- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Ngân sách nhà nước là gì, gồm những khoản nào?
1. Ngân sách nhà nước là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định:
“Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
...”
Theo quy định trên thì ngân sách nhà nước là các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Theo đó, ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Ngân sách nhà nước được thu từ những nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước được thu từ những nguồn dưới đây:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
- Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện;
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
- Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
- Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
- Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
- Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
- Tiền sử dụng khu vực biển;
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
- Thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ngân sách nhà nước được thu từ các nguồn trên. Các nguồn thu ngân sách nhà nước đa dạng nguồn thu.
3. Các khoản chi ngân sách nhà nước gồm những khoản nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển bao gồm:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án theo các lĩnh vực được quy định.
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng;
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các tổ chức kinh tế;
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các tổ chức tài chính của trung ương và địa phương;
- Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi dự trữ quốc gia.
- Chi thường xuyên cho các lĩnh vực quốc phòng; an ninh và trật tự, an toàn xã hội; sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; sự nghiệp khoa học và công nghệ; sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; sự nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; sự nghiệp thể dục thể thao; sự nghiệp bảo vệ môi trường; các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn lao động Việt Nam; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh vay.
- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ, tổ chức ngoài nước.
- Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Bên cạnh những nguồn thu thì ngân sách nhà nước cũng chi cho các khoản nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
4. Các câu hỏi có thường gặp
4.1. Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ ngân sách nhà nước trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
4.2. Ngân sách nhà nước gồm những khoản thu chi gì?
Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu như thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô, thu nội địa.
4.3. Vai trò ngân sách nhà nước là gì?
- Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
4.4. Đặc điểm của ngân sách nhà nước là gì?
Đặc điểm của ngân sách nhà nước:
- Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước.
- Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước do cơ quan nào thực hiện?
- Ngân sách nhà nước là gì, gồm những khoản nào?
- Phân biệt thuế với các nguồn thu từ ngân sách Nhà nước
- Tổ chức thu ngân sách nhà nước, tổ chức chi ngân sách nhà nước, tổ chức điều hành ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- Quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước do cơ quan nào thực hiện?