Chương IV Luật quản lí nợ công 2009: Quản lý bảo lãnh chính phủ
Số hiệu: | 29/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Quản lý nợ công (QLNC) số 29/2009/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật của nước ta, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Chương trình, dự án được tài trợ bằng khoản vay thương mại gắn với nguồn vốn ODA dưới dạng tín dụng hỗn hợp.
1. Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với chương trình, dự án bao gồm:
a) Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Có đề án vay, phát hành trái phiếu, phương án sử dụng vốn vay, trả nợ được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với người vay, người phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Trường hợp là doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư phải bảo đảm tối thiểu 20% tổng mức vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng phải đạt hệ số an toàn vốn theo quy định của Chính phủ, trừ ngân hàng chính sách của Nhà nước;
b) Tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong ba năm liền kề gần nhất, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách; tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản được bảo lãnh, các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng chưa đủ ba năm hoạt động liên tục thì phải có cam kết của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay được bảo lãnh;
c) Chấp thuận các chế tài theo quy định của cơ quan cấp bảo lãnh;
d) Trường hợp phát hành trái phiếu quốc tế phải có hệ số tín nhiệm được thị trường quốc tế chấp nhận nhưng không thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia;
đ) Không vi phạm pháp luật về quản lý nợ công trong thời hạn ba năm liền kề gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh;
e) Trường hợp dự án, công trình trọng điểm, dự án lớn có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện về vốn chủ sở hữu, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn áp dụng điều kiện này trong từng trường hợp cụ thể.
3. Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay, phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm:
a) Khoản vay nước ngoài thông qua thỏa thuận vay phải có trị giá tương đương 50 triệu Đô la Mỹ trở lên, trị giá phát hành trái phiếu quốc tế tương đương 100 triệu Đô la Mỹ trở lên và trong hạn mức vay thương mại, bảo lãnh vay nước ngoài hàng năm của Chính phủ, trừ các khoản vay quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật này; thời hạn trả nợ tối thiểu là mười năm và các điều kiện vay, phát hành phải phù hợp với điều kiện thị trường và thông lệ quốc tế;
b) Khoản vay, phát hành trái phiếu trong nước bằng ngoại tệ phải có trị giá tương đương 30 triệu Đô la Mỹ trở lên, thời hạn trả nợ tối thiểu là năm năm; nếu bằng nội tệ phải có trị giá 500 tỷ Đồng Việt Nam trở lên, thời hạn trả nợ tối thiểu là một năm.
1. Khoản vay, phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Việc quản lý, theo dõi và kiểm tra sử dụng vốn vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện như đối với khoản vay khác của Chính phủ.
3. Nghĩa vụ nợ phát sinh từ khoản vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ.
1. Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định phương án tài chính, điều kiện cấp bảo lãnh theo hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho các chương trình, dự án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định;
b) Tham gia đàm phán về điều kiện vay, thỏa thuận vay và chủ trì đàm phán về nội dung thư bảo lãnh;
c) Kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của người được bảo lãnh; kiến nghị biện pháp, chế tài xử lý trong trường hợp người được bảo lãnh gặp khó khăn về trả nợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
d) Thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người bảo lãnh phát sinh theo thỏa thuận bảo lãnh từ nguồn Quỹ tích luỹ trả nợ trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợ;
đ) Thu phí bảo lãnh chính phủ theo quy định của pháp luật;
e) Áp dụng các biện pháp, chế tài cần thiết theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay người được bảo lãnh;
g) Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về các khoản bảo lãnh đã được phát hành.
2. Trách nhiệm của người được bảo lãnh:
a) Cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh các tài liệu liên quan để thẩm định;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với cơ quan cấp bảo lãnh. Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cấp bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan cấp bảo lãnh về tình hình thực hiện chương trình, dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay;
d) Báo cáo kịp thời về nguy cơ vi phạm cam kết bảo lãnh;
đ) Nộp phí bảo lãnh đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.
MANAGEMENT OF GOVERNMENT GUARANTEE
Article 31. Agency granting and managing government guarantee
1. The Ministry of Finance is the agency providing and managing government guarantee for loans or issuance of domestic and international bonds.
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for elaborating and submitting to the Government for promulgation regulations on provision and management of government guarantee.
Article 32. Beneficiaries of government guarantee
1. Enterprises implementing programs and projects under Article 33 of this Law.
2. Policy banks of the State and financial and credit institutions implementing the State's target credit programs.
Article 33. Programs and projects to be considered for government guarantee
1. Investment programs and projects in which investment is decided by the National Assembly or the Prime Minister.
2. Programs and projects applying high technologies and projects in energy, mineral exploitation and processing, or export production or provision of export services in conformity with national socio-economic development orientations.
3. Programs and projects in the domains or localities eligible for state investment incentives under the investment law and other relevant laws.
4. Programs and projects funded with commercial loans associated with ODA funds in the form of syndicated credit.
Article 34. Conditions for obtaining government guarantee
1. Conditions for programs and projects to obtain government guarantee:
a/ Having completed investment procedures under the investment law and other relevant laws;
b/ Having a borrowing or bond issuance scheme and a scheme on use of loans and debt payment evaluated by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister.
2. Conditions for borrowers and bond issuers to obtain government guarantee:
a/ Ensuring that at least 20% of the total investment capital is own capital, for enterprises implementing investment projects. Reaching the capital safety ratio under government regulations, for financial and credit institutions other than policy banks of the State;
b/ Having a healthy financial status, making no losses in the last three years, except losses incurred from the policy implementation; at the time of requesting guarantee, owing no overdue debts to financial and credit institutions; and having no overdue debts related to guaranteed loans, loans borrowed from the Government's foreign loans and the state budget. For an enterprise or financial or credit institution which has operated for less than full three years, commitment on payment of guaranteed loans by the owner or parent company is required;
c/ Observing remedies applied by the guarantee grantor;
d/ Having a credit rating accepted by the international market which must not be one level lower than the national credit rating, for cases of international bond issuance;
e/ Committing no violations of regulations on public debt management in the last three years counting from the time of requesting guarantee;
f/ For key projects and works and major projects of urgency and particular importance to national socio-economic development, if enterprises fail to meet the condition on owner capital, the Prime Minister may consider and decide to waive this condition on a case-by-case basis.
3. Conditions for foreign loans and issue of international bonds to obtain government guarantee:
a/ The foreign loan under a loan agreement is valued at USD 50 million equivalent or higher, the value of issued international bonds is USD 100 million equivalent or higher and within the Government's annual commercial loan limits and foreign borrowing guarantee, except loans specified in Clause 4. Article 33 of this Law; the debt payment time is at least 10 years and borrowing or issuance conditions conform with market conditions and international practice;
b/ The domestic loan or domestic bonds in a foreign currency is/are valued at USD 30 million equivalent or higher, the debt payment time is at least 5 years; the loan or bonds in local currency is/are valued at VND 500 billion or higher, the debt payment time is minimum 1 year.
Article 35. Management of government guarantee
A government-guaranteed loan or issuance of international bonds must be registered with the State Bank of Vietnam.
The management, control and examination of use of loans and issuance of bonds guaranteed by the Government are conducted as for other loans of the Government.
3. The debt liability arising from the loan or issuance of bonds guaranteed by the Government is the Government's projected debt liability.
Article 36. Responsibilities of the guarantor and guaranteed borrowers
1. The Ministry of Finance as the guarantor shall:
a/ Evaluate financial schemes and conditions for obtaining guarantee according to dossiers of request for guarantee for specific programs and projects, submit them to the Prime Minister for decision and take responsibility for evaluation results;
b/ Participate in negotiations on borrowing conditions and loan agreements and assume the prime responsibility for negotiating details of letters of guarantee;
c/ Examine business results and use of foreign loans to evaluate the solvency of guaranteed borrowers; propose measures and remedies when guaranteed borrowers lack solvency and submit them to the Prime Minister for decision;
d/ Fulfill the guarantor's payment liability arising from the guarantee agreement from the accumulation fund for debt payment when guaranteed borrowers fail to pay debts;
e/ Collect government guarantee charges under law;
f/ Apply necessary measures and remedies under law to recover debts and expenses arising from the debt payment for guaranteed borrowers:
g/ Sum up and report on guaranteed loans to competent authorities.
2. Responsibilities of guaranteed borrowers:
a/ To supply related documents for evaluation to the guarantor;
b/ To fully fulfill guaranteed borrowers' obligations toward the guarantor. When failing to pay debts fully and on time, to abide by measures and remedies applied by the guarantor: to take responsibility under law when failing to pay debts;
c/ To provide, at the guarantor's request, information on the implementation of programs and projects and capacity to fulfill the payment liability under the loan agreement;
d/ To promptly report on threats of breaching guarantee commitments;
e/ To pay guarantee charges fully and on time under law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực