Chương II Luật ngân sách nhà nước 2015: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 83/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 29/07/2015 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật ngân sách nhà nước 2015 với nhiều quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách các cấp, lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách, kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN, trách nhiệm, quyền hạn các cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước được ban hành ngày 25/06/2015.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.
Nội dung giám sát bao gồm:
- Việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo Điều 15 của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.
Luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 và Luật ngân sách nhà nước 2002 hết hiệu lực kể từ ngày này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách.
2. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ.
3. Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm.
4. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước:
a) Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
b) Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ;
c) Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước;
đ) Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
5. Quyết định phân bổ ngân sách trung ương:
a) Tổng số chi ngân sách trung ương được phân bổ; chi đầu tư phát triển theo từng lĩnh vực; chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi dự trữ quốc gia; chi trả nợ lãi, chi viện trợ; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; dự phòng ngân sách;
b) Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi viện trợ của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực;
c) Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu.
6. Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
7. Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
8. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết.
9. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
10. Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước.
11. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
1. Ban hành pháp lệnh, nghị quyết về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
2. Cho ý kiến về các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội.
3. Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
4. Cho ý kiến về các chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước do Chính phủ trình.
a) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước;
b) Bổ sung dự toán số tăng thu ngân sách nhà nước; phân bổ, sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
6. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách.
7. Đình chỉ việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó.
8. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
9. Bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và các báo cáo, dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Chủ trì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo về thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và phương án sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của ngân sách trung ương do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Thẩm tra các chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước do Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính - ngân sách.
5. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương về lĩnh vực tài chính - ngân sách.
6. Kiến nghị các vấn đề trong lĩnh vực tài chính - ngân sách.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội, các cơ quan có liên quan của Chính phủ để thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước và các dự án, báo cáo khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách được phân công phụ trách do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tài chính - ngân sách; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách.
3. Kiến nghị các vấn đề về tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách.
1. Thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
2. Trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Tham gia với Ủy ban tài chính, ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước.
1. Công bố luật, pháp lệnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc tiến hành đàm phán, ký kết, quyết định phê chuẩn hoặc trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân sách.
3. Yêu cầu Chính phủ họp bàn về hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khi cần thiết.
1. Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các báo cáo, dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền.
2. Lập và trình Quốc hội kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
3. Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết.
4. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo nội dung quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 của Luật này; nhiệm vụ thu, chi, bội chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4, điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này.
5. Thống nhất quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước.
6. Quyết định các giải pháp và tổ chức điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định; kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước; báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
7. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về tài chính - ngân sách khi có yêu cầu.
8. Quy định quy trình, thủ tục lập dự toán, thu nộp, kiểm soát, thanh toán chi ngân sách, quyết toán ngân sách; ứng trước dự toán ngân sách năm sau; sử dụng dự phòng ngân sách; sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
9. Quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước sau khi xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
10. Quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước; đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, để phù hợp đặc điểm của địa phương, quy định khung và giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.
11. Xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định làm căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và các địa phương.
12. Hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; kiểm tra tính hợp pháp các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
13. Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các chương trình, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
14. Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
15. Quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
1. Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách, trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền.
2. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, cơ chế quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, thanh toán, quyết toán, mục lục ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước.
3. Quyết định ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
4. Lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản vay và thu khác của ngân sách, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao. Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ.
5. Chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 05 năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của Chính phủ.
6. Kiểm tra các quy định về tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp quy định trong các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên thì có quyền:
a) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ đối với những văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ đối với những quy định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
7. Thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước.
8. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
9. Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước.
10. Thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
1. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước trình Chính phủ; lập phương án phân bổ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
2. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Lập dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của cơ quan mình.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, quyết toán ngân sách hằng năm thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
3. Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
4. Báo cáo tình hình thực hiện kết quả, hiệu quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
5. Ban hành các định mức kỹ thuật - kinh tế làm cơ sở cho việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
7. Quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán, công khai đối với ngân sách được giao; bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:
a) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại, bảo đảm không thấp hơn dự toán thu ngân sách nhà nước được cấp trên giao;
b) Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
c) Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ;
d) Tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương.
2. Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình:
a) Tổng số; chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách;
b) Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;
c) Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu.
3. Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
4. Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương.
5. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết.
6. Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
7. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
8. Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước của ngân sách cấp mình; quyết định chương trình, dự án đầu tư quan trọng của địa phương được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
9. Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm gồm các nội dung: mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của kế hoạch tài chính 05 năm; khả năng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương và giới hạn mức vay của ngân sách địa phương; giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch;
b) Bội chi ngân sách địa phương và nguồn bù đắp bội chi ngân sách địa phương hằng năm;
c) Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này;
d) Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương;
đ) Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;
e) Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phương;
g) Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ;
h) Quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.
1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Luật này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
2. Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về lĩnh vực tài chính - ngân sách.
4. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia.
5. Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phương.
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.
7. Báo cáo, công khai ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.
9. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này còn có nhiệm vụ:
a) Lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các nội dung quy định tại khoản 9 Điều 30 của Luật này;
b) Lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Điều 43 của Luật này;
c) Quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm; thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, chính sách, đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc.
4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới.
5. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ.
6. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với dự toán được giao tự chủ theo quy định của pháp luật.
7. Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các dự án đầu tư qua các giai đoạn của quá trình đầu tư: chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng, kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, công khai và lưu trữ hồ sơ dự án.
1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính.
3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.
4. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
DUTIES, ENTITLEMENTS OF REGULATORY AGENCIES; RESPONSIBILITY AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS TO STATE BUDGET
Article 19. Duties and entitlements of the National Assembly
1. Make laws and amend laws on state budget – finance.
2. Decide basic policies on state budget – finance; impose, change, or abolish taxes; decide safety limits on national debts, public debts and government debts.
3. Decide 5-year financial plans.
4. Decide state budget estimates:
a) Total state budget revenue, including domestic revenue, revenue from crude oil, revenue from export and import, and receipt of grant aid;
b) Total state budget expenditure, including central government budget expenditure, local government budget expenditure, expenditure on development investment, national reserve, recurrent expenditures, payment of loan interest, provision of aid, provision of additional funding for financial reserve fund, budget reserve. Expenditure on development investment and recurrent expenditure include specific expenditures on education, vocational training, science and technology;
c) The State budget deficit includes deficit of central government budget and deficit of each local government budget; sources for covering state budget deficit;
dd) Total loan of state budget, including loans for covering state budget deficit and loans for repayment of principal of state budget.
5. Decide allocation of central government budget:
a) Total amount of central government budget allocated; expenditure on development investment by each field; recurrent expenditure by each field; expenditure on national reserve; payment of loan interest, provision of additional funding for financial reserve fund; budget reserve;
b) Estimate of expenditure on development investment, recurrent expenditure, expenditure on national reserve, provision of aid by each Ministry, ministerial agency, Governmental agency, and other central regulatory agencies by each field;
c) Amount of additional funding from central government budget for each local government budget, including funding for budget balancing and dedicated additional funding.
6. Decide the ratio (%) of distribution between central government budget and each local government budget with regard to the revenues prescribed in Clause 2 Article 35 of this Law.
7. Decide policies on investment in National target programs and projects of national importance funded by state budget.
8. Decide adjustments to state budget estimates where necessary.
9. Approve state budget statements.
10. Supervise the enactment of state budget, basic policies of state budget – finance, and the National Assembly’s Resolutions on state budget.
11. Annul documents issued by the President, Standing Committee of the National Assembly, the government, the Prime Minister, the People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy on state budget – finance that contravene the Constitution, Laws, and the National Assembly’s Resolutions.
Article 20. Duties and entitlements of Standing Committee of the National Assembly
1. Promulgate Ordinances and Resolutions on state budget – finance as prescribed by law.
2. Offer opinions on law projects, reports, and other projects pertaining to organizations and individuals submitted to the National Assembly by the government.
3. Promulgate a Regulation on making, inspecting, and deciding state budget estimate, plan for allocation of central government budget and approving state budget statements.
4. Offer opinions on regulations on important and extensive policies on budget expenditures related to achievement of socio-economic objectives of Vietnam proposed by the government.
5. Decide:
a) Rules, criteria, and norms for allocation of state budget;
b) Inclusion of increase in state budget revenue in the estimate; allocation and use of revenue increase, expenditure decrease of central government budget, reports submitted to the National Assembly at the nearest meeting.
6. Supervise the implementation of Laws and the National Assembly’s Resolution; Ordinances and Resolutions of Standing Committee of the National Assembly on state budget – finance.
7. Suspend the implementation of legislative documents promulgated by the government, the Prime Minister on state budget – finance that contravene the Constitution, Laws, and the National Assembly’s Resolutions; propose the annulment of such documents at the nearest meeting of the National Assembly.
8. Annul legislative documents promulgated by the government and the Prime Minister on state budget – finance that contravene Resolutions of Standing Committee of the National Assembly.
9. Annul Resolutions on state budget – finance promulgated by the People’s Councils of provinces that contravene the Constitution, Laws, Resolutions of the National, Ordinances and Resolutions of Standing Committee of the National Assembly.
Article 21. Duties and entitlements of Budget – Finance Committee of the National Assembly
1. Assess law projects, ordinance projects, other projects and reports on state budget – finance assigned by the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly.
2. Take charge of assessment of state budget estimate, plan for allocation of central government budget, plan for adjusting state budget estimate, reports on enactment of state budget, and state budget statement; rules, criteria, and norm for budget allocation and plan for use of revenue increase, expenditure decrease of central government budget proposed by the government to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly.
3. Assess important and extensive policies on budget expenditures related to achievement of socio-economic objectives of Vietnam proposed by the government to Standing Committee of the National Assembly.
4. Supervise the implementation of Laws, Resolutions of the National Assembly, Resolutions of Standing Committee of the National Assembly on state budget – finance; supervise the enactment of state budget and state budget – finance policies.
5. Supervise the implementation of legislative documents promulgated by the government, the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial agencies, and joint documents on state budget – finance issued by central regulatory agencies.
6. Put forward issues pertaining to state budget – finance.
Article 22. Duties and entitlements of Nationalities Council and other Committees of the National Assembly
1. Cooperate with Budget – Finance Committee of the National Assembly and relevant agencies of the government in assessment of law projects, ordinance projects, state budget estimate, plan for allocation of central government budget, reports on enactment of state budget, state budget statement, other projects and reports on state budget – finance submitted by the government to the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly within the area of its competence.
2. Supervise the implementation of Laws, Resolutions of the National Assembly, Resolutions of Standing Committee of the National Assembly on state budget – finance; supervise the enactment of state budget and state budget – finance policies within its competence.
3. Put forward issues pertaining to state budget – finance within its competence.
Article 23. Duties and entitlements of State Audit Office of Vietnam
1. Carry out state budget audit and report the audit result to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly; send the audit result to the President, the government, the Prime Minister, Nationalities Council, Committees of the National Assembly, and relevant agencies prescribed by the Law on State Audit Office of Vietnam.
2. Submit reports on state budget statement audit to the National Assembly for consideration and approval.
3. Cooperate with Budget – Finance Committee and other agencies of the National Assembly and the government in examining reports on state budget estimate, plans for allocation of central government budget, and plans for adjusting state budget estimate.
Article 24. Duties and entitlements of the President
1. Announce Laws and Ordinances on state budget – finance.
2. Perform the duties and entitlements prescribed by the Constitution and law pertaining to negotiation, conclusion, approval of international agreements of state budget – finance, or propose them to the National Assembly for approval.
3. Request the government to hold meetings on state budget – finance activities where necessary.
Article 25. Duties and entitlements of the government
1. Submit law projects, ordinance projects, other projects and reports on state budget – finance to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly; promulgate legislative documents on state budget – finance within its competence.
2. Make and submit 5-year financial plans and 3-year state budget-finance plans to the National Assembly.
3. Make and submit annual state budget estimates, plans allocation of central government budget, and adjustments to state budget estimate (where necessary) to the National Assembly.
4. Pursuant to the National Assembly’s Resolution on state budget estimate and allocation of central government budget, assign state budget revenue and obligatory expenditures to each Ministry, ministerial agency, Governmental agency, other central regulatory agencies in accordance with Point b Clause 5 Article 19 of this Law; revenue, expenditure, deficit targets, and ratio (%) of distribution between central government budget and each local government budget with regard to the distributable revenues and additional funding from central government budget for each province according to Points a, b, c, and d Clause 4, Point c Clause 5, and Clause 6 Article 19 of this Law.
5. Unify management of state budget; ensure tight cooperation between sector management agencies and local governments in enactment of state budget.
6. Decide solutions and organize the enactment of state budget as decided by the National Assembly; inspect the enactment of state budget; submit reports to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly on enactment of state budget, National target programs, projects of national importance decided by the National Assembly.
7. Submit state budget – finance reports to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly on request.
8. Establish procedures for making estimates, collecting revenues, controlling budget expenditures, and making budget statements; advance funding of next year’s budget; use of budget reserve; use of financial reserve fund and other financial funds of the State prescribed in this Law and relevant regulations of law.
9. Decide important and extensive policies on budget expenditures related to achievement of socio-economic objectives of Vietnam after receiving opinions from Standing Committee of the National Assembly.
10. Decide uniform policies, standards, and limits on expenditures that apply nationwide; impose brackets of some policies, standards, and limits on expenditures to suit local conditions for the People’s Councils of provinces to decide specifically.
11. Establish principles, criteria, and limits on budget allocation; submit them to Standing Committee of the National Assembly as the basis for making estimates and allocating budget among Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central and local agencies.
12. Provide instructions and supervise the People’s Council implementing documents of superior agencies; inspect the legitimacy of Resolutions of the People’s Councils.
13. Make and submit state budget statements, financial statements of programs/projects of national importance decided by the National Assembly.
14. Issue a Regulation on consideration and decision of estimate and allocation of local government budgets; consider approving local government budgets.
15. Issue regulations on budget management according to task performance result.
Article 26. Duties and entitlements of the Ministry of Finance
1. Prepare for law projects, ordinance projects, 5-year financial plans, 3-year state budget – finance plans, other state budget – finance projects and submit them to the government; promulgate legislative documents on state budget – finance within its competence.
2. Establish principles, criteria, and limits on allocation of recurrent expenditures of state budget; policies, standards, and limits on budget expenditures, mechanism for state budget – finance management, accounting, payment, statement of state budget, and list of state budget entries; regulations on reporting and financial transparency; submit them to the government for promulgation in order to be uniformly applied nationwide.
3. Decide the policies, standards, limits on budget expenditures on various fields and sectors after reaching a consensus with corresponding Ministries; is a consensus is not achieved, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to consider and offer opinions.
4. Make state budget estimates, plans for allocation of central government budget, adjustments to state budget estimate where necessary and submit them to the government. Organize the enactment of state budget; unify the management and collection of taxes, fees, charges, loans, and other receivables, international aid; organize enactment of state budget expenditure in accordance with given budget estimates. Make and submit state budget statements to the government.
5. Decide the targets, orientation for raising, using loans, and management of public debt in each 5-year period; midterm debt management program; system of criteria for monitoring government debt, public debt, national foreign debts; annual plans for loans and repayment of the government; then submit them to competent authorities for approval.
6. Examine state budget – finance regulations promulgated by Ministries, ministerial agencies, the People’s Councils, the People’s Committees of provinces and President of the People’s Committees of provinces. If any of them contravenes the Constitution, Laws, Resolutions of the National, Ordinances and Resolutions of Standing Committee of the National Assembly, and other documents issued by superior agencies, the Ministry of Finance is entitled to:
a) Request the Minister or Heads of ministerial agency to suspend or annul the illegitimate documents they issued;
b) Request the Prime Minister to suspend illegitimate Resolutions promulgated by the People’s Councils of provinces;
c) request the Prime Minister to annul illegitimate regulations promulgated by the People’s Committees and the Presidents of the People’s Committees of provinces.
7. Carry out state budget – finance inspections; take actions (or request competent authorities to take actions) against violations against the laws on state budget – finance management of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central regulatory agencies, local governments, business organizations, administrative units, and other entities obliged to make contributions to state budget and use state budget;
8. Manage state budget funds, state reserve funds, and other funds of the State as prescribed by law.
9. Assess efficiency of state budget expenditures.
10. Publish state budget in accordance with Article 15 of this Law.
Article 27. Duties and entitlements of the Ministry of Planning and Investment
1. Establish and propose principles, criteria, and limits on allocation of capital for investment in development of state budget to the government; plan the allocation of expenditures on development investment of central government budget.
2. Cooperate with the Ministry of Finance, relevant Ministries and agencies in making 5-year financial plans, annual state budget estimates, and 3-year state budget – finance plans.
Article 28. Duties and entitlements of the State bank of Vietnam
1. Cooperate with the Ministry of Finance in formulating and implementing loaning plans for covering state budget deficit.
2. Give advances to state budget to cover temporary deficit of state budget funds under decisions of the Prime Minister.
Article 29. Duties and entitlements of other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and other central regulatory agencies
1. Make their own annual budget estimates and 3-year state budget – finance plans.
2. Cooperate with the Ministry of Finance, other Ministries and relevant agencies in aggregating the annual state budget estimate, plan allocation of central government, 5-year financial plans, 3-year state budget – finance plans, and annual budget statements of their fields or sectors.
3. Inspect and monitor the enactment of budget of their fields or sectors.
4. Report the result and efficiency of budget of their fields or sectors.
5. Impose technical – economic limits as the basis for budget management according to achievement of objectives of their fields or sectors.
6. Cooperate with the Ministry of Finance in establishing policies, standards, and limits on budget expenditures of their fields or sectors
7. Manage, organize enactment of budget; make and publish budget statements; ensure efficient use of state budget.
8. Ministers, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies, and other central regulatory agencies shall adhere to their duties and entitlements to state budget – finance and take responsibility for misconducts within their competence.
Article 30. Duties and entitlements of the People’s Councils
1. According to the budget revenue and obligatory expenditures set by superior agencies and practical conditions, decide:
a) Estimate of the local revenues of state budget, including domestic revenue, revenue from crude oil, revenue from export and import, and receipt of grant aid, ensuring the actual revenue is not lower than the revenue estimated by superior agencies;
b) Estimate of revenues of local government budget, including the revenues wholly and partly retained in the local government budget, and additional funding provided by the superior budget;
c) Estimate of expenditures of local government budget, including expenditures of their own budget and those of inferior budgets, sorted by expenditure on development investment, recurrent expenditures, payment of loan interest, provision of additional funding for financial reserve fund, and budget reserve. Expenditure on development investment and recurrent expenditures include specific expenditures on education, vocational training, science and technology;
d) Total loan of local government budget, including loans for covering deficit of local government budget and loans for repayment of principal of local government budget.
2. Decide allocation of their own budget estimates:
a) Total amount; expenditure on development investment and recurrent expenditures by each field; provision of additional funding for local financial reserve funds; budget reserve;
b) Estimate of expenditure on development investment and recurrent expenditures of each affiliated agency and unit by field;
c) Additional funding for each inferior budget, including additional funding for budget balancing and dedicated additional funding.
3. Approve statements of local government budgets.
4. Decide policies and measures for enactment of local government budgets.
5. Decide adjustments to local government budget estimates where necessary.
6. Supervise the enactment of budget decided by the People’s Council.
7. Annul legislative documents on state budget – finance promulgated by the People’s Committee or the President of the People’s Committee of the same province and the People’s Councils at inferior level if they contravene the Constitution, Laws, Resolutions of the National, Ordinances and Resolutions of Standing Committee of the National Assembly, and other documents issued by superior agencies.
8. Compile the list of programs/projects to be invested by their budgets of the People’s Councils in the midterm; decide local important programs/projects to be invested by state budget.
9. Apart from the duties and entitlements prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 of this Article, the People’s Councils of provinces also have the following duties and entitlements:
a) Decide 5-year financial plans with the following contents: overall targets, specific targets, estimated revenue of local government budgets; revenues and expenditures of local government budgets, deficit of local government budget, and limits on loans of local government budgets; solutions for implementation of the plans;
b) Decide deficit of local government budgets and sources for covering such deficit every year;
c) Decide the distribution of sources of revenues and obligatory expenditures of each level of local government budgets according to Clause 3 Article 9 of this Article;
d) Decide the ratio of distribution between various levels of local government budgets with regard to the revenues to be retained by local government budgets prescribed in Clause 2 Article 37 of this Law and revenues distributed between various levels of local government budgets;
dd) Decide collection of fees, charges, and the people’s contribution as prescribed by law;
e) Decide the principles, criteria, and limits on local budget allocation;
g) Decide policies, standards, and limits on budget expenditures according to framework regulations of the government;
h) Decide policies on special obligatory expenditures of their areas apart from the policies, standards, and limits imposed by the government and the Minister of Finance in order to achieve socio-economic development objectives, ensure social safety and order locally in a way that suits capacity of local government budgets.
The government shall elaborate this regulation.
Article 31. Duties and entitlements of the People’s Committees
1. Make estimates of local government budgets and plans for budget allocation according to Clause 1 and Clause 2 Article 30 of this Law; make adjust estimates of local government budgets where necessary, submit them to the People’s Council at the same level for decision and reporting to superior administrative agencies and finance authorities.
2. Make and submit local government budget statements to the People’s Council at the same level for approval and reporting to superior administrative agencies and finance authorities.
3. Inspect Resolutions on state budget – finance issued by the People’s Councils at inferior levels.
4. Decide budget revenue and obligatory expenditures of each affiliated agency and unit, additional revenue and obligatory expenditures of inferior budgets, and ratio of distribution between various levels of local government budgets with regard to distributable revenues.
5. Decide solutions and organize enactment of local government budget estimates decided by the People’s Councils; carry out inspection and make reports on enactment of local government budgets.
6. Cooperate with superior regulatory agency in management of local government budgets.
7. Report and publish state budget as prescribed by law.
8. Manage the budget according to achievement of objectives as prescribed by the government.
9. Apart from the duties and entitlements prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 of this Article, the People’s Committees of provinces also have the following duties and entitlements:
a) Make and submit the documents mentioned in Clause 9 Article 30 of this Law to the People’s Council of the same province for approval;
b) Make 3-year state budget – finance plans as prescribed in Article 43 of this Law;
c) Decide the use of financial reserve fund and other financial funds of the State in accordance with this Law and relevant regulations of law.
10. Direct local finance authorities to take charge and cooperate with relevant agencies in assisting the People’s Committees in performing their duties prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article.
11. Presidents of the People’s Committees shall adhere to their duties and entitlements to state budget – finance and take responsibility for misconducts within their competence.
Article 32. Duties and entitlements of budget estimate units
1. Make annual estimates of budget expenditure and revenue; allocate budget estimates given by competent authorities for affiliated units; adjust budget estimate allocation ratio within their competence; make 3-year state budget – finance plans within their competence as prescribed in Article 43 of this Law.
2. Organize enactment of budget revenue and expenditure estimates; transfers revenues to state budget in full and on schedule; spend properly in terms of policies, purposes, subjects, thriftiness, and efficiency.
3. Provide instructions and inspect the enactment of budget revenue and expenditure by affiliated units.
4. Adhere to regulations of law on accounting and statistics; make reports, budget statements, and publish budget in accordance with law; consider approving budget statements of inferior budget estimate units.
5. Apart from the duties and entitlements prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article, public service agencies may initiatively use the collected fees and other legitimate revenues to develop themselves and improve the quality, efficiency of their operation as prescribed by the government.
6. Public service agencies and regulatory agencies that exercise financial autonomy must issue their own spending regulations appropriate for their budgets.
7. Heads of budget estimate units shall adhere to their duties and entitlements to state budget – finance and take responsibility for misconducts within their competence.
Article 33. Duties and entitlements of investors
1. Execute projects of investment through the phases: investment preparation, project preparation, project execution, acceptance, transfer in accordance with regulations of law on state budget management, public investment, construction, and relevant regulations of law.
2. Adhere to regulations of law on contracting, accounting, statistics, reporting, financial statements, publishing and retention of project documents.
Article 34. Rights and obligations of agencies, organizations, units, and individuals related to state budget
1. Sufficiently and punctually pay the taxes, fees, charges, and other payables to state budget as prescribed by law.
2. In case aid, capital, or funding is provided by the State according to given budget estimates, such amounts must be used properly in terms of purposes, regulations, thriftiness, efficiency, and financial statements must be submitted to finance authorities.
3. Adhere to regulations of law on accounting, statistics, and publishing of government budget.
4. Be provided with information, participate in supervision of state budget – finance by the public as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực