1. Lệnh thanh toán giá trị cao là gì?

Lệnh thanh toán giá trị cao được giải thích tại khoản 21 Điều 2 Thông tư 37/2016/TT-NHNN thì lệnh thanh toán giá trị cao là Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.

Thế nào là lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng? Chi phí khi thực hiện một lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng là bao nhiêu?
Thế nào là lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng? Chi phí khi thực hiện một lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng là bao nhiêu?

2. Từ chối thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị cao trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng khi nào?

Trung tâm Xử lý Quốc gia từ chối thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị cao trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 37/2016/TT-NHNN hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia như sau:

“1. Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ điện tử bao gồm:

a) Loại và khuôn dạng của các dữ liệu;

b) Tính hợp lệ (có thẩm quyền) của người duyệt lệnh;

c) Ngày, tháng, năm;

d) Tính duy nhất;

đ) Các yếu tố bắt buộc đối với Lệnh thanh toán;

e) Mã xác nhận tin điện;

g) Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối, mã người duyệt.

2. Thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán, Lệnh hủy Lệnh thanh toán hợp lệ; thông báo theo yêu cầu về Lệnh thanh toán và kết quả xử lý Lệnh thanh toán cho các thành viên, đơn vị thành viên liên quan đến Lệnh thanh toán đó.

3. Đối chiếu Lệnh thanh toán với các thành viên, đơn vị thành viên trong Hệ thống TTLNH.

4. Từ chối thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán không hợp lệ, Lệnh hủy Lệnh thanh toán không hợp lệ, Lệnh thanh toán gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán.

5. Từ chối thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với các thành viên không đủ số dư trong tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng.

6. Thông báo trạng thái Lệnh thanh toán Có giá trị cao không thành công cho đơn vị khởi tạo lệnh nếu sau thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao trên tài khoản của đơn vị khởi tạo lệnh không đủ số dư để thực hiện thanh toán hoặc Lệnh thanh toán Có giá trị cao gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao.

7. Thông báo trạng thái Lệnh thanh toán Có bằng ngoại tệ không thành công cho đơn vị khởi tạo lệnh nếu sau thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ trên tài khoản loại tiền tương ứng của đơn vị khởi tạo lệnh không đủ số dư để thực hiện thanh toán hoặc Lệnh thanh toán Có bằng ngoại tệ gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ.

8. Thông báo trạng thái Lệnh thanh toán Nợ giá trị cao không thành công cho đơn vị khỏi tạo lệnh nếu sau thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao trên tài khoản của đơn vị nhận lệnh không đủ số dư để thực hiện thanh toán hoặc Lệnh thanh toán Nợ giá trị cao gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao.

9. Thông báo trạng thái Lệnh thanh toán Nợ bằng ngoại tệ không thành công cho đơn vị khởi tạo lệnh nếu sau thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ trên tài khoản loại tiền tương ứng của đơn vị nhận lệnh không đủ số dư để thực hiện thanh toán hoặc Lệnh thanh toán Nợ bằng ngoại tệ gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ.

10. Thông báo trạng thái Lệnh thanh toán giá trị thấp không thành công cho đơn vị khởi tạo lệnh nếu sau thời điểm Hệ thống TTLNH thực hiện quyết toán bù trừ đơn vị khởi tạo lệnh thiếu hạn mức nợ ròng hiện thời hoặc Lệnh thanh toán giá trị thấp gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp.

11. Tự động gửi tin điện kết quả bù trừ giá trị thấp cho cấu phần Xử lý tài khoản để hạch toán cho các thành viên tham gia quyết toán bù trừ giá trị thấp trong ngày.

12. Việc xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.”

Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Xử lý Quốc gia có quyền từ chối thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị cao trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đối với các thành viên không đủ số dư trong tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng.

Thế nào là lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng? Chi phí khi thực hiện một lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng là bao nhiêu?
Thế nào là lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng? Chi phí khi thực hiện một lệnh chuyển tiền giá trị cao liên ngân hàng là bao nhiêu?

3. Gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán giá trị cao

Căn cứ Điều 10 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) quy định về việc gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán như sau:

“1. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH được phép thay đổi thời điểm nhận Lệnh thanh toán thêm tối đa 30 phút trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp do yêu cầu công việc, Hệ thống TTLNH phát sinh lỗi tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, việc quyết toán bù trừ chưa thành công do thành viên thiếu số dư hoặc do các nguyên nhân khác từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, thành viên đề nghị gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán do sự cố kỹ thuật hoặc do khối lượng chứng từ phát sinh quá nhiều vào cuối giờ giao dịch.

2. Trường hợp thay đổi thời điểm nhận Lệnh thanh toán vượt quá 30 phút trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định, đồng thời gửi Vụ Thanh toán để giám sát.

3. Việc gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được thông báo tới tất cả các thành viên Hệ thống TTLNH và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước qua hộp thư điện tử đã đăng ký với đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH hoặc trên Hệ thống TTLNH trước thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp đối với trường hợp gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp, trước thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao và Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với trường hợp gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán giá trị cao và Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ.”

Theo quy định thì đơn vị vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được phép gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán trong trường hợp chứng từ phát sinh cuối ngày. Tuy nhiên thời gian gian hạn tối đa là 30 phút.

Nếu chứng từ phát sinh cuối ngày quá nhiều cần gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán giá trị cao hơn 30 phút thì đơn vị vận hành cần báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định, đồng thời gửi Vụ Thanh toán để giám sát.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thanh toán trước hạn khoản vay có thế chấp thì có bị phạt không?

Công nghệ tài chính (FINTECH) là gì? Vai trò và rủi ro khi sử dụng FINTECH?

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Điểm khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm? Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi?