Có được chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang năm sau sử dụng không?

1. Có được chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang năm sau sử dụng không?

Căn cứ vào Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước 2015 về xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm như sau:

  • Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
  • Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.
  • Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều này chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân sách năm sau:
    • Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;
    • Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
    • Nguồn thực hiện chính sách tiền lương;
    • Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;
    • Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán;
    • Kinh phí nghiên cứu khoa học.
  • Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này, trường hợp phương án được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện.
  • Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nguồn sang ngân sách năm sau.

Theo đó, có thể chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang năm sau sử dụng đối với những khoản chi được quy định trên. Trước khi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau sử dụng thì cần tìm hiểu khoản chi đó là gì, nếu thuộc các trường hợp như quy định nêu trên.

2. Ngân sách nhà nước là gì?

- Căn cứ vào quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Cũng theo quy định tại Khoản 13, 15 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì ngân sách nhà nước bao gồm:

  • Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
  • Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Có được chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang năm sau sử dụng không?

3. Việc chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang năm sau sử dụng được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 163/2016/NĐ-CP về chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau như sau:

  • Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng gồm:
    • Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật Đầu tư công. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc cho phép chuyển nguồn sang năm sau nữa, nhưng không quá thời hạn giải ngân của dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
    • Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia;
    • Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội;
    • Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi;
    • Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc;
    • Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện.
  • Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cho phép sử dụng vào năm sau.

Theo đó, các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng gồm những khoản chi được quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 163/2016/NĐ-CP.

Trên đây là những nội dung liên quan đến Có được chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang năm sau sử dụng không? mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn đọc.

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Ngân sách nhà nước do ai quản lý?

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Tài chính (bao gồm: ngân sách Nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia, tài sản Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); ...

4.2. Ngân sách là gì?

Ngân sách hay ngân quỹ (tiếng Anh và tiếng Pháp đều là: Budget) nói chung là một danh sách tất cả các chi phí và doanh thu theo kế hoạch. Đây là một kế hoạch cho tiết kiệm và chi tiêu.

4.3. Ngân sách nhà nước có vai trò gì?

  • Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
  • Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.