- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Điểm khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm? Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi?
1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?
1.1. Khái niệm chứng chỉ tiền gửi?
Theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN tại Điều 5 có giải thích về chứng chỉ tiền gửi như sau:
“Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”
Theo đó, chứng chỉ tiền gửi có thể được hiểu đơn giản là một loại giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm huy động vốn tổ chức, cá nhân khác ở trong nước.
1.2. Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Theo Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1.3. Các loại chứng chỉ tiền gửi.
Chứng chỉ ghi danh: Là chứng chỉ hoặc ghi sổ mà thông tin của người sở hữu được đăng ký tên trong hồ sơ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp. Đây là tài sản riêng của người sở hữu và không thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai khác trừ khi được phép bởi chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Chứng chỉ vô danh: Là một loại chứng chỉ mà không có thông tin về người sở hữu được đăng ký tên trong hồ sơ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp. Quyền sở hữu khi đó sẽ thuộc về người nắm giữ.
Chứng chỉ ghi sổ: Đây là một loại chứng chỉ không có tính thanh khoản, không thể được chuyển nhượng, có giá trị theo mệnh giá và lãi suất được trả vào ngày đáo hạn.
2. Điểm khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm.
Cả chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm đều được phát hành bởi các tổ chức tài chính, như ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng. Tuy nhiên 2 loại trên vẫn có một số điểm khác biệt, cụ thể như sau:
2.1. Về thời hạn:
Chứng chỉ tiền gửi có thời hạn gửi tiền nhất định và kỳ hạn chỉ có thể là dài hạn hay trung hạn. Còn với sổ tiết kiệm thì thời hạn có sự linh hoạt hơn như: Thời hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng; Thời hạn dài từ 12 tháng, 36 tháng…;
2.2. Về lãi suất tiền gửi:
Chứng chỉ tiền gửi thường có lợi suất cao hơn sổ tiết kiệm tùy theo đợt và tổ chức cung cấp. Trong khi đó sổ tiết kiệm sẽ có mức độ % lãi suất tùy vào số tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau và tùy kỳ hạn;
2.3. Về tính thanh khoản:
Chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản thấp. Khi mua chứng chỉ tiền gửi, người gửi cần thực hiện cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận mức lãi suất cao nên việc rút tiền hoặc tất toán trước hạn đối với chứng chỉ tiền gửi gặp nhiều hạn chế.
Còn đối với sổ tiết kiệm, vì mang tính thanh khoản cao cho nên người gửi tiền có thể rút tiền mà không phải chịu phạt hoặc mất lợi suất nếu thực hiện sau khi đủ thời hạn quy định.
2.4. Về phí và chi phí:
Khi gửi tiền vào chứng chỉ tiền gửi sẽ có các khoản phí phạt cao khi người gửi tiền rút tiền trước thời hạn hoặc khi không hoàn thành cam kết, còn đối với sổ tiết kiệm thì các khoản phí phạt sẽ ít hơn.
3. Ưu điểm khi sử dụng chứng chỉ tiền gửi.
- Lãi suất hấp dẫn: Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm thông thường, giúp nhà đầu tư tăng thu nhập từ khoản tiền gửi.
- Rủi ro thấp: CCTG được phát hành bởi các ngân hàng, và thường được đảm bảo bởi các quỹ bảo hiểm tiền gửi, do đó có mức rủi ro thấp hơn so với nhiều loại hình đầu tư khác.
- Thời gian linh hoạt: CCTG thường có nhiều kỳ hạn khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn, giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu tài chính của mình.
4. Nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi.
- Thanh khoản hạn chế: Một khi đã đầu tư vào CCTG, việc rút tiền trước hạn có thể gặp khó khăn, và nhà đầu tư có thể phải chịu lãi suất thấp hơn hoặc mất một phần lãi. Không được rút tiền từ chứng chỉ tiền gửi trước kỳ hạn, kể cả khi người gửi chấp nhận mất lãi. Người gửi chỉ có thể cầm cố nó cho ngân hàng và phải trả thêm lãi chênh lệch từ 2 - 4%/năm. Có thể bị mất thanh khoản nếu như các tổ chức và ngân hàng phát hành chứng chỉ tuyên bố phá sản.
- Lợi nhuận không cao bằng đầu tư cổ phiếu: Mặc dù lãi suất hấp dẫn, nhưng lợi nhuận từ CCTG thường không cao bằng đầu tư vào cổ phiếu hoặc các tài sản rủi ro khác.
- Không linh hoạt trong việc chuyển nhượng: Chứng chỉ tiền gửi không dễ dàng chuyển nhượng như cổ phiếu, điều này có thể hạn chế khả năng giao dịch của nhà đầu tư khi cần sử dụng tiền mặt.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Quy chế về cấp tín dụng mới nhất