Luật chuyển giao công nghệ 2006 số 80/2006/QH11
Số hiệu: | 80/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Công nghệ thông tin, Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 80/2006/QH 11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)
LUẬT
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ
Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.
2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
3. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
4. Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.
5. Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.
6. Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.
7. Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ.
8. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
9. Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
10. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
11. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài.
12. Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
13. Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ.
14. Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ.
15. Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
16. Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ.
17. Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
18. Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
19. Ươm tạo công nghệ là hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá từ ý tưởng công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
20. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra.
21. Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.
1. Hoạt động chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế, nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ.
3. Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.
4. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
1. Ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ.
3. Quản lý thống nhất hoạt động chuyển giao công nghệ.
4. Hợp tác quốc tế về hoạt động chuyển giao công nghệ.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chuyển giao công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ.
1. Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây:
a) Bí quyết kỹ thuật;
b) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
3. Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
1. Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
2. Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;
3. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
4. Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
5. Bảo vệ sức khỏe con người;
6. Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
7. Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
8. Phát triển ngành, nghề truyền thống.
Hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhằm mục đích sau đây:
1. Bảo vệ lợi ích quốc gia;
2. Bảo vệ sức khỏe con người;
3. Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;
4. Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
5. Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
3. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
1. Lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Huỷ hoại tài nguyên, môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; chuyển giao công nghệ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không được chuyển giao cho bên thứ ba.
4. Vi phạm quyền chuyển giao công nghệ về sở hữu, sử dụng công nghệ.
5. Gian lận, lừa dối trong việc lập và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ và báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ.
6. Cản trở hoặc từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
8. Tiết lộ bí mật công nghệ, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
9. Hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
1. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
3. Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
4. Phương thức chuyển giao công nghệ;
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
6. Giá, phương thức thanh toán;
7. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
11. Phạt vi phạm hợp đồng;
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
13. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;
15. Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1. Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 của Luật này cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 18 của Luật này.
2. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
a) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
b) Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
c) Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
d) Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
đ) Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
e) Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
g) Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
3. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng hoàn tất thủ tục ký hợp đồng.
2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
1. Bên giao công nghệ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
c) Được thanh toán đầy đủ theo quy định của hợp đồng và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng; hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
đ) Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2. Bên giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị quyền của bên thứ ba hạn chế, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
b) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
c) Giữ bí mật thông tin trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;
d) Thông báo cho bên nhận công nghệ và áp dụng các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật làm cho kết quả chuyển giao công nghệ không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
đ) Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
e) Không được thoả thuận về điều khoản hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh;
g) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Bên nhận công nghệ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng các biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
đ) Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
e) Hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bên nhận công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và các thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;
c) Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Giá thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận.
2. Việc thanh toán được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ phải có văn bản chấp thuận, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
3. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
4. Sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, một trong các bên ký kết hợp đồng phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ.
5. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hợp đồng chuyển giao công nghệ với nội dung ghi trong văn bản chấp thuận để quyết định việc cấp phép, nếu không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
6. Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nếu muốn thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì một trong các bên ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải xin Giấy phép mới.
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:
a) Đơn đề nghị ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ;
b) Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị;
c) Tài liệu giải trình về công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ;
b) Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d) Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ;
đ) Danh mục tài liệu công nghệ, thiết bị công nghệ (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
1. Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
b) Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có trách nhiệm giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
1. Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Phạt vi phạm;
b) Bồi thường thiệt hại;
c) Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
đ) Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
e) Hủy bỏ hợp đồng;
k) Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp vi phạm không cơ bản hợp đồng chuyển giao công nghệ thì không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thoả thuận hạn chế mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Việc áp dụng chế tài quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Môi giới chuyển giao công nghệ;
b) Tư vấn chuyển giao công nghệ;
đ) Giám định công nghệ;
e) Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.
1. Việc giao kết hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các quyền sau đây:
1. Tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ đã đăng ký kinh doanh;
2. Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
3. Sử dụng cộng tác viên trong nước và nước ngoài để phục vụ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;
4. Hưởng tiền cung ứng dịch vụ và lợi ích khác từ việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thoả thuận;
5. Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra cho mình;
6. Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
7. Tham gia hiệp hội ngành, nghề trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo đúng nội dung đã đăng ký kinh doanh;
2. Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã giao kết;
3. Chịu trách nhiệm trước bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;
4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
5. Giữ bí mật thông tin theo thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
6. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Dịch vụ giám định công nghệ là hoạt động kinh doanh hoặc không kinh doanh thông qua giám định công nghệ để xác định tình trạng thực tế của công nghệ được chuyển giao và những nội dung khác liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của một hoặc các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giám định công nghệ, bên yêu cầu giám định công nghệ phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Giám định viên công nghệ phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có trình độ đại học, cao đẳng trở lên và có năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu và lĩnh vực công nghệ giám định;
2. Có ít nhất ba năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần giám định;
3. Có chứng chỉ giám định về lĩnh vực công nghệ cần giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ bằng các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường công nghệ, bao gồm chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và các loại hình khác;
b) Công bố, phổ biến, trình diễn, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ trong nước và nước ngoài.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, các loại hình chuyển giao công nghệ khác và thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường công nghệ.
1. Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn gen; lai tạo, cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế của giống cây trồng, giống vật nuôi.
2. Công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
3. Công nghệ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
4. Công nghệ phòng, chống dịch bệnh cho giống cây trồng, giống vật nuôi.
5. Công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
6. Công nghệ cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường.
7. Công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm truyền thống của làng nghề.
1. Chương trình, dự án phổ biến giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phải có nội dung chuyển giao công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân khi phổ biến, chuyển giao công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương nơi mình triển khai việc chuyển giao công nghệ.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc chuyển giao công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến cho người sử dụng và phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi và chuyển giao công nghệ gây ra.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phổ biến, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương và kiểm tra, phát hiện, ngăn cấm kịp thời việc phổ biến, cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công nghệ gây thiệt hại cho người sử dụng.
2. Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:
a) Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ;
b) Phục vụ chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam;
d) Tăng cường nguồn lực công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.
1. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ;
d) Hỗ trợ đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.
2. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ bằng các hình thức sau đây:
a) Cho vay ưu đãi;
b) Hỗ trợ lãi suất vay;
c) Bảo lãnh để vay vốn;
d) Hỗ trợ vốn.
3. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Lãi của vốn vay;
c) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ;
d) Các nguồn khác.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
1. Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
3. Trong trường hợp chủ sở hữu không thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức khác.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước được thế chấp tài sản thuộc sở hữu nhà nước đã được giao để vay vốn thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được phân chia như sau:
1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ được hưởng mức thù lao theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;
2. Trường hợp tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ được giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước phải quy định cụ thể, công khai cơ chế và tỷ lệ phân chia lợi ích theo nguyên tắc sau đây:
a) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là mười năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng công nghệ đó để sản xuất;
b) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng từ 20% đến 35% số tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao công nghệ đó;
3. Sau khi trả thù lao cho tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ, chủ sở hữu công nghệ sử dụng 50% thu nhập còn lại cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng;
4. Trường hợp công nghệ được tạo ra bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì việc phân chia thu nhập từ phần vốn của Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Miễn thuế thu nhập cho tổ chức, cá nhân góp vốn bằng Bằng sáng chế, công nghệ.
2. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học.
3. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ không chịu thuế giá trị gia tăng.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo.
5. Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ có tiếp nhận công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao được miễn thuế thu nhập trong bốn năm với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá 50% tổng kinh phí đầu tư cho đổi mới công nghệ.
6. Doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi thực hiện dự án đầu tư có tiếp nhận công nghệ được hưởng ưu đãi như sau:
a) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá tổng kinh phí đầu tư cho đổi mới công nghệ;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá phục vụ việc thay thế, đổi mới công nghệ và nguyên liệu, vật tư, linh kiện dùng để sản xuất trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất theo công nghệ mới.
7. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao vào vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được giảm 50% thuế thu nhập đối với thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ, cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi.
8. Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ được miễn thuế thu nhập trong bốn năm, được giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong chín năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất.
Doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận trước thuế hằng năm lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Trong thời hạn năm năm, nếu quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp trên số lợi nhuận trước thuế mà Nhà nước để lại cho doanh nghiệp và phần lãi phát sinh từ khoản lợi nhuận trước thuế đó.
Chính phủ trình Quốc hội quyết định mức khấu trừ lợi nhuận trước thuế quy định tại Điều này.
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các ưu đãi sau đây:
1. Các ưu đãi quy định tại Điều 44 của Luật này;
2. Cá nhân và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần, thời hạn phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ;
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, đi lại;
4. Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ, hội chợ công nghệ và các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ khác; tổ chức cơ sở trình diễn, giới thiệu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.
Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động chuyển giao công nghệ.
1. Trong việc công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây:
a) Hằng năm công bố Danh mục công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân công bố công nghệ mới do mình tạo ra.
2. Nhà nước có biện pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân có công nghệ mới được tạo ra trong nước thực hiện việc công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ công nghệ ở trong nước và nước ngoài.
1. Thống kê chuyển giao công nghệ bao gồm thống kê số liệu công nghệ được chuyển giao, công nghệ mới, công nghệ được đổi mới và là một nội dung trong báo cáo thống kê hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về thống kê.
Thống kê chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.
2. Hằng năm, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học, trường cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác có trách nhiệm báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ của mình với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
3. Cơ quan thống kê trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ.
Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ;
2. Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chuyển giao công nghệ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyển giao công nghệ;
4. Phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ;
5. Ban hành Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao;
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ theo thẩm quyền;
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ trình Chính phủ ban hành;
3. Xây dựng Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Danh mục công nghệ cấm chuyển giao trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện;
4. Cấp, thu hồi Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
5. Công bố Danh mục công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức thực hiện công tác thống kê chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
7. Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ ủy quyền hoặc phân công.
Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:
1. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ;
2. Tổ chức thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ được khuyến khích chuyển giao và việc chuyển giao công nghệ ở các vùng, địa bàn được khuyến khích chuyển giao công nghệ;
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyển giao công nghệ;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ ủy quyền hoặc phân công.
Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ;
2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương.
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
1. Thương lượng giữa các bên;
2. Hòa giải giữa các bên do một tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải;
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án trong nước hoặc nước ngoài.
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà các bên là tổ chức, cá nhân Việt Nam thì giải quyết theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng theo quy định tại Điều 4 của Luật này để giải quyết tranh chấp.
3. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà các bên không có thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động chuyển giao công nghệ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy định của Luật này với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, khi quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao công nghệ có hiệu lực thì tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định đó; khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao công nghệ hoặc phán quyết của Tòa án thì thi hành theo quyết định, phán quyết đó.
5. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao công nghệ các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ;
b) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chuyển giao công nghệ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoặc phê duyệt trước khi Luật này có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đã nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa được giải quyết thì áp dụng theo Luật này.
3. Tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này thì không phải đăng ký hoạt động lại; trường hợp tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ chưa đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này thì trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực phải tiến hành đăng ký hoạt động lại.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 80/2006/QH11 |
|
NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM LEGISLATURE XI, 10TH SESSION
(from 17 October to 29 November 2006)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam as amended by Resolution 51-2001- QH10 passed by Legislature X of the National Assembly at its 10th Session on 25 December 2001;
This Law regulates technology transfer.
This Law regulates technology transfer activities in Vietnam, from Vietnam to overseas, and from overseas to Vietnam; the rights and obligations of entities1 participating in technology transfer activities; the authority of State administrative bodies; and measures for encouragement and promotion of technology transfer activities.
Article 2. Applicable entities
This Law shall apply to Vietnamese entities, Vietnamese residing overseas, and foreign entities participating in technology transfer activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Technical know-how means information accumulated and discovered during the process of research, production and business by the technology owner, which information is decisive for the quality and competitive capacity of the technology and technological products.
2. Technology means solutions, processes and technical know-how, whether attached or unattached to tools and facilities, used to convert resources into products.
3. High technology means technology with a high content of scientific research and technological development; which creates products and services with high quality and high added value; and which is capable of forming a new manufacturing or services industry or of modernizing an existing manufacturing or services industry.
4. New technology means technology created for the first time in Vietnam.
5. Progressive technology means technology of the first rank and of a higher technological standard than the standard of current technology of the same type.
6. Establishment fostering technology [and/or] establishment fostering technological enterprises means a place with favourable conditions in terms of infrastructure and supply of necessary services and assistance in order to foster technology [and/or] technological enterprises.
7. Technology markets, technology fairs and exhibitions, and technology transaction centres means places for the display and introduction of technology, for the purchase and sale of technology, for the promotion of technology transfer and for the provision of other technology transfer services.
8. Technology transfer means transfer to a transferee of the ownership right or the right to use either a part or the whole of a technology by the party with the right to transfer such technology.
9. Technology transfer in Vietnam means transfer of a technology between entities operating within the territory of Vietnam.
10. Technology transfer from overseas into Vietnam means an entity operating overseas transfers a technology to an entity operating within the territory of Vietnam.
11. Technology transfer from Vietnam to overseas means an entity operating within the territory of Vietnam transfers a technology to an entity operating overseas.
12. Technology transfer services means support activities during the process of seeking, entering into and performing technology transfer contracts.
13. Appraisal of technology means the activity of determining the standard, the value and the economic effectiveness of a technology and its socio-economic and environmental impact.
14. Valuation of technology means the activity of determining the price of a technology
15. Assessment of technology means the activity of inspecting and rating the specifications of transferred technology as compared to the specifications of such technology as stipulated in the technology transfer contract.
16. Technology transfer activities comprise both technology transfer and technology transfer services.
17. Technology transfer brokerage means the activity of assisting parties with technology and parties who need technology to other parties with whom to sign technology transfer contracts.
18. Technology transfer consultancy means the activity of assisting parties to select technologies and to negotiate, sign and perform technology transfer contracts.
19. Fostering technology means the activity of assisting the creation and perfection of technology which has the potential for practical application and commercialization from technological ideas or from results of scientific research and technological development.
20. Fostering technological enterprises means the activity of assisting entities to perfect technology, to raise investment capital, to organize production and business, to conduct marketing, to conduct legal procedures and providing other essential services in order to set up enterprises using newly created technology.
21. Promotion of technology transfer means the activity of promoting, creating and seeking opportunities for the transfer of technology; providing services of advertising, exhibiting and introducing technology; and organizing technology markets, technology fairs and exhibitions and technology services centres.
1. Technology transfer activities must comply with the provisions of this Law and other relevant laws; in the case of specialized technology transfer activities as stipulated in another law, the provisions of such other law shall apply.
2. Where an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains provisions different from those in this Law, then the provisions of such international treaty shall apply.
3. In the case of technology transfer activities with foreign elements, the parties may agree in the contract on the application of foreign law or international commercial practice, on condition that such foreign law or international commercial practice is not contrary to the fundamental principles of the law of Vietnam.
Article 5. State policy on technology transfer activities:
1. To secure the lawful interests of entities conducting technology transfer activities and to facilitate such entities in order to service the requirements for rapid and sustainable socio-economic development of the country.
2. To prioritize the development of high technology and progressive technology; to develop technological manpower simultaneously with investment in renovation of technology.
3. To strongly develop technology markets; to encourage and promote activities of fostering technology and fostering technological enterprises; to promote the conversion of research results into production and business.
4. To concentrate on improvement of the quality and effectiveness of technology transfer activities in rural areas and mountainous areas; to encourage and facilitate such activities in areas with difficult socio-economic conditions and areas with specially difficult socio-economic conditions.
5. To raise the effectiveness of international co-operation and to facilitate entities to engage in international co-operation during technology transfer activities.
Article 6. Contents of State administration of technology transfer activities:
1. To promulgate legal instruments on technology transfer and to organize their dissemination and implementation.
2. To formulate strategies, plans, programs, measures, regimes and policies for the promotion of technology transfer activities and for the renovation of technology, and to direct implementation of same.
3. To exercise uniform administration of technology transfer activities.
4. To conduct international co-operation regarding technology transfer activities.
5. To conduct checks and inspections of compliance with the law on technology transfer; to resolve complaints and denunciations, and to deal with breaches of the law on technology transfer.
Article 7. Technology objects which are eligible for transfer
1. Technology objects which shall be eligible for transfer shall be a part or the whole of the following technologies:
(a) Technical know-how;
(b) Technical information about technology shall be permitted to be transferred in the form of technological plans, technological processes, technical solutions, formulae, technical specifications, drawings, technical maps, computer programs and information files;
(c) Solutions for production optimization and for renovation of technology.
2. Technology objects shall be permitted to be transferred whether attached or unattached to industrial property objects.
Article 8. Right to transfer technology
1. A technology owner shall have the right to transfer the ownership or right to use such technology.
2. Any entity which is permitted by the technology owner to transfer the right to use such technology shall have the right to transfer the right to use such technology.
3. Any entity with technology being an industrial property object for which the term of protection has expired or which is not protected in Vietnam shall have the right to transfer the right to use such technology.
Article 9. Technologies the transfer of which is encouraged
A technology the transfer of which is encouraged means high technology or progressive technology which satisfies one of the following requirements:
1. It creates new products which are highly competitive.
2. It creates a new industry or new services.
3. It saves energy or raw materials.
4. It uses new energy resources or recycled energy.
5. It protects the health of humans.
6. It prevents or fights natural disasters or epidemics.
7. It results in clean production or is environmentally friendly.
8. It develops traditional crafts and industries.
Article 10. Technologies the transfer of which is restricted
Transfer shall be restricted in the case of a technology aimed at any one of the following objectives:
1. Protection of the national interest.
2. Protection of the health of humans.
3. Protection of national cultural values.
4. Protection of animals and plants, natural resources or the environment.
5. Implementation of a provision in an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 11. Technologies the transfer of which is prohibited:
1. A technology which fails to satisfy the requirements stipulated by the laws on occupational safety, labour hygiene, protection of human health, and protection of natural resources and the environment.
2. A technology which creates products causing harm to socio-economic development and having an adverse impact on national defence and security or social order and safety.
3. A technology not permitted to be transferred pursuant to a provision in an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
4. A technology on the list of State secrets, unless a provision of law provides otherwise.
Article 12. Forms of transfer of technology
The transfer of a technology shall be permitted to be implemented via the following forms:
1. An independent technology transfer contract.
2. A section on technology transfer in the following projects or contracts:
(a) An investment project;
(b) A franchising contract;
(c) A contract transferring industrial property rights;
(d) A contract for purchase and sale of machinery or equipment to which the transfer of a technology is attached.
3. Other forms of transfer of technology as stipulated by law.
Article 13. Conduct strictly prohibited during technology transfer activities:
1. Taking advantage of technology transfer activities in order to cause harm to national defence and security interests, or to the lawful rights and interests of entities.
2. Destroying natural resources and the environment; causing harm to the health of the people, or to Vietnamese fine customs and ethics.
3. Transferring a technology on the list of technologies the transfer of which is prohibited; unlawfully transferring a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted; transferring a technology when a clause in the technology transfer contract stipulates that transfer to a third party is not permitted.
4. Breaching the technology transfer right in terms of ownership and use of the technology.
5. Acting fraudulently during formulation and performance of a technology transfer contract or of a technology transfer services contract, or during preparation of a statistical report on technology transfers.
6. Impeding or refusing the supply of information about technology transfer activities relevant to the contents of a check or inspection by a competent State administrative body.
7. Taking advantage of one's duties or powers in order to seek a bribe or to cause difficulties, or failing to promptly implement requests in accordance with law from entities participating in technology transfer activities.
8. Disclosing technological secrets, or impeding technology transfer activities.
9. Other conduct which is strictly prohibited by the law on technology transfer.
Article 14. Principles for signing and performing technology transfer contracts
1. A technology transfer contract shall be entered into via the form of a written contract or some other written form with equivalent validity such as a telegram, telex, facsimile or data message or other form as stipulated by law.
2. The language in a written technology transfer contract shall be as agreed by the parties, but in the case of a transaction in Vietnam there must be a contract in Vietnamese. The Vietnamese and the foreign language versions of a contract shall be of equal validity.
3. A technology transfer contract shall be entered into and performed in accordance with the provisions of this Law, the Civil Code, the Commercial Law and other relevant laws.
Article 15. Contents of technology transfer contracts
Parties entering into a technology transfer contract may reach agreement on inclusion of the following particulars:
1. Name of the technology transfer contract, clearly stating the name of the transferred technology.
2. The technology object which is being transferred and the products created from the technology.
3. Transfer of the ownership of [and/or] right to use the technology.
4. Method of transfer of the technology.
5. Rights and obligations of the parties.
6. Price and mode of payment.
7. Date of effectiveness and term of validity of the contract.
8. Definition of terms and concepts (if any) used in the contract.
9. Plan and schedule for transfer of the technology, and location for implementing the transfer of the technology.
10. Liability to provide a warranty for the transferred technology.
11. Penalties for breach of contract.
12. Liability for breach of contract.
13. Applicable law for dispute resolution.
14. Tribunal for dispute resolution.
15. Other agreements, on condition that they are not contrary to the law of Vietnam.
Article 16. Transfer of ownership of technology
1. Transfer of ownership of technology means the owner of a technology transfers the entire right of possession, the right to use and the right to dispose of such technology to another entity in accordance with article 18 of this Law.
2. If a technology is a protected industrial property rights object, then transfer of ownership of such technology must be implemented together with transfer of ownership of the industrial property rights in accordance with the law on intellectual property.
Article 17. Transfer of right to use technology
1. Transfer of the right to use a technology means an entity as stipulated in article 8 of this Law permits another entity to use the technology in accordance with clause 2 of this article and article 18 of this Law.
2. The scope of transfer of the right to use a technology shall be as agreed by the parties, comprising:
(a). Exclusive or non-exclusive right to use the technology;
(b) Permission to re-transfer the right to use the technology to a third party or a prohibition from doing so;
(c) Fields of use of the technology;
(d) The right to improve the technology, and the right to receive information about improvements to the technology;
(dd) The exclusive or non-exclusive right to distribute and sell products created from the transferred technology;
(e) Geographical area in which it is permitted to sell products created from the transferred technology;
(g) Other rights related to the transferred technology.
3. If a technology is a protected industrial property rights object, then transfer of the right to use such technology must be implemented together with transfer of ownership of industrial property rights in accordance with the law on intellectual property.
Article 18. Forms of transfer of technology:
1. Transfer of data about the technology.
2. Provision of training the technology transferee for a specified period stipulated in the technology transfer contract to enable the transferee to properly understand and master the technology.
3. Appointment of a technical consultancy expert to enable the technology transferee to put the technology into production with the technological and product quality satisfying the specifications and schedule stipulated in the technology transfer contract.
4. Other forms of transfer as agreed by the parties.
Article 19 Time of effectiveness of technology transfer contracts
1. The time of effectiveness of a technology transfer contract shall be as agreed by the parties, except for the case stipulated in clause 2 of this article; if the parties do not agree on such time, then the contract shall be of full force and effect when the last party completes signing the contract.
2. A contract for the transfer of a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted shall only take effect after the competent State body has issued a technology transfer permit.
Article 20. Rights and obligations of technology transferors
1. A technology transferor shall have the following rights:
(a) To require the technology transferee to correctly implement the contractual commitments;
(b) To request the competent State body to protect lawful rights and interests related to the transferred technology;
(c) To receive full payment in accordance with the contract and to enjoy other rights and interests as agreed in the contract; to enjoy incentives stipulated in this Law and in other relevant laws;
(d) To require the technology transferee to apply measures to remedy, and to pay compensation for loss and damage if the technology transferee fails to correctly discharge the contractual obligations, except where the parties agree otherwise;
(dd) To lodge a complaint or to institute legal proceedings for breach of contract in accordance with law.
2. A technology transferor shall have the following obligations:
(a) To guarantee that the right to transfer the technology is lawful and is unrestricted by third party rights, except where the parties agree otherwise;
(b) To correctly implement the contractual commitments; to pay compensation for loss and damage suffered by the technology transferee or third parties as a result of breach of contract;
(c) Upon request of another negotiating party, to maintain confidentiality of information obtained during the process of negotiating and signing the technology transfer contract;
(d) To notify the technology transferee and to take appropriate measures on discovery of any technical difficulties which result in the transfer results failing to satisfy the requirements stipulated in the contract; to pay compensation for loss and damage sustained by the technology transferee or third parties and due to failure to perform the contractual commitments;
(dd) To conduct procedures applying for a technology transfer permit in the case of a transfer from Vietnam to overseas of a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted;
(e) Not to agree on clauses restricting competition which are prohibited by the Law on Competition;
(g) To discharge financial and other obligations as stipulated by law.
Article 21. Rights and obligations of technology transferees
1. A technology transferee shall have the following rights:
(a) To require the technology transferor to correctly implement the contractual commitments;
(b) To request the competent State body to protect lawful rights and interests related to the transferred technology;
(c) To hire domestic or foreign entities to provide technology transfer services in accordance with law;
(d) To require the technology transferor to apply measures to remedy, and to pay compensation for loss and damage if the technology transferor fails to correctly discharge the contractual obligations, except where the parties agree otherwise;
(dd) To lodge a complaint or to institute legal proceedings in accordance with law for breach of contract;
(e) To enjoy the incentives stipulated in this Law and in other relevant laws.
2. The technology transferee shall have the following obligations:
(a) To correctly implement the contractual commitments; to pay compensation for loss and damage suffered by the technology transferor or third parties as a result of breach of contract;
(b) Upon request of another negotiating party, to maintain confidentiality about the technology and other information obtained during the process of negotiating and signing the technology transfer contract;
(c) To conduct procedures applying for a technology transfer permit in the case of a transfer from overseas into Vietnam of a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted;
(d) To discharge financial and other obligations as stipulated by law.
Article 22. Price of and method of payment for technology transfer
1. The payment price stipulated in a technology transfer contract shall be as agreed by the parties.
2. Payment must be made by one or a combination of the following methods:
(a) One-off payment or payments in instalments in money or by goods;
(b) Transfer of the value of the technology as capital contribution to an investment project or to capital of an enterprise as stipulated by law;
(c) Other payment methods as agreed by the parties.
Article 23. Procedures for issuance of a technology transfer permit in the case of a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted
1. Any entity with a need to receive or to be transferred a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted shall forward the application file stipulated in article 24.1 of this Law to the State body authorized to issued technology transfer permits.
2. The State body authorized to issue technology transfer permits shall provide written approval within a time-limit of thirty (30) days from the date of receipt of a valid application file. In a case of refusal to approve, the State body shall provide a written response specifying its reasons for the refusal.
3. After receipt of written approval from the competent State body, the entity with the need to receive or to be transferred the technology shall sign a technology transfer contract.
4. After the technology transfer contract has been signed, one of the signatories shall forward the application file stipulated in article 24.2 of this law to the State body authorized to issue technology transfer permits.
5. Within a time-limit of ten (10) days from the date of receipt of a valid application file, the State body authorized to issue technology transfer permits shall be responsible to consider the consistency of the technology transfer contract with the items stipulated in the written approval in order to issue a decision on issuance of a permit. In a case of refusal to issue a permit, the State body shall provide a written response specifying its reasons for the refusal.
6. If there is a need to change the items stipulated in the technology transfer permit during the process of performance of the technology transfer contract, then one of the signatories to the contract must apply for a new permit.
Article 24 Application files for approval of technology transfer, and application files for issuance of a technology transfer permit in the case of a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted
1. An application file for approval of the transfer of a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted shall comprise:
(a) Written request to enter into a technology transfer contract;
(b) Document on the legal status of the applicant;
(c) Explanatory statement on the technology in accordance with regulations of the Ministry of Science and Technology.
2. An application file for issuance of a technology transfer permit in the case of a technology on the list of technologies the transfer of which is restricted shall comprise:
(a) Written request for issuance of a technology transfer permit;
(b) Written approval from the competent State body to transfer the technology;
(c) Document on the legal status of the parties to the technology transfer contract;
(d) Original or copy of the technology transfer contract;
(dd) List of technological data and technological equipment (if any) attached to the technology transfer contract.
Article 25. Right to registration of technology transfer contracts and procedures for registration
1. The parties entering into a technology transfer contract shall have the right to register such contract with the competent State administrative body for science and technology as the basis for the parties to enjoy the incentives stipulated in this Law and in other relevant laws.
2. An application file for registration of a technology transfer contract shall comprise:
(a) Request for registration of the technology transfer contract;
(b) Original or copy of the technology transfer contract
3. Within a time-limit of fifteen (15) days from the date of receipt of a valid application file, the competent State administrative body for science and technology shall consider and issue a decision on issuance of a certificate of registration of the technology transfer contract.
Article 26. Obligation to maintain confidentiality during issuance of technology transfer permits and issuance of certificates of registration of technology transfer contracts
The bodies and individuals responsible for issuance of technology transfer permits and of certificates of registration of technology transfer contracts shall also be responsible to maintain confidentiality of the technologies and business secrets in application files for issuance of technology transfer permits and in application files for registration of technology transfer contracts.
Article 27 Dealing with breaches of technology transfer contracts
1. The following sanctions shall apply to entities in breach of a technology transfer contract:
(a) Fine for a breach;
(b) Payment of compensation for loss and damage;
(c) Compulsory correct performance of the contract;
(d) Temporary stay of performance of the contract;
(dd) Suspension of performance of the contract;
(e) Rescission of the contract;
(k) Other measures as agreed by the parties, on condition that such other measures are not contrary to the fundamental principals of the law of Vietnam, not contrary to international commercial practice, nor contrary to an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
2. The measures of temporary stay of performance, suspension of performance and rescission of a contract shall not apply to a non-fundamental breach of a technology transfer contract, except where the parties agree otherwise.
3. The parties may agree to a limit on the amount of compensation payable for loss and damage resulting from breach of a technology transfer contract, unless a provision of law provides otherwise.
4. Application of the sanctions stipulated in clause 1 of this article shall be implemented in accordance with law.
Article 28. Technology transfer services
1. Technology transfer services shall comprise:
(a) Technology transfer brokerage;
(b) Technology transfer consultancy;
(c) Appraisal of technology;
(d) Valuation of technology;
(dd) Assessment of technology;
(e) Promotion of technology transfer.
2. Entities conducting technology transfer services business must have a business registration certificate for technology transfer services.
Article 29 Principles for entering into and performing technology transfer services contracts
1. A technology transfer services contract shall be entered into via the form of a written contract or in another form as stipulated by law.
2. A technology transfer services contract shall be entered into and performed in accordance with the provisions of this Law, the Civil Code, the Commercial Law and other relevant laws.
Article 30. Rights of entities conducting technology transfer services business
Entities conducting technology transfer services business [services providers] shall have the following rights:
1. To conduct technology transfer services activities for which the services provider has business registration.
2. To require services users to supply necessary information and data to enable the services provider to provide the technology transfer services.
3. To employ domestic and foreign associates in order to assist the technology transfer services activities of the services provider.
4. To receive fees and other benefits for the provision of services in accordance with an agreement.
5. To require services users to pay compensation for loss and damage caused to the services provider and due to the fault of such services users.
6. To conduct [business] co-operation and joint ventures with domestic and foreign entities in order to conduct technology transfer services activities.
7. To participate in domestic, regional and international professional associations in accordance with law.
Article 31. Obligations of entities conducting technology transfer services business
Entities conducting technology transfer services business [services providers] shall have the following obligations:
1. To provide technology transfer services correctly in accordance with the registered business items of such services provider.
2. To strictly perform signed technology transfer services contracts.
3. To be liable to services users for the results of implementation of technology transfer services contracts by the services provider.
4. To pay compensation for loss and damage caused to services users and due to the fault of the services provider.
5. To maintain confidentiality of information in accordance with the agreements in a technology transfer services contract.
6. To discharge financial and other obligations as stipulated by law.
Article 32. Technology assessment services
1. Technology assessment services means either a business or non-business activity conducted in the form of an assessment of a technology in order to verify the actual status of a transferred technology and other matters related to such transfer at the request of one or more parties to a technology transfer contract or at the request of a competent State administrative body.
2. Entities providing technology assessment services and parties requesting assessment of a technology must comply with the provisions of this Law and other relevant laws.
Article 33. Criteria for technology assessors
Technology assessors must satisfy all the following criteria:
1. Have college, university or higher qualifications and have the appropriate expertise for the requirements and field of technology to be assessed.
