- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Tính thanh khoản là gì? Công thức tính thanh khoản
Tính thanh khoản là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quản lý và sử dụng tài sản của cá nhân và doanh nghiệp. Hiểu rõ về tính thanh khoản giúp bạn đánh giá được mức độ linh hoạt và an toàn của tài sản trong việc chuyển đổi thành tiền mặt mà không gây tổn thất đáng kể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khái niệm tính thanh khoản, tầm quan trọng của nó trong hoạt động tài chính, cũng như công thức tính thanh khoản để có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về tình hình tài chính của mình hoặc doanh nghiệp. Những kiến thức này sẽ cung cấp nền tảng vững chắc để bạn đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả và an toàn hơn.
1. Tính thanh khoản là gì ?
Tính thanh khoản là thuật ngữ chỉ mức độ linh hoạt của một tài sản trong quá trình mua bán trên thị trường mà không làm thay đổi giá trị thị trường của tài sản đó.
Hiểu đơn giản, tính thanh khoản biểu thị khả năng chuyển đổi tài sản hoặc sản phẩm thành tiền mặt.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, các loại tài sản hiện nay bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Dựa trên khái niệm này thì ta có thể thấy tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
Tính thanh khoản là tiêu chí quan trọng để các ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
2. Phân loại tài sản theo tính thanh khoản
Tài sản lưu động là các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng, cổ phiếu, nợ khách hàng,... Giá trị của tài sản lưu động có thể thay đổi thường xuyên tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong kế toán, tài sản lưu động được chia thành 5 loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau:
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền như chứng khoán, tiền gửi ngân hàng,...
- Các khoản đầu tư ngắn hạn, ví dụ như cổ phiếu ngắn hạn, trái phiếu ngắn hạn,...
- Các khoản phải thu
- Ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho, bao gồm hàng hóa và sản phẩm mà doanh nghiệp sở hữu và dự định bán ra trong tương lai.
- Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì có thể được sử dụng trực tiếp để thanh toán, lưu thông và tích trữ.
Ngoài ra, chứng khoán cũng được coi là tài sản có tính thanh khoản. Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn trên thị trường, dễ dàng bán lại với giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư ban đầu.
3. Công thức tính thanh khoản
Hiện nay, có nhiều công thức tính thanh khoản, đơn cử như:
- Tính thanh khoản hiện thời là khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động
Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.
+ Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 là khả năng trả nợ yếu, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản.
+ Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 là doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán các khoản nợ đến hạn
- Tính thanh khoản nhanh là tỷ số mà doanh nghiệp có thể thanh toán mà không cần xử lý hàng tồn kho.
Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.
+ Tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.
+ Tỷ số thanh khoản nhanh trong khoản 0,5 - 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.
- Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt.
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/Nợ ngắn hạn.
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 03 tháng mà không gặp rủi ro lớn.
4. Ý nghĩa của thanh khoản
Thanh khoản thể hiện mức độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán nhanh chóng trên thị trường với mức giá phản ánh đúng giá trị nội tại của tài sản.
Tiền mặt được coi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể được chuyển đổi thành các tài sản khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ngoại tệ, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu,… đều là những loại tài sản có tính thanh khoản cao. Ngược lại, các tài sản như bất động sản, đồ sưu tầm, và đồ mỹ nghệ thường có tính thanh khoản thấp hơn.