Quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước do cơ quan nào thực hiện?
Quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước do cơ quan nào thực hiện?

1. Ngân sách Nhà Nước là gì? Được phân loại ra sao?

Hiện nay, pháp luật đã có quy định rõ ràng về khái niệm ngân sách Nhà Nước nhằm giải thích chính xác nhất về tính chất của loại hình này. Trong đó, theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà Nước 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trong đó, ngân sách Nhà Nước sẽ bao gồm 02 loại:

1. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

2. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Ngân sách Nhà Nước là gì? Được phân loại ra sao?
Ngân sách Nhà Nước là gì? Được phân loại ra sao?

2. Quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước sẽ do cơ quan nào thực hiện?

Việc quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, việc giao phó nhiệm vụ quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước phải được quy định rõ ràng và cụ thể theo pháp luật. Trong đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Ngân sách Nhà Nước 2015, việc quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước sẽ do Quốc hội thực hiện như sau:

a) Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;

b) Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ;

c) Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước;

đ) Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.

Quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước sẽ do cơ quan nào thực hiện?

3. Việc lập dự toán ngân sách Nhà Nước dựa trên căn cứ nào?

Khi tiến hành quyết định dự toán ngân sách Nhà Nước, cơ quan có thểm quyền quyết định là Quốc hội phải thực hiện dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định. Trong đó, theo quy định tại Điều 41 Luật Ngân sách Nhà Nước 2015, việc lập dự toán ngân sách Nhà Nước dựa trên những căn cứ sau:

1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

2. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

6. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

7. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

8. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Việc lập dự toán ngân sách Nhà Nước dựa trên căn cứ nào?
Việc lập dự toán ngân sách Nhà Nước dựa trên căn cứ nào?

4. Việc lập dự toán ngân sách Nhà Nước có sự phối hợp của cơ quan nào nữa không?

Lập dự toán ngân sách Nhà Nước là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, bên cạnh thẩm quyền quyết định do Quốc hội thực hiện, khi lập dự toán ngân sách Nhà Nước, sẽ cần có sự phối hợp của các Cơ quan Nhà Nước khác có thẩm quyền liên quan. Trong đó, theo quy định tại Điều 45 Luật Ngân sách Nhà Nước 2015, Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm được quy định như sau:

1. Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan thu ở trung ương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được giao phụ trách, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

3. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Luật này, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.

4. Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan theo quy định để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; đồng thời gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát.

5. Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

6. Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.

Việc lập dự toán ngân sách Nhà Nước có sự phối hợp của cơ quan nào nữa không?
Việc lập dự toán ngân sách Nhà Nước có sự phối hợp của cơ quan nào nữa không?

Xem thêm các bài viết liên quan:

Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?