Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập kế hoạch Tài chính 05 năm và kế hoạch Tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm
Số hiệu: | 45/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 05/06/2017 |
Ngày công báo: | 05/05/2017 | Số công báo: | Từ số 313 đến số 314 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 45/2017/NĐ-CP hướng dẫn quy trình lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm.
1. Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm và kế hoạch tài chính 5 năm
Kế hoạch tài chính 5 năm (gồm kế hoạch tài chính 05 năm cấp quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm cấp tỉnh) theo quy định tại Nghị định 45/2017 được lập trong thời hạn 5 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm.
Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm (gồm kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm cấp tỉnh) được lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu trong thời hạn 3 năm nhằm triển khai kế hoạch tài chính 5 năm.
2. Lập kế hoạch tài chính 5 năm
a, Trách nhiệm lập kế hoạch tài chính 5 năm được quy định tại Nghị định 45/2017/CP như sau:
- Bộ Tài chính phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia;
- Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch tài chính 5 năm cấp tỉnh.
b, Quy trình lập kế hoạch tài chính 5 năm được hướng dẫn bởi Nghị định số 45/2017 của Chính phủ như sau:
- Trước ngày 31/3 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Chỉ thị về lập kế hoạch tài chính 5 năm được Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Trước ngày 31/12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn sau;
- Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn sau;
- Trước ngày 20/9 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Tài chính hoàn chỉnh và báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau lên Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Trước ngày 20/10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Tài chính hoàn chỉnh và báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau lên Thủ tướng Chỉnh phủ trình Quốc hội.
3. Lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm
a, Trách nhiệm lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm được quy định tại Nghị định số 45 của Chính phủ năm 2017 như sau:
- Bộ Tài chính phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương;
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm cấp tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách địa phương.
b, Trình tự lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 45/CP như sau:
- Hằng năm, các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện báo cáo đánh giá sự phù hợp của kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm, trong đó bao gồm các nội dung sau: nhu cầu chi cho từng năm; dự kiến các giải pháp nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi và các đề xuất bổ sung.
- Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, xác định trần chi ngân sách trong 3 năm.
- Trước ngày 20/9 hằng năm, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, sau được gửi đến cuộc họp Quốc hội tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách địa phương.
Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm và kế hoạch tài chính 5 năm có hiệu lực từ ngày 5/6/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước về lập kế hoạch tài chính 05 năm và lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc lập các kế hoạch này.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến việc lập kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng thực hiện Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Kế hoạch tài chính 05 năm” là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm theo quy định tại Điều 17 Luật ngân sách nhà nước, gồm kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. “Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm” là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước; gồm kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. “Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh” là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước do các bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước.
4. “Phương thức cuốn chiếu” là việc hằng năm cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thực hiện cập nhật, bổ sung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, làm rõ những vấn đề phát sinh để định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực trong trung hạn, tạo cơ sở cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
5. “Trần chi ngân sách” là giới hạn chi ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh cho thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; trong đó, trần chi ngân sách của năm thứ nhất là số kiểm tra dự toán chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước.
6. “Chi tiêu cơ sở” là nhu cầu chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và cam kết bố trí nguồn trong dự toán ngân sách của năm trước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch.
7. “Chi tiêu mới” là nhu cầu chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới cho từng lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện, bao gồm cả các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây nhưng chưa được bố trí nguồn và cần tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch.
8. “Nợ dự phòng” là nghĩa vụ nợ chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra ít nhất một trong các điều kiện đã được xác định trước.
1. Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương trong giai đoạn 05 năm kế hoạch; đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch; giữ vai trò định hướng cho kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm được lập hằng năm để triển khai kế hoạch tài chính 05 năm, thể hiện những nội dung lớn về khung cân đối ngân sách nhà nước và trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương trong thời gian 03 năm, có tính đến diễn biến tình hình kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách hiện tại và cập nhật dự báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, làm cơ sở cho việc lập, xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
3. Dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cụ thể hóa định hướng chiến lược của kế hoạch tài chính 05 năm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, có các chỉ tiêu cơ bản trùng với chỉ tiêu năm thứ nhất của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
1. Căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:
a) Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước;
b) Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước trong Chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế;
c) Quy định của pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, bao gồm cả điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian 05 năm kế hoạch;
d) Dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch;
đ) Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 05 năm.
2. Căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước của địa phương;
b) Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước trong Chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; và những mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 05 năm kế hoạch của địa phương; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt của địa phương;
c) Dự báo tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước của địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch;
d) Quy định của pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, bao gồm cả cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian 05 năm kế hoạch;
đ) Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 05 năm.
1. Phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch của cả nước, địa phương.
2. Phù hợp với dự báo tình hình kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động và trả nợ và các yêu cầu giới hạn an toàn tài chính quốc gia trong thời gian 05 năm kế hoạch; phù hợp với các nguyên tắc cân đối, quản lý, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, nguyên tắc quản lý an toàn nợ công.
3. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể.
4. Công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:
a) Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
b) Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm;
c) Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động vốn vay trong và ngoài nước; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch;
d) Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước, bao gồm:
Tổng thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng sản phẩm trong nước - GDP), chi tiết cơ cấu thu theo khu vực; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước;
Tổng chi ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP), chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước;
Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi hoặc bội thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP); tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước; các giải pháp để đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách nhà nước;
đ) Các chỉ tiêu về quản lý nợ, gồm: Các chỉ tiêu giới hạn về nợ; mức dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; tỷ lệ trả nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước; tổng mức huy động; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ công;
e) Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu quản lý về nợ;
f) Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
2. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
b) Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm;
c) Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách của địa phương, gồm: thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách địa phương; nợ của ngân sách cấp tỉnh; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch;
d) Xác định khung cân đối ngân sách địa phương, bao gồm:
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương, gồm tổng thu; số thu và cơ cấu theo thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu; các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách địa phương;
Chi ngân sách địa phương, gồm: Tổng chi; số chi và cơ cấu theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi; các yếu tố tác động đến chi ngân sách địa phương và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách địa phương;
Cân đối ngân sách địa phương: Bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương; các giải pháp để đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách địa phương.
đ) Các chỉ tiêu về quản lý nợ của địa phương, gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương; dự kiến vay, trả nợ; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương;
e) Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách địa phương và các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương;
f) Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:
a) Trước ngày 31 tháng 3 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;
b) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau gửi Bộ Tài chính làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau;
c) Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn sau đã trình Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ;
d) Trước ngày 20 tháng 9 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội;
đ) Trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội.
2. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;
b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;
c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương đã hoàn chỉnh theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với tài liệu về dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau;
e) Trước ngày 10 tháng 12 năm thứ 5 của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn sau của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau.
1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:
a) Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm quốc gia thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách nhà nước, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch;
b) Việc lập kế hoạch điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia (nếu có) thực hiện theo đúng trình tự và mốc thời gian đối với việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia;
2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách của địa phương, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến, rồi gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch;
b) Việc lập kế hoạch điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu có) theo đúng trình tự và mốc thời gian đối với việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh chậm nhất 30 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:
a) Ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;
b) Chỉ đạo việc lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, việc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia trong trường hợp cần thiết;
c) Tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch tài chính 05 năm của các địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;
b) Chủ trì lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định;
c) Chủ trì lập phương án điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
d) Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về lập kế hoạch tài chính 05 năm hoặc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia;
c) Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của địa phương 05 năm giai đoạn sau, gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và cơ quan chức năng khác ở địa phương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn sau trên địa bàn của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác ở địa phương lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.
3. Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I ở cấp tỉnh lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp.
1. Căn cứ lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia:
a) Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành;
b) Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; các kế hoạch 05 năm về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính và đầu tư công (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch năm trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính và đầu tư công 05 năm giai đoạn sau (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm);
c) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch; khung thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước, dự kiến chi ngân sách của các lĩnh vực xác định trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia đã lập năm trước;
d) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;
đ) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
e) Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Căn cứ lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành của địa phương;
b) Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; các kế hoạch 05 năm của quốc gia và địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, đầu tư công (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch nằm trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính và đầu tư công 05 năm của địa phương giai đoạn sau (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm);
c) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian 03 năm kế hoạch; dự kiến chi ngân sách các lĩnh vực được xác định trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước của địa phương;
d) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước do trung ương và địa phương ban hành trong thời gian 03 năm kế hoạch;
đ) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
e) Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh.
3. Căn cứ lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh:
a) Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu và dự toán ngân sách nhà nước được giao năm hiện hành;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị; kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan, đơn vị;
c) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước do trung ương và địa phương ban hành trong thời gian 03 năm kế hoạch;
d) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch;
đ) Chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;
e) Trần chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước.
1. Phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 5 năm và hằng năm; dự báo trong thời gian 3 năm kế hoạch.
2. Phản ánh đầy đủ các khoản thu ngân sách nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; chi ngân sách được lập theo cơ cấu lĩnh vực và các khoản chi lớn, trong phạm vi trần chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.
3. Đảm bảo các nguyên tắc về cân đối, quản lý, phân cấp ngân sách, quản lý nợ công theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công.
4. Lập theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 3 năm, trong đó năm thứ nhất được sử dụng để tham khảo lập, trình, quyết định dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
5. Quy trình lập, báo cáo, tổng hợp và trình lồng ghép với quy trình dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
1. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia:
a) Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm hiện hành và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch; đánh giá xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn 05 năm, từ năm liền trước năm hiện hành đến hết năm thứ 3 của giai đoạn kế hoạch, so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm đã được Quốc hội quyết định;
b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành; những cơ chế, chính sách quan trọng dự kiến thực hiện trong năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo để đảm bảo hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước theo đúng mục tiêu, định hướng của Kế hoạch tài chính 05 năm;
c) Xác định số thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, trong đó:
Dự toán thu ngân sách nhà nước được tổng hợp theo từng khoản thu và cơ cấu thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ; thuyết minh các yếu tố tác động đến thu ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách thu và quản lý thu ngân sách nhà nước;
Dự toán chi ngân sách nhà nước được tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; thuyết minh các yếu tố tác động đến chi ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách nhà nước;
Dự toán bội chi hoặc bội thu ngân sách nhà nước; dự báo về tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và các chỉ số an toàn nợ;
Dự kiến tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước;
d) Những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn;
đ) Trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân theo từng lĩnh vực chi; dự kiến mức chi bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương;
e) Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu quản lý về nợ;
g) Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia.
2. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm hiện hành, dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch, so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương;
b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm hiện hành; những cơ chế, chính sách quan trọng do trung ương và địa phương ban hành dự kiến thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch để đảm bảo hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước theo đúng mục tiêu, định hướng của kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Xác định khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, trong đó:
Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương, chi tiết theo từng khoản thu và cơ cấu thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; thuyết minh các yếu tố tác động đến thu ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách thu và quản lý thu ngân sách nhà nước;
Dự toán chi ngân sách địa phương được tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, các khoản chi khác; chi cân đối ngân sách địa phương và chi từ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương; thuyết minh các yếu tố tác động đến chi ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách nhà nước;
Dự toán bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; dự báo về tỷ lệ nợ và các chỉ số quản lý nợ của ngân sách địa phương;
d) Những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách địa phương; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn;
đ) Xác định trần chi ngân sách theo từng lĩnh vực chi cho các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh và số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho chính quyền cấp dưới;
e) Dự báo rủi ro tác động đến thu, chi, cân đối ngân sách địa phương và các chỉ số quản lý nợ của ngân sách địa phương;
g) Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh:
a) Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của bộ, cơ quan, đơn vị năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của bộ, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 03 năm kế hoạch; đối với các bộ, cơ quan quản lý ngành, bên cạnh việc đánh giá, dự kiến những mục tiêu, nhiệm vụ trực tiếp thực hiện, cần bổ sung đánh giá, dự kiến những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành được phân công quản lý; so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị;
b) Đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách của bộ, cơ quan, đơn vị năm hiện hành và năm liền trước; dự báo các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo về số thu được giao quản lý, nhu cầu về chi ngân sách của bộ, cơ quan, đơn vị năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo;
c) Những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối các nguồn lực của bộ, cơ quan, đơn vị; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc; ưu tiên bố trí ngân sách và các nguồn lực tài chính khác cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ chủ yếu;
d) Dự kiến phân bổ chi tiết ngân sách nhà nước, khớp đúng cả về tổng mức và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, phân theo từng lĩnh vực chi theo thứ tự ưu tiên, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới;
đ) Dự báo các rủi ro phát sinh trong tổ chức thực hiện kế hoạch, bao gồm cả số nợ đọng, nợ dự phòng;
e) Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của bộ, cơ quan, đơn vị.
1. Hằng năm, căn cứ kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước, khả năng thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian 03 năm kế hoạch, các Bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành rà soát, đánh giá mức độ phù hợp với tình hình thực tế của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước, gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch đầu tư cùng cấp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp, xác định trần chi ngân sách cho thời gian 03 năm kế hoạch. Nội dung báo cáo đánh giá bao gồm:
a) Xác định nhu cầu chi từng năm trong 03 năm kế hoạch của bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương mình, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới, cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các lĩnh vực chi ngân sách theo quy định;
b) Dự kiến các giải pháp đảm bảo nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi theo thứ tự ưu tiên đã xác định phù hợp với từng nguồn thu và nguồn ngân sách nhà nước;
c) Đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách và nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước.
2. Hằng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm, kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách năm hiện hành và dự báo cho thời gian 03 năm kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư xác định trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị; dự kiến số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch.
3. Trường hợp nhu cầu chi của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương lớn hơn khả năng nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, cơ quan tài chính (đối với cân đối tổng thể ngân sách nhà nước và chi thường xuyên), cơ quan kế hoạch và đầu tư (đối với chi đầu tư phát triển) có thể yêu cầu các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp cung cấp thêm thông tin, số liệu, thuyết minh, giải trình hoặc chủ trì, phối hợp làm việc với bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để có các giải pháp huy động thêm các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách, rà soát, sắp xếp nhu cầu chi theo thứ tự ưu tiên hoặc điều chỉnh mức trần chi ngân sách đã thông báo, đảm bảo yêu cầu chi để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao của bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương phù hợp với khả năng cân đối các nguồn lực.
Thời gian cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương trùng với thời gian thảo luận dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:
a) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
b) Phê duyệt khung cân đối ngân sách nhà nước; những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
b) Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước; cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, viện trợ, chi dự trữ quốc gia; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trong thời gian 03 năm kế hoạch;
c) Xác định số dự kiến thu ngân sách cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch;
d) Xác định trần chi ngân sách trong thời gian 3 năm kế hoạch đối với:
Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi tiết theo từng lĩnh vực, năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
Trần bổ sung cân đối, trần bổ sung có mục tiêu và số dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng chi ngân sách địa phương, một số lĩnh vực chi quan trọng của địa phương năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội;
e) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương;
g) Tham gia ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu làm cơ sở để xây dựng khung cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch; tham gia về dự kiến trần chi ngân sách đầu tư phát triển cho các bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung có mục tiêu chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
h) Hướng dẫn chi tiết phương pháp xác định trần chi ngân sách, chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia;
b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về lập kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính xác định khung cân đối ngân sách nhà nước; cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, viện trợ, chi dự trữ quốc gia; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trong thời gian 03 năm kế hoạch;
d) Xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho đầu tư phát triển của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong giai đoạn 03 năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ;
đ) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương (phần vốn đầu tư phát triển) trong trường hợp cần thiết.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thuộc ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trong giai đoạn 03 năm kế hoạch để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia;
b) Lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của bộ, cơ quan trung ương; chi tiết theo chi đầu tư, chi thường xuyên và từng lĩnh vực chi, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp vào kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Phê duyệt khung cân đối ngân sách địa phương; những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách địa phương; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn của địa phương;
c) Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều này, báo cáo các cấp có thẩm quyền của địa phương cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và mức trần số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho ngân sách cấp dưới;
d) Hoàn chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.
1. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
2. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
3. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, Bộ Tài chính:
a) Ban hành văn bản hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;
b) Xác định, thông báo trần chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan trung ương; dự kiến, thông báo tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng thu cân đối ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng chi cân đối ngân sách địa phương, dự kiến chi một số lĩnh vực quan trọng của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch.
4. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Ban hành văn bản hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;
b) Xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho đầu tư phát triển của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong thời gian 03 hăm kế hoạch, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.
5. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Các bộ, cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu hướng dẫn lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đối với chương trình được giao quản lý.
6. Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoàn chỉnh theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Các bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
7. Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia (phần chi đầu tư phát triển), chi tiết theo lĩnh vực đến từng bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung có mục tiêu cho từng địa phương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.
8. Trước ngày 20 tháng 9 hằng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để cho ý kiến.
9. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia được gửi đến các đại biểu Quốc hội để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm.
10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 6 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.
Đối với việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020, các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trình cấp có thẩm quyền để xác định trần chi ngân sách, chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới cho năm 2018 và 02 năm tiếp theo.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 45/2017/ND-CP |
Hanoi, April 21, 2017 |
DECREE
DETAILING THE FORMULATION OF FIVE-YEAR FINANCE PLANS AND THREE-YEAR FINANCE-STATE BUDGET PLANS
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 25, 2015 Law on the State Budget;
Pursuant to the June 18, 2014 Law on Public Investment;
Pursuant to the June 17, 2009 Law on Management of Public Debts;
At the proposal of the Minister of Finance;
The Government promulgates the Decree detailing the formulation of five-year finance plans and three-year finance-state budget plans.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree details a number of articles of the Law on the State Budget regarding formulation of five-year finance plans and three-year finance-state budget plans; and tasks and powers of related agencies and units in the formulation of these plans.
Article 2. Subjects of application
1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies (below referred to as ministries and central agencies); People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees); provincial-level agencies and units; and other agencies and organizations involved in the formulation of five-year finance plans and three-year finance-state budget plans.
2. This Decree does not apply to agencies and organizations that do not have regular relations with the state budget.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Five-year finance plan means a finance plan drawn up for a five-year period together with the five-year socio-economic development plan under Article 17 of the Law on the State Budget. Five-year finance plans include national five-year finance plans and provincial-level five-year finance plans.
2. Three-year finance-state budget plan means a finance-state budget plan formulated annually by the successive method for three consecutive years, including the year of budget estimation and two following years, under Clauses 1 and 2, Article 43 of the Law on the
State Budget. Three-year finance-state budget plans include national three-year finance-state budget plans and provincial-level three-year finance-state budget plans.
3. Three-year finance-state budget plans of ministries, central agencies and provincial- level agencies and units are three-year finance-state budget plans formulated annually by the successive method by ministries, central agencies and provincial-level agencies and units for three consecutive years under Clause 3, Article 43 of the Law on the State Budget.
4. Successive method means that annually agencies and units assigned to formulate three-year finance-state budget plans update and assess new developments in the socioeconomic and state budget situation and clearly identify issues that newly arise so as to set an order of priority for allocation of resources in the medium term, creating a basis for annual state budget estimation.
5. Ceiling budget expenditure means the state budget expenditure limit notified by a competent agency to a ministry, central agency or provincial-level agency or unit for each year in a three-year planning period, in which the ceiling expenditure in the first year is the figure for budget expenditure estimate examination notified by a competent state agency under Clause 22, Article 4 of the Law on the State Budget.
6. Basic expenditure means the state budget expenditure for the performance of tasks and implementation of activities, regimes and policies in each sector which are and will be further performed or implemented in the three-year planning period and for which a competent agency has decided and committed to arranging funds under the state budget expenditure estimate of the previous year.
7. New expenditure means the state budget expenditure for the performance of new tasks and implementation of new activities, regimes and policies in each sector which have been approved by competent agencies, including also those which have been adopted but for which funds have not yet been arranged and which need to be performed or implemented in the three-year planning period.
8. Provisional debt means a debt which has not yet arisen but likely arises upon occurrence of at least one of pre-identified conditions.
Article 4. Relations between five-year finance plans, three-year finance-state budget plans and annual state budget estimates
1. Five-year finance plans are finance plans drawn up to serve the performance of objectives and tasks of national and local socio-economic development plans in each five- year planning period; set forth primary finance-state budget objectives and targets in each five-year planning period; and play the role as orientations for three-year finance-state budget plans and annual state budget estimates.
2. Three-year finance-state budget plans shall be formulated annually serving the implementation of five-year finance plans, specifying major contents on the state budget balancing framework and ceiling budget expenditures of ministries, agencies, units and localities in three consecutive years, taking into account current developments in the socioeconomic and finance-budget situation as well as forecasts for the three-year planning period, and serving as a basis for making, considering and deciding on annual state budget estimates.
3. Annual state budget estimates concretize strategic orientations laid down in the five-year finance plans and objectives and tasks of three-year finance-state budget plans. An annual state budget estimate’s basic targets are as the same as those set for the first year of the relevant three-year finance-state budget plan.
Chapter II
FORMULATION OF FIVE-YEAR FINANCE PLANS
Article 5. Formulators of five-year finance plans
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and related ministries and central agencies in, formulating national five-year finance plans and reporting them to the Government for submission to the National Assembly for consideration and decision.
2. Provincial-level People’s Committees shall direct provincial-level Finance Departments to assume prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Planning and Investment Departments and other related local agencies in, formulating provincial-level five-year finance plans and reporting them to provincial-level People’s Councils for consideration and decision.
Article 6. Grounds for formulation of five-year finance plans
1. Grounds for formulation of a national five-year finance plan:
a/ The implementation of the five-year socio-economic development plan and finance plan of the previous period;
b/ Socio-economic development and finance-state budget objectives, targets and orientations set forth in the national strategy and five-year plan on socio-economic development; and strategies on finance, public debts and tax system reform;
c/ Regulations on finance-state budget, including also treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to; and orientations for revision of existing regulations and promulgation of new ones in the five-year planning period;
d/ Forecasts about the international and domestic economic and financial situation which might affect the ability to mobilize and the demand for finance-state budget resources in the five-year planning period;
dd/ The Prime Minister’s directions on formulation of five-year socio-economic development plans and five-year finance plans.
2. Grounds for formulation of a provincial-level five-year finance plan:
a/ The implementation of the local five-year socio-economic development plan and finance plan of the previous period;
b/ Socio-economic development and finance-state budget objectives, targets and orientations set forth in the national strategy and five-year plan on socio-economic development; strategies on finance, public debts and tax system reform; socio-economic development objectives, targets and orientations in the five-year planning period of the locality; and approved socio-economic development master plan of the locality;
c/ Forecasts about the socio-economic situation which might affect the locality’s ability to mobilize and demand for finance-state budget resources in the five-year planning period;
d/ Regulations on finance-state budget, including also mechanisms for assignment of revenue sources and spending tasks between the central budget and local budgets and among local administrations of different levels; and orientations for revision of existing regulations and promulgation of new ones in the five-year planning period;
dd/ Directions of the Prime Minister and provincial-level People’s Committee on formulation of five-year socio-economic development plans and five-year finance plans.
Article 7. Requirements on formulation of five-year finance plans
1. Being conformable with the objectives, tasks and solutions set in the national socioeconomic development strategy; strategies on finance, public debts and tax system reform; and with national and local socio-economic development objectives, targets and orientations in each five-year planning period.
2. Being conformable with forecasts about the socio-economic situation, capacity of balancing state budget revenue sources, raising funds and repaying debts, and requirements on national financial safety limits in each five-year planning period; being conformable with the principles of balancing, management and assignment of state budget revenue sources and spending tasks and principles of public debt management.
3. Prioritizing the allocation of state budget funds for implementation of major guidelines and policies of the Party and State in each period.
4. Ensuring publicity, transparency and effectiveness.
Article 8. Contents of five-year finance plans
1. Contents of a national five-year finance plan:
a / Evaluation of the performance of major objectives, targets and tasks of the national five-year finance plan of the previous period; achievements, shortcomings, limitations, reasons therefor and drawn lessons and experiences;
b/ Determination of overall objectives of the five-year finance plan;
c/ Determination of specific and major finance-state budget objectives, covering state budget revenues and structure of state budget revenues; state budget expenditures and structure of state budget expenditures; state budget deficit; government debts, public debts and national foreign debts; domestic and foreign borrowings; mobilization and distribution of resources, and structure of the state budget in the five-year planning period;
d/ Determination of the state budget balance, covering:
Total state budget revenues (the absolute figure and ratio to gross domestic product - GDP), sector-based structure of state budget revenues; regulatory and managerial solutions to mobilizing state budget revenue sources;
Total state budget expenditures (the absolute figure and ratio to GDP), structure of state budget expenditures categorized by development investment expenditure, national reserve expenditure, current expenditure, interest payment expenditure, expenditure for aid provision and other expenditures; factors affecting state budget expenditures and regulatory and managerial solutions to ensuring a reasonable and sustainable structure of state budget expenditures and improving state budget spending efficiency;
State budget balance: State budget deficit or surplus (the absolute figure and ratio to GDP); total borrowings of the state budget, including borrowings for offsetting of deficit and borrowings for repayment of principal debts of the state budget, and solutions to ensuring safety and sustainability of the state budget;
dd/ Debt management indicators, including debt limits; balance of public debts, government debts and national foreign debts; ratio of debt repayment expenditure to total state budget revenue; total level of debts; and regulatory and managerial solutions to ensuring public debt safety and stability;
e/ Forecasts about risks that might affect the state budget balance and debt management indicators;
f/ Other financial solutions to ensuring the implementation of the national five-year finance plan.
2. Contents of a provincial-level five-year finance plan:
a/ Evaluation of performance of major objectives, targets and tasks set in the local five- year finance plan of the previous period; achievements, shortcomings, limitations, reasons therefor and drawn lessons and experiences;
b/ Determination of the overall objectives of the five-year finance plan;
c/ Determination of specific and major finance-budget objectives of the locality, covering state budget revenues and revenue structure, state budget expenditures and expenditure structure; local budget deficit; debts of the provincial budget; mobilization and distribution of resources and structure of the local budget in the five-year planning period;
d/ Determination the local budget balance, covering:
State budget revenues from local sources and revenues for balancing the local budget, covering total revenues; the figures and structure of state budget revenues categorized by domestic revenue and import and export revenue; factors affecting local budget revenues and regulatory and managerial solutions to ensuring local budget revenue sources;
Local budget expenditures, covering total expenditures, figures and structure of local budget expenditures categorized by development investment expenditure, current expenditure, interest payment expenditure; factors affecting local budget expenditures and regulatory and managerial solutions to ensuring a reasonable and stable expenditure structure and improving the efficiency of local budget spending;
Local budget balance: Local budget deficit or surplus, total borrowings of the local budget, including borrowings for offsetting deficit and borrowings for repayment of principal debts of the local budget; and solutions to ensuring safety and stability of the local budget;
dd/ Local debt management indicators, including limits and balance of debts of local administrations; loan borrowing and debt repayment plans; and regulatory and managerial solutions to ensuring safety and stability of debts of local administrations;
e/ Forecasts about risks that might affect the local budget balance and local debt management indicators;
f/ Other financial solutions to implementing the five-year finance plan.
Article 9. Order of formulation of five-year finance plans
1. Order of formulating national five-year finance plans:
a/ Before March 31 of the fourth year of each five-year finance plan, the Prime Minister shall issue a directive on formulation of the national five-year finance plan for the subsequent period;
b/ Before December 31 of the fourth year of each five-year finance plan, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, anticipating major socio-economic targets for the subsequent five-year period and send them to the Ministry of Finance for use as a basis for formulation of the national five-year finance plan for the subsequent period;
c/ Before June 30 of the fifth year of each five-year finance plan, based on the socio-economic development plan of the subsequent five-year period already submitted to the Government, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and related ministries and agencies in, formulating the national five-year finance plan for the subsequent period and submitting it to the Prime Minister;
d/ Before September 20 of the fifth year of each five-year finance plan, based on the Prime Minister’s opinions, the Ministry of Finance shall finalize the national five-year finance period for the subsequent period and report it to the Government for submission to the Standing Committee and agencies of the National Assembly;
dd/ Before October 20 of the fifth year of each five-year finance plan, based on opinions of the Standing Committee and Committees of the National Assembly, the Ministry of Finance shall finalize the national five-year finance plan for the subsequent period and report it to the Prime Minister for submission to the National Assembly.
2. Order of formulation of provincial-level five-year finance plans:
a/ Before May 15 of the fourth year of each five-year finance plan based on the Prime Minister’s directive on formulation of the five-year finance plan for the subsequent period, provincial-level People’s Committees shall direct provincial-level Finance Departments to assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Planning and Investment Departments and related agencies and units in, formulating their local five-year finance plans for the subsequent period;
b/ Before November 30 of the fourth year of each five-year finance plan, provincial- level People’s Committees shall report their local five-year finance plans for the subsequent period to their provincial-level People’s Councils’ Standing Bodies;
c/ Before December 31 of the fourth year of each five-year finance plan, provincial-level People’s Committees shall send their local five-year finance plans for the subsequent period which have been finalized based on opinions of provincial-level People’s Councils’ Standing Bodies to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment for opinion;
d/ Before July 20 of the fifth year of each five-year finance plan, provincial-level People’s Committees shall finalize their local five-year finance plan for the subsequent period and send them together with documents on annual state budget estimates to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment;
dd/ Based on the opinions of the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment, provincial-level People’s Committees shall finalize their local five-year finance plans for the subsequent period and report them to their provincial-level People’s Councils for consideration and decision together with the budget estimates for the first year of the subsequent five-year planning period;
e/ Before December 10 of the fifth year of each five-year finance plan, based on their local socio-economic development plans for the subsequent five-year period, provincial- level People’s Councils shall consider and decide on their local five-year finance plans of the subsequent period.
Article 10. Adjustment of five-year finance plans
1. For national five-year finance plans
a/ Upon occurrence of any changes in major objectives or targets of the national five-year socio-economic development plan or occurrence of urgent defense and security requirements, leading to great changes in the state budget balance or ability to raise funds from various sources, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and related agencies in, formulating a plan on adjustment of the national five-year finance plan and reporting it to the Government for submission to the National Assembly for decision together with the budget estimate of the year of adjustment;
b/ The formulation of plans on adjustment of national five-year finance plans (if any) must comply with the order and time frame of formulating national five-year finance plans.
2. For provincial-level five-year finance plans:
a/ Upon occurrence of any changes in major objectives or targets of its local five-year socio-economic development plan or occurrence of urgent defense and security requirements, leading to great changes in the local budget balance or ability to raise funds from various sources, a provincial-level People’s Committee shall direct its provincial-level Finance Department to assume the prime responsibility for formulating a plan on adjustment of the provincial-level five-year finance plan, report it to the Standing Body of the provincial-level People’s Council for opinion, and then send it to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment for opinion before submitting it, together with the budget estimate of the year of adjustment, to the provincial-level People’s Council for decision;
b/ The formulation of plans on adjustment of provincial-level five-year finance plans (if any) must comply with the order and time frame of formulating provincial-level five- year finance plans,
c/ Provincial-level People’s Committees shall send to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment adjusted provincial-level five-year finance plans within 30 days after such plans are approved by provincial-level People’s Councils.
Article 11. Tasks and powers of agencies and organizations in formulation of five- year finance plans
1. Tasks and powers of the Prime Minister:
a/ To promulgate directives on formulation of national five-year finance plans;
b/ To direct the formulation of national five-year finance plans and adjustment of national five-year finance plans when necessary;
c/ To organize inspection of the formulation of five-year finance plans by localities;
2. Tasks and powers of the Ministry of Finance:
a/ To propose the Prime Minister to promulgate directives on formulation of national five-year finance plans;
b/ To assume prime responsibility for formulating national five-year finance plans and reporting them the Prime Minister and Government for submission to the National Assembly Standing Committee and National Assembly for decision;
c/ To assume the prime responsibility for formulating plans on adjustment of national five-year finance plans under Clause 1, Article 10 of this Decree;
d/ To give opinions on formulation or adjustment of provincial-level five-year finance plans.
2. Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, central agencies and localities in, determining major socio-economic targets for each five-year period serving the formulation of national five-year finance plans;
b/ To coordinate with the Ministry of Finance and related ministries and sectors in formulating and adjusting national five-year finance plans;
c/ To give opinions on the formulation or adjustment of provincial-level five-year finance plans.
4. Tasks and powers of ministries and central agencies:
a/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in determining major socio-economic targets of each five-year period in the sectors and fields under their management serving the formulation of national five-year finance plans;
b/ To coordinate with the Ministry of Finance in formulating or adjusting national five-year finance plans.
5. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees:
a/ To direct provincial-level Planning and Investment Departments to assume the prime responsibility for, and coordinate with related local agencies and units in, determining major socio-economic targets of their localities for each five-year period and notify them to provincial-level Finance Departments serving the formulation of provincial-level five-year finance plans;
b/ To direct provincial departments and local functional agencies to coordinate with provincial-level Investment and Planning Departments in determining major socio-economic targets in the sectors and fields under their management in each five-year period serving the formulation and adjustment of provincial-level five-year finance plans;
c/ To direct provincial-level Finance Departments to assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Planning and Investment Departments, Tax Departments, Customs Departments and other related local agencies and units in, formulating and adjusting provincial-level five-year finance plans and reporting them to provincial-level People’s Committees for submission to provincial-level People’s Councils for decision and sending to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment under this Decree.
Chapter III
FORMULATION OF THREE-YEAR FINANCE-STATE BUDGET PLANS
Article 12. Formulators of three-year finance-state budget plans
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, summarizing national three-year finance- state budget plans and reporting them to the Government for submission to the National Assembly for reference during the discussion, consideration and approval of annual state budget estimates and central budget allocation plans.
2. Provincial-level Finance Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Planning and Investment Departments in, summarizing provincial-level three-year finance-state budget plans and reporting them to provincial-level People’s Committees for submission to provincial-level People’s Councils for reference during the discussion, consideration and approval of annual local budget estimates and allocation plans.
3. Ministries, central agencies and level-I budget-estimating agencies and units at the provincial level shall formulate three-year finance-state budget plans under their management and send them to finance and planning and investment agencies of the same level for summarization.
Article 13. Grounds for formulation of three-year finance-state budget plans
1. Grounds for formulation of a national three-year finance-state budget plan:
a/ The implementation of the socio-economic plan and state budget estimates of the current year;
b/ The national strategy for socio-economic development; strategies for finance, public debts and tax system reform; five-year plans on socio-economic development, finance, and public investment (in case the three planning years are covered by a five-year plan), or objectives, targets and orientations for socio-economic development, finance, and public investment in 5 subsequent years (in case the three planning years belong to two consecutive five-year planning periods);
c/ Planned major socio-economic targets in the three planning years; state budget revenue and expenditure framework and structure, estimated budget expenditures in the fields identified in the national three-year finance-state budget plan made in the previous year;
d/ Current regulations and orientations for revision and promulgation of the law on finance-state budget in the three planning years;
dd/The Prime Minister’s directive and guidance of the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment on formulation of three-year finance-state budget plans;
e/ Three-year finance-state budget plans of ministries, central agencies and provinces and centrally run cities.
2. Grounds for formulation of a provincial-level three-year finance-state budget plan:
a/ The implementation of the local socio-economic plan and state budget estimates of the current year;
b/ The national strategy for socio-economic development; strategies for finance, public debts and tax system reform; national and local five-year plans on socio-economic development, finance and public investment (in case the three planning years are covered by a five-year plan), or the locality’s objectives, targets and orientations for socio-economic development, finance and public investment in 5 subsequent years (in case the three planning years belong to two consecutive five-year planning periods);
c/ Planned major socio-economic targets of the province or centrally run city in the three planning years; estimated budget expenditures in the fields identified under the local three-year finance-state budget plan made in the previous year;
d/ Current regulations and orientations for revision and promulgation of centrally and locally promulgated laws and regulations on finance-state budget in the three planning years;
dd/ The Prime Minister’s directive, guidance of the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment, and the provincial-level People’s Committee’s direction on formulation of three-year finance-state budget plans;
e/ Three-year finance-state budget plans of provincial-level agencies and units.
3. Grounds for formulation of a three-year finance-state budget plan of a ministry, central agency or provincial-level agency or unit:
a/ The implementation of major objectives, tasks, regimes and policies and state budget estimates of the current year;
b/ Development strategy, master plan and plan for the sector, field, agency or unit; medium-term public investment plan of the agency or unit;
c/ Current regulations and orientations for revision and promulgation of centrally and locally promulgated laws and regulations on finance-state budget in the three planning years;
d/ Planned socio-economic targets that affect the implementation of objectives and tasks of the agency or unit in the three planning years;
dd/ Competent state agencies’ direction on formulation of three-year finance-state budget plans in the three planning years;
e/ Ceiling budget expenditure notified by a competent agency to the ministry, central agency or provincial-level agency or unit under the three-year finance-state budget plan made in the previous year.
Article 14. Requirements on three-year finance-state budget planning
1. To conform with the practical implementation of five-year and annual objectives, targets and orientations for socio-economic development and finance, and with forecasts for the three planning years.
2. To fully reflect state budget revenues and other revenues as prescribed by law; and budget expenditures estimated according to the structure of fields and major expenditures not exceeding the ceiling budget expenditure notified by a competent agency.
3. To comply with the principles of budget balancing, management and assignment, and public debt management prescribed by the Law on the State Budget and the Law on Public Debt Management.
4. To be formulated according to the successive method for a 3-year period, in which the state budget estimate planned for the first year is used as reference for formulating, submitting and deciding on annual state budget estimates.
5. The process of formulation, reporting, summarization and submission is incorporated into the annual budget estimation process.
Article 15. Contents of three-year finance-state budget plans 1. Contents of a national three-year finance-state budget plan:
a/ The performance of socio-economic tasks of the current year and planned major socio-economic targets in the three planning years; assessment of the development trend of the economy over 5 years from the year preceding the current year through the third year of the planning period, comparison with the objectives and targets set in the five-year socioeconomic development plan already decided by the National Assembly;
b/ The implementation of state budget estimates of the current year; important mechanisms and policies planned for implementation in the budget estimation year and 2 subsequent years to ensure finance-state budget operations conformable with the objectives and orientations of the five-year finance plan;
c/ Determination of state budget revenues and expenditures and structure of the budget estimation year and 2 subsequent years, including:
State budget revenue estimates summarized by revenue item and the structure of domestic revenue, crude oil revenue, import-export revenue and aid revenue; explanations about factors affecting budget revenues, including revision and promulgation of mechanisms and policies on state budget revenues and state budget revenue management;
State budget expenditure estimates summarized by spending area and the structure of development investment expenditure, current expenditure, national reserve expenditure, interest payment expenditure, aid expenditure, other expenditures; explanations about factors affecting budget expenditures, including revision and promulgation of mechanisms and policies on state budget expenditures;
State budget deficit or surplus estimate; estimated ratios of public debts, government debts and national foreign debts and debt safety indicators;
Estimated total borrowing for the state budget, including borrowing to offset state budget deficit and borrowing for payment of principal debts of the state budget;
d/ Major orientations for arrangement of the structure of state budget revenues, expenditures and balancing; principles and criteria for state budget allocation; priority in state budget allocation by sector and major program, project and spending task;
dd/ Ceiling budget expenditures for ministries and central agencies detailed by the structure of development investment expenditure and current expenditure and divided according to each spending area; estimated expenditures for budget-balancing transfers and targeted transfers from the central budget to each local budget;
e/ Anticipation of risks for the state budget balancing framework and debt management indicators;
g/ Solutions to implementing the three-year finance-state budget plan.
2. Contents of a provincial-level three-year finance-state budget plan:
a/ Assessment of the performance of socio-economic tasks of the current year, planned major socio-economic targets of the locality in the three planning years, comparison with the objectives, targets and orientations set in the five-year socio-economic development plan of the locality;
b/ The implementation of local state budget estimates of the current year; centrally and locally promulgated important mechanisms and policies expected to be implemented in the three planning years to ensure finance-state budget operations conformable with the objectives and orientations of the provincial-level five-year finance plan;
c/ Determination of the overall budget balancing framework of the locality in the budget estimation year and 2 subsequent years, including:
State budget revenue estimates of the locality and local budget balancing revenues detailed by revenue item and the structure of domestic revenue, crude oil revenue, import- export revenue and aid revenue, budget-balancing transfers and targeted transfers from the central budget to the local budget; explanations about factors affecting budget revenues, including revision and promulgation of mechanisms and policies on state budget revenues and state budget revenue management;
Local budget expenditure estimates summarized by spending area and the structure of development investment expenditure, current expenditure, interest payment expenditure, other expenditures; local budget balancing expenditure and expenditure from targeted transfers from the central budget; explanations about factors affecting budget expenditures, including revision and promulgation of mechanisms and policies on state budget expenditures;
Local state budget deficit or surplus estimate; estimated ratios of debts and debt management indicators of the local budget;
d/ Major orientations for arrangement of the structure of local budget revenues, expenditures and balancing; principles and criteria for local budget allocation; priority in local budget allocation by sector and major program, project and spending task;
dd/ Determination of ceiling budget expenditures by spending area for provincial-level agencies and units and budget-balancing transfers and targeted transfers for subordinate administrations;
e/ Anticipation of risks for local budget revenues, expenditures and balancing and debt management indicators of the local budget;
g/ Solutions to implementing the provincial-level three-year finance-state budget plan.
3. Contents of a three-year finance-state budget plan of a ministry, central agency or provincial-level agency or unit:
a/ Assessment of the implementation of objectives and major tasks of the ministry, agency or unit in the current year; planned objectives and major tasks of the ministry, agency or unit in the three planning years; for a ministries and line management agencies, in addition to the assessment and planning of directly implemented objectives and tasks, their plans should also provide assessments and planned objectives and tasks of the sector under their respective management; and comparison with the objectives and tasks set in the development strategy, master plan and plan for the sector, field, agency or unit;
b/ Assessment of the implementation of budget revenues and expenditures of the ministry, agency or unit of the current year and the preceding year; anticipation of financial resources, including estimation of revenues assigned to it for management, and budget expenditure needs of the ministry, agency or unit in the budget estimation year and 2 subsequent years;
c/ Major orientations for arrangement of the structure of revenues, expenditures and balancing of resources of the ministry, agency or unit; principles and criteria for budget allocation to its attached agencies and units; priority in arrangement of budget and other financial resources for major programs, projects and tasks;
d/ Tentative detailed state budget allocation, which must match in terms of the total level, structure of development investment expenditure and current expenditure assigned to each spending area in the priority order and detailed by basic expenditure and new expenditure;
dd/ Anticipation of risks arising in the implementation of the plan, including outstanding debts and contingent debts;
e/ Solutions to implementing the three-year finance-state budget plan of the ministry, agency or unit.
Article 16. Process of formulating three-year finance-state budget plans
1. On the basis of three-year finance-state budget plans reported to competent authorities in the previous year, the capacity to implement state budget estimates of the current year; and planned objectives and tasks for the three planning years, ministries, agencies, units and localities shall annually review and assess the conformity with the practical situation of their three-year finance-state budget plans reported to competent authorities in the previous year and send them to finance agencies and planning and investment agencies of the same level; provincial-level People’s Committees shall direct provincial-level Finance Departments to review provincial-level three-year finance-state budget plans and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for consideration, review and determination of ceiling budget expenditures for the three planning years. An assessment report must cover:
a/ Identification of the ministry’s, agency’s, unit’s or locality’s spending demand in each year of the three planning years detailed by basic expenditure, new expenditure and the structure of development investment expenditure, current expenditure and other budget expenditures in accordance with regulations;
b/ Planned solutions to ensuring resources to meet spending demands in the priority order determined in conformity with each revenue source and state budget source;
c/ Proposed and recommended revision of finance-state budget mechanisms and policies and resources.
2. On the basis of socio-economic development plans, five-year finance plans, results of socio-economic and finance-budget task performance of the current year and planning for the three planning years, reports on results of three-year finance-state budget plan implementation of ministries, agencies, units and localities, finance agencies shall annually assume the prime responsibility for, and coordinate with planning and investment agencies in, setting ceiling expenditures for ministries, agencies and units; estimating budget-balancing transfers and targeted transfers from the central budget to the budget of each locality in the three planning years.
3. In case the spending demand of a ministry, an agency, a unit or a locality is higher than the finance-state budget resource balancing capacity, the finance agency (for general state budget balancing and current expenditures) or the planning and investment agency (for development investment expenditures) may request the ministry, agency, unit or locality to provide additional information, data, descriptions and explanations, or assume the prime responsibility for, and coordinate with the related ministry, agency, unit or locality in, working out solutions to additionally raise extrabudgetary financial resources, and reviewing and arranging spending demands in the priority order or adjusting the notified ceiling expenditures to meet spending demands for fulfillment of the objectives and tasks assigned to the ministry, agency, unit or locality suitable to the resource balancing capacity.
The time for finance agencies and planning and investment agencies to work with ministries, agencies, units and localities must coincide with that for discussion of annual state budget estimates.
Article 17. Tasks and powers of agencies and organizations in formulation of three- year finance-state budget plans
1. Tasks and powers of the Prime Minister:
a/ To direct the formulation of three-year finance-state budget plans;
b/ To approve the state budget balancing framework; major orientations for arrangement of the structure of state budget revenues, expenditures and balancing; principles and criteria for state budget allocation; and state budget arrangement priority by sector, major program, project and spending task.
2. Tasks and powers of the Ministry of Finance:
a/ To guide ministries, central agencies and localities in formulating three-year finance- state budget plans;
b/ To determine the state budget balancing framework; structure of development investment expenditure, current expenditure, debt payment expenditure, aid, national reserve expenditure; transfers to the national financial reserve fund in the three planning years;
c/ To estimate budget revenues for each ministry, central agency and locality in the three planning years;
d/ To set ceiling budget expenditures for the three planning years for:
Current expenditures detailed for each sector, budget estimation year and 2 subsequent years, national target program and target program for each ministry or agency managing the national target program or target program;
Ceiling budget-balancing transfers and targeted transfers and estimated total state budget revenues in localities, total estimated local budget expenditures and a number of important spending areas in the budget estimation year and 2 subsequent years for each province and centrally run city;
dd/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, summarizing national three-year finance-state budget plans and submitting them to the Government for reporting to the National Assembly;
e/ To propose provincial-level People’s Committees to adjust their local three-year finance-state budget plans;
g/ To give opinions to the Ministry of Planning and Investment on major socioeconomic targets as a basis for formulation of the state budget balancing framework in the three planning years; and on ceiling budget expenditures for development investment set for ministries and central agencies and targeted transfers for development investment expenditures from the central budget to local budgets;
h/ To guide in detail methods for setting ceiling budget expenditures, basic expenditures and new expenditures.
3. Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, central agencies and localities in, setting major socio-economic targets for the three planning years and sending them to the Ministry of Finance as a basis for the formulation of national three- year finance-state budget plans;
b/ To guide ministries, central agencies and localities in formulating state budget- funded investment plans for the three planning years;
c/ To coordinate with the Ministry of Finance in setting the state budget balancing framework; structure of development investment expenditure, current expenditure, debt payment expenditure, aid, national reserve expenditure; transfers to the financial reserve fund in the three planning years;
d/ To set and notify ceiling development investment expenditures for ministries, central agencies and localities over the three planning years and send them to the Ministry of Finance for incorporation into the national three-year finance-state budget plan for submission to the Government;
dd/ To propose provincial-level People’s Committees to adjust their local three-year finance-state budget plans (for development investment funds) when necessary.
4. Tasks and powers of ministries and central agencies:
a/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in setting major socioeconomic targets of the sectors and fields under their management for the three planning years as a basis for formulation of national three-year finance-state budget plans;
b/ To formulate their three-year finance-state budget plans detailed by investment expenditure, current expenditure and spending area and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for consideration and incorporation into national three-year finance-state budget plans for submission to the Government.
5. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees:
a/ To guide the formulation of provincial-level three-year finance-state budget plans;
b/ To approve local budget balancing frameworks; major orientations for arrangement of the structure of local budget revenues, expenditures and balancing; principles and criteria for local budget allocation; and state budget arrangement priority by sector, major program, project and spending task of their localities;
c/ To direct provincial-level Finance Departments to assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Planning and Investment Departments, Tax Departments and Customs Departments, and other related local agencies in, formulating provincial-level three-year finance-state budget plans in accordance with Point a, Clause 5 of this Article and reporting to competent local authorities for comment before sending them to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment; to set and notify ceiling budget expenditures for their attached agencies and units and ceiling balancing transfers and targeted transfers from provincial-level budgets to lower-level budgets;
d/ To finalize provincial-level three-year finance-state budget plans and report them to provincial-level People’s Councils for reference during the discussion, consideration and approval of annual local budget estimates and allocation plans.
Article 18. Time for formulation of three-year finance-state budget plans
1. Before March 31 every year, ministries, agencies, units and localities shall make reports on assessment of three-year finance-state budget plans reported to competent authorities in the previous year and send them to finance and planning and investment agencies in accordance with Clause 1, Article 16 of this Decree.
2. Before May 15 every year, the Prime Minister shall issue a directive on formulation of three-year finance-state budget plans.
3. Before June 1 every year, on the basis of the Prime Minister’s directive on formulation of three-year finance-state budget plans, the Ministry of Finance shall:
a/ Promulgate a document guiding the formulation of three-year finance-state budget plans for the three planning years;
b/ Set and notify ceiling current expenditures of the state budget for ministries and central agencies; estimate and notify total state budget revenues in localities, total local budget balancing revenues, balancing transfers and targeted transfers from the central budget to local budgets, total local budget balancing expenditures and estimated expenditures for a number of major sectors of localities in the three planning years.
4. Before June 1 every year, on the basis of the Prime Minister’s directive on formulation of three-year finance-state budget plans, the Ministry of Planning and Investment shall:
a/ Issue a document guiding the formulation of state budget-funded investment plans in the three planning years;
b/ Set and notify ceiling state budget expenditures for development investment for ministries, central agencies and localities in the three planning years and concurrently send them to the Ministry of Finance for summarization.
5. Before June 15 every year, on the basis of the Prime Minister’s direction and guidelines of the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment on formulation of three-year finance-state budget plans:
a/ Provincial-level People’s Committees shall guide the formulation of provincial-level three-year finance-state budget plans;
b/ Ministries and central agencies managing national target programs and target programs shall guide the formulation of three-year finance-state budget plans for programs under their management.
6. Before July 20 every year:
a/ Provincial-level People’s Committees shall send to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment provincial-level three-year finance-state budget plans already finalized based on opinions of the standing bodies of provincial-level People’s Councils;
b/ Ministries and central agencies shall send their three-year finance-state budget plans to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment.
7. Before August 31 every year, the Ministry of Planning and Investment shall summarize and finalize the national three-year finance-state budget plan (for development investment expenditures) detailed by sector for each ministry and central agency and targeted transfers for each locality and send them to the Ministry of Finance for incorporation into the national three-year finance-state budget plan and submission to the Prime Minister.
8. Before September 20 every year, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, reviewing the national three-year finance-state budget plan and submitting to the Government for reporting to the Standing Committee and related agencies of the National Assembly for opinion.
9. At least 20 days before the opening date of the year-end National Assembly session, the national three-year finance-state budget plan shall be sent to National Assembly deputies for reference during the discussion, consideration and approval of annual state budget estimates and allocation plan.
10. Provincial-level People’s Committees shall finalize provincial-level three-year finance- state budget plans and submit them to provincial-level People’s Councils for reference during the discussion, consideration and approval of annual local budget estimates and allocation plans.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 19. Effect
This Decree takes effect on June 5, 2017, and applies from the 2017 budgetary year.
Article 20. Transitional provisions
For the formulation of 2018-2020 three-year finance-state budget plans, ministries, agencies, units and localities shall submit their 2018 state budget estimates to competent authorities for setting ceiling budget expenditures, basic expenditures and new expenditures for 2018 and 2 subsequent years.
Article 21. Implementation responsibility
1. The Minister of Finance and the Minister of Planning and Investment shall guide in detail the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |