Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
Số hiệu: | 215/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 12/05/2014 |
Ngày công báo: | 05/01/2014 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 215/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính (bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về quản lý ngân sách nhà nước:
a) Tổng hợp, lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển, phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ hỗ trợ tín dụng nhà nước, chi góp vốn cổ phần và liên doanh của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, trình Chính phủ phương án sử dụng số tăng thu của ngân sách trung ương trong trường hợp có phát sinh số tăng thu so với dự toán đã được Quốc hội quyết định và phương án điều chỉnh, giảm một số khoản chi trong trường hợp thu không đạt dự toán; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập phương án sử dụng số tăng thu để chi cho đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
e) Hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước; thông báo số kiểm tra về: Dự toán chi thường xuyên về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; dự toán chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia; tổng số thu ngân sách trên địa bàn và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương (chi tiết chi thường xuyên) đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
g) Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách các cấp;
h) Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương;
i) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật;
k) Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; thẩm định quyết toán ngân sách địa phương; thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
l) Chi ứng trước ngân sách trung ương theo thẩm quyền hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau, nhưng phải thực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ chi ứng trước cho các dự án, công trình quốc gia và công trình xây dựng cơ bản thuộc nhóm A đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, đang thực hiện và cần phải đẩy nhanh tiến độ;
m) Thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách trung ương;
n) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.
6. Về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước:
a) Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hoặc thu khác của ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt hoặc bãi bỏ các hình thức xử phạt khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về thuế;
d) Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các nghiệp vụ: Khai thuế, tính thuế, nộp thuế, phát hành lệnh thu thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan;
đ) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định, của pháp luật;
e) Đánh giá sự phù hợp của chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước với các cơ chế, chính sách khác hiện hành và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
7. Về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ tài chính nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước:
a) Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước; quản lý quỹ dự trữ tài chính nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Kiểm soát, thanh toán, chi trả, quyết toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ thu nộp và chi trả, thanh toán, quyết toán quỹ ngân sách nhà nước; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước và quỹ tài chính khác của Nhà nước;
đ) Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính của các quỹ tài chính của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ tài chính của các quỹ tài chính nhà nước;
e) Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc, tiêu hủy tiền và kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
8. Về quản lý dự trữ quốc gia:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ danh mục hàng dự trữ, tổng mức dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia; lập dự toán, phương án phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia hàng năm của các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
c) Ban hành quy định về chế độ quản lý tài chính, mức giá mua, bán hàng dự trữ, chi phí mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia;
d) Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia được duyệt, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động dự trữ quốc gia của các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động dự trữ quốc gia của các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định;
e) Trực tiếp tổ chức quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
9. Về quản lý tài sản nhà nước:
a) Thống nhất quản lý tài sản nhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Chủ trì, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển đổi sở hữu đối với tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ;
đ) Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng do các Bộ, cơ quan khác ở trung ương xây dựng trước khi ban hành;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong cả nước, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội.
10. Về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp:
a) Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ chế giám sát về tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể; cơ chế quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác của Nhà nước;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về tài chính doanh nghiệp;
c) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào các doanh nghiệp và theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giải quyết chính sách khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích đánh giá thực trạng tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; xử lý theo thẩm quyền những vấn đề về vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân cấp của Chính phủ;
e) Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi toàn quốc; xem xét cụ thể báo cáo tài chính của Tập đoàn kinh tế nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
g) Thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, các quỹ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
h) Quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước theo quy định của pháp luật.
11. Về quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế:
a) Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chính sách, chế độ về quản lý vay nợ và trả nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì xây dựng chiến lược dài hạn, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 05 năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ của Chính phủ, nợ công, vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia; quản lý tài chính đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm: Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi, vay thương mại của Chính phủ và phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài; quản lý, giám sát các chỉ số nợ (nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương và của doanh nghiệp);
d) Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước và từ các nguồn tài chính hợp pháp khác;
đ) Là đại diện “Bên vay” của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam, trừ những khoản vay mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ủy quyền đàm phán và ký kết; tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục chương trình, dự án được cấp phát hoặc cho vay lại toàn bộ hoặc vay lại một phần nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ; tổ chức cho vay lại đối với các chương trình, dự án theo danh mục đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát quá trình giải ngân và quản lý, sử dụng các nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ;
e) Chủ trì, xây dựng kế hoạch bố trí nguồn vốn trả nợ nước ngoài từ ngân sách nhà nước; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm từ nguồn ngân sách đối với các Chương trình, dự án ODA;
g) Thực hiện cấp bảo lãnh và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay vốn theo quy định của pháp luật; bảo lãnh phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn trong nước;
h) Thẩm định và chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài của các Tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
i) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc trả nợ từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của Chính phủ, thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh; quản lý Quỹ tích lũy trả nợ;
k) Tổng hợp và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định của pháp luật;
l) Thống nhất quản lý các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức tiếp nhận, phân phối và thực hiện quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế theo quy định của Chính phủ;
m) Là đầu mối tổng hợp và công bố thông tin về nợ của Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
12. Về kế toán, kiểm toán:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển, các quy định về kế toán, kiểm toán (bao gồm kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ), chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách;
b) Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán viên, kế toán trưởng, kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, kế toán viên hành nghề; tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán;
c) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đối với kiểm toán viên; đình chỉ việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán và xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán; có ý kiến cuối cùng về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.
13. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển thị trường chứng khoán;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán;
c) Cấp hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán, các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng và tổ chức lưu ký, dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật;
d) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
14. Quản lý nhà nước về bảo hiểm:
a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm;
b) Cấp hoặc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật.
15. Về quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính:
a) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt quy hoạch, ban hành cơ chế chính sách và mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng;
b) Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi có thưởng;
c) Kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; chính sách tín dụng ưu đãi khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quỹ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính, tư vấn thuế, thẩm định giá và các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
16. Về hải quan:
a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu, về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, về kiểm tra sau thông quan;
b) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và thống kê hải quan theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan theo quy định của Luật hải quan và các quy định khác của pháp luật; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan.
17. Về lĩnh vực giá:
a) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện định hướng điều hành giá hàng năm, 05 năm và 10 năm; quy hoạch phát triển dịch vụ thẩm định giá;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về phân cấp quản lý giá, cơ chế quản lý giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức sản xuất, kinh doanh lập phương án giá và làm cơ sở thẩm định các phương án giá, kiểm tra các yếu tố hình thành giá; phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn phương pháp định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của các Bộ, ngành;
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá;
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật;
e) Thẩm định phương án giá do các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; theo dõi, giám sát việc định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các Bộ, ngành; kiểm tra, thẩm định giá đất theo quy định của pháp luật về giá; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, biện pháp về giá và các quyết định về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc phê duyệt;
g) Quyết định theo thẩm quyền giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; hướng dẫn việc quyết định mức giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá theo quy định của pháp luật;
h) Hướng dẫn tổ chức thực hiện hiệp thương giá. Tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật;
i) Quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá, cấp và thu hồi thẻ thẩm định viên về giá; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đình chỉ việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
k) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá; hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện;
l) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá.
18. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
19. Về hợp tác quốc tế:
a) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng phương án và tổ chức đàm phán về các dự thảo điều ước quốc tế song phương, đa phương về thuế (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tránh đánh thuế trùng và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật), dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, hải quan và các lĩnh vực tài chính khác theo ủy quyền của Chính phủ;
c) Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về tài chính theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ; đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các diễn đàn tài chính quốc tế song phương, đa phương theo phân công của Chính phủ.
20. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
21. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
22. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
23. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, kinh phí được giao; kiểm tra và theo dõi tình hình thi hành pháp luật tài chính theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ quản lý tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
24. Về cải cách hành chính:
a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính công phục vụ chương trình cải cách hành chính nhà nước từng thời kỳ;
b) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
26. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
1. Vụ Ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đầu tư.
3. Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
4. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
5. Vụ Chính sách thuế.
6. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
7. Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
12. Thanh tra.
13. Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).
15. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
16. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
17. Cục Quản lý giá.
18. Cục Tin học và Thống kê tài chính.
19. Cục Tài chính doanh nghiệp.
21. Tổng cục Thuế.
23. Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
25. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
26. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.
27. Thời báo Tài chính Việt Nam.
28. Tạp chí Tài chính.
29. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ Khoản 1 đến Khoản 25 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ Khoản 26 đến Khoản 29 là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ.
Vụ Ngân sách nhà nước được tổ chức 5 phòng, Vụ Đầu tư được tổ chức 4 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp được tổ chức 4 phòng, Vụ Chính sách thuế được tổ chức 5 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính được tổ chức 4 phòng, Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán được tổ chức 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế được tổ chức 4 phòng, Vụ Pháp chế được tổ chức 6 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức 6 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các tổ chức sự nghiệp khác thuộc Bộ.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 và thay thế Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 215/2013/ND-CP |
Hanoi, December 23, 2013 |
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF FINANCE
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial- level agencies;
At the proposal of the Minister of Finance,
The Government promulgates the Decree defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.
Article 1. Position and functions
The Ministry of Finance is a governmental agency, performing the state management function of finance (including the state budget, taxes, charges, fees and other state budget revenues, national reserves, state assets, state financial funds, financial investment, corporate finance, cooperative finance and collective economy); customs; accountancy; independent audit; prices; securities; insurance; financial and other service activities within its state management scope; acts as a representative of the owner of state capital at enterprises as prescribed by law.
The Ministry of Finance shall perform the tasks and exercise the powers defined in the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies, and the following specific tasks and powers:
1. To submit to the Government bills and draft resolutions of the National Assembly, draft ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; draft decrees of the Government under its approved annual law-making programs and plans and projects and schemes as assigned by the Government and the Prime Minister.
2. To submit to the Prime Minister the long-term, medium-term and annual development strategies, master plans, plans on the fields under the Ministry’s state management; draft decisions, directives and other documents of the Prime Minister as prescribed by law.
3. To promulgate decisions, directives and circulars within the scope of its state management.
4. To direct, guide, inspect and organize the implementation of legal normative documents, policies, strategies, master plans and plans after they are promulgated or approved and other legal documents within the scope of its state management; to inform, disseminate and educate about the laws on the fields under its state management.
5. Regarding the state budget management:
a) To summarize, formulate and submit to the Government annual state budget estimates and central budget allocation schemes, and adjusted state budget estimates in case of necessity; to coordinate with the Ministry of Planning and Investment in elaborating development investment estimates, schemes on allocation of capital-construction investment expenditures, state credit support expenditures, joint- stock and partnership capital contribution expenditures of the central budget as prescribed by law;
b) To draw up and submit to the Government schemes on using the increase of central-budget revenues, if the revenue increases arise in comparison with the estimates already decided by the National Assembly, and plans on adjustment and reduction of a number of expenditures, if revenues fail to reach the estimates; to coordinate with the Ministry of Planning and Investment in elaborating schemes on the spending of revenue increases on development investment as prescribed by law;
c) To formulate and submit to the Prime Minister draft decisions on assignment of budget collection and spending tasks to every ministry, ministerial-level agency and other central agencies, collection and spending tasks, the allocated percentages of allocated revenues and levels of central budget addition for every province or centrally run city in accordance with the Law on the State Budget;
d) To decide under its competence or to submit to the Prime Minister for decision the use of central budget reserves, the use of central financial reserve funds and other financial reserve sources as prescribed by law;
e) To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies and provincial-level People’s Committees in, elaborating and submitting to the Government or the Prime Minister for prescription, or prescribe under its competence the allocation quotas and budget expenditure regimes, standards and quotas as prescribed by the law on the state budget;
f) To guide the requirements on, contents of, and time for, the formulation of state budget estimates; to notify the examination numbers on: regular expenditure estimates with regard to the total and every budget revenue and expenditure to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies; regular expenditure estimates for national target programs to national target program-managing bodies; total budget revenues in localities and local budget expenditure balance estimates (regular expenditure details) to every province and centrally run city;
g) To organize the state budget implementation and administer the central budget under its competence; to monitor and urge the implementation of budget estimates at all levels;
h) To inspect the allocation of assigned budget estimates of ministries, ministerial- level agencies, government-attached agencies and other central agencies; to guide the budget management and administration by ministries, sectors and localities; to direct and inspect the performance of budget collection and spending tasks by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies and localities;
i) To organize and direct the state budget accounting and settlement and periodically report on budget revenue and expenditure estimate implementation as prescribed by law;
k) To verify the budget revenue and expenditure settlement of ministries, ministerial- level agencies, government-attached agencies and other central agencies; to verify local budget settlement; to verify and approve the settlement of investment capital of projects decided on principle and investment permitted by the National Assembly and investment decided by the Prime Minister; to summarize and submit to the Government for submission to the National Assembly for approval the general state budget settlement;
l) To make central-budget advances under its competence or under decisions of competent authorities for important and urgent tasks which are identified as belonging to the following year’s estimates but must be immediately performed in the current year while they are not included in the estimates and the reserve sources cannot satisfy; to coordinate with the Ministry of Planning and Investment in submitting to the Prime Minister the advances for national projects or works and capital-construction works of group A, which meet the conditions prescribed by the law on investment and construction, are underway and need to be speeded up;
m) To recover central-budget advances;
n) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and agencies in, elaborating and submitting to the Government for decision on financial policies and solutions within its assigned scope in order to control and combat inflation or deflation in the economy.
6. Regarding the management of taxes, charges, fees and other state budget revenues
a) To uniformly manage, direct and inspect the collection of taxes, charges, fees and other state budget revenues as prescribed by law by the tax, customs and other agencies assigned by the task of collecting charges, fees or other state budget revenues;
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for promulgation, and guide, inspect the implementation of, legal normative documents on taxes, charges, fees, land use levies, land and water surface rentals, money from lease or sale of state-owned houses, registration fees and other state budget revenues as prescribed by law;
c) To decide under its competence or propose the Prime Minister to decide on tax exemption, reduction, reimbursement, arrear collection and remission, fines or annulment of other sanctioning forms against tax-related law violations as prescribed by law and matters arising in the course of implementation of bilateral or multilateral treaties on taxes;
d) To promulgate regulations on procedures and professional process of tax, charge, fee and other state budget revenue collection and payment as prescribed by law; to provide professional guidance on tax declaration, calculation, payment, issuance of tax collection orders and other relevant professional operations;
e) To examine and control sources of state budget revenues, the observance of law on state budget collection and payment and to handle under its competence violations of law on taxes, charges, fees and other state budget revenues as prescribed by law;
f) To assess the conformity of tax, charge, fee and other state budget revenues with the prevailing mechanisms and policies and the socio-economic situation in each period for adjustment, amendment and supplementation under its competence or proposing to competent agencies for timely adjustment, amendment and supplementation.
7. Regarding the management of budget, financial reserve funds and other financial funds of the State:
a) To uniformly manage, direct, inspect and take responsibility for the state budget funds which are managed at the State Treasury; to manage the state financial reserve fund and other financial funds of the State as prescribed by law;
b) To organize the state budget expenditures strictly according to the assigned estimates and being eligible in accordance with the law on state budget;
c) To control, pay and settle state budget expenditures through the State Treasury system as prescribed by law;
d) To provide professional guidance on collection, remittance, spending, payment and settlement of state budge funds; to handle under its competence violations of law on management of state budget funds, financial reserve funds and other financial funds of the State;
e) To promulgate regulations on the regimes of financial management of financial funds of the State; to guide, inspect and supervise collection and spending activities and handle under its competence violations of the law on the financial regime of state- run financial funds;
f) To inspect the operation of money printing, coinage and destruction, and inspect the management of state foreign exchange reserves by the State Bank of Vietnam under regulations of the Government.
8. Regarding the management of national reserves:
a) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and agencies in, making and submitting to the Government the lists of reserve commodities, total national reserve levels and national reserve plans; to make estimates and plans on state budget allocation for annual national reserves of ministries and sectors assigned to undertake the national reserves;
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and agencies in, elaborating and promulgating national technical standards and techno- economic norms on, and quality management of, the national reserve commodities as prescribed by law;
c) To promulgate regulations on financial management regimes, purchase and sale prices of reserve commodities, expenses for national-reserve commodity purchase, sale, warehousing, delivery, preservation, relief and aid;
d) Based on the approved state budget estimates and national reserve plans, to ensure financial sources for national-reserve activities of ministries and sectors managing the national-reserve commodities; to appraise and summarize the settlement of budget expenditures on national reserves;
e) To guide, examine and inspect national-reserve activities of national reserve commodity-managing ministries and sectors under regulations;
f) To directly organize the management of national reserve commodities as prescribed by law.
9. Regarding the management of state assets:
a) To perform the unified management of state assets; to assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in, elaborating and submitting to competent authorities for promulgation of legal normative documents on management and use of state assets;
b) To assume the prime responsibility for the formulation of, and promulgate under competence or summit to the Prime Minister for promulgation of, regulations on criteria and norms for state asset use;
c) To decide under its competence or submit to the Prime Minister for decision on the procurement, recovery, transfer, liquidation, sale or ownership transfer of state assets as prescribed by law;
d) To define the regime of management and use of state assets at agencies, units and organizations according to law and the Government’s decentralization;
e) To appraise draft criteria, norms and regimes of management and use of specialized assets, which are elaborated by ministries or other central agencies, before promulgation thereof;
f) To guide and inspect the implementation of legal provisions on management and use of state assets; to review the situation of management and use of state assets nationwide, and report it to the Government for submission to the National Assembly.
10. Regarding corporate finance and the management of state capital at enterprises:
a) To formulate and submit to the Government or the Prime Minister for promulgation under jurisdiction of the regulations on corporate finance management, the mechanism for financial supervision of enterprises of different types of all economic sectors; financial mechanisms and policies for the ownership transfer, reorganization of state enterprises, transformation of public non-business units into enterprises, equitization of public non-business units; financial mechanisms for policy of cooperative and collective economy development; mechanisms on management and supervision of state capital invested in enterprises; mechanisms for management and use of sources of financial assistance to enterprises from the state budget and other fund sources of state;
b) To guide and inspect the implementation of mechanisms and state policies on corporate finance;
c) To assume the prime responsibility for, or participate in, appraising the investment of state capital in, and the financial supports of the State for enterprises, and monitor, supervise the State’s investment in enterprises after it is approved by competent authorities and apply policies upon the reorganization of state enterprises as prescribed by law;
d) To monitor and review the situation of management and use of state capital and assets and to analyze and assess the actual financial situation and production and business efficiency of state-owned enterprises, Groups and Corporations as prescribed by law;
e) To summarize, analyze, assess, formulate and submit to the Prime Minister for decision on plans on regulation of capital sources and funds of state-owned economic groups and corporations; to handle under its competence matters related to the state capital at enterprises as decentralized by the Government;
f) To review and report to the Government on production and business efficiency and the performance of assigned public tasks, on the financial status of state enterprises nationwide; to specifically examine the financial statements of state-owned economic groups when so requested by the Prime Minister;
g) To exercise the rights and fulfill the obligations of the representative of the owner of state capital at the State Capital Investment and Business Corporation, enterprises directly attached to the Ministry of Finance, other financial funds as prescribed by law;
h) To decide on the appointment, commendation and disciplining of financial controllers at state-owned economic groups as prescribed by law.
11. Regarding the management of domestic and foreign loans and payment of debts of the Government and public debts and foreign debts of the State and international aid sources:
a) To formulate and submit to the Government or the Prime Minister for promulgation of, according to competence, policies and regulations on managing domestic and foreign loans and payment of debts of the Government, public debts and foreign debts of the State as prescribed by law;
b) To assume the prime responsibility for formulating long-term strategies, objectives and orientations on mobilization and use of loans and management of public debts in every five-year period; programs on management of medium-term debts; systems of criteria for supervision of government debts, public debts, foreign debts of the State and the Government’s annual detailed plans on loans and debt payment to submit them to competent authorities for approval;
c) To assist the Government in performing the unified state management of loans and payment of debts of the Government, public debts, foreign loans and debt payment of the State; manage finance for the Government’s foreign loans, including official development assistance (ODA) loans, preferential loans and commercial loans of the Government and the issuance of Government bonds overseas; manage and supervise debt indicators (public debts, foreign debts of the State, debts of the Government, and debts of local administrations and enterprises);
d) To organize capital mobilization for the state budget and for development investment through the issuance of treasury stocks and government bonds at home and abroad and from other lawful financial sources;
e) To represent “the borrowing party” being the Vietnamese Government and State, excluding loans on which the State Bank of Vietnam is authorized to negotiate and conclude; to organize negotiations on, and conclusion of, treaties involving foreign loans of the Government as assigned by the Government or the Prime Minister; to coordinate with the Ministry of Planning and Investment in elaborating and submitting to the Prime Minister for approval lists of programs and projects to be allocated or fully or partially on-lent foreign loans of the Government; to organize the on-lending for programs and projects in the approved lists; to guide, inspect and control the process of capital disbursement and the management and use of foreign loans, debts of the Government;
f) To assume the prime responsibility for elaborating plans on arrangement of state budget capital for foreign debt payment; to coordinate with the Ministry of Planning and Investment in summarizing and making plans on disbursement of ODA capital, and annual plans on reciprocal capital from budget source for ODA programs and projects;
g) To issue and manage the Government guaranty for localities, enterprises and credit institutions to borrow capital under regulations; to guarantee the issue of work bonds and local-authority bonds for mobilization of domestic capital;
h) To appraise and approve foreign loans of state-owned economic groups and one- member limited liability companies with 100% of charter capital held by the State as prescribed by law;
i) To guide and organize the payment of debts from the state budget with regard to loans of the Government, performing the guarantor’s obligations; to manage the debt payment accumulation fund;
k) To review and periodically report to the Prime Minister on the situation of loans, use of loans and payment of debts of the Government, public debts and foreign debts of the State as prescribed by law;
l) To perform the unified management of international aid sources; to organize the receipt, distribution and financial management of international aid sources according to the Government’s regulations;
m) To act as focal agency in summing up and disclosing information on debts of the Government, public debts and foreign debts of the State.
12. Regarding accountancy and audit:
a) To formulate and submit to competent authorities for promulgation development policies, regulations on accounting and audit (including independent audit and internal audit), and the regime of financial-budget reporting and publicity;
b) To promulgate the accounting and audit principles, standards, professional methods and skills; criteria and requirements on accountants, chief accountants, auditors, practicing auditors and practicing accountants; criteria and conditions for establishment of accounting or audit service enterprises;
c) To grant or withdraw certificates of eligibility for provision of audit services, for audit enterprises, and certificates of audit practice registration, for auditors; to suspend the provision of audit services as prescribed by law;
d) To guide, inspect and supervise the implementation of the laws on accounting, audit, accountancy and audit practice and handle violations in the implementation of the laws on accounting, independent audit, accounting and audit practice; to make final decisions on differences and disputes on accounting and independent audit.
13. State management of securities and securities market:
a) To develop and submit to the Government for promulgation policies on development of the securities market;
b) To develop and submit to the Prime Minister for approval plans on establishment, operation suspension, dissolution or change of ownership forms, operation methods and organizational models, of stock exchanges and securities depository centers;
c) To grant or withdraw operation licenses to or from securities trading companies, securities investment fund management companies, securities investment funds, securities companies, organizations offering securities to public and securities depository or service organizations as prescribed by law;
d) To inspect and supervise activities of organizations engaged in securities issuance, dealing and service provision;
e) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, applying necessary measures to ensure safe, efficient and lawful operation of the securities market.
14. State management of insurance:
a) To formulate and submit to the Government for promulgation of mechanisms and policies on development of the insurance market;
b) To grant or withdraw licenses for establishment and operation of insurance enterprises, insurance brokerage enterprises; permits for opening of representative offices of foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises in Vietnam;
c) To inspect and supervise activities of insurance enterprises, insurance brokerage enterprises and relevant organizations and individuals;
d) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, applying necessary measures to ensure efficient and lawful operation of the insurance market.
15. Regarding the financial management of financial and financial service organizations:
a) To formulate and submit to the Government or the Prime Minister for approval of master plans on, or for promulgation of policy mechanisms and organizational models of business in lottery, betting, casino and electronic games with prizes;
b) To promulgate, and guide the implementation of, legal normative documents on business in lottery, betting, casino and electronic games with prizes;
c) To inspect, supervise and handle violations of law in the implementation of legal provisions on lottery, betting, casino and slot machine activities; to grant, re-grant, modify, extend or withdraw certificates of eligibility for lottery, betting, casino or slot machine business in accordance with current law;
d) To formulate and submit to the Government for promulgation of policies on investment credit, export credit of the State; and policies on other preferential credit of the State as prescribed by law;
e) To guide and inspect the implementation of financial mechanisms of the State Bank of Vietnam, state-owned commercial banks, Social Policy Bank, Vietnam Development Bank, Vietnam Deposit Insurance, Vietnam Social Insurance and other financial funds as prescribed by law;
f) To guide, inspect and supervise organizations providing financial services, tax consultancy, price appraisal and other services within the scope of the Ministry’s state management.
16. Regarding customs:
a) To formulate and submit to the Government for promulgation of specific regulations on customs procedures, customs inspection and supervision, conditions for registration and operation of customs procedure agents, responsibilities of state agencies at border gates, on operation of bonded warehouses and tariff-bonded warehouses, and post-customs clearance inspection;
b) To promulgate under its competence documents guiding and directing the professional operations of customs inspection and supervision, post-customs clearance inspection, smuggling combat and customs statistics as prescribed by law;
c) To organize, guide, direct, inspect and take responsibility for, performance of customs tasks under the Customs Law and other regulations; to inspect and handle under its competence violations of the customs law.
17. Regarding price sector:
a) To formulate and submit to the Government or the Prime Minister for approval, and organize the implementation of, orientations for annual, five-year and ten-year price administration; and master plans on development of price appraisal services;
b) To formulate and submit to the Government for promulgation of regulations on price management decentralization, mechanism in managing the prices of commodities and services of which prices are set by the State; to assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in, examining elements forming the prices of commodities and services under its jurisdiction as prescribed by law;
c) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for decision on the prices of commodities and services on the lists of commodities and services of which prices are set by the State; to define general methods of pricing commodities and services for ministries, sectors and localities, production and business organizations to draw up price plans and for use as basis for appraisal of price plans, examination of price components; to coordinate with other ministries and sectors in guiding the pricing methods applicable to commodities and services under the deciding competence of ministries or sectors;
d) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for adjustments to lists of commodities and services subject to price stabilization and to lists of commodities eligible for establishment of price stabilization funds;
e) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, elaborating and submitting to the Government for decision on the price stabilization guidelines and measures; to guide and organize the application of price-stabilizing measures as prescribed by law;
f) To appraise price plans formulated by Ministries, agencies, state-owned enterprises and submitted to the Government or the Prime Minister for decision; to monitor and supervise the pricing of commodities and services under the pricing competence of ministries and sectors; to examine and appraise land prices according to the law on price; to direct and guide the application of price-related policies and measures and decisions on prices of assets, commodities or services, which are promulgated or approved by the Government or the Prime Minister;
g) To decide under its competence prices of assets, commodities and services on the lists of those of which prices are set by the State; to guide the decision on specific prices of commodities and services after competent state agencies prescribe the minimum prices, maximum prices and price frames as prescribed by law;
h) To guide the organization of price consultations. To organize price consultations as prescribed by law;
i) To prescribe criteria of price appraisers, to grant or withdraw price appraiser cards; to grant and withdraw certificates of eligibility for provision of price appraisal service, to suspend the provision of price appraisal service; to perform the state management function of price appraisal as prescribed by law;
k) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and agencies in, specifying the lists of commodities and services subject to price registration and declaration; to guide the price registration and declaration process, procedures and dossiers under its competence as prescribed by law, and supervise the implementation thereof;
l) To guide, inspect and control the implementation of the law on price management and appraisal.
18. To organize and direct the application of information technology and statistical work in the fields under the Ministry’s state management.
19. Regarding international cooperation:
a) To carry out international cooperation in the fields under its state management as prescribed by law;
b) To elaborate plans and organize negotiations on draft bilateral and multilateral treaties on taxation (export duty, import duty, avoidance of double taxation and other taxes as prescribed by law), financial, accounting, audit and customs services and other financial areas as authorized by the Government;
c) To negotiate and conclude financial treaties under the authorization of the President or the Government; to represent the Vietnamese Government at bilateral or multilateral international financial forums as assigned by the Government.
20. To organize and direct the implementation of plans on scientific research, application of scientific and technological advances in the fields under the Ministry’s management as prescribed by law.
21. To decide on guidelines, specific measures and direct the implementation of mechanisms on operation of public service organizations in the fields under the Ministry’s management as prescribed by law; to manage, and direct the operation of non-business organizations under the Ministry.
22. To perform the state management of activities of associations and nongovernmental organizations in the fields under the Ministry’s management as prescribed by law.
23. To inspect, examine and settle complaints and denunciations; to prevent and combat corruption; to practice thrift, to prevent and combat waste in the use of assigned assets and funds; to inspect and monitor the enforcement of financial law as prescribed by law; to handle under its competence or propose competent authorities to handle as prescribed by law for acts of violating the law on finance and budget management and other fields under the Ministry’s management.
24. Regarding the administrative reform:
a) To formulate and submit to the Government for promulgation of programs on renewal of mechanisms on management of public finance to serve the program on public administrative reform in each period;
b) To decide and direct the implementation of the Ministry’s administrative reform program according to the objectives and contents of the public administrative reform program already approved by the Prime Minister.
25. To manage the organizational apparatus and civil servant payroll, and working positions and structure of public employees based on professional titles and the number of employees in public non-business units; to decide on the rotation, transfer, appointment, relief from duty, dismissal from office, commendation and disciplining; entitlements and policies; training and retraining of cadres, civil servants and public employees under its management as prescribed by law.
26. To manage and organize financial activities, state assets, development and construction investment in the entire sector under the Ministry’s management as prescribed by law.
27. To perform other tasks and exercise other powers as assigned by the Government or the Prime Minister and as prescribed by law.
Article 3. Organizational structure
1. The State Budget Department.
2. The Investment Department.
3. The Finance Department for National Defense, Security and Special Affairs (Department I).
4. The Department of Administrative and Non-Business Finance.
5. The Tax Policy Department.
6. The Department of Banking and Financial Institutions.
7. The Department of Accounting and Audit Regulations.
8. The International Cooperation Department.
9. The Legal Affair Department.
10. The Department of Organization and Personnel.
11. The Department of Emulation and Commendation.
12. The National Finance Inspectorate.
13. The Office (with a representative office in Ho Chi Minh City).
14. The Department of Public Asset Management.
15. The Department of Debt Management and External Finance.
16. The Department of Insurance Supervisory and Management.
17. The Price Management Department.
18. The Department of Financial Informatics and Statistics.
19. The Corporate Finance Department.
20. The Department of Planning and Finance.
21. The General Department of Taxation.
22. The General Department of Customs.
23. The General Department of National Reserves.
24. The State Treasury.
25. The State Securities Commission.
26. The National Institute for Finance Strategy and Policy.
27. The Vietnam Financial Times.
28. The Financial Magazine.
29. The Training Center for Financial Officers.
In this Article, the organizations defined in Clauses from 1 thru 25 are administrative organizations assisting the Minister in performing the state management function; the organizations defined in Clauses from 26 thru 29 are non-business organizations serving the Ministry’s state management.
The State Budget Department shall be organized with 5 sections; the Investment Department, be organized with 4 sections; the Department of Administrative and Non-Business Finance, be organized with 4 sections; the Tax Policy Department, be organized with 5 sections; the Department of Banking and Financial Institutions, be organized with 4 sections; the Department of Accounting and Auditing Regulations, be organized with 5 sections; the International Cooperation Department, be organized with 4 sections; the Legal Affair Department, be organized with 6 sections; and the Department of Organization and Personnel, be organized with 6 sections.
The Minister of Finance shall submit to the Prime Minister for promulgation of the decisions defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the General Department of Taxation, the General Department of Customs, the General Department of National Reserves, the State Treasury and the State Securities Commission, and a list of other non-business organizations of the Ministry.
Article 4. Transitional provisions
The General Department of Taxation, the General Department of Customs, the General Department of National Reserves, the State Treasury and the State Securities Commission shall continue performing the functions, tasks and powers under the prevailing regulations until the Prime Minister issues decisions on their functions, tasks, powers and organizational structures.
This Decree takes effect on February 15, 2014, and replaces the Government’s Decree No.118/2008/ND-CP dated November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.
Article 6. Implementation responsibility
The Minister of Finance, other ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực