- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Quy định giới hạn cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
1. Cấp tín dụng là gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
2. Các hình thức cấp tín dụng phổ biến
Các hình thức cấp tín dụng phổ biến bao gồm:
- Bao thanh toán: Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng thông qua việc mua lại khoản phải thu của bên bán hoặc ứng trước tiền thanh toán thay cho bên mua theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên mua và bên bán.
- Bảo lãnh ngân hàng: Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận.
- Chiết khấu: Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, chiết khấu là hình thức cấp tín dụng thông qua việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của bên thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
- Cho vay: Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cho vay là hình thức cấp tín dụng thông qua việc bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận cho bên cho vay.
- Thư tín dụng: Theo Khoản 36 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng.
- Cho thuê tài chính: Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
- Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
3. Vì sao cần quy định giới hạn cấp tín dụng?
- Quản lý rủi ro tài chính: Giới hạn cấp tín dụng giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng kiểm soát rủi ro trong việc cho vay. Nếu không có giới hạn, việc cấp tín dụng không kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao.
- Bảo vệ người vay: Giới hạn này giúp ngăn ngừa tình trạng người vay bị lún sâu vào nợ nần, đặc biệt là những khách hàng có khả năng tài chính yếu. Điều này cũng bảo vệ họ khỏi áp lực tài chính không cần thiết.
- Ổn định hệ thống tài chính: Việc quy định giới hạn tín dụng giúp duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, ngăn chặn các hiện tượng như bong bóng tín dụng hay khủng hoảng tài chính.
- Khuyến khích quản lý tài chính cá nhân: Giới hạn cấp tín dụng khuyến khích người tiêu dùng quản lý tài chính một cách có trách nhiệm, không tiêu dùng quá mức so với khả năng trả nợ.
4. Quy định giới hạn cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Theo Điều 136 Luật các tổ chức tín dụng 2024 quy định về giới hạn cấp tín dụng như sau:
(1) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được vượt quá tỷ lệ sau đây:
- Từ ngày 01/07/2024 đến trước ngày 01/01/2026: 14% vốn tự có đối với một khách hàng: 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2026 đến trước ngày 01/01/2027: 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2027 đến trước ngày 01/01/2028: 12% vốn tự có đối với một khách hàng; 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01 năm 2028 đến trước ngày 01/01 năm 2029: 11% vốn tự có đối với một khách hàng; 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2029: 10% vốn tự có đối với một khách hàng; 15% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.
(2) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
(3) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản (1) hoặc khoản (2) không bao gồm khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác không chịu rủi ro hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
(4) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản (1) hoặc khoản (2) bao gồm cả tổng mức mua, nắm giữ, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.
(5) Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
(6)Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản (1) hoặc khoản (2) thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
(7) Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa trong trường hợp tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt quá giới hạn quy định tại khoản (1) hoặc khoản (2) đối với từng trường hợp cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa trong trường hợp tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt quá giới hạn quy định tại khoản (1) hoặc khoản (2).
(8) Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản (7) không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
(9) Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 134 và điểm đ khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Quy định về Tỷ lệ sở hữu cổ phần theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Chính sách vay vốn sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội năm 2024
Phân biệt vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ngân hàng
Điều kiện thành lập chi nhánh của ngân hàng thương mại từ 15/08/2024
Chuyển tiền trên 10 triệu phải có xác nhận vân tay, khuôn mặt theo quy định hiện hành không?