Chương I Nghị định 45/2017/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 45/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 05/06/2017 |
Ngày công báo: | 05/05/2017 | Số công báo: | Từ số 313 đến số 314 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 45/2017/NĐ-CP hướng dẫn quy trình lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm.
1. Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm và kế hoạch tài chính 5 năm
Kế hoạch tài chính 5 năm (gồm kế hoạch tài chính 05 năm cấp quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm cấp tỉnh) theo quy định tại Nghị định 45/2017 được lập trong thời hạn 5 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm.
Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm (gồm kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm cấp tỉnh) được lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu trong thời hạn 3 năm nhằm triển khai kế hoạch tài chính 5 năm.
2. Lập kế hoạch tài chính 5 năm
a, Trách nhiệm lập kế hoạch tài chính 5 năm được quy định tại Nghị định 45/2017/CP như sau:
- Bộ Tài chính phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia;
- Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch tài chính 5 năm cấp tỉnh.
b, Quy trình lập kế hoạch tài chính 5 năm được hướng dẫn bởi Nghị định số 45/2017 của Chính phủ như sau:
- Trước ngày 31/3 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Chỉ thị về lập kế hoạch tài chính 5 năm được Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Trước ngày 31/12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn sau;
- Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn sau;
- Trước ngày 20/9 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Tài chính hoàn chỉnh và báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau lên Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Trước ngày 20/10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Tài chính hoàn chỉnh và báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau lên Thủ tướng Chỉnh phủ trình Quốc hội.
3. Lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm
a, Trách nhiệm lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm được quy định tại Nghị định số 45 của Chính phủ năm 2017 như sau:
- Bộ Tài chính phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương;
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm cấp tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách địa phương.
b, Trình tự lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 45/CP như sau:
- Hằng năm, các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện báo cáo đánh giá sự phù hợp của kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm, trong đó bao gồm các nội dung sau: nhu cầu chi cho từng năm; dự kiến các giải pháp nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi và các đề xuất bổ sung.
- Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, xác định trần chi ngân sách trong 3 năm.
- Trước ngày 20/9 hằng năm, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, sau được gửi đến cuộc họp Quốc hội tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tham khảo để thảo luận thông qua dự toán ngân sách địa phương.
Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm và kế hoạch tài chính 5 năm có hiệu lực từ ngày 5/6/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước về lập kế hoạch tài chính 05 năm và lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc lập các kế hoạch này.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến việc lập kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng thực hiện Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Kế hoạch tài chính 05 năm” là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm theo quy định tại Điều 17 Luật ngân sách nhà nước, gồm kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. “Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm” là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước; gồm kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. “Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh” là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước do các bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước.
4. “Phương thức cuốn chiếu” là việc hằng năm cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thực hiện cập nhật, bổ sung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, làm rõ những vấn đề phát sinh để định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực trong trung hạn, tạo cơ sở cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
5. “Trần chi ngân sách” là giới hạn chi ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh cho thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; trong đó, trần chi ngân sách của năm thứ nhất là số kiểm tra dự toán chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước.
6. “Chi tiêu cơ sở” là nhu cầu chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và cam kết bố trí nguồn trong dự toán ngân sách của năm trước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch.
7. “Chi tiêu mới” là nhu cầu chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới cho từng lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện, bao gồm cả các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây nhưng chưa được bố trí nguồn và cần tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch.
8. “Nợ dự phòng” là nghĩa vụ nợ chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra ít nhất một trong các điều kiện đã được xác định trước.
1. Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương trong giai đoạn 05 năm kế hoạch; đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch; giữ vai trò định hướng cho kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm được lập hằng năm để triển khai kế hoạch tài chính 05 năm, thể hiện những nội dung lớn về khung cân đối ngân sách nhà nước và trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương trong thời gian 03 năm, có tính đến diễn biến tình hình kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách hiện tại và cập nhật dự báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, làm cơ sở cho việc lập, xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
3. Dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cụ thể hóa định hướng chiến lược của kế hoạch tài chính 05 năm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, có các chỉ tiêu cơ bản trùng với chỉ tiêu năm thứ nhất của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree details a number of articles of the Law on the State Budget regarding formulation of five-year finance plans and three-year finance-state budget plans; and tasks and powers of related agencies and units in the formulation of these plans.
Article 2. Subjects of application
1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies (below referred to as ministries and central agencies); People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees); provincial-level agencies and units; and other agencies and organizations involved in the formulation of five-year finance plans and three-year finance-state budget plans.
2. This Decree does not apply to agencies and organizations that do not have regular relations with the state budget.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Five-year finance plan means a finance plan drawn up for a five-year period together with the five-year socio-economic development plan under Article 17 of the Law on the State Budget. Five-year finance plans include national five-year finance plans and provincial-level five-year finance plans.
2. Three-year finance-state budget plan means a finance-state budget plan formulated annually by the successive method for three consecutive years, including the year of budget estimation and two following years, under Clauses 1 and 2, Article 43 of the Law on the
State Budget. Three-year finance-state budget plans include national three-year finance-state budget plans and provincial-level three-year finance-state budget plans.
3. Three-year finance-state budget plans of ministries, central agencies and provincial- level agencies and units are three-year finance-state budget plans formulated annually by the successive method by ministries, central agencies and provincial-level agencies and units for three consecutive years under Clause 3, Article 43 of the Law on the State Budget.
4. Successive method means that annually agencies and units assigned to formulate three-year finance-state budget plans update and assess new developments in the socioeconomic and state budget situation and clearly identify issues that newly arise so as to set an order of priority for allocation of resources in the medium term, creating a basis for annual state budget estimation.
5. Ceiling budget expenditure means the state budget expenditure limit notified by a competent agency to a ministry, central agency or provincial-level agency or unit for each year in a three-year planning period, in which the ceiling expenditure in the first year is the figure for budget expenditure estimate examination notified by a competent state agency under Clause 22, Article 4 of the Law on the State Budget.
6. Basic expenditure means the state budget expenditure for the performance of tasks and implementation of activities, regimes and policies in each sector which are and will be further performed or implemented in the three-year planning period and for which a competent agency has decided and committed to arranging funds under the state budget expenditure estimate of the previous year.
7. New expenditure means the state budget expenditure for the performance of new tasks and implementation of new activities, regimes and policies in each sector which have been approved by competent agencies, including also those which have been adopted but for which funds have not yet been arranged and which need to be performed or implemented in the three-year planning period.
8. Provisional debt means a debt which has not yet arisen but likely arises upon occurrence of at least one of pre-identified conditions.
Article 4. Relations between five-year finance plans, three-year finance-state budget plans and annual state budget estimates
1. Five-year finance plans are finance plans drawn up to serve the performance of objectives and tasks of national and local socio-economic development plans in each five- year planning period; set forth primary finance-state budget objectives and targets in each five-year planning period; and play the role as orientations for three-year finance-state budget plans and annual state budget estimates.
2. Three-year finance-state budget plans shall be formulated annually serving the implementation of five-year finance plans, specifying major contents on the state budget balancing framework and ceiling budget expenditures of ministries, agencies, units and localities in three consecutive years, taking into account current developments in the socioeconomic and finance-budget situation as well as forecasts for the three-year planning period, and serving as a basis for making, considering and deciding on annual state budget estimates.
3. Annual state budget estimates concretize strategic orientations laid down in the five-year finance plans and objectives and tasks of three-year finance-state budget plans. An annual state budget estimate’s basic targets are as the same as those set for the first year of the relevant three-year finance-state budget plan.