa khẩu Ka Long |
- Khu làm việc trụ sở liên ngành tại cửa khẩu. - Bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Ka Long: + Ranh giới về phía bên phải được tính từ bờ sông thuộc bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dọc theo sông Ka Long đến ngã ba Xoáy Nguồn. + Ranh giới về phía bên trái được tính từ bờ sông thuộc bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dọc theo sông Ka Long đến chân cầu Ka Long. - Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Km3+ Km4. |
03 |
Cửa khẩu Hoành Mô |
- Khu vực trụ sở làm việc liên ngành - Ngầm biên giới. - Bãi kiểm tra hàng. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoành Mô là: + Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại khu vực cửa khẩu. + Ranh giới về bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới đến vị trí mốc quốc giới 1317(2) nối đến điểm cuối chợ Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn (mốc quốc giới 1321(3)). + Ranh giới về bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới đến đầu bãi Nà Sa thuộc xã Hoành Mô (mốc quốc giới 1313). + Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ các vị trí có tọa độ nêu trên. - Trên đường 18C ranh giới được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu đến hết địa giới hành chính xã Hoành Mô và hành lang mỗi bên cách đường 18C là 01 km. |
04 |
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc quốc giới số 1342(2) có tọa độ: 21°36’,51.950”; vĩ độ Bắc: 107°41’; kinh độ Đông: 56°865’ đến mốc quốc giới 1344/1(2) có tọa độ: 21°37’,50.810”; vĩ độ Bắc: 107°43’; kinh độ Đông: 55°677’. - Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ vị trí các mốc giới nêu trên. - Trên đường 18B ranh giới được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu sâu vào nội địa đến cột Km số 16. |
2. Tại tỉnh Lạng Sơn
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Hữu Nghị |
- Chính diện đường biên giới từ mốc 1114 (tọa độ 3151576110) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1121 (tọa độ 3075076815), dài khoảng 1.450 m (thuộc khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng). - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1114 (khu Kéo Kham) đi dọc theo đường biên giới đến mốc 1110, sau đó cắt sang đỉnh đồi có tọa độ 2942076280 đi theo sườn đồi đến điểm cắm biển khu vực cửa khẩu tọa độ 2880075475 (cạnh đường quốc lộ 1A cũ) về đến điểm cắm biển báo (khu vực cửa khẩu bên phải đường quốc lộ 1A mới) có tọa độ 2850075695( khu Nam Quan, thị trấn Đồng Đăng). - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1121 đi theo khe đồi đến điểm cắm biển báo khu vực cửa khẩu tọa độ 3052076830 (bên phải đường tiểu lộ 235), đi theo bên trái chỉ giới đường sắt đến điểm có tọa độ 2847575750 về đến điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 2850075695 (khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng) bên phải đường quốc lộ 1A mới. - Chiều sâu vào nội địa tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1116 đến điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 2850075695, dài khoảng 2.750 m. |
02 |
Cửa khẩu Tân Thanh |
- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1088/2 + 120m (tọa độ 3485075200) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1091 + 140m (tọa độ 3404074480), dài khoảng 1,1 km (thuộc thôn Nà Lầu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng). - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1188/2 + 50m theo sườn đồi đến đỉnh đồi có tọa độ 3527074570, chạy dọc sống núi đến điểm có tọa độ 3493073235 ra đến suối Bản Thầu chạy dọc theo đường 230A ra đến điểm cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu (ngã ba Pác Luống, thôn Pác Luống), tọa độ 3366071450. - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1091 + 140m cắt thẳng sang đỉnh núi có tọa độ 3426072640, sang đỉnh núi có tọa độ 3458072650, cắt thẳng ra đường 235A ôm cạnh trục đường ra đến vị trí cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu (ngã ba Pác Luống), tọa độ 3366071450. - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1090 vào nội địa chạy từ Nà Lầu qua cổng đồn Biên phòng Tân Thanh đến ngã ba Pác Luống có tọa độ 3366071450, dài khoảng 3,8 km. |
03 |
Cửa khẩu Cốc Nam |
- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1103/1 thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ (tọa độ 2991074455) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1107 (tọa độ 297257485), dài khoảng 750 m. - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1103/1 đi theo sườn núi ra quốc lộ 4A, tọa độ 2967574335 đi dọc theo quốc lộ 4A đến điểm cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu (ngã ba đường rẽ vào cửa khẩu Cốc Nam), tọa độ 2938574630 dọc theo quốc lộ đến tọa độ 2887574450 (dốc Tềnh Tạm, thôn Cốc Nam). - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1107 chạy dọc theo điểm tiếp giáp địa giới hành chính giữa huyện Văn Lãng và huyện Cao Lộc đến tọa độ 2892574650 cắt sang tọa độ 2887574450 (dốc Tềnh Tạm, thôn Cốc Nam). - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1104 đến khu vực có tọa độ 2938574630, dài khoảng 850 m. |
04 |
Cửa khẩu Chi Ma |
- Chính diện trùng với đường biên giới: Từ mốc 1220/2 (tọa độ 1463508960) (thuộc bản Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình) chạy dọc theo đường biên giới quốc gia đến mốc 1239 (tọa độ 1318514055) (thuộc Bản Thín, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình), dài khoảng 5,8 km. - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1220/2 theo sườn đồi đến các điểm có tọa độ 1422008280, 1321008150 sau về đến vị trí cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu, tọa độ 132008300 (bên ngoài ngã ba đường rẽ đi Nà Quân, Nà Phát khoảng 100m). - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1239 đi theo sông Bản Thín ra đến điểm đồi có tọa độ 1233511420, sau đó ra đến điểm có tọa độ 1271010480, đi dọc theo đường Nà Quân, Nà Phát cắt sang điểm có tọa độ 1310009160, chạy thẳng đến vị trí cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 1320008300 (bên ngoài ngã ba đường rẽ đi Nà Quân, Nà Phát khoảng 100m), dài khoảng 1,55 km. |
05 |
Cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng |
- Diện tích cửa khẩu quốc tế ga Đồng Đăng khoảng 56.000m2, bao gồm: Khu vực trung tâm, bao gồm trụ sở làm việc ga (phòng chờ làm thủ tục hành khách, làm việc của nhà ga và các cơ quan chức năng), quảng trường ga, phòng đợi tàu; khu đầu máy; cung đường sắt và toàn bộ bãi hóa trường (khu nhà chuyển hàng hóa từ phương tiện ô tô sang tàu hỏa và từ tàu hỏa sang ô tô). Ngoài phạm vi các khu vực cửa khẩu trên còn thêm đoạn đường hộ tống từ nhà ga đến điểm dừng đầu ghi trên biên giới theo phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt dài khoảng 3,4 km. |
06 |
Cửa khẩu Bình Nghi |
- Chính diện đường biên giới quốc gia: Từ mốc 1033/1 (thuộc bản Pác Lạn) (tọa độ 5862074010) chạy dọc theo đường biên giới qua mốc 1036/1,2 + 2.200 m (tọa độ 5651573420), dài khoảng 3.700 m (Pác Lạn). - Chiều sâu khu vực cửa khẩu: Bắt đầu từ mốc 1033/1 đến đồi có tọa độ 5782574040 (đỉnh đồi), đến đồi có tọa độ 5725073925 đến vị trí cắm biển báo khu vực cửa khẩu, tọa độ 5674073435 sang đến điểm mốc 1036/1,2 + 2.200 m (tọa độ 5647556425). - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1033 đến mốc 1035 (thuộc bản Pác Lạn). - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1030 đến mốc 1038 (thuộc bản Nà Cóoc). |
07 |
Cửa khẩu Pò Nhùng |
- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1138/1 + 75m tọa độ 3507582815 đi theo đường biên giới đến mốc 1142 tọa độ 3450083380, dài khoảng 900 m (thuộc thôn Pò Nhùng, xã Bảo Lâm, huyện Cao lộc). - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1138/1 + 75m có tọa độ 3507582815 đi theo khe và qua các điểm đồi có tọa độ 3485082865, 3455082590, 3442582770, 3413582515 sau đó đi theo sườn đồi đến điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu đầu bản Pò Nhùng tọa độ 3397582675. - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1142 đi theo sườn đồi đến tọa độ 3421083125, 340008383210 đến điểm cắm biển phạm vi khu vực cửa khẩu đầu bản Pò Nhùng, tọa độ 3397582675. - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1140 đến khu vực có tọa độ 3397582675, dài khoảng 1km. |
08 |
Cửa khẩu Co Sâu |
- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1181/2 (tọa độ 2662500905) đi theo đường biên giới đến mốc 1182 + 225m (tọa độ 2660001265), dài khoảng 350m (thuộc Bản Co Sâu). - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1182/2 chạy theo sườn đồi đến khe có tọa độ 2639500565, sau đó chạy qua đồi đến đầu bản Co Sâu có tọa độ 2595000675 và cắt chéo đến vị trí cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu (bên phải trục đường 230) có tọa độ 2580000860. - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1182 + 225m chạy thẳng theo sườn đồi đến đỉnh đồi có tọa độ 2581501190, sau đó cắt chéo sang sườn đồi có tọa độ 2573000960 và chạy thẳng đến điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 258000860. - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1182 đến khu vực tọa độ 2580000860, dài khoảng 800m (thuộc Bản Co Sâu). |
09 |
Cửa khẩu Nà Nưa |
Phạm vi khu vực cửa khẩu từ mốc 973 đến mốc 979 - Chính diện đường biên giới: Từ mốc 971 (tọa độ 7603562635) theo đường biên giới đến mốc 973 (tọa độ 7483562240), dài khoảng 1,5 km (thuộc bản Nà Nưa). - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 971 cắt thẳng đến đồi có tọa độ 7572562250; 7585061875 về đến điểm cắm biển khu vực cửa khẩu có tọa độ 7572061575. - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 973 đến đồi có tọa độ 7517561800; 7562561400 đến điểm cắm phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 7572061575. - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 972 đến khu vực có tọa độ 7572061575, dài khoảng 1,36 km. |
10 |
Cửa khẩu Na Hình |
- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1054/1 (tọa độ 4888074170) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1059 (tọa độ 48335744440), dài khoảng 800 m (thuộc thôn Na Hình, xã Thụy Hùng B, huyện Văn Lãng). - Tiếp giáp bên trái: Từ mốc 1054/1 cắt thẳng đến đỉnh đồi có tọa độ 4877573960, sau đó cắt thẳng ra điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu (bên phải trục đường 230) có tọa độ 4867073950. - Tiếp giáp bên phải: Từ mốc 1059 cắt thẳng đến khe đồi có tọa độ 4835074045, sau đó chạy ngược lên sườn đồi có tọa độ 4857573950 và chạy thẳng ra điểm cắm biển báo phạm vi khu vực cửa khẩu có tọa độ 48670703950. - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1056 đến khu vực có tọa độ 4867073950, dài khoảng 650 m (thuộc thôn Na Hình). |
11 |
Cửa khẩu Nà Căng |
- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1248/2 (tọa độ 1031019020) chạy dọc theo đường biên giới quốc gia đến mốc 1251 (tọa độ 0963019755), dài khoảng 1,1 km (thuộc thôn Nà Căng, xã Tam Gia, huyện Lộc Bình). - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1250 đến khu vực có tọa độ (9032518590). |
12 |
Cửa khẩu Bản Chắt |
- Chính diện đường biên giới: Từ mốc 1268/2 (tọa độ 0471027100) chạy dọc theo đường biên giới quốc gia đến mốc 1271+300m (tọa độ 0356027300), dài khoảng 1,35 km (thuộc thôn Bản Chắt, xã Bính Xá, huyện Đình Lập). - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu: Từ mốc 1270 đến khu vực có tọa độ (0232526050), dài khoảng 02 km. |
3. Tại tỉnh Cao Bằng
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Tà Lùng |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu, giới hạn từ mốc quốc giới số 943 (tọa độ 86626 thuộc Thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng (đối diện là Thủy Khẩu - Long Châu - Quảng Tây - Trung Quốc). - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên phải là 02 km từ mốc giới số 943 (tọa độ 86626) đến mốc 946 (tọa độ 86618) thuộc làng Nà Thắm, xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên trái là 04 km từ mốc giới số 943, tọa độ 86626 đến mốc giới 941 (tọa độ 89629) thuộc làng Lũng Om, xã Đại Sơn, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. - Chiều sâu vào nội địa và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu là 4,5 km từ mốc giới 943 cầu cửa khẩu, tọa độ 86626 đến tọa độ 89592 thuộc xóm Phia Xiếp, thị trấn Hòa thuận - Phục Hòa - Cao Bằng. |
02 |
Cửa khẩu Trà Lĩnh |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu giới hạn từ mốc quốc giới số 741 (tọa độ 30700 35550) đến mốc quốc giới số 742 (tọa độ 30750 35650) - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên phải là 1,5 km đến làng bản Hía (tọa độ 28800 37550). - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên trái là 03 km mốc 734 (tọa độ 29300 34300). - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu là 3,5 km đến làng Tổng Moòng (tọa độ 26700 35800). |
03 |
Cửa khẩu Sóc Giang |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu, giới hạn từ mốc quốc giới số 647 (tọa độ 22°56’32,483” độ vĩ Bắc; 105°59’40,961” độ kinh Đông) đến mốc quốc giới số 648 (tọa độ 22°56’32,831” vĩ độ Bắc; 105°59’42,601” độ kinh Đông). - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên phải đến mốc quốc giới số 651 (tọa độ 22°56’27,646” vĩ độ Bắc, 105°59’52,406” độ kinh Đông). - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên trái đến mốc quốc giới số 638 (tọa độ 22°56’25,598” vĩ độ Bắc; 105°57’20,392” độ kinh Đông), đến làng Lũng Pươi. - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu là 05 km đến làng Kép Ké. |
04 |
Cửa khẩu Pò Peo |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu, giới hạn từ mốc quốc giới số 785 (tọa độ 38 559) đến mốc quốc giới số 793 (tọa độ 37 574). - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên phải là 01 km đến mốc quốc giới số 793 (tọa độ 37 574). - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới từ mốc quốc giới số 785 về bên trái là 03 km đến bờ sông Quây Sơn (tọa độ 38 559). - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu là 04 km đến làng Khưa Hoi (tọa độ 35 591). |
05 |
Cửa khẩu Bí Hà |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu, giới hạn từ mốc giới số 911 (tọa độ 9835076150) đến mốc quốc giới số 912 (tọa độ 9910077350). - Ranh giới bên phải được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên phải là 3,1 km đến mốc quốc giới số 920 làng Cốc Nhan (tọa độ 97754). - Ranh giới bên trái được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên trái là 2,1 km đến mốc quốc giới số 906 - làng Pò Măn (tọa độ 9955077900). - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu là 02 km đến làng Tổng Nưa (tọa độ 01759). |
06 |
Cửa khẩu Lý Vạn |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu, giới hạn từ mốc quốc giới số 846 (tọa độ 22°49’01,534” vĩ độ Bắc, 106°49’19,200” kinh độ Đông) đến mốc quốc giới số 847 (tọa độ 22° 49’00,577” vĩ độ Bắc, 106°49 18,414” kinh độ Đông). - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên phải là 500 m đến mốc quốc giới số 849 - làng Lũng Pấu (tọa độ 22°48’ 27,601” vĩ độ Bắc, 106°49’ 56,851” kinh độ Đông). - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới về bên trái là 03 km đến làng Nặm Tốc (tọa độ 22° 49’ 17,137” vĩ độ Bắc, 106° 48’ 09,466” kinh độ Đông). - Chiều sâu và tiếp giáp phía sau khu vực cửa khẩu là 02 km đến lảng Bàn Khoòng. |
4. Tại tỉnh Hà Giang
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Thanh Thủy |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia (mốc quốc giới số 261), lấy tâm đường quốc lộ 2 từ thành phố Hà Giang đi cửa khẩu Thanh Thủy làm trục chính. - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu (mốc quốc giới số 261) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên phải là 1.000 m. - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu (mốc quốc giới số 261) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên trái là 2.000 m. - Chiều sâu vào nội địa: Được tính từ tâm đường biên giới quốc gia vào sâu nội địa là 17.500 m (đến khu vực cầu Ủy ban nhân dân xã Phương Độ). |
02 |
Cửa khẩu Phó Bảng |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu phụ Phó Bảng (mốc quốc giới số 394), lấy tâm đường giao thông từ ngã ba Đồng Văn - Phó Bảng đi cửa khẩu Phó Bảng làm trục chính. - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia (mốc quốc giới số 394) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên phải là 1.000 m. - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia (mốc quốc giới số 394) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên trái là 1.000 m. - Chiều sâu vào nội địa: Được tính từ tâm đường biên giới quốc gia vào sâu nội địa là 8.000 m (đến cột mốc Km 118 ngã ba Phó Bảng - Đồng Văn). |
03 |
Cửa khẩu Săm Pun |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu phụ Săm Pun (mốc quốc giới số 476), lấy tâm đường giao thông từ ngã ba Xin Cái- Sơn Vĩ đi cửa khẩu Săm Pun làm trục chính. - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia (mốc quốc giới số 476) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên phải là 3.200 m (đến mốc quốc giới số 485 thuộc xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc). - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia (mốc quốc giới số 476) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên trái là 8.300 m (đến mốc quốc giới số 456 tại thôn Mỏ Phàng xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc). - Chiều sâu vào nội địa: Được tính từ tâm đường biên giới quốc gia vào sâu nội địa là 3.000 m (đến ngã ba đường đi Xin Cái - Sơn Vĩ). |
04 |
Cửa khẩu Xín Mần |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu phụ Xín Mần (mốc quốc giới số 198), lấy tâm đường giao thông từ trung tâm xã Xín Mần đi cửa khẩu Xín Mần làm trục chính. - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia (mốc quốc giới số 198) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên phải là 900 m. - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia (mốc quốc giới số 198) chạy dọc theo đường biên giới về phía bên trái là 1.200 m. - Chiều sâu vào nội địa: Được tính từ tâm đường biên giới quốc gia vào sâu nội địa là 9.000 m (đến trạm y tế xã Xín Mần và bệnh xá đoàn kinh tế 314 Quốc phòng). |
5. Tại tỉnh Lào Cai
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Lào Cai |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc quốc giới số 100 (2) đến mốc quốc giới số 101 (2), 102 (2) thuộc phạm vi phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. - Ranh giới về phía bên phải cửa khẩu, được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu nối tiếp liên tục đến các điểm sau: Toàn bộ địa giới hành chính của phường Lào Cai, thành phố Lào Cai đến hết địa giới hành chính của xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Ranh giới về phía bên trái cửa khẩu, được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu nối tiếp liên tục đến các điểm sau: Toàn bộ địa giới hành chính của phường Duyên Hải và xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai đến hết địa giới hành chính của thôn Kim Thành, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. |
02 |
Ga liên vận quốc tế đường sắt Lào Cai |
- Toàn bộ khu vực trong phạm vi của hai đầu ghi của ga và khu vực nằm trong phạm vi tường rào ga Lào Cai. - Từ khu vực ga liên vận quốc tế đường sắt Lào Cai đến đường phân định biên giới quốc gia tại ray đường sắt trên cầu Hồ Kiều I, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai trong khu vực mốc quốc giới số 103 (2) và toàn bộ địa giới hành chính của phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. |
03 |
Cửa khẩu Mường Khương |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc quốc giới số 144 đến mốc quốc giới số 145. - Toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. |
04 |
Cửa khẩu Bản Vược |
Toàn bộ địa giới hành chính của xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. |
6. Tại tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Ma Lù Thàng |
Là toàn bộ địa giới hành chính xã Ma Li Pho và xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. |
02 |
Cửa khẩu Tây Trang |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu. - Trục chính của cửa khẩu là con đường quá cạnh mốc 113 nối liền hai bên Tây Trang (Điện Biên - Việt Nam ) và Pang Hốc (Phongxaly - Lào). - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu (tâm mốc 113) chạy dọc theo đường biên giới về bên phải là 03 km có tọa độ VN - 2000: 5097583757 (Mảnh 5551 II tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ VN - 2000 Bộ tổng Tham mưu - in năm 2008); tọa độ địa lý: 21°14’47.9” - 102°55’05.2”. - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu (tâm mốc 113) chạy dọc theo đường biên giới về bên trái là 03 km có tọa độ VN - 2000: 4572084050 (Mảnh 5551 II tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ VN - 2000 Bô tổng Tham Mưu - in năm 2008); tọa độ địa lý: 21° 11’ 57.2” - 102° 55’17.7”. - Chiều sâu vào nội địa dọc theo trục đường quốc lộ 279 tính từ mốc 113 (Km 0) đến Km 12 (đỉnh đèo Tây Trang). Cụ thể: + Mốc 113 (km0) có tọa độ VN - 2000: 4778382660; tọa độ địa lý: 21° 13’03.7” - 102° 54’28.8”; + Km12 (đỉnh đèo Tây Trang) có tọa độ VN - 2000: 5282885832; Tọa độ địa lý: 21° 15’49.0” - 102° 56’16.3”. |
03 |
Cửa khẩu Chiềng Khương |
Là toàn bộ địa giới hành chính xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. |
04 |
Cửa khẩu Loóng Sập |
Là toàn bộ địa giới hành chính xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. |
05 |
Cửa khẩu Huổi Puốc |
- Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại cửa khẩu. - Trục chính của cửa khẩu là con đường qua cạnh mốc 144 nối liền hai bên Huổi Puốc (Việt Nam) và Na Son (Lào) - Ranh giới bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu (tâm mốc 144) chạy dọc theo đường biên giới về bên phải là 500 m có tọa độ VN - 2000: 1231514802; tọa độ địa lý: 20° 53’30.8” - 103° 13’17.1”. - Ranh giới bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu (tâm mốc 144) chạy dọc theo đường biên giới về bên trái là 500 m có tọa độ VN - 2000: 1235015710; tọa độ địa lý: 20° 54’04.8” - 103° 13’48.1”. - Chiều sâu vào nội địa tính từ mốc 144 (Km) dọc theo trục đường từ cửa khẩu về huyện Điện Biên đến đầu cầu bê tông gần cổng Đồn Biên phòng cửa khẩu Huổi Puốc (tức từ Km0 đến Km 12). Cụ thể: + Mốc 114 (Km 0) có tọa độ VN - 2000: 1218114020; Tọa độ địa lý: 20° 53’58.7” - 103° 12’49.7”. + Km 12 (đến đầu cầu bê tông gần cổng Đồn Biên phòng cửa khẩu Huổi Puốc) có tọa độ VN - 2000: 1768315703; tọa độ địa lý: 20° 56’ 58.2” - 103° 13’45.8”. |
06 |
Cửa khẩu Nà Cài |
Là toàn bộ địa giới hành chính xã Chiềng On, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. |
7. Tại tỉnh Thanh Hóa
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Na Mèo |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Na Mèo, tính từ giữa cầu Na Mèo là: + Bên phải là 300 m (bản Na Mèo). + Bên trái là 300 m (giáp chân Đồi Quế). + Chiều sâu vào nội địa đến Km 79 trên trục đường 217 (thuộc xã Na Mèo). |
02 |
Cửa khẩu Tén Tằn |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Tén Tằn tính từ cột mốc biên giới là: + Bên phải là 50 m (giáp sông Mã). + Bên trái là 300 m (bản Tén Tằn). + Chiều sâu vào nội địa 02 km tính từ cột mốc biên giới. |
03 |
Cửa khẩu Khẹo |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Khẹo tính từ trạm biên phòng cửa khẩu Khẹo là: + Bên phải 500 m (khu vực Bản Đục). + Bên trái là 500 m (khu vực Bản Ruộng). + Chiều sâu vào nội địa là 06 km (đến bản Hón gần trung tâm Bát Mọt). |
8. Tại tỉnh Nghệ An
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Nậm Cắn |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Nậm Cắn là: + Bên phải là 01 km. + Bên trái là 01 km. + Chiều sâu vào nội địa là 05 km dọc theo đường quốc lộ 7. |
02 |
Cửa khẩu Thanh Thủy |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Thanh Thủy là: + Bên phải là 01 km. + Bên trái là 01 km. + Chiều sâu vào nội địa là 05 km dọc theo đường quốc lộ 46. |
9. Tại tỉnh Hà Tĩnh
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Cầu Treo |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Cầu Treo tính từ cột mốc 476: + Bên phải 650 m. + Bên trái 650 m. + Chiều sâu vào nội địa là 06 km theo trục đường quốc lộ 8A. |
10. Tại tỉnh Quảng Bình
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Cha Lo |
Trong phạm vi hàng rào đã được xác định tại khu vực Trạm Kiểm soát liên ngành cửa khẩu Cha Lo, phía trước đến cột mốc 528. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Cha Lo là: + Bên phải là 500 m. + Bên trái là 500 m. + Chiều sâu vào nội địa là 05 km theo quốc lộ 12 A (đến Km 37) thuộc khu vực bàn Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. |
02 |
Cửa khẩu Cà Roòng |
Ranh giới tính từ Barie, phía trước 500 m, bên phải 200 m, bên trái 200 m, chiều sâu vào nội địa 500 m theo đường 20. |
11. Tại tỉnh Quảng Trị
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Lao Bảo |
- Địa giới hành chính của thị trấn Lao Bảo, xã Tân Thành, xã Tân Long thuộc huyện Hướng Hóa - Địa giới hành chính của các xã Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp và thị trấn Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa. - Địa giới hành chính của xã Đakrông thuộc huyện Đakrông. |
02 |
Cửa khẩu La Lay |
Địa giới hành chính của các xã: A Bung, A Ngo, Tà Rụt thuộc huyện Đakrông. |
12. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu A Đớt |
- Toàn bộ địa giới hành chính xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. |
02 |
Cửa khẩu Hồng Vân |
- Trụ sở làm việc tại cửa khẩu. - Bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Hồng Vân là: + Bên phải là 01 km. + Bên trái là 01 km. + Chiều sâu: từ cửa khẩu vào nội địa đến ngã ba đường Hồ Chí Minh 13 km |
13. Tại tỉnh Quảng Nam
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Nam Giang |
- Trụ sở làm việc và Trạm kiểm soát liên ngành tại cửa khẩu. - Bãi và nhà kiểm tra hàng hóa trong cửa khẩu. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Nam Giang là: + Bên phải là 300 m. + Bên trái là 300 m. + Chiều sâu nội địa là 500 m theo hướng quốc lộ 14D. |
02 |
Cửa khẩu Tây Giang |
- Trụ sở làm việc tại cửa khẩu. - Bãi và nhà kiểm tra hàng hóa trong cửa khẩu. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Tây Giang là: + Bên phải là 200 m. + Bên trái là 200 m. + Chiều sâu nội địa là 500 m. |
14. Tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Bờ Y |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tính từ barie cửa khẩu là: + Bên phải là 01 km. + Bên trái là 01 km. + Chiều sâu vào nội địa là hết địa phận xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. |
02 |
Cửa khẩu Lệ Thanh |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tính từ barie cửa khẩu: + Bên phải là 01 km. + Bên trái là 01 km. + Chiều sâu vào nội địa là hết địa phận xã IaDom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. |
15. Tại tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Buprăng |
Cửa khẩu Buprăng thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, cụ thể: - Ranh giới khu vực cửa khẩu Buprăng, tính theo tim quốc lộ 14C tại cửa khẩu là: + Bên phải tính từ điểm giao cắt của quốc lộ 14C với đường tuần tra biên giới là 550 m. + Bên trái tính từ điểm giao cắt của quốc lộ 14C với đường tuần tra biên giới là 600 m. + Chiều sâu vào nội địa, tính từ cầu biên giới dọc theo quốc lộ 14C đến cầu Đắk Rơn là 4,5 km. |
02 |
Cửa khẩu Đắkpeur |
Cửa khẩu Đắkpeur thuộc địa giới hành chính xã Thuận An huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, cụ thể: - Ranh giới khu vực cửa khẩu Đắkpeur, tính theo tim đường chính ra cửa khẩu là: + Bên phải tính từ điểm giao cắt đường ra cửa khẩu với đường tuần tra biên giới là 500 m. + Bên trái tính từ điểm giao cắt đường ra cửa khẩu với đường tuần tra biên giới là 250 m. + Chiều sâu vào nội địa, tính từ cầu biên giới dọc theo đường chính là 1,5 km. |
03 |
Cửa khẩu Đắk Ruê |
Cửa khẩu Đắk Ruê thuộc địa giới hành chính xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, cụ thể: - Ranh giới địa bàn hoạt động hải quan, tính theo tim đường chính ra cửa khẩu là: + Bên phải là 500 m. + Bên trái là 300 m. + Chiều sâu vào nội địa, dọc theo đường chính giáp quốc lộ 14C là 950 m. |
16. Tại tỉnh Bình Phước
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Hoa Lư |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoa Lư, tính theo tim đường quốc lộ 13 tại cửa khẩu là: + Bên phải là 500 m. + Bên trái là 500 m. + Chiều sâu vào nội địa là 05 km theo đường quốc lộ 13 (tính từ Trạm kiểm soát Liên hợp cửa khẩu quốc tế Hoa Lư đến cổng trào văn hóa Ấp 7 thuộc xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh). |
02 |
Cửa khẩu Hoàng Diệu |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoàng Diệu, tính theo tim đường ĐT 748 tại cửa khẩu là: + Bên phải là 300 m. + Bên trái là 300 m. + Chiều sâu vào nội địa là 02 km theo đường ĐT748 (tính từ Barie kiểm soát). |
03 |
Cửa khẩu Lộc Thịnh |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Lộc Thịnh tính theo tim đường ĐT 754 tại cửa khẩu là: + Bên phải 500 m. + Bên trái 500 m. Chiều sâu nội địa là 05 km theo đường ĐT754 (tính từ Trạm gác Barie cửa khẩu Lộc Thịnh đến trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Lộc Thịnh thuộc Ấp Tà Thiết, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh). |
04 |
Cửa khẩu Tân Tiến |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Tân Tiến, tính theo tim đường Liên Doanh tại cửa khẩu là: + Bên phải là 300 m. + Bên trái là 300 m. + Chiều sâu vào nội địa là 1,5 km tính từ Barie đến ngã tư đường Liên Doanh và đường tuần tra biên giới. |
17. Tại tỉnh Tây Ninh
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Mộc Bài |
Toàn bộ địa giới hành chính xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu. |
02 |
Cửa khẩu Xa Mát |
Toàn bộ địa giới hành chính xã Tân Lập, huyện Tân Biên. |
03 |
Cửa khẩu Kà Tum |
Ranh giới khu vực cửa khẩu Kà Tum tính theo tim đường tại nơi làm việc của hải quan cửa khẩu là: - Bên phải là 200 m. - Bên trái là 550 m. - Chiều sâu vào nội địa là 01 km. |
04 |
Cửa khẩu Tà Nông |
- Chính diện: 1600 m tính từ cột mốc 145 sang bên trái theo đường biên giới đường biên giới tọa độ (4740294875). - Chiều sâu: 900 m tính từ biên giới (cột mốc 145) vào nội địa đến vị trí cắm biển báo khu vực cửa khẩu, sang hai bên từ tọa độ (4740294875) đến (4836494850). |
05 |
Cửa khẩu Tân Nam |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1200 m. |
06 |
Cửa khẩu Vàm Trảng Trâu |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1200 m. |
07 |
Cửa khẩu Long Phước |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 900 m. |
08 |
Cửa khẩu Phước Chỉ |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1000 m. |
09 |
Cửa khẩu Long Thuận |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1000 m. |
10 |
Cửa khẩu Chàng Riệc |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1000 m. |
11 |
Cửa khẩu Cây Gõ |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1000 m. |
12 |
Cửa khẩu Tân Phú |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1000 m. |
13 |
Cửa khẩu Tống Lê Chân |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1000 m. |
14 |
Cửa khẩu Vạc Sa |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1400 m. |
15 |
Cửa khẩu Phước Tân |
Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường ra cửa khẩu: - Bên phải: 500 m. - Bên trái: 500 m. - Chiều sâu: 1400 m. |
18. Tại tỉnh Long An
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Bình Hiệp |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Bình Hiệp, tính từ Trạm Kiểm soát cửa khẩu (Hải quan - Biên phòng) là: + Bên phải là 01 km (đến tọa độ 98000-03100). + Bên trái là 500 m (đến tọa độ 98050 - 01750). + Chiều sâu vào nội địa là 02 km (đến tọa độ 96000-03150, 96400-01350) thuộc xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa. |
02 |
Cửa khẩu Mỹ Quý Tây |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây, tính từ trạm kiểm soát cửa khẩu (Hải quan - Biên phòng) là: + Bên phải là 01 km (đến tọa độ 09200-26750). + Bên trái là 01 km (đến tọa độ 07350-25800). + Chiều sâu vào nội địa là 01 km (đến tọa độ 07150-26850, 08900-27750) thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ. |
03 |
Cửa khẩu Hưng Điền |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hưng Điền, tính từ trạm Kiểm soát cửa khẩu (Hải quan - Biên phòng) là: + Bên phải là 01 km (đến tọa độ 19450-85450). + Bên trái là 500 m (đến tọa độ 19050-84000). + Chiều sâu vào nội địa là 1,5 km (đến tọa độ 18200-86050, 17750-84750) thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. |
19. Tại tỉnh Đồng Tháp
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Thường Phước |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Thường Phước, tính từ trụ sở hải quan cửa khẩu là: + Đến giữa dòng Sông Tiền phía đối diện. + Theo hướng Đông - Nam 01 km (chạy dọc theo đường biên giới quốc gia). + Chiều sâu vào nội địa (về hướng Nam) là 01 km. |
02 |
Cửa khẩu Dinh Bà |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Dinh Bà, tính từ Trạm trực kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là: + Đến biên giới Việt Nam - Campuchia. + Về phía Đông - Bắc 01 km. + Về phía Tây - Nam 01 km. + Về hướng Đông - Nam 01 km. |
03 |
Cửa khẩu Thông Bình |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Thông Bình, tính từ trụ sở hải quan cửa khẩu là: + Đến biên giới Việt Nam - Campuchia. + Về phía Đông đến ranh giới tỉnh Long An (khoảng 300 mét). + Về phía Tây là 01 km. + Về phía Nam là 01 km. |
04 |
Cửa khẩu Sở Thượng |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Sở Thượng, tính từ trụ sở hải quan cửa khẩu là: + Đến biên giới trên sông Sở Thượng. + Về phía Đông - Nam là 01 km. + Về phía Tây - Nam là 01 km. + Về phía Nam là 01 km. |
20. Tại tỉnh An Giang
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Vĩnh Xương |
Toàn bộ địa giới hành chính xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu. |
02 |
Cửa khẩu Khánh Bình |
Toàn bộ địa giới hành chính: - Thị trấn Long Bình, huyện An Phú. - Ấp Phú Thành và ấp Phú Hòa thuộc xã Phú Hữu, huyện An Phú. |
03 |
Cửa khẩu Bắc Đai |
Toàn bộ địa giới hành chính xã Nhơn Hội, huyện An Phú. |
04 |
Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông |
Toàn bộ địa giới hành chính: - Xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú. - Ba Ấp: Phú Thuận, Phú Mỹ, Phú Nghĩa thuộc xã Phú Hội, huyện An Phú, |
05 |
Cửa khẩu Tịnh Biên |
Toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên. |
21. Tại tỉnh Kiên Giang
TT |
TÊN CỬA KHẨU |
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 |
Cửa khẩu Hà Tiên |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hà Tiên, tính từ cửa khẩu biên giới là: + Bên phải là 2,5 km (đến núi đá dựng). + Bên trái là 1,5 km (đến sát bờ biển, cột mốc số “0”). + Chiều sâu vào nội địa là 2,7 km (ngã ba đi Bà Lý). |
02 |
Cửa khẩu Giang Thành |
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Giang Thành tính từ cửa khẩu biên giới là: + Bên phải theo hướng Đông Bắc, dọc sông Vĩnh Tế là 04 km (đến cống ngăn mặn Đầm Chít). + Bên trái theo hướng Tây Nam, dọc sông Giang Thành là 3,5 km (đến rạch Cái Đôi). + Chiều sâu vào nội địa, dọc theo trục lộ Tân Hòa là 2,5 km (đến cầu Cống Bản). |
GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/2015/NĐ-CP |
Hanoi, January 2, 2015 |
SPECIFYING CUSTOMS AREAS; RESPONSIBILITY FOR COLLABORATION IN PREVENTING AND CONTROLING SMUGGLING AND ILLEGAL TRANSPORTATION OF COMMODITIES ACROSS BORDERS
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Customs dated June 23, 2014;
After considering the request of the Minister of Finance,
The Government hereby promulgates the Decree on specifying customs areas; responsibility for collaboration in preventing and controlling smuggling and illegal transportation of commodities across borders.
Article 1. Scope of application
This Decree shall specify customs areas; responsibility for collaboration between customs authorities and relevant regulatory agencies or the People’s Committees at all administrative levels in preventing and controlling smuggling and illegal transportation of commodities across borders.
Article 2. Scope of application
1. Customs authorities and officers.
2. The Police, the border guard, the coast guard, the markets authority, all-level People’s Committees and other relevant agencies charged with preventing and controlling smuggling and illegal transportation of commodities across borders.
3. Organizations or individuals that have rights and obligations concerning export, import and transshipment of goods; exit, entry and transit of means of transport.
Article 3. Specific customs areas designated at land or inland waterway border areas
Specific customs areas designated at land or inland waterway bordergates means areas with boundaries defined at a bordergate opened on the road or inland waterway route within land border areas as stipulated in the Appendix enclosed herewith.
Article 4. Specific customs areas designated at international railway stations located in inland bordergates
Specific customs areas designated at international railway stations located at inland bordergates shall be composed of the following facilities:
1. Rail terminals used for incoming or outgoing trains; inbound and outbound passenger checkpoints; rail stations, imported, exported or in-transit goods warehouses.
2. Yards and zones used for incoming and outgoing international transmodal trains, and imported, exported and in-transit goods transportation services.
3. Areas where international transmodal trains have not yet cleared customs, and are undergoing the customs supervision and control.
Article 5. Specific customs areas designated at international civil airports
Specific customs areas designated at airports designed for international transportation are specific boundaries of these airports specified in the decision on planning approval granted by the Prime Minister or the Minister of Transport, including:
1. Terminal areas of passengers, imports or exports.
2. Duty-free shopping mall.
3. Cargo handling, transloading areas, and imported or exported air cargo storage yards; warehouses used for storing cargo, checked luggage, lost or unclaimed baggage of inbound or outbound passengers.
4. Airplane parking lots.
5. Zones used for fuel storage and supply, ground support equipment, airplane repair and maintenance.
6. Service roads.
Article 6. Specific customs areas designated at seaports, inland waterway harbors designed for export, import, entry, exit or transit operations
Specific customs areas designated at seaports, inland waterway harbors designed for export, import, entry, exit or transit operations shall be composed of the followings:
1. Perimeter starting from the offshore outer boundary of the navigable waters through which incoming or outgoing goods are put under the customs supervision to the boundary of port gates, specifically including storage yards, wharfs, warehouses, administrative and service areas, and pre-wharf, anchorage, transloading, storm sheltering waters, and adjacent ports waters and in-transit shipment waters.
2. Pilot embarkment or disembarkment station and areas used for anchoring incoming, outgoing and in-transit ships before entering seaports, inland waterway harbors, or for transloading, and shipping channels leading from the abovementioned areas to seaports or inland waterway harbors.
Article 7. Specific customs areas designated at international post offices
Specific customs areas designated at international post offices refer to areas located at points of postal service for imported, exported or stored posts from/to foreign countries in accordance with the International Agreements of the Universal Postal Union and regulations on posts in the Socialist Republic of Vietnam.
Article 8. Specific customs areas designated at regions outside of bordergates
Specific customs areas designated at regions outside of bordergates refer to venues for customs clearance, supervision, control or physical verification of cargos in accordance with legal regulations on customs, including:
1. Customs office.
2. Industrial zones, border-gate economic zones where enterprises manufacture and trade goods under the customs supervision and control; free trade zones, processing and exporting zones; office and goods warehouses of exporting and processing enterprises; customs preference-given areas; areas used for express delivery of imports or exports.
3. Ports of entry or exit of cargos established in domestic areas, container freight stations; bonded warehouses, tax-suspension warehouses, or yards used for storing imported, exported or in-transit cargos managed by shipping organizations specializing in trading and forwarding imported, exported and in-transit goods.
4. Sea or river offshore areas, land-covered areas where means of transport anchor, park or move for the purpose of carrying imported or exported cargos, and where means of transport enter, exit or transit; cargos or means of transport in the process of transloading, bordergate movement and transit are waiting for customs clearance and put under the customs inspection, supervision and control.
5. Offices of customs declarants provided during the customs clearance process, including workplace, factory, points of service, storage yards, warehouses, and areas used for keeping, storing, leasing and sending imported or exported cargos of customs declarants.
6. Warehouses used for storing duty-free goods, duty-free goods shops located in domestic areas to serve the purpose of selling goods to inbound or outbound passengers.
7. Areas currently used for organizing fairs or exhibitions or promotion events for temporarily imported or reexported goods.
8. Areas or locations for physical verification of imported or exported products used at manufacturing facilities or project sites.
9. Concentrated inspection places specified in the decision of the Director of the General Department of Customs.
10. Areas or venues for joint inspection between Vietnam Customs and others in neighboring countries located at land bordergates within the Vietnam’s territory in accordance with the International Agreements to which Vietnam is a signatory.
11. Areas used for storing imported or exported cargos put under the customs supervision.
12. Areas where means of transport currently carrying goods subject to the customs supervision and control are running on routes.
Article 9. Customs areas designated at other regions
Customs areas designated at other regions that meet state management requirements, or are allowed to import, export or transit cargos, or allow means of transport to enter, exit or transit, and are established under the Prime Minister's decision refer to the boundaries of areas or venues specified in the Prime Minister's establishment decision.
RESPONSIBILITY FOR COLLABORATION BETWEEN CUSTOMS AUTHORITIES, RELATED AGENCIES AND COMMUNAL PEOPLE’S COMMITTEES IN PREVENTING AND CONTROLING SMUGGLING AND ILLEGAL TRANSPORTATION OF COMMODITIES ACROSS BORDERS
Article 10. Principles of collaboration in preventing and controlling smuggling and illegal transportation of commodities across borders
1. Collaboration in preventing and controlling smuggling and illegal transportation of commodities across borders must stick to the principle of promptness, timeliness, efficiency and mutual agreement within the function, responsibility and power of each agency.
2. Regulatory agencies shall be responsible for collaborating in ensuring that only one agency shall be charged with mainly taking charge of implementation, avoid any errors, overlapping and concurrently causing any difficulty in normal operations of other regulatory agencies.
3. In the course of collaboration, if there is any difficulty that may arise, related regulatory agencies shall directly consult with each other to find resolution on the basis of legal regulations; in case of disagreement, this shall be reported to the direct management of each agency so as to take appropriate measures. If Heads of Ministries, departments or People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces fail to come to an agreement, the Prime Minister shall be informed to consider it and issue proper decisions.
Article 11. Contents of collaboration in preventing and controlling smuggling and illegal transportation of commodities across borders
1. Information exchange.
2. Patrol, inspection, examination and chase and stop of means of transport.
3. Violation prevention, investigation and settlement.
4. Professional training and development.
5. Propagation and dissemination of legal knowledge and policies.
Article 12. Responsibilities of in-charge and collaborative agencies
1. When customs authorities take charge of preventing and controlling smuggling and illegal transportation of commodities across borders in accordance with the regulations laid down in the Law on Customs:
a) In-charge customs authorities shall be responsible for preparing human force, means of transport, material conditions and applying measures to carry out prevention, impoundment, inspection and settlement; assigning specific tasks to collaborative agencies within their functions, duties and powers and assisting these agencies in completing their assigned task;
b) Collaborative agencies shall be responsible for complying with requirements for their collaboration; arranging human force, means of transport and supporting tools required by customs authorities within their functions, duties and powers.
2. Responsibilities of customs authorities for collaboration with relevant agencies shall include supporting human force and means of transport upon request; inspecting goods, means of transport within their assigned functions, duties and powers; performing other duties as assigned by the in-charge agency in accordance with the regulations laid down in the law on customs.
Article 13. Collaboration on information exchange
The customs authority, the police, the Border guard, the Coastguard, markets authority and specialized inspection, examination and control forces of relevant agencies within their functions, duties and powers shall be responsible for exchanging and providing information relating to smuggling and illegal transportation of goods across borders, including:
1. Information about violations or impounded goods; new methods and trends of commission of violations concerning smuggling and illegal transportation of goods across borders.
2. Information about the results of smuggling and illegal transportation of goods in the domestic market.
3. Information about the criminal network, gang, route and troubled localities concerning smuggling and illegal transportation of goods across borders.
4. Information about smuggled goods, and suspects committing smuggling and illegal transportation of goods across borders.
5. Information about violations which have been discovered and handled, including: Violation-committing organizations or individuals; names, types and origin of impounded goods; ports or border areas where goods enter into domestic areas and shipping routes; methods and trends of smuggling and illegal transportation of goods across borders.
Information exchange, supply and confidentiality must conform to legal regulations.
Article 14. Collaboration on patrol, examination, inspection, chase and stop of means of transport
1. Customs authorities shall be responsible for collaborating with relevant regulatory agencies on patrol, examination carried out on border routes and areas and troubled localities in domestic areas so as to find out suspects, networks and gangs committing smuggling and illegal transportation of goods across borders.
2. The border guard shall be responsible for cooperating and assisting customs authorities in patrol, examination, inspection, chase and stop of means of transport at land and inland waterway bordergates.
3. The coast guard shall be responsible for cooperating and assisting customs authorities in patrol, examination, inspection, chase and stop of means of transport at inland waterway areas, territorial waters and contiguous zones.
4. The traffic police shall be responsible for cooperating and assisting customs authorities in chase and stop of means of transport outside of customs areas.
5. Other competent authorities shall be responsible for cooperating and supporting forces and means of transport in chase and stop of other means of transport; arresting suspects, goods and means of transport on receipt of the request for assistance from customs authorities in case of continual chase from inside to outside of customs areas.
Article 15. Collaboration on prevention, investigation and handling of violations
1. Customs authorities shall be responsible for cooperating and assisting the border guard, the coast guard, the police and markets authority in application of measures to prevent, investigate and handle violations concerning export and import operations upon request.
2. In the course of taking measures to prevent, investigate and handle violations, after considering the request of customs authorities, the police, the border guard, the coast guard and the markets authority shall assume the following responsibilities:
a) Arrange human force to cooperate and support facilities in carrying out search on people, means of transport, articles and places used for storing exhibits or means of transport committing administrative violations according to the administrative procedure, and escort violators;
b) Cooperate and support human force and means of transport in recording statements, collecting information, materials, evidences, and extending and setting up a commission of investigation;
c) Cooperate in handling of violation cases.
Article 16. Responsibilities of the People's Committees of centrally-affiliated cities or provinces
1. Lead and direct all-level People’s Committees within their areas to implement policies and guidelines of the Communist Party, Government and other legal regulations on prevention and control of smuggling and illegal transportation of goods across borders.
2. Direct collaboration between relevant regulatory agencies within their areas on prevention and control of smuggling and illegal transportation of goods across borders.
3. Assist customs authorities in arranging storage yards or warehouses to temporarily store goods and violation-committing means of transport; facilitate investments in technical facilities so as to improve the customs authorities’ capability of controlling implementation of laws and make the customs industry become gradually professional and modern.
4. Suggest and recommend the Government, Ministries and departments to amend and supplement the mechanism and policy relating to the task of preventing and controlling smuggling and illegal transportation of goods across borders.
This Decree shall enter into force since February 16, 2015.
This Decree shall replace the Government’s Decree No. 107/2002/NĐ-CP dated December 23, 2002 on stipulating customs areas; collaboration on prevention and control of smuggling and illegal transportation of goods across borders and acts of violation against the law on customs.
Article 18. Implementation responsibility
The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, and Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decree.
Where it is necessary to adjust the specific customs areas located at each land and inland waterway border areas stipulated in the Appendix enclosed herewith, the Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense, the Ministry of Industry and Trade, and the People’s Committees of related cities or provinces, shall take into consideration and report it to the Government to apply for a decision./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực