Chương I Luật quản lí nợ công 2009: Những quy định chung
Số hiệu: | 29/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
2. Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm:
a) Nợ chính phủ;
b) Nợ được Chính phủ bảo lãnh;
c) Nợ chính quyền địa phương.
Luật này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
3. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
4. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
5. Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Vay là quá trình tạo ra nghĩa vụ trả nợ thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thoả thuận vay (sau đây gọi chung là thoả thuận vay) hoặc phát hành công cụ nợ.
7. Người vay là bên vay trong thoả thuận vay hoặc là người phát hành công cụ nợ, có trách nhiệm hoàn trả vốn cho bên cho vay theo đúng các điều kiện, điều khoản của thoả thuận vay hoặc phát hành.
8. Người vay lại vốn vay của Chính phủ (sau đây gọi chung là người vay lại) là doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký thoả thuận vay lại và nhận nợ với cơ quan cho vay lại để sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại.
9. Người được bảo lãnh là người vay được Chính phủ bảo lãnh. Người được bảo lãnh bao hàm cả người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao hợp pháp của người vay được người bảo lãnh chấp thuận.
10. Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm.
11. Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên.
12. Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.
13. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc.
14. Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.
15. Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường.
16. Công cụ nợ là tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.
17. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư cụ thể.
18. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh.
19. Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.
20. Trả nợ là việc thanh toán khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay.
21. Đảo nợ là việc vay mới để trả một hoặc nhiều khoản nợ hiện có.
22. Cơ cấu lại khoản nợ là việc thực hiện nghiệp vụ nhằm thay đổi điều kiện, điều khoản của khoản nợ hiện có mà không tạo ra nghĩa vụ trả nợ mới.
23. Cơ cấu lại danh mục nợ là việc thực hiện nghiệp vụ nhằm cơ cấu lại từng khoản nợ trong danh mục nợ, bao gồm đảo nợ, chuyển đổi, mua bán lại nợ, hoán đổi đồng tiền, lãi suất và các nghiệp vụ khác để giảm thiểu nghĩa vụ trả nợ, hạn chế rủi ro.
24. Xử lý nợ là việc thực hiện biện pháp để giải quyết khoản nợ khi gặp khó khăn trong trả nợ, không trả được nợ.
25. Cơ quan cho vay lại là Bộ Tài chính hoặc tổ chức tài chính, tín dụng được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
26. Bảo lãnh chính phủ là cam kết của Chính phủ với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
27. Nghĩa vụ nợ dự phòng là nghĩa vụ nợ chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra ít nhất một trong các điều kiện đã được xác định trước.
28. Hạn mức vay là mức trần số tiền vay ròng (số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc) hàng năm.
29. Hạn mức nợ trên tổng sản phẩm quốc dân (GDP) là mức trần tỷ lệ giữa số dư nợ tại từng thời điểm với GDP.
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.
2. Xây dựng, ban hành chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm.
3. Tổ chức huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công đúng mục đích, hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
4. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro tài khoá, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia.
5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả quản lý nợ công.
6. Tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin về nợ công.
7. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý nợ công.
8. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
9. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nợ công.
11. Hợp tác quốc tế trong quản lý nợ công.
1. Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ.
2. Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế.
3. Bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay; không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Vốn vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.
4. Người vay chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay.
5. Công khai, minh bạch trong việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, chính quyền địa phương phải được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.
6. Mọi nghĩa vụ nợ của Chính phủ được đối xử bình đẳng.
1. Huy động vốn không đúng thẩm quyền, mục đích.
2. Quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh chính phủ không đúng thẩm quyền, mục đích, đối tượng.
3. Sử dụng vốn vay trái phép, sai mục đích, lãng phí.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, chiếm dụng, gây thất thoát vốn vay.
5. Thông đồng, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định.
6. Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
7. Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the management of public debts, which covers the borrowing, use of loans and debt payment and public debt management operations.
2. Public debts under this Law comprise: a/ Government debts;
b/ Government-guaranteed debts; c/ Debts of local administrations.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals involved in the borrowing, use of loans, debt payment and public debt management.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Debt means a loan to be repaid, including the principal, interests, charges and other related expenses at a point of time, which arises from the borrowing by a borrower that is permitted to take loans under the law of Vietnam.
2. Government debt means a debt arising from a domestic or foreign loan which is signed or issued in the name of the State or the Government or a loan signed or issued by or under the authorization of the Ministry of Finance under law. Government debts do not include debts issued by the State Bank of Vietnam to implement monetary policies in each period.
3. Government-guaranteed debt means a domestic or foreign loan borrowed by an enterprise or financial or credit institution under the Government's guarantee.
4. Debt of local administration means a debt signed or issued by or under the authorization of the People's Committee of a province or centrally run city (below referred to as provincial-level People's Committee).
5. National foreign debts means the total of foreign debts of the Government, government-guaranteed debts and debts borrowed and paid by enterprises and other organizations themselves under the law of Vietnam.
6. Borrowing means the process of creating the debt payment liability through the conclusion and performance of a loan treaty, contract or agreement (below referred to as loan agreement) or issuance of debt instruments.
7. Borrower means the borrowing party in a loan agreement or the issuer of a debt instrument that is liable for repaying the principal to the lender according to the conditions and terms of the loan agreement or the issuance.
8. Borrower of government loan (below referred to as sub-borrower) means an enterprise, financial or credit institution, or provincial-level People's Committee which signs an onlending agreement and acknowledges debts with the onlending agency to use the Government's loan under the onlending mechanism.
9. Guaranteed borrower means a borrower who is guaranteed by the Government. Guaranteed borrowers include those receiving the lawful transfer from borrowers under the guarantor's approval.
10. Short-term loan means a loan with a term of less than one year.
11 Medium- or long-term loan means a loan with a term of one year or more.
12 Foreign loan means a short, medium or long-term loan with or without interest borrowed by the State or Government or an enterprise or organization of Vietnam from a foreign government, territory, organization or individual or an international financial organization.
13. Official Development Assistance (ODA) loan means a loan borrowed in the name of the Vietnamese State or Government from a donor being a foreign government, bilateral donor organization, transnational organization or intergovernmental organization with non-refundable funds (preferential component) accounting for at least 35% for a binding loan, and 25% for a non-binding loan.
14. Concessional loan means a loan which is provided under conditions more preferential than those for a commercial loan, but its preferential component does not reach the level set for ODA loans.
15. Commercial loan means a loan provided under market conditions.
16. Debt instrument means a bill, draft, bond, public bond or other instrument which gives rise to a debt payment liability.
17. Government bond means a bond issued by the Ministry of Finance to raise funds for the state budget or a specific work or investment project.
18. Government-guaranteed bond means a bond with a term of one year or more which is issued by an enterprise to raise funds for an investment project under the Prime Minister's designation and guaranteed by the Government.
19. Bond of local administration means a bond with a term of one year or more, which is issued by or under the authorization of a provincial-level People's Committee to raise funds for local works and investment projects.
20. Debt payment means the payment of a due debt, including the principal, interests, charges and other related expenses arising from the borrowing.
21. Debt refinancing means new borrowing to pay one or many existing debts.
22. Debt restructuring means the performance of operations in order to change the conditions and terms of an existing debt without creating a new debt payment liability.
23. Debt portfolio restructuring means the performance of operations in order to restructure each debt in a debt portfolio, including debt refinancing, debt transfer and sale, currency swap, interest rate and other operations to mitigate debt payment liabilities and restrict risks.
24. Debt settlement means taking measures to handle a debt in case of insufficient solvency or insolvency.
25. Onlending agency means the Ministry of Finance or a financial or credit institution authorized by the Ministry of Finance to re-lend the Government's foreign loans.
26. Government guarantee means the Government's commitment with the lender to fulfill the debt payment liability in case a borrower fails to fulfill or fully fulfill the debt payment liability for a debt due.
27. Projected debt liability means a debt obligation which has not arisen but is likely to arise when occurs at least one of specified conditions.
28. Borrowing limit means the maximum net annual loan (actually received after subtracting principal payments).
29. Debt limit against the gross domestic product (GDP) means the maximum ratio of outstanding debts to GDP in each period.
Article 4. Contents of state management of public debts
1. To elaborate, promulgate and implement legal documents on public debt management.
2. To set and promulgate debt safety norms, objectives and orientations for loan raising and use and public debt management in each period: a system of indicators to control government debts, public debts and national foreign debts and detailed annual plans on borrowing and debt payment.
3. To raise, allocate and use loans and manage public debts properly and efficiently and assure the fulfillment of the debt payment liability.
4. To supervise the raising, allocation and use of loans and debt payment, to manage public debts and fiscal risks, to ensure debt safety and national financial security.
5. To evaluate the effectiveness of loan use and public debt management.
6. To sum up report and publicize information on public debts.
7. To propagate and disseminate policies and laws on public debt management.
8. To inspect and examine the observance of the law on public debt management.
9. To handle violations and settle complaints and denunciations in the implementation of the law on public debt management.
10. To train personnel in public debt management operations.
11. To carry out international cooperation in public debt management.
Article 5. Principles for public debt management
1. The State uniformly and comprehensively manages public debts, from raising, allocation and use of loans to debt payment.
2. To ensure debt safety within the limit approved by competent authorities, national financial security and macro-economic balance.
3. To ensure effective borrowing and use of loans; not to borrow short-term loans for long-term investment. To use foreign commercial loans only for programs and projects capable of direct capital recovery and assuring solvency.
4. Borrowers shall take responsibility for fully fulfilling their debt payment liability.
5. To ensure publicity and transparency in the raising, allocation and use of loans, debt payment and public debt management. Programs and projects using loans of the Government or local administrations are subject to audit by the State Audit or an independent audit institution.
6. All debt liabilities of the Government are treated equally.
Article 6. Prohibited acts in public debt management
1. Raising funds ultra vires or for improper purposes.
2. Deciding on the lending and onlending or grant government guarantee ultra vires, for improper purposes or to improper persons.
3. Using loans unlawfully, wastefully or improperly.
4. Taking advantage of one's position and powers to appropriate, misuse or cause loss of, loans.
5. Colluding with others or being irresponsible in evaluation work.
6. Obstructing the control, inspection, examination and handling of violations of the law on public debt management.
7. Failing to supply or fully, promptly and accurately supply information on public debts under law.