Luật quản lý nợ công 2009 số 29/2009/QH12
Số hiệu: | 29/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Quản lý nợ công (QLNC) số 29/2009/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật của nước ta, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2009/QH12 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2009 |
CỦA QUỐC HỘI KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật quản lý nợ công.
1. Luật này quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
2. Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm:
a) Nợ chính phủ;
b) Nợ được Chính phủ bảo lãnh;
c) Nợ chính quyền địa phương.
Luật này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
3. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
4. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
5. Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Vay là quá trình tạo ra nghĩa vụ trả nợ thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thoả thuận vay (sau đây gọi chung là thoả thuận vay) hoặc phát hành công cụ nợ.
7. Người vay là bên vay trong thoả thuận vay hoặc là người phát hành công cụ nợ, có trách nhiệm hoàn trả vốn cho bên cho vay theo đúng các điều kiện, điều khoản của thoả thuận vay hoặc phát hành.
8. Người vay lại vốn vay của Chính phủ (sau đây gọi chung là người vay lại) là doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký thoả thuận vay lại và nhận nợ với cơ quan cho vay lại để sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại.
9. Người được bảo lãnh là người vay được Chính phủ bảo lãnh. Người được bảo lãnh bao hàm cả người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao hợp pháp của người vay được người bảo lãnh chấp thuận.
10. Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm.
11. Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên.
12. Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.
13. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc.
14. Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.
15. Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường.
16. Công cụ nợ là tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.
17. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư cụ thể.
18. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh.
19. Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.
20. Trả nợ là việc thanh toán khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay.
21. Đảo nợ là việc vay mới để trả một hoặc nhiều khoản nợ hiện có.
22. Cơ cấu lại khoản nợ là việc thực hiện nghiệp vụ nhằm thay đổi điều kiện, điều khoản của khoản nợ hiện có mà không tạo ra nghĩa vụ trả nợ mới.
23. Cơ cấu lại danh mục nợ là việc thực hiện nghiệp vụ nhằm cơ cấu lại từng khoản nợ trong danh mục nợ, bao gồm đảo nợ, chuyển đổi, mua bán lại nợ, hoán đổi đồng tiền, lãi suất và các nghiệp vụ khác để giảm thiểu nghĩa vụ trả nợ, hạn chế rủi ro.
24. Xử lý nợ là việc thực hiện biện pháp để giải quyết khoản nợ khi gặp khó khăn trong trả nợ, không trả được nợ.
25. Cơ quan cho vay lại là Bộ Tài chính hoặc tổ chức tài chính, tín dụng được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
26. Bảo lãnh chính phủ là cam kết của Chính phủ với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
27. Nghĩa vụ nợ dự phòng là nghĩa vụ nợ chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra ít nhất một trong các điều kiện đã được xác định trước.
28. Hạn mức vay là mức trần số tiền vay ròng (số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc) hàng năm.
29. Hạn mức nợ trên tổng sản phẩm quốc dân (GDP) là mức trần tỷ lệ giữa số dư nợ tại từng thời điểm với GDP.
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.
2. Xây dựng, ban hành chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm.
3. Tổ chức huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công đúng mục đích, hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
4. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro tài khoá, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia.
5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả quản lý nợ công.
6. Tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin về nợ công.
7. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý nợ công.
8. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
9. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nợ công.
11. Hợp tác quốc tế trong quản lý nợ công.
1. Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ.
2. Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế.
3. Bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay; không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Vốn vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.
4. Người vay chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay.
5. Công khai, minh bạch trong việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, chính quyền địa phương phải được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.
6. Mọi nghĩa vụ nợ của Chính phủ được đối xử bình đẳng.
1. Huy động vốn không đúng thẩm quyền, mục đích.
2. Quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh chính phủ không đúng thẩm quyền, mục đích, đối tượng.
3. Sử dụng vốn vay trái phép, sai mục đích, lãng phí.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, chiếm dụng, gây thất thoát vốn vay.
5. Thông đồng, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định.
6. Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
7. Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm, bao gồm:
a) Nợ công so với GDP;
b) Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;
c) Trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước;
d) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
2. Quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ.
3. Quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước.
4. Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ.
5. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, phân công trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong quản lý nợ công.
2. Trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước.
3. Quyết định chính sách, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
4. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ; quyết định việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ.
1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm trên cơ sở tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ được Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Kế hoạch vay của Chính phủ theo nguồn vay trong nước, vay nước ngoài và mục tiêu sử dụng nhưng không bao gồm các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch trả nợ của Chính phủ nhưng không bao gồm trả nợ cho các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;
c) Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm.
2. Phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề nhằm cụ thể hoá mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công được Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Cân đối nhu cầu vay vốn trong nước và nước ngoài;
b) Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP hàng năm;
c) Dự báo tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia trên GDP hàng năm;
d) Dự báo hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm;
đ) Giải pháp, phương thức huy động vốn vay;
e) Nguồn và phương thức trả nợ;
g) Giải pháp xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ;
h) Chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.
3. Phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA.
4. Quyết định nội dung điều ước quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ.
5. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài.
6. Phê duyệt đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.
7. Quyết định cấp phát hoặc cho vay lại đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
8. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ.
9. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
2. Chủ trì xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức thực hiện hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh chính phủ.
4. Tổ chức đàm phán, ký kết thoả thuận vay nước ngoài theo phân công của Chính phủ.
5. Là đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ủy quyền đàm phán, ký kết; thực hiện các giao dịch về nợ của Chính phủ.
6. Tổ chức đàm phán, ký kết các thoả thuận bảo lãnh chính phủ; là đại diện chính thức cho người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ.
7. Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ trình Chính phủ phê duyệt.
8. Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
9. Tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và trái phiếu quốc tế theo kế hoạch hoặc đề án đã được phê duyệt.
10. Thực hiện vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương từ các nguồn tài chính hợp pháp trong nước.
11. Quản lý các khoản vay của Chính phủ, bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành chế độ quản lý tài chính đối với các khoản vay;
b) Thực hiện cấp phát từ nguồn vốn vay của Chính phủ cho các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
12. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ, đề án phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thực hiện việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
13. Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ.
14. Quản lý danh mục nợ công, tổ chức việc phân tích nợ bền vững, quản lý rủi ro; đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.
15. Quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ.
16. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về nợ công; tổng hợp, báo cáo và công bố thông tin về nợ công.
17. Chủ trì, phối hợp với cơ quan cho vay lại và cơ quan khác có liên quan xác định các điều kiện cho vay lại cụ thể đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
18. Ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc cho vay lại hoặc ký kết thỏa thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại.
19. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; vay và trả nợ của chính quyền địa phương; quản lý, thu hồi vốn cho vay lại theo các quy định về ủy quyền cho vay lại, thoả thuận cho vay lại.
20. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc huy động vốn trong nước, bảo đảm điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ - tín dụng.
21. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi điều ước quốc tế khung về vay ODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết.
22. Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.
1. Theo phân công của Chính phủ, chủ trì xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA.
2. Theo phân công, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức vận động, điều phối nguồn vốn ODA, chủ trì đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA.
3. Theo dõi, đánh giá sau đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ.
4. Tham gia với Bộ Tài chính trong việc:
a) Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;
b) Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia;
c) Xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;
d) Xây dựng đề án phát hành trái phiếu công trình trung ương trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài.
đ) Cân đối nguồn vốn ODA trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án.
1. Theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ, chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan khác có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện và là đại diện chính thức của người vay tại các điều ước quốc tế này.
2. Thẩm định phương án vay lại vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ theo các chương trình, hạn mức tín dụng và vay thương mại có bảo lãnh chính phủ của tổ chức tài chính, tín dụng.
3. Hướng dẫn và tổ chức đăng ký các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh.
4. Tham gia với Bộ Tài chính trong việc:
a) Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;
b) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia;
c) Xây dựng phương án huy động vốn trong nước, nước ngoài của Chính phủ gắn với điều hành chính sách tiền tệ - tín dụng.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
2. Phê duyệt đề án vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề án vay lại vốn vay của Chính phủ theo thẩm quyền trước khi gửi Bộ Tài chính để thẩm định.
3. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, phát hành trái phiếu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo, cung cấp thông tin về nợ công.
1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm:
a) Kế hoạch vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo nguồn vay trong nước, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và mục đích sử dụng;
b) Kế hoạch trả nợ từ ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương.
2. Quyết định danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Quyết định vay vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đề án vay, phát hành trái phiếu và trả nợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình.
4. Giám sát việc vay, vay lại, phát hành trái phiếu, sử dụng vốn vay và trả nợ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Lập kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
2. Xây dựng danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Xây dựng kế hoạch vay vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đề án vay, phát hành trái phiếu và trả nợ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp. Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu thì đề án phát hành trái phiếu phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
4. Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn vay lại từ nguồn vốn vay của Chính phủ, nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và thu hồi vốn; báo cáo, cung cấp thông tin về nợ công.
6. Bố trí trong cân đối ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương để bảo đảm trả hết nợ khi đến hạn.
Cơ quan, tổ chức tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn bảo đảm sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan phát sinh từ các thoả thuận vay hoặc bảo lãnh.
1. Tổ chức, cá nhân quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh, thẩm định và tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao vi phạm điều cấm trong quản lý nhà nước về nợ công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn.
3. Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh.
4. Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật.
5. Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
1. Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vay trong phạm vi tổng mức, cơ cấu vay, trả nợ hàng năm của Chính phủ đã được Quốc hội quyết định.
2. Chính phủ vay bằng nội tệ, ngoại tệ, vàng hoặc hàng hoá quy đổi sang nội tệ hoặc ngoại tệ.
1. Chính phủ vay trong nước thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vay.
2. Bộ Tài chính là cơ quan phát hành công cụ nợ của Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài chính ký kết thoả thuận vay trong nước theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ từ nguồn tài chính hợp pháp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ và quản lý nợ trong nước của Chính phủ.
1. Chính phủ vay nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và thoả thuận vay.
2. Bộ Tài chính là cơ quan phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Chương trình, dự án sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế được xác định là trọng điểm quốc gia; chương trình, dự án đầu tư có hiệu quả, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đáp ứng các điều kiện được quy định trong nghị quyết của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế;
c) Hồ sơ pháp lý cho việc phát hành trái phiếu quốc tế đã được hoàn thành theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế;
d) Điều kiện thị trường quốc tế thuận lợi, bảo đảm thành công với chi phí hợp lý.
3. Việc vay thông qua thoả thuận vay được thực hiện như sau:
a) Đối với vay ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì vận động, xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA, tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA, phân bổ vốn ODA cho chương trình, dự án và quản lý nguồn vốn. Việc tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay cụ thể do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ phân công đàm phán, ký kết thoả thuận vay thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay đã được ký kết để Bộ Tài chính tổ chức thực hiện;
b) Đối với vay không theo điều kiện ODA, Bộ Tài chính chủ trì đàm phán, ký kết thoả thuận vay theo quyết định của Chính phủ. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ phân công đàm phán, ký kết thoả thuận vay thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay đã được ký kết để Bộ Tài chính tổ chức thực hiện;
c) Các thoả thuận vay cụ thể được ký kết khi chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay nước ngoài để thực hiện và đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan hoặc đề án sử dụng vốn vay cho các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nội dung thoả thuận vay đã được phê duyệt.
4. Việc ký kết và phê duyệt thỏa thuận khung về vay ODA, thoả thuận vay cụ thể nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; đối với thoả thuận vay cụ thể khác thực hiện theo quy định sau:
a) Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm và thỏa thuận khung về vay ODA đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ trì đàm phán tổ chức đàm phán nội dung thỏa thuận vay với bên cho vay nước ngoài;
b) Cơ quan chủ trì đàm phán đồng thời xin ý kiến các cơ quan liên quan, trong đó có ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận vay.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục ký kết và phê duyệt thỏa thuận vay cụ thể.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý vay nước ngoài của Chính phủ; quản lý, sử dụng vốn ODA.
1. Vốn vay của Chính phủ được sử dụng như sau:
a) Cấp phát từ nguồn vốn vay trong nước và vay ưu đãi của nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần từ nguồn vốn vay nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư có khả năng thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn vay, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính phủ quy định chi tiết việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ, đề án cơ cấu lại nợ đã được phê duyệt.
2. Các điều kiện cho vay lại đối với chương trình, dự án cụ thể về trị giá cho vay lại, đồng tiền nhận nợ, lãi suất, thời hạn trả nợ, các loại phí thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Căn cứ vào mục đích của từng khoản vay, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp phát hoặc cho vay lại đối với từng chương trình, dự án.
1. Bộ Tài chính trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc cho vay lại.
2. Đối tượng được vay lại bao gồm:
a) Tổ chức tài chính, tín dụng vay để cho vay tiếp đến người sử dụng theo chương trình tín dụng, hợp phần tín dụng trong chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài;
b) Doanh nghiệp vay để đầu tư cho chương trình, dự án có khả năng thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn vay;
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
1. Điều kiện được vay lại đối với tổ chức tài chính, tín dụng bao gồm:
a) Có chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay và được bên cho vay nước ngoài chấp thuận;
b) Bảo đảm khả năng trả nợ theo phương án tài chính được thẩm định theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp vay lại nguồn vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ thì phải đạt được hệ số an toàn vốn theo quy định của Chính phủ, trừ ngân hàng chính sách của Nhà nước.
2. Điều kiện được vay lại đối với doanh nghiệp bao gồm:
a) Có chương trình, dự án phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan, được bên cho vay nước ngoài chấp thuận;
b) Đủ năng lực thực hiện dự án, bảo đảm khả năng trả nợ theo phương án tài chính được thẩm định theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp vay lại nguồn vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ phải bảo đảm tối thiểu 20% tổng mức vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu. Đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện về vốn chủ sở hữu, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn áp dụng điều kiện này trong từng trường hợp cụ thể;
d) Tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong ba năm liền kề gần nhất, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách; tại thời điểm đề nghị vay lại không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ ba năm hoạt động liên tục thì phải có cam kết của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay lại;
đ) Thực hiện bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện được vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
a) Được cấp có thẩm quyền cho phép vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
b) Có dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Ngân sách địa phương bảo đảm trả được nợ.
1. Đối với khoản vay ODA cho vay lại theo chương trình, dự án đầu tư:
a) Trường hợp cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, cơ quan cho vay lại thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án cho vay lại, năng lực tài chính của người vay lại và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính trước khi ký kết thỏa thuận cho vay lại;
b) Trường hợp cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, Bộ Tài chính thực hiện cho vay lại thông qua cơ quan cho vay lại căn cứ vào danh mục các dự án được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả thẩm định phương án tài chính của cơ quan phê duyệt dự án đầu tư.
2. Đối với khoản vay ODA theo chương trình, hạn mức tín dụng:
a) Bộ Tài chính thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia chương trình trước khi ký kết thỏa thuận cho vay lại;
b) Tổ chức tài chính, tín dụng cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn đối tượng cho vay phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với nhà tài trợ hoặc người cho vay, đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại.
3. Đối với khoản vay thương mại của Chính phủ cho doanh nghiệp vay lại, cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm thẩm định lại phương án tài chính của các dự án cho vay lại, năng lực tài chính của người vay lại và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính trước khi ký kết thoả thuận cho vay lại.
4. Đối với khoản vay thương mại theo chương trình, hạn mức tín dụng:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình và thông báo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính trước khi Bộ Tài chính ký kết thỏa thuận cho vay lại;
b) Tổ chức tín dụng cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn đối tượng cho vay phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với nhà tài trợ hoặc người cho vay, đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại.
5. Đối với khoản vay của Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại, Bộ Tài chính thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách trước khi ký kết thỏa thuận cho vay lại.
6. Cơ quan, tổ chức thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật.
1. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của người vay lại. Thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán các khoản cho vay lại đối với từng người vay lại.
2. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý, quản lý, xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do người vay lại dùng để bảo đảm tiền vay.
3. Áp dụng biện pháp, chế tài cần thiết theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn cho vay lại, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan từ người vay lại đầy đủ, đúng hạn theo điều kiện quy định trong thoả thuận cho vay lại, hợp đồng ủy quyền cho vay lại và chuyển trả vào Quỹ tích luỹ trả nợ.
4. Cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án được vay vốn cho Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ hoặc theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo.
5. Sau khi đã áp dụng các biện pháp, chế tài cần thiết mà người vay lại không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ thì cơ quan cho vay lại có trách nhiệm:
a) Trả nợ thay cho người vay lại nếu cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại theo phương thức chịu rủi ro tín dụng;
b) Báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan thẩm định chương trình, dự án để có biện pháp xử lý nếu cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại theo phương thức không chịu rủi ro tín dụng.
1. Quản lý, sử dụng vốn vay lại theo đúng mục đích đã được phê duyệt trong báo cáo đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo điều kiện quy định trong thoả thuận cho vay lại. Trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cho vay lại áp dụng để thu hồi nợ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ.
3. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thế chấp và các biện pháp bảo đảm tiền vay.
4. Cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án được vay vốn cho Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại, cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ hoặc theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo.
1. Việc vay để cơ cấu lại danh mục nợ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Khoản vay mới không vượt quá giá trị của khoản nợ được cơ cấu lại;
b) Giảm thiểu nghĩa vụ trả nợ hoặc rủi ro so với trước khi danh mục nợ được cơ cấu lại;
c) Không vay ngoại tệ để cơ cấu lại khoản vay bằng Đồng Việt Nam.
2. Bộ Tài chính thực hiện các nghiệp vụ cơ cấu lại danh mục nợ theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ hoặc đề án đã được phê duyệt.
1. Quỹ tích luỹ trả nợ là quỹ thuộc ngân sách nhà nước, được Chính phủ thành lập và giao Bộ Tài chính quản lý nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ.
2. Nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ bao gồm:
a) Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ;
b) Phí bảo lãnh chính phủ;
c) Thu hồi các khoản tạm ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định của Chính phủ;
d) Lãi tạm ứng vốn và lãi từ cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ;
đ) Lãi tiền gửi hoặc uỷ thác quản lý nguồn vốn của Quỹ tích lũy trả nợ;
e) Các khoản thu hợp pháp khác.
3. Nội dung chi của Quỹ tích lũy trả nợ bao gồm:
a) Hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản trả nợ cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho vay lại;
b) Ứng trả thay cho người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợ;
c) Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh nhằm giảm thiểu chi phí đi vay;
d) Ứng vốn khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định của Chính phủ;
đ) Chi phí nghiệp vụ quản lý Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định của Chính phủ.
4. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ tích lũy trả nợ phải được bảo toàn, phát triển thông qua dịch vụ tiền gửi và quản lý tài sản của tổ chức tài chính, tín dụng có uy tín trong nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ.
1. Chính phủ bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ.
2. Việc chi trả các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay do Bộ Tài chính thực hiện từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ đã được phê duyệt.
3. Đối với các khoản cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cơ quan cho vay lại thực hiện trả vào Quỹ tích luỹ trả nợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Chương trình, dự án được tài trợ bằng khoản vay thương mại gắn với nguồn vốn ODA dưới dạng tín dụng hỗn hợp.
1. Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với chương trình, dự án bao gồm:
a) Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Có đề án vay, phát hành trái phiếu, phương án sử dụng vốn vay, trả nợ được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với người vay, người phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Trường hợp là doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư phải bảo đảm tối thiểu 20% tổng mức vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng phải đạt hệ số an toàn vốn theo quy định của Chính phủ, trừ ngân hàng chính sách của Nhà nước;
b) Tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong ba năm liền kề gần nhất, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách; tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản được bảo lãnh, các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng chưa đủ ba năm hoạt động liên tục thì phải có cam kết của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay được bảo lãnh;
c) Chấp thuận các chế tài theo quy định của cơ quan cấp bảo lãnh;
d) Trường hợp phát hành trái phiếu quốc tế phải có hệ số tín nhiệm được thị trường quốc tế chấp nhận nhưng không thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia;
đ) Không vi phạm pháp luật về quản lý nợ công trong thời hạn ba năm liền kề gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh;
e) Trường hợp dự án, công trình trọng điểm, dự án lớn có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện về vốn chủ sở hữu, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn áp dụng điều kiện này trong từng trường hợp cụ thể.
3. Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay, phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm:
a) Khoản vay nước ngoài thông qua thỏa thuận vay phải có trị giá tương đương 50 triệu Đô la Mỹ trở lên, trị giá phát hành trái phiếu quốc tế tương đương 100 triệu Đô la Mỹ trở lên và trong hạn mức vay thương mại, bảo lãnh vay nước ngoài hàng năm của Chính phủ, trừ các khoản vay quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật này; thời hạn trả nợ tối thiểu là mười năm và các điều kiện vay, phát hành phải phù hợp với điều kiện thị trường và thông lệ quốc tế;
b) Khoản vay, phát hành trái phiếu trong nước bằng ngoại tệ phải có trị giá tương đương 30 triệu Đô la Mỹ trở lên, thời hạn trả nợ tối thiểu là năm năm; nếu bằng nội tệ phải có trị giá 500 tỷ Đồng Việt Nam trở lên, thời hạn trả nợ tối thiểu là một năm.
1. Khoản vay, phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Việc quản lý, theo dõi và kiểm tra sử dụng vốn vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện như đối với khoản vay khác của Chính phủ.
3. Nghĩa vụ nợ phát sinh từ khoản vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ.
1. Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định phương án tài chính, điều kiện cấp bảo lãnh theo hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho các chương trình, dự án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định;
b) Tham gia đàm phán về điều kiện vay, thỏa thuận vay và chủ trì đàm phán về nội dung thư bảo lãnh;
c) Kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của người được bảo lãnh; kiến nghị biện pháp, chế tài xử lý trong trường hợp người được bảo lãnh gặp khó khăn về trả nợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
d) Thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người bảo lãnh phát sinh theo thỏa thuận bảo lãnh từ nguồn Quỹ tích luỹ trả nợ trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợ;
đ) Thu phí bảo lãnh chính phủ theo quy định của pháp luật;
e) Áp dụng các biện pháp, chế tài cần thiết theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay người được bảo lãnh;
g) Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về các khoản bảo lãnh đã được phát hành.
2. Trách nhiệm của người được bảo lãnh:
a) Cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh các tài liệu liên quan để thẩm định;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với cơ quan cấp bảo lãnh. Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cấp bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan cấp bảo lãnh về tình hình thực hiện chương trình, dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay;
d) Báo cáo kịp thời về nguy cơ vi phạm cam kết bảo lãnh;
đ) Nộp phí bảo lãnh đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.
1. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.
1. Đối với vay trong nước, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được vay để đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với vay nước ngoài, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không được trực tiếp vay nước ngoài mà chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 của Luật này.
1. Đối với vay để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch năm năm đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Đề án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay, trả nợ đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
c) Trị giá khoản vay, phát hành trái phiếu trong nước phải trong hạn mức vay của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 24 và khoản 5 Điều 25 của Luật này.
2. Đối với vay để đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan, được cơ quan có thẩm quyền xác định là có khả năng thu hồi vốn;
b) Đề án phát hành trái phiếu để đầu tư vào dự án đã được Bộ Tài chính thẩm định và chấp thuận bằng văn bản.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để vay vốn trong nước thông qua Kho bạc Nhà nước hoặc uỷ quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành theo quy định của Chính phủ và ký kết thoả thuận vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Luật này.
1. Các khoản vay trong nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Các khoản vay để đầu tư vào dự án có khả năng hoàn vốn, các khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Việc hoàn trả vốn vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Nguồn trả nợ được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh và nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương.
1. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu về nợ công.
2. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức thông tin về nợ công, cơ chế cung cấp, báo cáo và công bố thông tin về nợ công.
1. Hàng năm hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình thực hiện kế hoạch vay, bảo lãnh và trả nợ hàng năm, trong đó có số ký kết vay, số rút vốn, trị giá phát hành, trị giá bảo lãnh, số trả nợ, số dư nợ, tỷ lệ nợ so với GDP;
b) Tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh;
c) Tình hình vay, trả nợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Các thông tin khác có liên quan.
2. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình vay, trả nợ của địa phương, trong đó có số ký kết vay, số vốn vay thực nhận, số trả nợ, số dư nợ;
b) Tình hình thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay;
c) Các thông tin khác có liên quan.
1. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin về nợ công.
2. Các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin về nợ công bao gồm:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Các tổ chức phát hành trái phiếu, vay vốn được Chính phủ bảo lãnh;
d) Cơ quan cho vay lại;
đ) Đơn vị sử dụng vốn vay của Chính phủ.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ cung cấp cho Bộ Tài chính thông tin tổng hợp về tình hình vay, trả nợ nước ngoài, hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng của Nhà nước định kỳ cung cấp cho Bộ Tài chính thông tin về tình hình vay, trả nợ trong nước, nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin về bất kỳ khoản vay nào để quản lý nợ công.
1. Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin về nợ công.
2. Thông tin về nợ công được công khai bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia.
3. Thông tin về nợ công được Bộ Tài chính công bố định kỳ theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness |
No. 29/2009/QH12 |
Hanoi, June 17, 2009 |
(No. 29/2009/QH12)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Public Debt Management.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the management of public debts, which covers the borrowing, use of loans and debt payment and public debt management operations.
2. Public debts under this Law comprise: a/ Government debts;
b/ Government-guaranteed debts; c/ Debts of local administrations.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals involved in the borrowing, use of loans, debt payment and public debt management.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Debt means a loan to be repaid, including the principal, interests, charges and other related expenses at a point of time, which arises from the borrowing by a borrower that is permitted to take loans under the law of Vietnam.
2. Government debt means a debt arising from a domestic or foreign loan which is signed or issued in the name of the State or the Government or a loan signed or issued by or under the authorization of the Ministry of Finance under law. Government debts do not include debts issued by the State Bank of Vietnam to implement monetary policies in each period.
3. Government-guaranteed debt means a domestic or foreign loan borrowed by an enterprise or financial or credit institution under the Government's guarantee.
4. Debt of local administration means a debt signed or issued by or under the authorization of the People's Committee of a province or centrally run city (below referred to as provincial-level People's Committee).
5. National foreign debts means the total of foreign debts of the Government, government-guaranteed debts and debts borrowed and paid by enterprises and other organizations themselves under the law of Vietnam.
6. Borrowing means the process of creating the debt payment liability through the conclusion and performance of a loan treaty, contract or agreement (below referred to as loan agreement) or issuance of debt instruments.
7. Borrower means the borrowing party in a loan agreement or the issuer of a debt instrument that is liable for repaying the principal to the lender according to the conditions and terms of the loan agreement or the issuance.
8. Borrower of government loan (below referred to as sub-borrower) means an enterprise, financial or credit institution, or provincial-level People's Committee which signs an onlending agreement and acknowledges debts with the onlending agency to use the Government's loan under the onlending mechanism.
9. Guaranteed borrower means a borrower who is guaranteed by the Government. Guaranteed borrowers include those receiving the lawful transfer from borrowers under the guarantor's approval.
10. Short-term loan means a loan with a term of less than one year.
11 Medium- or long-term loan means a loan with a term of one year or more.
12 Foreign loan means a short, medium or long-term loan with or without interest borrowed by the State or Government or an enterprise or organization of Vietnam from a foreign government, territory, organization or individual or an international financial organization.
13. Official Development Assistance (ODA) loan means a loan borrowed in the name of the Vietnamese State or Government from a donor being a foreign government, bilateral donor organization, transnational organization or intergovernmental organization with non-refundable funds (preferential component) accounting for at least 35% for a binding loan, and 25% for a non-binding loan.
14. Concessional loan means a loan which is provided under conditions more preferential than those for a commercial loan, but its preferential component does not reach the level set for ODA loans.
15. Commercial loan means a loan provided under market conditions.
16. Debt instrument means a bill, draft, bond, public bond or other instrument which gives rise to a debt payment liability.
17. Government bond means a bond issued by the Ministry of Finance to raise funds for the state budget or a specific work or investment project.
18. Government-guaranteed bond means a bond with a term of one year or more which is issued by an enterprise to raise funds for an investment project under the Prime Minister's designation and guaranteed by the Government.
19. Bond of local administration means a bond with a term of one year or more, which is issued by or under the authorization of a provincial-level People's Committee to raise funds for local works and investment projects.
20. Debt payment means the payment of a due debt, including the principal, interests, charges and other related expenses arising from the borrowing.
21. Debt refinancing means new borrowing to pay one or many existing debts.
22. Debt restructuring means the performance of operations in order to change the conditions and terms of an existing debt without creating a new debt payment liability.
23. Debt portfolio restructuring means the performance of operations in order to restructure each debt in a debt portfolio, including debt refinancing, debt transfer and sale, currency swap, interest rate and other operations to mitigate debt payment liabilities and restrict risks.
24. Debt settlement means taking measures to handle a debt in case of insufficient solvency or insolvency.
25. Onlending agency means the Ministry of Finance or a financial or credit institution authorized by the Ministry of Finance to re-lend the Government's foreign loans.
26. Government guarantee means the Government's commitment with the lender to fulfill the debt payment liability in case a borrower fails to fulfill or fully fulfill the debt payment liability for a debt due.
27. Projected debt liability means a debt obligation which has not arisen but is likely to arise when occurs at least one of specified conditions.
28. Borrowing limit means the maximum net annual loan (actually received after subtracting principal payments).
29. Debt limit against the gross domestic product (GDP) means the maximum ratio of outstanding debts to GDP in each period.
Article 4. Contents of state management of public debts
1. To elaborate, promulgate and implement legal documents on public debt management.
2. To set and promulgate debt safety norms, objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each period: a system of indicators to control government debts, public debts and national foreign debts and detailed annual plans on borrowing and debt payment.
3. To raise, allocate and use loans and manage public debts properly and efficiently and assure the fulfillment of the debt payment liability.
4. To supervise the raising, allocation and use of loans and debt payment, to manage public debts and fiscal risks, to ensure debt safety and national financial security.
5. To evaluate the effectiveness of loan use and public debt management.
6. To sum up report and publicize information on public debts.
7. To propagate and disseminate policies and laws on public debt management.
8. To inspect and examine the observance of the law on public debt management.
9. To handle violations and settle complaints and denunciations in the implementation of the law on public debt management.
10. To train personnel in public debt management operations.
11. To carry out international cooperation in public debt management.
Article 5. Principles for public debt management
1. The State uniformly and comprehensively manages public debts, from raising, allocation and use of loans to debt payment.
2. To ensure debt safety within the limit approved by competent authorities, national financial security and macro-economic balance.
3. To ensure effective borrowing and use of loans; not to borrow short-term loans for long-term investment. To use foreign commercial loans only for programs and projects capable of direct capital recovery and assuring solvency.
4. Borrowers shall take responsibility for fully fulfilling their debt payment liability.
5. To ensure publicity and transparency in the raising, allocation and use of loans, debt payment and public debt management. Programs and projects using loans of the Government or local administrations are subject to audit by the State Audit or an independent audit institution.
6. All debt liabilities of the Government are treated equally.
Article 6. Prohibited acts in public debt management
1. Raising funds ultra vires or for improper purposes.
2. Deciding on the lending and onlending or grant government guarantee ultra vires, for improper purposes or to improper persons.
3. Using loans unlawfully, wastefully or improperly.
4. Taking advantage of one's position and powers to appropriate, misuse or cause loss of, loans.
5. Colluding with others or being irresponsible in evaluation work.
6. Obstructing the control, inspection, examination and handling of violations of the law on public debt management.
7. Failing to supply or fully, promptly and accurately supply information on public debts under law.
TASKS AND POWERS OF THE NATIONAL ASSEMBLY, THE GOVERNMENT AND OTHER STATE AGENCIES AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN PUBLIC DEBT MANAGEMENT
Article 7. Tasks and powers of the National Assembly
1. To decide on debt safety norms in five-year socio-economic development plans, including:
a/ Public debts against GDP;
b/ National foreign debts against GDP;
c/ Payment of government debts against total state budget revenues;
d/ Payment of national foreign debts against total export value.
2. To decide on objectives and orientations for loan raising and use and public debt management for each five-year period to assure debt safety norms.
3. To decide on total annual loan and borrowing structure and debt payment of the Government in connection with state budget estimates.
4. To decide on in-principle approval of investment in key national projects and works funded by the Government's loans.
5. To supervise the raising, allocation and use of loans, debt payment and public debt management.
Article 8. Tasks and powers of the Government
1. To perform unified state management of public debts, to define responsibilities of each agency and coordination responsibilities of line management agencies and local administrations in public debt management.
2. To submit to the National Assembly debt safety norms; objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; and annual total loan and borrowing structure and debt payment of the Government in connection with state budget estimates.
3. To decide on specific policies and solutions to ensure debt safety norms under Clause 1, Article 7 of this Law.
4. To approve on schemes on issuance of the Government's international bonds; to decide on the negotiation and conclusion of agreements on foreign borrowing by the Government.
5. To inspect and examine the raising, allocation and use of loans, debt payment and public debt management; to report to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee on loan use and public debt management and the implementation of key national projects and works and other important socio-economic development programs using the Government's loans.
Article 9. Tasks and powers of the Prime Minister
1. To approve detailed annual borrowing and debt payment plans on the basis of the Government's annual total loan limit, borrowing structure and debt payment decided by the National Assembly under Clause 3, Article 7 of this Law, covering the following major contents:
a/ The Government's plans on borrowing from domestic and foreign sources and use objectives, excluding short-term loans to offset temporary state budget deficits;
b/ The Government's debt payment plans, excluding the payment of short-term loans to offset temporary state budget deficits;
c/ The Government's annual foreign commercial loan limits and guarantee of foreign loans.
2. To approve medium-term debt management programs for three subsequent consecutive years to materialize objectives and orientations for loan raising and use and public debt management decided by the National Assembly under Clause 2. Article 7 of this Law, covering the following major contents:
a/ Balance of needs for domestic and foreign loans;
b/ Forecast on annual public debt ratio to the GDP;
c/ Forecast on annual national foreign debt ratio to the GDP;
d/ Forecast on the Government's annual foreign commercial loan limits and guarantee for foreign loans;
e/ Fund-raising solutions and methods;
f/ Debt payment sources and methods;
g/ Solutions to handling debts and restructuring debts and debt portfolios;
h/ Policies and legal documents to be promulgated to raise the effectiveness of public debt management.
3. To approve lists of ODA fund requests.
4. To decide on contents of treaties on the Government's foreign borrowing.
5. To approve schemes on issuance of government bonds to raise funds for domestic works and investment projects and fund raising schemes and plans on use of foreign commercial loans.
6. To approve schemes to handle debts and restructure debts and debt portfolios.
7. To decide on allocation or onlending of the Government's foreign loans to programs and projects.
8. To decide on provision of government guarantee.
9. To direct inspection and examination of the observance of the law on public debt management.
Article 10. Tasks and powers of the Ministry of Finance
1. To assist the Government in performing the unified state management of public debts.
2. To assume the prime responsibility for setting objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; formulating medium-term debt management programs; and establishing systems of indicators to monitor government debts, public debts, national foreign debts and the Government's detailed annual borrowing and debt payment plans and submit them to competent authorities for approval.
3. To implement public debt limits, foreign commercial loan limits and government guarantee.
4. To negotiate and sign foreign loan agreements as assigned by the Government.
5. To act as the official representative of borrowers for foreign loans taken in the name of the State and the Government, except loans which the State Bank of Vietnam is authorized to negotiate and sign; to conduct government debt-related transactions.
6. To negotiate and sign government guarantee agreements; to act as the official representative of the guarantor for government-guaranteed loans.
7. To assume the prime responsibility for formulating schemes to issue the Government's international bonds and submit them to the Government for approval.
8. To assume the prime responsibility for formulating schemes on issuance of government bonds to raise funds for domestic works and investment projects and schemes to raise and plans to use foreign commercial loans and submit them to the Prime Minister for approval.
9. To issue domestic and international government bonds under approved plans or schemes.
10. To borrow loans from lawful domestic financial sources to offset temporary deficits of the central budget.
11. To manage the Government's loans, covering:
a/ To formulate and promulgate regulations on financial management of loans;
b/ To allocate the Government's loans to investment programs and projects and other targets already approved by competent authorities; to guide and organize the onlending of the Government's foreign loans.
12. To evaluate dossiers of request for government guarantee, schemes to issue government-guaranteed domestic and international bonds of enterprises and financial and credit institutions and submit them to the Prime Minister for decision on provision and management of government guarantee.
13. To fulfill the Government's debt payment liability and the guarantor's obligations for government-guaranteed loans.
14. To manage public debts portfolios, to analyze sustainable debts and control risks; to propose or submit to the Prime Minister for approval and implement schemes to handle debts and restructure debts and debt portfolios.
15. To manage the accumulation fund for debt payment.
16. To establish and manage a database on public debts; to sum up, report and publicize information on public debts.
17. To assume the prime responsibility for. and coordinate with onlending agencies and other concerned agencies in. setting specific onlending conditions for programs and projects using foreign loans under law.
18. To authorize financial and credit institutions to provide onlending for or sign onlending agreements with sub-borrowers when the Ministry of Finance is the direct onlending provider.
19. To monitor, inspect, examine and evaluate the use of loans of or guaranteed by the Government; to borrow loans for and pay debts of local administrations; to manage and recover onlending loans under regulations on authorization of onlending and onlending agreements.
20. To coordinate with the State Bank of Vietnam in raising domestic funds, ensuring effective administration of monetary-credit policies.
21. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in formulating and submitting to the Prime Minister for approval a list of ODA fund requests before a framework agreement on ODA loans or project list agreement is signed.
22. To report on the use of loans and management of public debts to competent authorities annually or at request.
Article 11. Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment
1. To assume the prime responsibility for making ODA fund request lists as assigned by the Government.
2. To raise and coordinate ODA funds and assume the prime responsibility for negotiating and signing framework treaties on ODA loans as assigned or authorized by the Prime Minister.
3. To monitor and conduct post-evaluation of the Government's ODA-funded programs and projects.
4. To coordinate with the Ministry of Finance in:
a/ Setting objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; and formulating medium-term debt management programs and detailed annual borrowing and debt payment plans of the Government;
b/ Establishing a system of indicators to oversee government debts, public debts and national foreign debts;
c/ Formulating schemes to issue international bonds of the Government;
d/ Formulating schemes to issue domestic central work bonds and schemes to raise and use foreign commercial loans;
e/ Balancing ODA funds in annual state budget estimates for programs and projects.
Article 12. Tasks and powers of the State Bank of Vietnam
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and other concerned agencies in, preparing contents of, negotiating and signing treaties with international financial and monetary institutions which the State Bank of Vietnam represents and acts as the official representative of borrowers in these treaties under the assignment or authorization of the President or the Government.
2. To evaluate schemes to borrow the Government's foreign commercial loans under credit programs and limits and government-guaranteed commercial loans of financial and credit institutions.
3. To guide and organize the registration of government-guaranteed foreign loans of enterprises and financial and credit institutions.
4. To coordinate with the Ministry of Finance in:
a/ Setting objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; and formulating medium-term debt management programs and detailed annual borrowing and debt payment plans of the Government;
b/ Establishing a system of indicators to oversee government debts, public debts and national foreign debts;
c/ Formulating the Government's schemes to raise domestic and foreign funds associated with administration of monetary-credit policies.
Article 13. Tasks and powers of ministries and ministerial-level agencies
1. Within the ambit of their tasks and powers, to perform the state management of public debts as assigned by the Government.
2. To approve schemes on borrowing and issuance of bonds guaranteed by the Government; and schemes to borrow the Government's loans according to their competence before sending them to the Ministry of Finance for evaluation.
3. To monitor, inspect and examine the use of loans and bond issuance of their attached units and report and supply information on public debts.
Article 14. Tasks and powers of provincial-level People's Councils
1. To approve detailed annual borrowing and debt payment plans of provincial-level People's Committees, including:
a/ Provincial-level People's Committees' plans on borrowing from domestic sources and the Government's foreign loans and use purposes;
b/ Plans on debt payment from provincial-level budgets and recovery of capital of local investment projects.
2. To decide on lists of provincially invested projects funded by the Government's foreign loans or domestic loans under the State Budget Law.
3. To decide on borrowing loans for investment under the State Budget Law and schemes on borrowing, bond issuance and debt payment submitted by provincial-level People's Committees.
4. To oversee the borrowing, sub-borrowing, bond issuance, loan use and debt payment of provincial-level People's Committees.
Article 15. Tasks and powers of provincial-level People's Committees
1. To elaborate detailed annual borrowing and debt payment plans of provincial-level People's Committees and submit them to provincial-level People's Councils for approval.
2. To make lists of provincially invested projects funded by the Government's foreign loans and domestic loans under the State Budget Law and submit them to provincial-level People's Councils for decision.
3. To elaborate plans on borrowing loans for investment under the State Budget Law. and schemes on borrowing, bond issuance and debt payment, submit them to provincial-level People's Councils for decision and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for monitoring and sum-up. For cases of bond issuance, bond issuance schemes are subject to prior written approval of the Ministry of Finance.
4. To issue bonds of local administrations, to borrow loans from other lawful financial sources and the Government's foreign loans under Article 40 of this Law.
5. To examine and urge the use of loans taken from the Government's borrowing, and issuance of bonds of local administrations and capital recovery; to report and supply information on public debts.
6. To allocate funds from provincial-level budget balances and recovery of local investment projects to guarantee full payment of due debts.
Article 16. Tasks and powers of agencies and organizations receiving and using loans or guaranteed to borrow loans
Agencies and organizations receiving and using loans or guaranteed to borrow loans shall ensure the efficient and proper use of loans and fully fulfill related liabilities arising from loan or guarantee agreements.
Article 17. Responsibilities of organizations and individuals deciding on lending, onlending, guarantee and evaluation, and other concerned organizations and individuals
1. Organizations and individuals that decide on the lending, onlending, guarantee and evaluation and other concerned organizations and individuals shall, within the ambit of their tasks and powers, take responsibility before law for their performance of assigned tasks and vested powers under the law on public debt management.
2. Organizations and individuals that take advantage of their assigned tasks and vested powers to commit prohibited acts in state management of public debts shall, depending on the nature and severity of their violation, be handled under law.
MANAGEMENT OF GOVERNMENT DEBTS
Article 18. Purposes of the Government's borrowing
1. To invest in socio-economic development within the central budget spending task under the State Budget Law.
2. To offset temporary state budget deficits with short-term loans.
3. To restructure government debts and debt portfolios and government-guaranteed debts.
4. To provide onlending to enterprises, financial and credit institutions and local administrations under law.
5. Other purposes to assure national financial security.
Article 19. Forms of government borrowing
1. The Government may borrow through the issuance of debt instruments and signing of loan agreements within the Government's annual borrowing limits and structure and debt payment already decided by the National Assembly.
2. The Government may borrow in local and foreign currencies, gold or goods of local or foreign currency equivalence.
Article 20. Domestic borrowing
1. The Government may borrow domestic loans through the issuance of debt instruments and signing of borrowing agreements.
2. The Ministry of Finance is the agency to issue debt instruments of the Government under Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Finance shall sign agreements to borrow domestic loan from lawful financial sources under the State Budget Law within the Government's detailed annual borrowing and debt payment plans.
4. The Government shall detail the issue of the Government's debt instruments and management of domestic borrowing.
1. The Government may borrow foreign loans through the issuance of international government bonds and loan agreements.
2. The Ministry of Finance is the agency to issue the Government's international bonds. Such bonds may be issued only when the following conditions are satisfied:
a/ Programs and projects using funds from the issuance of international bonds are determined as key national projects; and effective investment programs and projects having completed investment procedures under the investment law and other relevant laws;
b/ The conditions specified in the Government's resolution on issuance of international bonds are satified;
c/ Legal dossiers of international bond issuance have been completed according to Vietnam's law and international practice;
d/ International market conditions are favorable, guaranteeing success at reasonable expenses.
3. Borrowing under loan agreements is conducted as follows:
a/ For ODA loans, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for raising and making lists of request for ODA funds, negotiating and signing framework ODA loan treaties, allocating ODA funds to programs and projects and managing the funding source. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for negotiating and signing specific loan agreements. When the State Bank of Vietnam is assigned by the Government to negotiate and sign loan agreements, it shall forward such signed agreements to the Ministry of Finance for implementation;
b/ For borrowing not under ODA conditions, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for negotiating and signing loan agreements under the Government's decisions. When the State Bank of Vietnam is assigned by the Government to negotiate and sign loan agreements, it shall forward such signed agreements to the Ministry of Finance for implementation;
c/ Specific loan agreements shall be signed when investment programs and projects which are permitted by the National Assembly, the Government or the Prime Minister to use foreign loans and have completed investment procedures under the investment law and other relevant laws or schemes on use of loans for other targets have been approved by competent authorities and contents of loan agreements have been approved.
4. The signing and approval of framework ODA loan agreements and specific loan agreements in the name of the State comply with the law on conclusion, accession to and implementation of treaties; other specific loan agreements comply with the following:
a/ Based on detailed annual borrowing and debt payment plans and framework ODA loan agreement already approved by competent authorities, the agency in charge of negotiation shall negotiate contents of loan agreements with foreign lenders;
b/ The agency in charge of negotiation shall concurrently consult concerned agencies, including examination of the Ministry of Foreign Affairs and evaluation of the Ministry of Justice, and propose the Prime Minister to decide on the conclusion of loan agreements.
The Government shall specify the order and procedures for signing and approving specific loan agreements.
5. The Government shall detail the manage-ment of the Government's foreign borrowing and management and use of ODA funds.
Article 22. Use of the Government's loans 1. The Government's loans shall be used as follows:
a/ Allocating domestic loans and foreign concessional loans to investment programs and projects on infrastructure and social welfare and programs and projects in other domains within the state budget spending task under the State Budget Law which are incapable of directly recovering capital;
b/ Providing onlending of part of or all foreign loans for investment programs and projects capable of recovering part of or all the loans, including projects to build infrastructure in conformity with approved national socioeconomic development guidelines. The Government shall detail the onlending of the Government's foreign loans;
c/ Restructuring debts and debt portfolios under the Government's detailed annual borrowing and debt payment plans and approved schemes on debt restructuring.
2. Onlending conditions for specific programs and projects in terms of loan value, currency of debts, interest rates, debt payment duration and charges comply with the Government's regulations.
3. Based on the purpose of each loan, the Ministry of Finance shall propose the Prime Minister to decide on allocation or onlending of funds to each program or project.
Article 23. Onlending agencies and onlending beneficiaries
1. The Ministry of Finance shall directly provide or authorize a financial or credit institution to provide onlending.
2. Onlending beneficiaries include:
a/ Financial and credit institutions borrowing loans for further lending to users under credit programs or credit components of programs and projects using foreign loans;
b/ Enterprises borrowing loans for investment in programs and projects capable of recovering part of or all the loans;
c/ Provincial-level People's Committees borrowing loans for investment in socioeconomic development within the local budget spending task.
Article 24. Conditions on eligibility for onlending
1. Conditions of financial and credit institutions:
a/ Having programs or projects permitted by competent authorities to use loans and such use is approved by foreign lenders;
b/ Guaranteeing solvency under evaluated financial schemes under law;
c/ Reaching the capital safety ratio under government regulations, except for policy banks of the State, for cases of borrowing the Government's foreign commercial loans.
2. Conditions of enterprises:
a/ Having programs or projects in line with national socio-economic development orientations, being permitted by competent authorities to use loans, having completed investment procedures under the investment law and other relevant laws and being approved by foreign lenders;
b/ Being capable of implementing projects, guaranteeing solvency under evaluated financial schemes under law;
c/ Ensuring that project owners possess at least 20% of the total investment capital, for cases of borrowing the Government's foreign commercial loans. For important national projects and works of urgency and particular significance to national socio-economic development for which enterprises fail to meet the condition on owner capital, the Prime Minister may consider and decide to waive this condition on a case-by-case basis;
d/ Having a healthy financial status, making no losses over the last three years, except losses incurred from the policy implementation; at the time of request for onlending, owing no overdue debts to financial and credit institutions; having no overdue debts related to loans borrowed from the Government's foreign loans and the state budget. For an enterprise which has operated for less than three years, commitment on payment of borrowed funds by the owner or parent company is required;
e/ Providing security for borrowed loans under law.
3. Conditions of provincial-level People's Committees:
a/ Being permitted by competent authorities to borrow the Government's foreign loans;
b/ Having socio-economic development investment projects within the local budget spending task which have completed investment procedures under the investment law and other relevant laws;
c/ Local budgets capable of paying debts.
Article 25. Evaluation of programs and projects eligible for onlending
1. For ODA loans sub-borrowed for investment programs and projects:
a/ The onlending agency that bears credit risks shall evaluate financial schemes of programs and projects eligible for onlending and the sub-borrower's financial capacity and report on evaluation results to the Ministry of Finance before signing onlending agreements;
b/ When the onlending agency does not bear credit risks, the Ministry of Finance shall provide onlending through the onlending agency based on the approved list of projects eligible for the Government's foreign loans and results of evaluation of financial schemes by the investment project-approving agency.
2. For ODA loans under credit programs and limits:
a/ The Ministry of Finance shall evaluate schemes on loan use and debt payment of program-participating financial and credit institutions before signing onlending agreements;
b/ Financial and credit institutions lending to end users of capital shall evaluate projects and select eligible borrowers under the credit program agreed with the donor or lender and concurrently bear all risks arising from the onlending.
3. For the Government's commercial loans lent to enterprises, the onlending agency shall re-evaluate financial schemes of projects eligible for onlending, the financial capacity of sub-borrowers and report on evaluation results to the Ministry of Finance before signing onlending agreements.
4. For commercial loans under credit programs and limits:
a/ The State Bank of Vietnam shall evaluate schemes on loan use and debt payment of program-participating credit institutions and report on evaluation results to the Ministry of Finance before the Ministry of Finance signs onlending agreements;
b/ Credit institutions lending to end users of capital shall evaluate projects and select eligible borrowers under the credit program agreed with the donor or lender and concurrently bear all risks arising from the onlending.
5. For the Government's loans lent to provincial-level People's Committees, the Ministry of Finance shall evaluate the solvency of provincial-level budgets under the law on budget decentralization before signing onlending agreements.
6. Evaluating agencies and organizations shall take responsibility for evaluation results under law.
Article 26. Responsibilities of onlending agencies
1. To monitor and examine the use of loans by sub-borrowers. To record and account loans lent to each sub-borrower.
2. To complete legal dossiers, manage and handle mortgaged assets and other assets used by sub-borrowers as loan security.
3. To apply necessary methods and remedies under law to fully and promptly recover borrowed funds, including principals, interests, charges and other related expenses, from sub-borrowers under the conditions specified in onlending agreements or onlending authorization contracts, and to transfer them to the accumulation fund for debt payment.
4. To provide information and reports on the implementation of programs and projects eligible for loans to the Ministry of Finance and competent agencies regularly or at request and take responsibility for the accuracy and truthfulness of these information and reports.
5. When a sub-borrower fails to pay part of or all the debt after necessary methods and remedies are applied, the onlending agency shall:
a/ Pay the debt for the sub-borrower, if the onlending agency is authorized by the Ministry of Finance to provide onlending by the mode of bearing credit risks;
b/ Report such to the Ministry of Finance and the program- or project-evaluating agency for handling, if the onlending agency is authorized by the Ministry of Finance to provide onlending by the mode of not bearing credit risks.
Article 27. Responsibilities of sub-borrowers
1. To manage and use borrowed funds for the purpose approved in investment reports or project feasibility study reports approved by competent authorities.
2. To pay debts fully and on time under the conditions specified in onlending agreements. When failing to fully fulfill the debt payment liability, to observe methods and remedies applied by the onlending agency to recover debts and to take responsibility under law when failing to pay debts.
3. To comply with the law on mortgage and loan security methods.
4. To supply information and reports on the implementation of programs and projects eligible for loans to the Ministry of Finance, the onlending agency and competent agencies regularly or at request and take responsibility for the accuracy and truthfulness of these information and reports.
Article 28. Borrowing for debt portfolio restructuring
1. Borrowing for debt portfolio restructuring must satisfy the following conditions:
a/ The value of the new loan does not exceed that of the debt to be restructured;
b/ To reduce the debt payment liability or risk as compared with before the debt portfolio restructuring;
c/ Not to borrow foreign currencies to restructure loans in Vietnam dong.
2. The Ministry of Finance shall conduct operations on debt portfolio restructuring under the Government's detailed annual borrowing and debt payment plans or approved schemes.
Article 29. Accumulation fund for debt payment
1. The accumulation fund for debt payment is under the state budget, established by the Government and assigned to the Ministry of Finance for management in order to secure the solvency for loans for subsequent onlending or projected debt liability of the state budget arising from government-guaranteed loans.
2. Revenues of the accumulation fund for debt payment comprise:
a/ Debts recovered from the onlending of the Government's loans;
b/ Government guarantee charges;
c/ Advanced funds recovered from the accumulation fund for debt payment under government regulations;
d/ Interests from advanced funds and restructuring of government debts and debt portfolios;
e/ Savings interests or revenues from entrusted capital management by the accumulation fund for debt payment;
f/ Other lawful revenues.
3. Spending of the accumulation fund for debt payment covers:
a/ Payment of debts borrowed from the Government's foreign loans to the state budget;
b/ Advance of funds for guaranteed borrowers when they fail to pay debts;
c/ Advance of funds for restructuring government debts and debt portfolios and government-guaranteed debts to reduce loan expenses;
d/ Advance of other funds to increase the operation efficiency of the accumulation fund for debt payment under government regulations;
e/ Payment of expenses for management of the accumulation fund for debt payment under government regulations.
4. Temporarily idle capital of the accumulation fund for debt payment shall be preserved and developed through savings deposit and asset management services of prestigious domestic financial and credit institutions.
5. The Government shall detail the manage-ment of the accumulation fund for debt payment.
Article 30. Payment of government debts
The Government shall allocate state budget to fully fulfill its direct debt payment liability.
Principals, interests, charges and other related expenses arising from the borrowing shall be paid by the Ministry of Finance from the state budget under the Government's approved detailed annual borrowing and debt payment plans.
3. Onlending agencies shall pay loans borrowed from the Government's foreign loans to the accumulation fund for debt payment under the Ministry of Finance's guidance.
MANAGEMENT OF GOVERNMENT GUARANTEE
Article 31. Agency granting and managing government guarantee
1. The Ministry of Finance is the agency providing and managing government guarantee for loans or issuance of domestic and international bonds.
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for elaborating and submitting to the Government for promulgation regulations on provision and management of government guarantee.
Article 32. Beneficiaries of government guarantee
1. Enterprises implementing programs and projects under Article 33 of this Law.
2. Policy banks of the State and financial and credit institutions implementing the State's target credit programs.
Article 33. Programs and projects to be considered for government guarantee
1. Investment programs and projects in which investment is decided by the National Assembly or the Prime Minister.
2. Programs and projects applying high technologies and projects in energy, mineral exploitation and processing, or export production or provision of export services in conformity with national socio-economic development orientations.
3. Programs and projects in the domains or localities eligible for state investment incentives under the investment law and other relevant laws.
4. Programs and projects funded with commercial loans associated with ODA funds in the form of syndicated credit.
Article 34. Conditions for obtaining government guarantee
1. Conditions for programs and projects to obtain government guarantee:
a/ Having completed investment procedures under the investment law and other relevant laws;
b/ Having a borrowing or bond issuance scheme and a scheme on use of loans and debt payment evaluated by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister.
2. Conditions for borrowers and bond issuers to obtain government guarantee:
a/ Ensuring that at least 20% of the total investment capital is own capital, for enterprises implementing investment projects. Reaching the capital safety ratio under government regulations, for financial and credit institutions other than policy banks of the State;
b/ Having a healthy financial status, making no losses in the last three years, except losses incurred from the policy implementation; at the time of requesting guarantee, owing no overdue debts to financial and credit institutions; and having no overdue debts related to guaranteed loans, loans borrowed from the Government's foreign loans and the state budget. For an enterprise or financial or credit institution which has operated for less than full three years, commitment on payment of guaranteed loans by the owner or parent company is required;
c/ Observing remedies applied by the guarantee grantor;
d/ Having a credit rating accepted by the international market which must not be one level lower than the national credit rating, for cases of international bond issuance;
e/ Committing no violations of regulations on public debt management in the last three years counting from the time of requesting guarantee;
f/ For key projects and works and major projects of urgency and particular importance to national socio-economic development, if enterprises fail to meet the condition on owner capital, the Prime Minister may consider and decide to waive this condition on a case-by-case basis.
3. Conditions for foreign loans and issue of international bonds to obtain government guarantee:
a/ The foreign loan under a loan agreement is valued at USD 50 million equivalent or higher, the value of issued international bonds is USD 100 million equivalent or higher and within the Government's annual commercial loan limits and foreign borrowing guarantee, except loans specified in Clause 4. Article 33 of this Law; the debt payment time is at least 10 years and borrowing or issuance conditions conform with market conditions and international practice;
b/ The domestic loan or domestic bonds in a foreign currency is/are valued at USD 30 million equivalent or higher, the debt payment time is at least 5 years; the loan or bonds in local currency is/are valued at VND 500 billion or higher, the debt payment time is minimum 1 year.
Article 35. Management of government guarantee
A government-guaranteed loan or issuance of international bonds must be registered with the State Bank of Vietnam.
The management, control and examination of use of loans and issuance of bonds guaranteed by the Government are conducted as for other loans of the Government.
3. The debt liability arising from the loan or issuance of bonds guaranteed by the Government is the Government's projected debt liability.
Article 36. Responsibilities of the guarantor and guaranteed borrowers
1. The Ministry of Finance as the guarantor shall:
a/ Evaluate financial schemes and conditions for obtaining guarantee according to dossiers of request for guarantee for specific programs and projects, submit them to the Prime Minister for decision and take responsibility for evaluation results;
b/ Participate in negotiations on borrowing conditions and loan agreements and assume the prime responsibility for negotiating details of letters of guarantee;
c/ Examine business results and use of foreign loans to evaluate the solvency of guaranteed borrowers; propose measures and remedies when guaranteed borrowers lack solvency and submit them to the Prime Minister for decision;
d/ Fulfill the guarantor's payment liability arising from the guarantee agreement from the accumulation fund for debt payment when guaranteed borrowers fail to pay debts;
e/ Collect government guarantee charges under law;
f/ Apply necessary measures and remedies under law to recover debts and expenses arising from the debt payment for guaranteed borrowers:
g/ Sum up and report on guaranteed loans to competent authorities.
2. Responsibilities of guaranteed borrowers:
a/ To supply related documents for evaluation to the guarantor;
b/ To fully fulfill guaranteed borrowers' obligations toward the guarantor. When failing to pay debts fully and on time, to abide by measures and remedies applied by the guarantor: to take responsibility under law when failing to pay debts;
c/ To provide, at the guarantor's request, information on the implementation of programs and projects and capacity to fulfill the payment liability under the loan agreement;
d/ To promptly report on threats of breaching guarantee commitments;
e/ To pay guarantee charges fully and on time under law.
MANAGEMENT OF DEBTS OF LOCAL ADMINISTRATIONS
Article 37. Borrowing purposes of local administrations
1. To invest in socio-economic development within the local budget spending task under the State Budget Law.
2. To invest in local projects capable of recovering capital.
Article 38. Forms of borrowing by local administrations
1. For domestic borrowing, provincial-level People's Committees may only borrow loans for investment under Article 37 of this Law by issuing or authorizing the issuance of bonds of local administrations or borrowing loans from other lawful financial sources under law.
2. For foreign borrowing, provincial-level People's Committees may not directly take foreign loans, but only borrow the Government's foreign loans for investment in socio-economic development within the local budget spending task under Point c, Clause 2, Article 23 of this Law.
Article 39. Domestic borrowing conditions of provincial-level People's Committees
1. For borrowing for investment in socio-economic development within the local budget spending task under the State Budget Law, the following conditions must be satisfied:
a/ Project have completed investment procedures under the investment law and other relevant laws and are on the investment list under the five-year plan already decided by provincial-level People's Councils;
b/ Bond issuance schemes and plans on use of loans and debt payment have been adopted by provincial-level People's Councils and approved in writing by the Ministry of Finance;
c/ The value of loans or domestic bonds is within the local budget's borrowing limits under the State Budget Law;
d/ For cases of borrowing the Government's foreign loans, the conditions specified in Clause 3. Article 24 and Clause 5, Article 25 of this Law are satisfied.
2. For borrowing for investment in local projects capable of recovering capital, the following conditions must be satisfied:
a/ Projects have completed investment procedures under the investment law and relevant laws and are determined by competent agencies as capable of recovering capital;
b/ Schemes on issuance of bonds for project investment have been evaluated and approved in writing by the Ministry of Finance.
3. The Government shall detail the issuance of bonds of local administrations.
Article 40. Organization of borrowing
1. Provincial-level People's Committees shall issue bonds of local administrations for domestic borrowing through the State Treasury or authorize financial or credit institutions in their localities to issue such bonds under government regulations and sign agreements on borrowing from other lawful financial sources under law.
2. For borrowing the Government's foreign loans, provincial-level People's Committees shall comply with Articles 23, 24 and 25 of this Law.
Article 41. Use of loans of local administrations
1. Domestic loans of provincial-level People's Committees for investment in socio-economic development within the local budget spending task shall be managed and used under the State Budget Law.
2. Loans for investment in projects capable of recovering capital and borrowed Government's foreign loans shall be managed and used under law.
1. Provincial-level People's Committees shall make full and timely payment of principals, interests, charges and other related expenses arising from their borrowing.
2. The repayment of borrowed Government's foreign loans complies with government regulations.
3. Sources for debt payment are guaranteed by provincial-level budgets and funds recovered from local investment projects.
Article 43. Establishment of a database on public debts
1. The Ministry of Finance shall act as the key agency in establishing and uniformly managing a database on public debts.
2. The Government shall detail the supply of information on public debts and mechanisms to provide, report on and publicize information on public debts.
Article 44. Reporting on public debts
1. Annually or at the request of the National Assembly and agencies of the National Assembly, the Ministry of Finance shall review and submit to the Government for further reporting to the National Assembly and its agencies on public debt information, including:
a/ Implementation of borrowing plans, guarantee and annual debt payment, including borrowed amounts under agreements, withdrawn capital amounts, values of issue and guarantee, debt payment amounts, debit balance and ratio of debts to the GDP;
b/ Implementation of programs and projects using the Government's loans and government-guaranteed loans;
c/ Borrowing and debt payment by provincial-level People's Committees;
d/ Other related information.
2. Annually, provincial-level People's Committees shall report to provincial-level People's Councils, the Ministry of Finance and competent agencies on public debts information, covering:
a/ Borrowing and debt payment by localities, including borrowed amounts under agreements, actually received loans, debt payment amounts and outstanding debts;
b/ Implementation of programs and projects eligible for loans;
c/ Other related information.
Article 45. Agencies receiving and providing information on public debts
1. The Ministry of Finance is the key agency in receiving information on public debts.
2. Agencies and organizations providing public debts information include:
a/ Ministries, ministerial-level agencies;
b/ Provincial-level People's Committees;
c/ Institutions issuing bonds and borrowing loans guaranteed by the Government;
d/ Onlending agencies;
e/ Users of the Government's loans.
Article 46. Coordination in providing public debts information
1. The State Bank of Vietnam shall regularly provide the Ministry of Finance with general information on foreign borrowing and debt payment and limits of foreign commercial loans for enterprises and financial and credit institutions under government regulations.
2. State enterprises and state financial and credit institutions shall regularly provide the Ministry of Finance with information on domestic and foreign borrowing and debt payment under government regulations.
3. When necessary, the Ministry of Finance may request concerned agencies and organizations to provide information on any loan for public debt management.
Article 47. Publicity of public debts
1. The Ministry of Finance shall publicize information on public debts.
2. Information on public debts to be publicized covers total debit balance, structures of the Government's domestic and foreign loans, government-guaranteed debts, debts of local administrations, statistics on actually received loans and annual debt payment and norms to control government debts, public debts and national foreign debts.
3. The Ministry of Finance shall regularly publicize public debt information under law.
This Law takes effect on January 1, 2010.
Article 49. Provisions detailing and guiding the implementation of this Law
The Government shall detail and guide the Law's articles and clauses assigned to it; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on June 17, 2009, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực