Chương II Luật quản lý nợ công 2009: Nhiệm vụ, quyền hạn của quốc hội, chính phủ, các cơ quan nhà nước khác và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công
Số hiệu: | 29/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Quản lý nợ công (QLNC) số 29/2009/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật của nước ta, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm, bao gồm:
a) Nợ công so với GDP;
b) Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;
c) Trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước;
d) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
2. Quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ.
3. Quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước.
4. Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ.
5. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, phân công trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong quản lý nợ công.
2. Trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước.
3. Quyết định chính sách, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
4. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ; quyết định việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ.
1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm trên cơ sở tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ được Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Kế hoạch vay của Chính phủ theo nguồn vay trong nước, vay nước ngoài và mục tiêu sử dụng nhưng không bao gồm các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch trả nợ của Chính phủ nhưng không bao gồm trả nợ cho các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;
c) Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm.
2. Phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề nhằm cụ thể hoá mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công được Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Cân đối nhu cầu vay vốn trong nước và nước ngoài;
b) Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP hàng năm;
c) Dự báo tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia trên GDP hàng năm;
d) Dự báo hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm;
đ) Giải pháp, phương thức huy động vốn vay;
e) Nguồn và phương thức trả nợ;
g) Giải pháp xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ;
h) Chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.
3. Phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA.
4. Quyết định nội dung điều ước quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ.
5. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài.
6. Phê duyệt đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.
7. Quyết định cấp phát hoặc cho vay lại đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
8. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ.
9. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
2. Chủ trì xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức thực hiện hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh chính phủ.
4. Tổ chức đàm phán, ký kết thoả thuận vay nước ngoài theo phân công của Chính phủ.
5. Là đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ủy quyền đàm phán, ký kết; thực hiện các giao dịch về nợ của Chính phủ.
6. Tổ chức đàm phán, ký kết các thoả thuận bảo lãnh chính phủ; là đại diện chính thức cho người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ.
7. Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ trình Chính phủ phê duyệt.
8. Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
9. Tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và trái phiếu quốc tế theo kế hoạch hoặc đề án đã được phê duyệt.
10. Thực hiện vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương từ các nguồn tài chính hợp pháp trong nước.
11. Quản lý các khoản vay của Chính phủ, bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành chế độ quản lý tài chính đối với các khoản vay;
b) Thực hiện cấp phát từ nguồn vốn vay của Chính phủ cho các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
12. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ, đề án phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thực hiện việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
13. Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ.
14. Quản lý danh mục nợ công, tổ chức việc phân tích nợ bền vững, quản lý rủi ro; đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.
15. Quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ.
16. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về nợ công; tổng hợp, báo cáo và công bố thông tin về nợ công.
17. Chủ trì, phối hợp với cơ quan cho vay lại và cơ quan khác có liên quan xác định các điều kiện cho vay lại cụ thể đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
18. Ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc cho vay lại hoặc ký kết thỏa thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại.
19. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; vay và trả nợ của chính quyền địa phương; quản lý, thu hồi vốn cho vay lại theo các quy định về ủy quyền cho vay lại, thoả thuận cho vay lại.
20. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc huy động vốn trong nước, bảo đảm điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ - tín dụng.
21. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi điều ước quốc tế khung về vay ODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết.
22. Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.
1. Theo phân công của Chính phủ, chủ trì xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA.
2. Theo phân công, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức vận động, điều phối nguồn vốn ODA, chủ trì đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA.
3. Theo dõi, đánh giá sau đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ.
4. Tham gia với Bộ Tài chính trong việc:
a) Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;
b) Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia;
c) Xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;
d) Xây dựng đề án phát hành trái phiếu công trình trung ương trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài.
đ) Cân đối nguồn vốn ODA trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án.
1. Theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ, chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan khác có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện và là đại diện chính thức của người vay tại các điều ước quốc tế này.
2. Thẩm định phương án vay lại vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ theo các chương trình, hạn mức tín dụng và vay thương mại có bảo lãnh chính phủ của tổ chức tài chính, tín dụng.
3. Hướng dẫn và tổ chức đăng ký các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh.
4. Tham gia với Bộ Tài chính trong việc:
a) Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;
b) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia;
c) Xây dựng phương án huy động vốn trong nước, nước ngoài của Chính phủ gắn với điều hành chính sách tiền tệ - tín dụng.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
2. Phê duyệt đề án vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề án vay lại vốn vay của Chính phủ theo thẩm quyền trước khi gửi Bộ Tài chính để thẩm định.
3. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, phát hành trái phiếu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo, cung cấp thông tin về nợ công.
1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm:
a) Kế hoạch vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo nguồn vay trong nước, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và mục đích sử dụng;
b) Kế hoạch trả nợ từ ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương.
2. Quyết định danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Quyết định vay vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đề án vay, phát hành trái phiếu và trả nợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình.
4. Giám sát việc vay, vay lại, phát hành trái phiếu, sử dụng vốn vay và trả nợ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Lập kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
2. Xây dựng danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Xây dựng kế hoạch vay vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đề án vay, phát hành trái phiếu và trả nợ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp. Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu thì đề án phát hành trái phiếu phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
4. Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn vay lại từ nguồn vốn vay của Chính phủ, nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và thu hồi vốn; báo cáo, cung cấp thông tin về nợ công.
6. Bố trí trong cân đối ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương để bảo đảm trả hết nợ khi đến hạn.
Cơ quan, tổ chức tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn bảo đảm sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan phát sinh từ các thoả thuận vay hoặc bảo lãnh.
1. Tổ chức, cá nhân quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh, thẩm định và tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao vi phạm điều cấm trong quản lý nhà nước về nợ công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
TASKS AND POWERS OF THE NATIONAL ASSEMBLY, THE GOVERNMENT AND OTHER STATE AGENCIES AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN PUBLIC DEBT MANAGEMENT
Article 7. Tasks and powers of the National Assembly
1. To decide on debt safety norms in five-year socio-economic development plans, including:
a/ Public debts against GDP;
b/ National foreign debts against GDP;
c/ Payment of government debts against total state budget revenues;
d/ Payment of national foreign debts against total export value.
2. To decide on objectives and orientations for loan raising and use and public debt management for each five-year period to assure debt safety norms.
3. To decide on total annual loan and borrowing structure and debt payment of the Government in connection with state budget estimates.
4. To decide on in-principle approval of investment in key national projects and works funded by the Government's loans.
5. To supervise the raising, allocation and use of loans, debt payment and public debt management.
Article 8. Tasks and powers of the Government
1. To perform unified state management of public debts, to define responsibilities of each agency and coordination responsibilities of line management agencies and local administrations in public debt management.
2. To submit to the National Assembly debt safety norms; objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; and annual total loan and borrowing structure and debt payment of the Government in connection with state budget estimates.
3. To decide on specific policies and solutions to ensure debt safety norms under Clause 1, Article 7 of this Law.
4. To approve on schemes on issuance of the Government's international bonds; to decide on the negotiation and conclusion of agreements on foreign borrowing by the Government.
5. To inspect and examine the raising, allocation and use of loans, debt payment and public debt management; to report to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee on loan use and public debt management and the implementation of key national projects and works and other important socio-economic development programs using the Government's loans.
Article 9. Tasks and powers of the Prime Minister
1. To approve detailed annual borrowing and debt payment plans on the basis of the Government's annual total loan limit, borrowing structure and debt payment decided by the National Assembly under Clause 3, Article 7 of this Law, covering the following major contents:
a/ The Government's plans on borrowing from domestic and foreign sources and use objectives, excluding short-term loans to offset temporary state budget deficits;
b/ The Government's debt payment plans, excluding the payment of short-term loans to offset temporary state budget deficits;
c/ The Government's annual foreign commercial loan limits and guarantee of foreign loans.
2. To approve medium-term debt management programs for three subsequent consecutive years to materialize objectives and orientations for loan raising and use and public debt management decided by the National Assembly under Clause 2. Article 7 of this Law, covering the following major contents:
a/ Balance of needs for domestic and foreign loans;
b/ Forecast on annual public debt ratio to the GDP;
c/ Forecast on annual national foreign debt ratio to the GDP;
d/ Forecast on the Government's annual foreign commercial loan limits and guarantee for foreign loans;
e/ Fund-raising solutions and methods;
f/ Debt payment sources and methods;
g/ Solutions to handling debts and restructuring debts and debt portfolios;
h/ Policies and legal documents to be promulgated to raise the effectiveness of public debt management.
3. To approve lists of ODA fund requests.
4. To decide on contents of treaties on the Government's foreign borrowing.
5. To approve schemes on issuance of government bonds to raise funds for domestic works and investment projects and fund raising schemes and plans on use of foreign commercial loans.
6. To approve schemes to handle debts and restructure debts and debt portfolios.
7. To decide on allocation or onlending of the Government's foreign loans to programs and projects.
8. To decide on provision of government guarantee.
9. To direct inspection and examination of the observance of the law on public debt management.
Article 10. Tasks and powers of the Ministry of Finance
1. To assist the Government in performing the unified state management of public debts.
2. To assume the prime responsibility for setting objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; formulating medium-term debt management programs; and establishing systems of indicators to monitor government debts, public debts, national foreign debts and the Government's detailed annual borrowing and debt payment plans and submit them to competent authorities for approval.
3. To implement public debt limits, foreign commercial loan limits and government guarantee.
4. To negotiate and sign foreign loan agreements as assigned by the Government.
5. To act as the official representative of borrowers for foreign loans taken in the name of the State and the Government, except loans which the State Bank of Vietnam is authorized to negotiate and sign; to conduct government debt-related transactions.
6. To negotiate and sign government guarantee agreements; to act as the official representative of the guarantor for government-guaranteed loans.
7. To assume the prime responsibility for formulating schemes to issue the Government's international bonds and submit them to the Government for approval.
8. To assume the prime responsibility for formulating schemes on issuance of government bonds to raise funds for domestic works and investment projects and schemes to raise and plans to use foreign commercial loans and submit them to the Prime Minister for approval.
9. To issue domestic and international government bonds under approved plans or schemes.
10. To borrow loans from lawful domestic financial sources to offset temporary deficits of the central budget.
11. To manage the Government's loans, covering:
a/ To formulate and promulgate regulations on financial management of loans;
b/ To allocate the Government's loans to investment programs and projects and other targets already approved by competent authorities; to guide and organize the onlending of the Government's foreign loans.
12. To evaluate dossiers of request for government guarantee, schemes to issue government-guaranteed domestic and international bonds of enterprises and financial and credit institutions and submit them to the Prime Minister for decision on provision and management of government guarantee.
13. To fulfill the Government's debt payment liability and the guarantor's obligations for government-guaranteed loans.
14. To manage public debts portfolios, to analyze sustainable debts and control risks; to propose or submit to the Prime Minister for approval and implement schemes to handle debts and restructure debts and debt portfolios.
15. To manage the accumulation fund for debt payment.
16. To establish and manage a database on public debts; to sum up, report and publicize information on public debts.
17. To assume the prime responsibility for. and coordinate with onlending agencies and other concerned agencies in. setting specific onlending conditions for programs and projects using foreign loans under law.
18. To authorize financial and credit institutions to provide onlending for or sign onlending agreements with sub-borrowers when the Ministry of Finance is the direct onlending provider.
19. To monitor, inspect, examine and evaluate the use of loans of or guaranteed by the Government; to borrow loans for and pay debts of local administrations; to manage and recover onlending loans under regulations on authorization of onlending and onlending agreements.
20. To coordinate with the State Bank of Vietnam in raising domestic funds, ensuring effective administration of monetary-credit policies.
21. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in formulating and submitting to the Prime Minister for approval a list of ODA fund requests before a framework agreement on ODA loans or project list agreement is signed.
22. To report on the use of loans and management of public debts to competent authorities annually or at request.
Article 11. Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment
1. To assume the prime responsibility for making ODA fund request lists as assigned by the Government.
2. To raise and coordinate ODA funds and assume the prime responsibility for negotiating and signing framework treaties on ODA loans as assigned or authorized by the Prime Minister.
3. To monitor and conduct post-evaluation of the Government's ODA-funded programs and projects.
4. To coordinate with the Ministry of Finance in:
a/ Setting objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; and formulating medium-term debt management programs and detailed annual borrowing and debt payment plans of the Government;
b/ Establishing a system of indicators to oversee government debts, public debts and national foreign debts;
c/ Formulating schemes to issue international bonds of the Government;
d/ Formulating schemes to issue domestic central work bonds and schemes to raise and use foreign commercial loans;
e/ Balancing ODA funds in annual state budget estimates for programs and projects.
Article 12. Tasks and powers of the State Bank of Vietnam
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and other concerned agencies in, preparing contents of, negotiating and signing treaties with international financial and monetary institutions which the State Bank of Vietnam represents and acts as the official representative of borrowers in these treaties under the assignment or authorization of the President or the Government.
2. To evaluate schemes to borrow the Government's foreign commercial loans under credit programs and limits and government-guaranteed commercial loans of financial and credit institutions.
3. To guide and organize the registration of government-guaranteed foreign loans of enterprises and financial and credit institutions.
4. To coordinate with the Ministry of Finance in:
a/ Setting objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each five-year period; and formulating medium-term debt management programs and detailed annual borrowing and debt payment plans of the Government;
b/ Establishing a system of indicators to oversee government debts, public debts and national foreign debts;
c/ Formulating the Government's schemes to raise domestic and foreign funds associated with administration of monetary-credit policies.
Article 13. Tasks and powers of ministries and ministerial-level agencies
1. Within the ambit of their tasks and powers, to perform the state management of public debts as assigned by the Government.
2. To approve schemes on borrowing and issuance of bonds guaranteed by the Government; and schemes to borrow the Government's loans according to their competence before sending them to the Ministry of Finance for evaluation.
3. To monitor, inspect and examine the use of loans and bond issuance of their attached units and report and supply information on public debts.
Article 14. Tasks and powers of provincial-level People's Councils
1. To approve detailed annual borrowing and debt payment plans of provincial-level People's Committees, including:
a/ Provincial-level People's Committees' plans on borrowing from domestic sources and the Government's foreign loans and use purposes;
b/ Plans on debt payment from provincial-level budgets and recovery of capital of local investment projects.
2. To decide on lists of provincially invested projects funded by the Government's foreign loans or domestic loans under the State Budget Law.
3. To decide on borrowing loans for investment under the State Budget Law and schemes on borrowing, bond issuance and debt payment submitted by provincial-level People's Committees.
4. To oversee the borrowing, sub-borrowing, bond issuance, loan use and debt payment of provincial-level People's Committees.
Article 15. Tasks and powers of provincial-level People's Committees
1. To elaborate detailed annual borrowing and debt payment plans of provincial-level People's Committees and submit them to provincial-level People's Councils for approval.
2. To make lists of provincially invested projects funded by the Government's foreign loans and domestic loans under the State Budget Law and submit them to provincial-level People's Councils for decision.
3. To elaborate plans on borrowing loans for investment under the State Budget Law. and schemes on borrowing, bond issuance and debt payment, submit them to provincial-level People's Councils for decision and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for monitoring and sum-up. For cases of bond issuance, bond issuance schemes are subject to prior written approval of the Ministry of Finance.
4. To issue bonds of local administrations, to borrow loans from other lawful financial sources and the Government's foreign loans under Article 40 of this Law.
5. To examine and urge the use of loans taken from the Government's borrowing, and issuance of bonds of local administrations and capital recovery; to report and supply information on public debts.
6. To allocate funds from provincial-level budget balances and recovery of local investment projects to guarantee full payment of due debts.
Article 16. Tasks and powers of agencies and organizations receiving and using loans or guaranteed to borrow loans
Agencies and organizations receiving and using loans or guaranteed to borrow loans shall ensure the efficient and proper use of loans and fully fulfill related liabilities arising from loan or guarantee agreements.
Article 17. Responsibilities of organizations and individuals deciding on lending, onlending, guarantee and evaluation, and other concerned organizations and individuals
1. Organizations and individuals that decide on the lending, onlending, guarantee and evaluation and other concerned organizations and individuals shall, within the ambit of their tasks and powers, take responsibility before law for their performance of assigned tasks and vested powers under the law on public debt management.
2. Organizations and individuals that take advantage of their assigned tasks and vested powers to commit prohibited acts in state management of public debts shall, depending on the nature and severity of their violation, be handled under law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực