Chương I Luật ngân sách nhà nước 2015: Những quy đinh chung
Số hiệu: | 83/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 29/07/2015 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật ngân sách nhà nước 2015 với nhiều quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách các cấp, lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách, kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN, trách nhiệm, quyền hạn các cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước được ban hành ngày 25/06/2015.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.
Nội dung giám sát bao gồm:
- Việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo Điều 15 của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.
Luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 và Luật ngân sách nhà nước 2002 hết hiệu lực kể từ ngày này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.
1. Việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
2. Cam kết bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước là sự chấp thuận theo quy định của pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bố trí dự toán chi năm sau hoặc các năm sau cho chương trình, dự án, nhiệm vụ.
3. Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
4. Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
5. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
6. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
7. Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.
8. Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách.
9. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách.
10. Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.
11. Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.
12. Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách.
13. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
15. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
16. Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
17. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
18. Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.
19. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
20. Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
21. Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.
22. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách là số thu, chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
23. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
24. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách là tỷ lệ phần trăm (%) mà từng cấp ngân sách được hưởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách.
1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển;
b) Chi dự trữ quốc gia;
c) Chi thường xuyên;
d) Chi trả nợ lãi;
đ) Chi viện trợ;
e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Bội chi ngân sách nhà nước.
4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.
1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.
9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.
11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này.
3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
b) Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;
c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới;
d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.
Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này của Luật này để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:
a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
10. Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.
1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:
a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
b) Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
c) Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:
a) Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
1. Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó.
2. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
b) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính.
1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này, các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước.
2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp sau đây:
a) Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
b) Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
c) Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
d) Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
đ) Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh.
2. Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
3. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước và quy định của Luật này.
4. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật.
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
1. Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai theo quy định sau đây:
a) Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia;
b) Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân.
Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng.
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau.
2. Công khai thủ tục ngân sách nhà nước:
a) Đối tượng phải thực hiện công khai gồm các cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước;
b) Nội dung công khai bao gồm: các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước;
c) Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan.
3. Nội dung công khai phải bảo đảm đầy đủ theo các chỉ tiêu, biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định.
4. Các đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện công khai theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu không thực hiện công khai đầy đủ, đúng hạn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về công khai ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
c) Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.
1. Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Kế hoạch tài chính 05 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
2. Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để:
a) Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và ngân sách nhà nước trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước;
b) Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước;
c) Định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
3. Kế hoạch tài chính 05 năm gồm kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia trình Chính phủ báo cáo Quốc hội; Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương mình trình Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định cùng với thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu kỳ kế hoạch.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm.
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
2. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
3. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
4. Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
5. Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
6. Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
7. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
8. Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
9. Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.
10. Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật
11. Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.
12. Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.
This Law deals with the planning, implementation, audit, statement, and supervision of state budget; responsibilities and entitlements of agencies, organizations, units, and individuals relevant to state budget.
1. Regulatory agencies, political organizations, and socio-political organizations.
2. Socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations supported by state budget under the tasks given by the State.
3. Public service agencies.
4. Other organizations and individuals relevant to state budget.
1. The planning, implementation, audit, statement, and supervision of state budget must comply with this Law and relevant regulations of law.
2. In case regulations of an international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory is contrary to this Law, regulations of such international agreement shall apply.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. The State budget deficit includes deficit of the central government budget and deficit of provincial budgets. Central government budget deficit is the positive difference between total central government budget expenditure (not including principal repayment) and total central government budget revenue. Provincial budget deficit is total deficit of budget of each central-affiliated city or province, which is the positive difference between total budget expenditure (not including principal repayment) and total budget revenue of every province.
2. Commitment to give state budget estimate means the acceptance by a competent authority to give budget estimate of particular program, project, or task in the next year(s).
3. Expenditure on national reserve means an obligatory expenditure of state budget on purchase of goods for reserve as prescribed by regulations of law on national reserve.
4. Expenditure on development investment means an obligatory expenditure of state budget which includes expenditure on investment in fundamental construction and other investments as prescribed by law.
5. Expenditure on investment in fundamental construction means an obligatory expenditure of state budget on execution of socio-economic infrastructure programs/projects and programs/projects serving socio-economic development.
6. Recurrent expenditures are obligatory expenditures of the state budget on maintenance of operation of the State apparatus, political organizations, socio-political organizations, support for operation of other organizations, and performance of regular tasks of the State in terms of socio-economic development and assurance of national defense and security.
7. Expenditure on debt repayment means an obligatory expenditure on repayment of due debts including principal, interest, fees and other costs of the loaning process.
8. State budget reserve means an entry of the unallocated budget expenditure estimate which is decided by corresponding agencies in charge of the budget.
9. Budget estimate unit level I means a unit that is given budget estimate by the Prime Minister or the People’s Committee according to budget estimates.
10. Budget estimate unit means an organization or unit that is given budget estimate by a competent authority according to budget estimates.
11. Budget-using unit means a budget estimate unit that is assigned to directly manage and use the budget.
12. Budget surplus means the positive difference between the total budget revenue and total budget expenditure at the end of the budget year.
13. Local government budget means state budget revenues that a local government may use, additional funding from central government budget to the local government budget, and state budget expenditures within the liabilities of the local government.
14. State budget means all the expenditures and revenues of foreign that are estimated and realized over a certain period of time decided by competent authorities in order to perform the functions and tasks of the State.
15. Central government budget means state budget revenues that are given to the central regulatory agencies and state budget expenditures within the liabilities of central regulatory agencies.
16. Budget management decentralization means determination of scope, responsibility, and entitlements of various levels of authorities and budget estimate units to state budget management that suit socio-economic management decentralization.
17. Financial reserve fund means a fund of the State derived from state budget and other financial sources prescribed by Law.
18. State budget fund means the entire amount of money of the State, including loans on the account of various levels of state budget at a particular point of time.
19. Off-budget financial fund means a fund established by a competent authority and independent from state budget; its revenues and obligatory expenditures are meant to fulfill certain tasks prescribed by law.
20. Additional funding for balancing budget means the additional funding provided by the budget of a superior agency to budget of an inferior agency in order for it to balance its budget and fulfill its tasks.
21. Dedicated additional funding means the additional funding provided for budget of an inferior agency to support execution of a particular program/project, or fulfillment of certain tasks.
22. Checked estimate of state budget revenue and expenditure means the amount of state budget expenditure and revenue notified by competent authorities to various levels of state budget, agencies, organizations and units as the basis for making annual state budget estimates and 3-year state budget – finance plans.
23. Local government budget stability period means the period over which the ratio (%) of revenues between various levels of state budget to additional funding for budget balance from superior budgets to inferior budgets is stable for 05 years, which coincide with the 5-year socio-economic development plan, or under a decision of the National Assembly.
24. Ratio (%) of revenue distribution between various levels of state budget means the ratio (%) of state budget revenue given to a budget may retain to the total revenues distributed among various levels of state budget.
Article 5. Scope of state budget
1. State budget revenues include:
a) All revenues from taxes and fees;
b) All revenues from fees for services provided by regulatory agencies; fees for service provided by public service agencies and state-owned enterprises that are transferred to state budget as prescribed by law;
c) Grant aid provided by governments of other countries, overseas organizations and individuals for Vietnam’s government and local governments of Vietnam;
dd) Other revenues prescribed by law.
2. State budget expenditures include:
a) Expenditure on development investment;
b) Expenditure on national reserve;
c) Recurrent expenditures;
d) Payment of loan interest;
dd) Provision of aid;
e) Other expenditures prescribed by law.
3. The State budget deficit.
4. Total loan of state budget, including loans to cover deficit and repayment of debt principal of state budget.
Article 6. State budget system
1. State budget consists of central government budget and local government budgets.
2. A local government budget consists of budgets of local authorities at various levels.
Article 7. Rules for state budget balancing
1. Revenues from taxes, fees, charges, and other revenues must be transferred to state budget balance without association with any particular obligatory expenditure. If revenue must be associated with a particular obligatory expenditure, such expenditure shall be covered by the corresponding revenue in the budget estimate. The establishment of policies on collection of budget revenues must ensure midterm and long-term balance of budget as well as adherence to international integration agreements.
2. State budget is considered balanced if total revenue from taxes, fees, and charges is higher than total recurrent expenditure and the saving for development investment is increasing; If budget deficit still exist, the amount of deficit must be smaller than the expenditure on development investment in order to aim for balanced budget. The government shall propose special cases to the National Assembly for consideration. Budget surplus, if any, shall be sued to repay principal and interest of loans taken by the state.
3. Loans for covering the State budget deficit may only be used for development investment, not recurrent expenditures.
4. Central government budget deficit shall be covered by the following sources:
a) Domestic loans from issuance of Government bonds and other domestic loans prescribed by law;
b) Foreign loans granted by governments of other countries, international organizations, issuance of Government bonds to international market, not including on-lend loans.
5. Local government budget deficit:
a) Deficit of provincial budgets is permitted; only local government budget deficit because of investment in projects under midterm public investment plans decided by the People’s Council of the province is permitted;
b) Local government budget deficit shall be covered by domestic loans from issuance of Government bonds, on-lending loans from the government, and other domestic loans prescribed by law;
c) Local government budget deficit shall be aggregated with the State budget deficit and decided by the National Assembly. The government shall set out conditions for local government budget deficit in order to ensure solvency of local governments and suit the total state budget deficit.
6. Loan balance of local government budgets
a) Loan balance of budgets of Hanoi and Ho Chi Minh City must not exceed 60% of the local government budget revenue they may retain;
b) In the administrative divisions permitted to retain an amount of revenue higher than recurrent expenditure of the local government budgets, loan balance must not exceed 30% of the amount retained;
c) In the administrative divisions permitted to retain an amount of revenue not exceeding recurrent expenditure of the local government budgets, loan balance must not exceed 20% of the amount retained.
Article 8. Rules for state budget management
1. State budget shall be managed in a uniform, democratic, efficient, prudent, transparent, and fair manner with decentralization of management, associated with entitlements and responsibilities of regulatory agencies at various levels.
2. All budget expenditures and revenues must be estimated and aggregated with state budget.
3. Budget revenues must comply with regulations of law on taxes and tax collection.
4. Budget expenditures may only be realized after the budget estimate is approved by a competent authority; the standard, and expenditure limits imposed by competent authorities must be complied with. State budgets at various levels, budget estimate units, budget-using units must not execute obligatory expenditures before having financial sources and budget estimate, which will lead to debts on fundamental construction and funding for recurrent expenditures.
5. Priority shall be given to expenditures on implementation of policies of Communist Party and the State to serve economic development, poverty reduction; ethnic policies; gender equality objectives; development of agriculture and rural areas, education, healthcare, science and technology, and other important policies.
6. State budget shall be allocated to fulfill socio-economic development tasks; assurance of national defense and security, international relation, and cover operating cost of the state apparatus.
7. State budget shall cover operating costs of political organizations and socio-political organizations.
8. Socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations shall cover their own operating costs. State budget only support performance of tasks given by the State as prescribed by the government.
9. Payment of due loan interest being obligatory expenditures of state budget.
10. The decision on investment and expenditures on investment in programs/projects funded by state budget must conform to the Law on Public investment and relevant regulations of law.
11. State budget does not cover operating costs of off-budget financial funds. An organization only has its charter capital supported by state budget within the capacity of state budget and only when the conditions are satisfied: the organization is established and operating in accordance with law, financially independent, and sources of revenue and obligatory expenditures do not coincide with those of state budget.
Article 9. Rules for management of sources of revenue, obligatory expenditures, and relation between various levels of state budget
1. Central government budget and local government budget at each level has their own sources of revenue and obligatory expenditures.
2. Central government budget plays a pivotal role in ensuring execution obligatory expenditures of the country, support local governments in balancing their budgets in accordance with Clause 3 Article 40 of this Law.
3. Local government budgets having sources of revenue shall initiatively make obligatory expenditures as assigned. The People’s Councils of provinces shall decide distribution of sources of revenue and obligatory expenditures between various levels of local government budget in a way that is conformable with decentralization of socio-economic management, national defense and security, and managerial capacity of each level.
4. Each local government budget shall ensure the execution of their own obligatory expenditures; the promulgation and implementation of new policies that increase budget revenue must ensure the financial sources and suit the ability to balance budget at each level; the decision on investment in programs/projects funded by state budget must not exceed the scope of budget at that level.
5. The superior regulatory agency that authorizes an inferior regulatory agency to make obligatory expenditures on its behalf must give a budget estimate to such inferior agency. The agency that receives the funding must submit a statement of the use of such funding to the authorizing agency.
6. Budget revenues and additional funding provided by superior budgets to inferior ones shall be distributed by ratio (%) in a way that ensure equality and balanced development among geographical areas.
7. During budget stability period:
a) The ratio of budget revenue distribution between various levels of state budget remains unchanged;
b) Every year, in consideration of the capacity of the superior budget, the competent authority may decide increase in additional funding for balancing budget from the superior budget to inferior budgets compared to the first year of the stability period;
c) The dedicated additional funding provided by the superior budget to inferior budgets is determined according to the rules, criteria, and limits of funding provision, standards, limits on budget expenditures; capacity of the superior budget, and ability to balance budget of each inferior local government;
d) Local governments may use the annual increase in revenue which they may retain to increase expenditure on performance of socio-economic development tasks and assurance of national defense and security. Revenue increase compared to budget estimate shall comply with Clause 2 Article 59 of this Law.
In case there is a new source of revenue from a new project which is put into operation during the budget stability period, which results in a considerable increase in the local government budget revenue, the revenue increase must be transferred to the superior budget. The government shall request the National Assembly; the People’s Committee of the province shall request the People’s Council of the same provide to decide the collection of the aforementioned revenue increase and provide dedicated additional funding for inferior budgets as prescribed in Point d Clause 3 Article 40 of this Law in order to support investment in local infrastructure under projects approved by competent authorities;
dd) If the local government budget revenue is smaller than the budget estimate because of some objective reason, Clause 3 Article 59 of this Law shall apply.
8. After each budget stability period, local governments must improve their ability to balance and develop their budgets themselves, reduce the ratio of funding from the superior budget to total local government budget expenditure, or increase the ratio of amount transferred to the superior budget with regard to the revenues distributed among various level of state budget in order to support the superior budget in making national obligatory expenditures and facilitate comprehensive development among geographical areas.
9. Do not use state budget at one level to pay for performance of tasks of another, and do not use the budget of one local government to pay for performance of tasks of another, except for the following cases:
a) The inferior budget has to support superior units in the same area to mobilize of emergency forces upon in the event of a disaster, epidemic, and other emergency situations in order to maintain socio-economic stability, security, and social order in the area;
b) While performing their tasks, superior units shall cooperate with inferior units in performance of some tasks of the inferior units;
c) Local government budget reserve shall be used to support other areas in disaster recovery.
10. In case implementation of an international agreement results in a decrease in central government budget revenue, the government shall request the National Assembly to consider adjusting distribution of revenue between central government budget and local government budgets in order to maintain the leading role of central government budget.
Article 10. State budget reserve
1. The reserve is 2% - 4% of total budget expenditure at each level.
2. State budget reserve is used for:
a) Unplanned expenditures on prevention and recovery of natural disasters, response to epidemics, and famine relief; performance of crucial national defense and security objectives, and other objectives that are their liabilities;
b) Provision of support for inferior budgets to perform the tasks mentioned in Point a of this Clause if the inferior budgets are still not able to complete such tasks after their reserve is used up;
c) Provision of support for other local governments as prescribed in Point c Clause 9 Article 9 of this Law.
3. The power to decide the use of state budget reserve:
a) The government shall provide for the power to decide the use of central government budget reserve, submit periodic reports on the use of central government budget reserve to Standing Committee of the National Assembly and to the National Assembly at the nearest meeting;
b) The People’s Committees shall decide the use of their budget reserve; submit periodic reports to Standing Committee of the People’s Council and to the People’s Council at the nearest meeting.
Article 11. Financial reserve funds
1. The government, the People’s Committees of provinces shall establish financial reserve funds from sources of revenue, budget surplus; include them in annual budget expenditure estimate and other financial sources. The balance of the financial reserve fund at each level must not exceed 25% the annual budget expenditure estimate that the same level.
2. Financial reserve funds are used in the following cases:
a) Advance funding to cover necessary expenditures according to the budget expenditure estimate before aggregating enough revenue. Such amount must be returned within the budget year;
b) In case state budget revenues or loans taken to cover budget deficit fail to reach the estimate decided by the National Assembly or the People’s Council, budget reserve is used up but still not sufficient for disaster recovery, response to widespread and serious epidemics, performance of tasks related to national defense and security, and other urgent tasks that are unplanned, the financial reserve fund may be used. However, the amount used in the year must not exceed 70% of the opening balance of the fund.
3. The government shall decide the power to use financial reserve funds.
Article 12. Conditions for the State budget revenues and expenditures
1. State budget revenues must comply with this Law, tax laws, and regulations of law on collection of state budget revenues.
2. State budget expenditures are only permitted if they are included in a given budget estimate except for the case in Article 51 of this Law, have been decided by the head of the budget-using unit, investor, or an authorized person, and satisfy all conditions in each of the following cases:
a) Expenditure on investment in fundamental construction must satisfy conditions prescribed by regulations of law on public investment and construction;
b) Recurrent expenditures must comply with the standards, limits on budget expenditures imposed by competent authorities; in case an organization or unit is permitted by a competent authority to exercise financial autonomy, it shall comply with its regulations on spending which conform to its budget estimate.
c) Expenditure on national reserve must satisfy conditions prescribed by regulations of national reserve;
d) With regard to procurements of consulting services, goods, construction works under programs/projects that need bidding to select contractors providing, bidding must be organized in accordance with regulations of law on bidding;
dd) Expenditures on tasks given or ordered by the State must comply with regulations of law on prices or fees and charges promulgated by competent authorities.
Article 13. Accounting and statement of state budget revenue and expenditure
1. State budget revenues and expenditures shall be expressed as Vietnam dong (VND). State budget revenues and expenditures in foreign currencies must be converted into VND at the rate prescribed by a competent authority at that time.
2. State budget revenues and expenditures must be sufficiently, promptly, and properly accounted for.
3. Accounting and statements of state budget must be uniform under state accounting regulations, list of state budget entries, and this Law.
4. Documents about state budget revenues and expenditures must be issued, used, and managed in accordance with law.
A budget year begins on January 01 and ends on December 31 of the solar calendar year.
Article 15. Publishing of state budget
1. State budget estimates that have been submitted to the National Assembly and the People’s Councils; State budget estimates that have been approved by competent authorities; reports on state budget enactment; state budget statements approved by the National Assembly and the People’s Councils; estimates, enactment reports, statements of budgets of budget estimate units, organizations funded by state budget, fundamental construction programs/projects funded by state budget must be published in accordance with regulations below:
a) Contents to be published include: data and description of state budget estimates been submitted to the National Assembly and the People’s Councils; state budget estimates made by competent authorities; use of state budget, and state budget statements; implementation of proposals of State Audit Office of Vietnam; except for detailed data and description related to national defense, security, and national reserve;
b) State budget shall be published in one or some of the following manners: announcement at meetings; posting at offices; issued in publications; written notifications to relevant organizations and individuals; posting on websites; announcement through the media;
c) Every state budget estimate must be published within 05 working days from the day on which it is sent by the government to members of the National Assembly or by the People’s Committee to the People’s Council.
Reports on state budget estimates approved by competent authorities, state budget statements approved by competent authorities, result of state budget audit, result of implementation proposals of State Audit Office of Vietnam must be published within 30 days from the day on which they are issued.
Quarterly and biannual reports on state budget enactment must be published within 15 days from the ending day of the quarter or half-year period.
The annual report on state budget enactment must be published when it is submitted by the government to the National Assembly at the mid-year meeting of the next year.
2. Publishing of state budget procedures:
a) Collecting authorities, financial authorities, and State Treasuries shall publish state budget procedures;
b) Contents to be published: regulations on procedures for declaration, collection, payment, exemption, reduction, deferral, refund of payments; advanced payment, amounts allocated and paid to state budget;
c) The publishing may be carried out by posting at transaction places and on websites of the aforementioned agencies.
3. The contents published must have sufficient criteria and forms prescribed by the Ministry of Finance.
4. Responsible agencies mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be dealt with as prescribed by law if failing to publish the aforementioned contents.
5. The government shall provide specific regulations on publishing of state budget.
Article 16. Supervision of state budget by the public
1. State budget shall be supervised by the public. Vietnamese Fatherland Front and other agencies at various levels shall organize supervision of state budget by the public. Contents of supervision of state budget by the public:
a) Adherence to regulations of law on management and use of state budget;
b) Enactment of annual state budget estimates;
c) Publishing of state budget as prescribed in Article 15 of this Law.
2. The government shall provide specific regulations on supervision of state budget by the public.
Article 17. 5-year financial plan
1. A 5-year financial plan is a financial plan for 05 years made together with a 5-year socio-economic development plan. The 5-year financial plan must have overall and specific targets of state budget and state finance, major orientations for state budget and state finance; amount and structure of domestic revenues, revenue from crude oil, revenue from export and import; amount and structure of expenditure on development investment, debt repayment; orientation of budget deficit; limit of national foreign debts, public debts, government debts; solutions for implementation of the plan.
2. 5-year financial plan is meant to:
a) Achieve socio-economic development targets of the country, each sector, field, and area; balance and efficiently use public financial resources and state budget in the midterm; encourage publishing and transparency of state budget;
b) Form a basis for competent authorities to consider deciding midterm investment plan from state budget;
c) Orient the making of annual state budget estimates and 3-year state budget-finance plans.
3. 5-year financial plans include national 5-year financial plan and provincial 5-year financial plans.
4. The Ministry of Finance shall formulate the national 5-year financial plan and submit it to the Prime Minister for reporting to the National Assembly; Every provincial Department of Finance shall formulate provincial 5-year financial plans and submit them to the People’s Committee of the province and the People’s Council for consideration together with the budget estimate of the first year of the plan.
5. The government shall provide specific regulations on making of 5-year financial plans.
1. Misusing position or power to appropriate state budget; irresponsibility that causes losses to state budget.
2. Collecting revenues against regulations of tax laws and other regulations of law on collection of revenues; incorrectly distributing sources of revenue between various levels of state budget; improperly retaining state budget revenues; collecting revenues against the law.
3. Spending without budget estimates except for the case in Article 51 of this Law; Spending against given budget estimates; spending against regulations, standards, and limits on expenditure, or on improper purposes; making expenditures against the law.
4. Deciding investment in programs/projects funded by state budget ultra vires or without determined capital sources.
5. Taking loans against the law; taking loans beyond the state budget capacity.
6. Using state budget to grant loans, make advanced payment, or contribute capital against the law.
7. Delaying enactment of budget expenditures while all conditions prescribed by law have been satisfied.
8. Doing accounting against accounting regulations and list of state budget entries.
9. Making, submitting state budget estimates or statements behind schedule.
10. Approving state budget statements against the law.
11. Using the state budget fund at a State Treasury beyond the budget estimate approved by a competent authority, except for the case of temporary funding or advance funding from next year’s budget prescribed in Article 51 and Article 57 of this Law.
12. Other prohibited acts related to state budget in relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực