- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Mã số thuế (137)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Bảo hiểm xã hội (80)
- Tiền lương (78)
- Tạm trú (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Lao động (45)
- Căn cước công dân (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Đăng ký mã số thuế (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Hưởng BHTN (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Người phụ thuộc (14)
- Kinh doanh (14)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Ly hôn (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Quyền sử dụng đất (12)
Ký quỹ là gì? Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ
Ký quỹ là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ thực hiện, được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Vậy ký quỹ là gì? Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Ký quỹ là gì?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 thì ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, ký quỹ cũng là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và người ký quỹ phải gửi tài sản có giá vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại…
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
2. Các hình thức ký quỹ thông dụng
Căn cứ vào các quy định liên quan đến ký quỹ thì có các hình thức ký quỹ như sau:
- Ký quỹ bảo lãnh: Nhà đầu tư phải ký quỹ/phải bảo lãnh để đảm bảo thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại tổ chức tín dụng.
- Ký quỹ L/C: Đây là thư do ngân hàng lập dựa vào yêu cầu của các bên nhập và xuất khẩu và ngân hàng là tổ chức trung gian để cam kết sẽ thanh toán một phần/toàn bộ số tiền trong giao dịch của hai bên.
- Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành, nghề: Theo đó, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề đó phải ký quỹ vào ngân hàng, ví dụ như ngành kinh doanh lữ hành nội địa phải ký quỹ 100 triệu đồng và kinh doanh lữ hành quốc tế thì phải ký quỹ 250 triệu đồng; kinh doanh dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng,…
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ
Căn cứ vào Điều 330 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định cụ thể như sau:
- Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ
+ Hưởng phí dịch vụ;
+ Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
+ Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
+ Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật dân sự, luật khác liên quan quy định.
- Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ
+ Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
+ Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
+ Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
- Quyền, nghĩa vụ của bên có quyền trong ký quỹ
+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
+ Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Trên đây là những nội dung cơ bản liên quan đến ký quỹ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ. Theo đó, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì ngoài các hình thức bảo đảm khác như đặt cọc, thế chấp,…thì ký quỹ cũng là một trong các hình thức được áp dụng phổ biến. Ngày nay, trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật đã quy định bắt buộc về mức ký quỹ vào ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán khi có rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp, do đó, khi bạn kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào, bạn cần phải tìm hiểu những quy định và điều kiện hoạt động của ngành đó. Trường hợp có ký quỹ, bạn cần tìm hiểu xem khả năng có đáp ứng được điều kiện không trước khi kinh doanh nhé.