2. Have at least three years' working experience in the field of technology to be assessed.
3. Have an assessor's certificate in the field of technology to be assessed if the law stipulates that such a certificate is necessary.
INCENTIVES FOR ENCOURAGING AND PROMOTING TECHNOLOGY TRANSFER
Article 34. Development of the technology market
1. The State encourages entities to participate in development of the technology market in the following forms:
(a) By investing in construction of infrastructure for the technology market comprising technology markets, technology fairs and exhibitions, technology transaction centres, establishments fostering technology, establishments fostering technological enterprises and other forms;
(b) By announcing, disseminating, presenting and introducing technologies and by participating in domestic and overseas technology markets, technology fairs and exhibitions.
2. The Ministry of Science and Technology shall co-ordinate with ministries, ministerial equivalent bodies, Government bodies and people's committees of provinces and cities under central authority (hereinafter referred to as provincial people's committees) to take measures to encourage and create favourable conditions for domestic and foreign entities to invest in holding technology markets, technology fairs and exhibitions, and to invest in other forms of technology transfer; and shall take measures to attract all economic sectors to participate in development of the technology market.
Article 35. Encouraged technology transfer to rural areas, mountainous areas, areas with difficult socio- economic conditions and areas with specially difficult socio-economic conditions:
1. Technologies in the fields of protection and development of gene sources; cross breeding, and improving and raising the economic value of plant varieties and animal varieties.
2. Technologies for the production, preservation and processing of agricultural, forestry and aquaculture products.
3. Technologies for prevention and treatment of natural disasters and epidemics, and for community health care.
4. Technologies for prevention and treatment of epidemics affecting plant varieties and animal varieties.
5. Technologies using recycled energy.
6. Technologies supplying fresh water and protecting the environment.
7. Technologies for improvement of output, quality and effectiveness of traditional products of craft villages.
Article 36. Responsibilities of entities during technology transfer activities in rural areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions and areas with specially difficult socio- economic conditions
1. Programs and projects on dissemination of plant varieties and animal varieties or technologies for the production, preservation and processing of agricultural, forestry and aquaculture products must contain items of technology transfer.
2. Any entity which disseminates or transfers technology for production, preservation and processing of agricultural, forestry and aquaculture products must report to the State administrative body for science and technology in the locality in which such entity commences implementation of the technology transfer.
3. Any entity which provides plant varieties and animal varieties or which transfers technology for the production, preservation or processing of agricultural, forestry and aquaculture products shall be responsible to provide guidelines on such technology for the users and must pay compensation for loss and damage arising from the provision of such plant variety or animal variety or from transfer of such technology.
Article 37. Responsibilities of State bodies during technology transfer activities in rural areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions and areas with specially difficult socio-economic conditions
1. Local State administrative bodies for science and technology shall be responsible to provide guidelines and to facilitate activities of dissemination and transfer of plant varieties and animal varieties or technologies for the production, preservation and processing of agricultural, forestry and aquaculture products; and to promote technology transfer activities within their localities, and to inspect, detect and promptly prevent the dissemination or supply of plant varieties and animal varieties or of other technologies which cause loss and damage to users.
2. On an annual basis, the Ministry of Science and Technology shall preside over co-ordination with relevant ministries, ministerial equivalent bodies and Government bodies to conduct appraisals of technology transfer activities in rural areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions and areas with specially difficult socio-economic conditions.
Article 38. Program for national technological renovation
1. The program for national technological renovation shall be aimed at achieving the following objectives:
(a) Improvement of the national technological capacity and of the effectiveness of technology transfer activities;
(b) Servicing major national economic programs;
(c) Facilitating small and medium-sized enterprises to replace outdated technologies, to apply progressive technology and to master technology which is transferred from overseas to Vietnam;
(d) Strengthening technological resources in rural areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions and areas with specially difficult socio-economic conditions.
2. Based on the tasks for socio-economic development in any one period, the Ministry of Science and Technology shall preside over co-ordination with relevant ministries, ministerial equivalent bodies and Government bodies to formulate the program for national technological renovation and shall submit such program to the Government for approval.
3. Ministries, ministerial equivalent bodies, Government bodies and provincial people's committees shall, within the scope of their respective functions and powers, be responsible to organize implementation of the program for national technological renovation.
Article 39. National Technological Renovation Fund
1. The National Technological Renovation Fund shall be established, aimed at achieving the following objectives:
(a) Supporting small and medium-sized enterprises to conduct the transfer, renovation and perfection of technologies the transfer of which is encouraged as stipulated in article 9 of this Law;
(b) Promoting the transfer of technologies which service the development of agriculture, forestry and aquaculture in rural areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions and areas with specially difficult socio-economic conditions;
(c) Supporting the fostering of technology and technological enterprises;
(d) Supporting the training of scientific and technological manpower to service the transfer, renovation and perfection of technologies.
2. The National Technological Renovation Fund shall support the transfer, renovation and perfection of technologies in the following ways:
(a) By making preferential loans;
(b) By providing support for loan interest rates;
(c) By providing loan guarantees;
(d) By providing capital assistance.
3. The National Technological Renovation Fund shall be formed from the following sources:
(a) From voluntary contributions by domestic and foreign entities;
(b) From loan interest;
(c) From State budget funds reserved for scientific and technological development;
(d) From other sources.
4. The Government shall issue specific regulations on the establishment, administration and use of the National Technological Renovation Fund.
Article 40. Transfer of results of State funded scientific and technological development research
1. The State shall allocate ownership of technology from results of State funded scientific and technological development research to the organization which presided over such research, unless a provision of law provides otherwise.
2. The owner of the results of State funded scientific and technological development research shall be obliged to use and transfer such technology to satisfy the requirements for socio-economic development, for national defence and security, and for the prevention and treatment of disease or for other essential requirements of society.
3. If the owner fails to implement the provisions in clause 2 of this article, then the competent State administrative body for science and technology shall transfer the right to use such results of scientific and technological development research to another organization.
Article 41 Mortgages of State owned assets in order to implement technology transfer activities
State owned science and technology organizations shall be permitted to mortgage State owned assets which have been assigned to such organizations in order to borrow loans for implementation of technology transfer activities in accordance with law.
Article 42 Distribution of revenue from State funded technology transfer activities
Revenue from State funded technology transfer activities shall be distributed as follows:
1. The author of an invention, industrial design or layout design of a semi-conductor integrated circuit for which a protection title has been issued shall be entitled to receive remuneration in accordance with the provisions of the Law on Intellectual Property.
2. If a collective or individual creates a technology not within the category stipulated in clause 1 of this article, the organization presiding over scientific and technological development research and which was allocated ownership of the technology created with State funding must provide specific regulations on ratios of distribution of benefits, and publicly announce the regime for such ratios in accordance with the following principles:
(a) Any collective or individual creating a technology shall be entitled to a percentage of the selling price of products created from such technology for a minimum period of ten (10) years if the organization presiding over the scientific and technological developmental research uses such technology for production;
(b) Any collective or individual creating a technology shall be entitled to from twenty (20) to thirty- five (35) per cent of the monetary proceeds generated by the technology transfer contract.
3. The owner of a technology shall, after paying remuneration to the collective or individual which created the technology, use fifty (50) per cent of the remaining revenue to invest in scientific and technological development research and fifty (50) per cent for the welfare and reward fund.
4. Where technology is created by using a number of funding sources including State funding, then distribution of revenue generated from the portion of State funding shall be implemented in accordance with clauses 2 and 3 of this article.
Article 43. Capital contribution by way of technology to investment projects
Any entity with the right to transfer technology as stipulated in article 8 of this Law shall have the right to contribute capital by technology to investment projects. The value of such capital contribution shall be the price of the technology agreed in the technology transfer contract.
Article 44 Tax policies in order to promote technology transfer activities:
1. Income tax exemption for any entity contributing capital by an invention patent licence [and/or]
technology licence.
2. Import duty exemption on goods imported for direct use in scientific and technological development research or in renovation of technology, such goods to comprise machinery, equipment, accessories, materials and transportation facilities not yet able to be produced domestically; technologies not yet able to be created domestically; and scientific data and textbooks.
3. Specialized use machinery, equipment and transportation facilities in the category not yet able to be produced domestically which service performance of a technology transfer contract shall not be subject to value added tax.
4. Production and business establishments investing in the construction of new production lines, expansion of scale, renewal of technology, improvement of the ecological environment or increase of production capacity shall be exempted from corporate income tax in respect of any increase in income for four years and shall be granted a fifty (50) per cent reduction of income tax payable for the seven subsequent years.
5. Enterprises investing in renovation of technology which receive a technology on the list of technologies the transfer of which is encouraged shall be exempted from [corporate] income tax for four years on condition that the total value of the exempted tax does not exceed fifty (50) per cent of the total funding of the investment in renovation of technology.
6. Enterprises in an area with difficult socio-economic conditions or in an area with specially difficult socio-economic conditions which receive technology when implementing an investment project shall be entitled to the following incentives:
(a) Exemption from corporate income tax for four years from the time when taxable income arises and a fifty (50) per cent reduction of tax payable in the nine (9) subsequent years on condition that the total value of the exempted tax does not exceed fifty (50) per cent of the total funding of the investment in renovation of technology;
(b) Import duty exemption on goods servicing the replacement or renovation of technology and on raw materials, materials and electronic components used for production for five (5) years from the time of commencement of production with the new technology.
7. Entities which transfer technology in the sector of priority transfer to rural areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions and areas with specially difficult socio-economic conditions shall be granted a fifty (50) per cent reduction of income tax payable on income generated from the technology transfer [and/or] from the provision of plant varieties or animal varieties.
8. Establishments fostering technology [or] fostering technological enterprises shall be exempted from [corporate] income tax for four years and shall be granted a fifty (50) per cent reduction of [corporate] income tax payable for the nine (9) subsequent years and shall be exempted from land use rent.
Article 45 Encouraging enterprises to apply and to renovate technology
Enterprises shall be permitted to deduct a portion of their annual pre-tax profit to establish a science and technology development fund in order to conduct scientific and technological development research and in order to renovate technology. If the fund is not used or if it is used for incorrect purposes during a period of five (5) years, then the enterprise must pay to the State budget corporate income tax on the portion of pre- tax profit which the State allowed the enterprise to deduct plus interest arising on such pre-tax profit portion.
The Government shall make a submission to the National Assembly to issue a decision on the level of deduction of pre-tax profit stipulated in this article.
Article 46. Encouraging foreigners and Vietnamese residing overseas to transfer technology to Vietnam
Foreigners and Vietnamese residing overseas who participate in transfer of a technology on the list of technologies the transfer of which is encouraged or who transfer a technology in an area with difficult socio-economic conditions or in an area with specially difficult socio-economic conditions shall be entitled to the following incentives:
1. The incentives stipulated in article 44 of this Law.
2. Individuals and their family members shall be issued with a multiple entry/exit visa for a term consistent with the duration for implementation of the technology transfer contract.
3. Favourable conditions for residence and travel.
4. Other incentives as stipulated by law.
Article 47. Encouraging development of technology transfer services organizations
The State encourages and shall facilitate domestic and foreign entities to set up establishments fostering technological enterprises, technology trading floors, technology markets, technology fairs and other technology transfer services organizations; and to organize establishments presenting, introducing, applying and transferring technology in rural areas and mountainous areas in order to promote technology transfer activities.
Article 48 Responsibilities of overseas Vietnamese representative diplomatic bodies regarding technology transfer activities
Overseas Vietnamese representative diplomatic bodies shall be responsible to support and promote technology transfer activities, and to facilitate entities to conduct promotional activities for the transfer of technology from overseas to Vietnam and from Vietnam to overseas.
The Government shall provide specific regulations on the responsibilities of overseas Vietnamese representative diplomatic bodies regarding technology transfer activities.
Article 49. Announcement, presentation and introduction of technology
1. The competent State administrative body for science and technology shall have the following responsibilities for the announcement, presentation and introduction of technology:
(a) To annually announce a list of technologies created with State budget funding, except where a provision of law provides otherwise;
(b) To encourage and assist entities to announce new technologies created by such entities.
2. The State shall have measures to support entities with new technology created domestically to undertake the announcement, presentation and introduction of such technologies and to participate in technology markets and technology fairs both within Vietnam and overseas.
Article 50. Statistics on technology transfer
1. Statistics on technology transfer comprise statistics on technological data which has been transferred, on new technologies, and on technologies which have been renovated; and such statistics shall comprise one of the items in the annual statistical report of the State administrative body for statistics.
Statistics on technology transfer shall be implemented in accordance with the law on statistics.
2. Enterprises, scientific research and technological development organizations, universities, colleges and other training establishments shall be responsible to annually provide their own statistics on technological transfer to the State administrative body for science and technology.
3. The Central Statistics Body shall preside over co-ordination with the Ministry of Science and Technology to provide specific regulations on the regime for reporting statistics on technology transfer.
RESPONSIBILITIES OF STATE ADMINISTRATIVE BODIES FOR TECHNOLOGY TRANSFER ACTIVITIES
Article 51. Responsibilities of the Government
The Government shall have the following responsibilities for the exercise of State administration of technology transfer activities:
1. To exercise uniform State administration of technology transfer activities.
2. To direct the formulation and promulgation of strategies, plans, programs, regimes, policies and measures for promotion of technology transfer activities and for renovation of technology consistent with each stage of socio-economic development of the country, and to organize implementation of such items.
3. To direct inspection of implementation of the law on technology transfer; to disseminate and teach the law on technology transfer.
4. To decentralize and allocate functions of State administration of technology transfer activities.
5. To promulgate the list of technologies the transfer of which is encouraged, the list of technologies the transfer of which is restricted, and the list of technologies the transfer of which is prohibited.
6. To conduct checks and inspections, to resolve complaints and denunciations, and to deal with breaches of the law during technology transfer activities.
Article 52. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology
The Ministry of Science and Technology shall have the following responsibilities for the exercise of State administration of technology transfer activities:
1. To be responsible before the Government for exercising administration of technology transfer activities; to promulgate legal instruments on technology transfer in accordance with its authority.
2. To preside over co-ordination with ministries, ministerial equivalent bodies and Government bodies in formulation of strategies, plans, measures, regimes and policies for promotion of technology transfer activities and renovation of technology, and to submit same to the Government for promulgation.
3. To formulate the list of technologies the transfer of which is encouraged, the list of technologies the transfer of which is restricted, and the list of technologies the transfer of which is prohibited; to submit such lists to the Government for promulgation; and to organize implementation thereof.
4. To issue and revoke technology transfer permits in the case of technologies on the list of technologies the transfer of which is restricted; to issue and revoke certificates of registration of technology transfer contracts.
5. To announce, in accordance with law, the list of technologies created with State funding.
6. To organize the work of compiling statistics on technology transfer in accordance with law.
7. To organize the work of checks and inspections, resolution of complaints and denunciations, and dealing with breaches of the law on technology transfer.
8. To carry out other duties as authorized or delegated by the Government.
Article 53. Responsibilities of ministries and ministerial equivalent bodies
Ministries and ministerial equivalent bodies shall have the following responsibilities for the exercise of State administration of technology transfer activities:
1. To co-ordinate with the Ministry of Science and Technology in formulating the list of technologies the transfer of which is encouraged, the list of technologies the transfer of which is restricted, and the list of technologies the transfer of which is prohibited; and in formulating strategies, plans, programs,
measures, regimes and policies for promotion of technology transfer activities and for renovation of technology.
2. To organize implementation of the program for national technological renovation in the fields for which responsibility has been delegated to them.
3. To facilitate technology transfer activities, especially technologies the transfer of which is encouraged and technology transfer in geographical areas to which the transfer of technology is encouraged.
4. To organize dissemination and training of the law on technology transfer.
5. To carry out other duties as authorized or delegated by the Government.
Article 54. Responsibilities of people's committees at all levels
People's committees at all levels shall have the following responsibilities for the exercise of State administration of technology transfer activities:
1. Provincial people's committees shall exercise State administration of technology transfer activities within their localities in accordance with authority delegated to them by the Government.
2. People's committees at all levels shall be responsible, within the scope of their respective duties and powers, to facilitate technology transfer activities within their localities.
DISPUTE RESOLUTION, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, AND DEALING WITH BREACHES
Article 55. Dispute resolution during technology transfer activities
Dispute resolution during technology transfer activities shall be implemented in the following forms:
1. Negotiation between the parties.
2. Conciliation between the parties as mediated by an entity selected by agreement between the parties.
3. Resolution by a domestic or foreign arbitrator or court.
Article 56. Principles for dispute resolution
1. Any dispute arising during technology transfer activities to which the parties are Vietnamese entities shall be resolved in accordance with the provisions of this Law and other relevant laws.
2. With respect to any dispute arising during technology transfer activities to which one party is a foreign entity, the parties shall have the right to select the dispute resolution tribunal and the applicable law in accordance with article 4 of this Law in order to resolve the dispute.
3. Any dispute arising during technology transfer activities in which the parties do not reach agreement on selection of applicable law shall be resolved in accordance with the law of Vietnam.
Article 57. Complaints and denunciations
1. Organizations and individuals shall have the right to lodge a complaint with the competent State administrative body about conduct during technology transfer activities infringing the lawful rights and interests of such organization or individual, or to institute court proceedings in accordance with law.
2. Individuals shall have the right to make a denunciation to the competent State administrative body about conduct in breach of this Law.
3. Complaints and denunciations during technology transfer activities and their resolution shall be implemented in accordance with the law on complaints and denunciations.
4. Any administrative decision of a competent State administrative body for technology transfer which is effective shall remain enforceable throughout the period during which any organization or individual lodges a complaint, makes a denunciation, or institutes legal proceedings; only when there is a decision resolving a complaint or denunciation from the competent State administrative body for technology transfer or when there is a verdict of the court shall enforcement be implemented in accordance with such decision or verdict.
5. Competent State administrative bodies for technology transfer at all levels shall be responsible to resolve complaints and denunciations made by organizations and individuals which are within the jurisdiction of such bodies.
Article 58. Dealing with breaches of the law on technology transfer
1. Any entity in breach of the law shall, depending on the nature and seriousness of the breach and its consequences to technology transfer activities, be dealt with in one of the following forms:
(a) Be subject to a penalty in accordance with the law on dealing with administrative breaches during technology transfer activities;
(b) Be subject to criminal prosecution in accordance with law.
2. If a breach of law during technology transfer activities causes loss and damage to the interests of the State or to the legal rights and interests of other entities, then the offender must pay compensation in accordance with law.
Article 59. Transitional provisions
1. Any technology transfer contract which the competent State administrative body certified for registration or approved prior to the date on which this Law takes effect shall continue to remain effective until expiry of the effective term of the contract.
2. Any application file for registration of a technology transfer contract which was lodged with the competent State administrative body prior to the date on which this Law takes effect but which has not yet been resolved shall be governed by this Law.
3. Organizations providing scientific and technological services which were established and operating prior to the date on which this Law takes effect shall not be required to re-register their operations if they satisfy the operational conditions stipulated in this Law. Any such organizations which fail to satisfy the operational condition stipulated in this Law must conduct re-registration of their operations within a period of twelve (12) months from the date on which this Law takes effect.
This Law shall be of full force and effect as from 1 July 2007.
Article 61. Implementing guidelines
The Government shall provide detailed regulations and guidelines for implementation of this Law.
This Law was passed by Legislature XI of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th Session on 29 November 2006.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Phu Trong |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực