Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính
Số hiệu: | 39/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/06/2014 |
Ngày công báo: | 20/05/2014 | Số công báo: | Từ số 511 đến số 512 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Siết chặt hoạt động công ty tài chính
Ngày 07/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
Theo đó quy định chặt chẽ các điều kiện đối với hoạt động ngân hàng của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Đơn cử như:
- Quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng.
- Để được hoạt động bao thanh toán/ tín dụng tiêu dùng thì công ty tài chính phải có dư nợ bao thanh toán/ tín dụng tiêu dùng tối thiểu chiếm 70% tổng dư nợ cấp tín dụng hoặc một tỷ lệ khác do NHNN quy định.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong cho thuê tài chính, cách xử lý trường hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn.
Các công ty tài chính, cho thuê tài chính đã thành lập phải đảm bảo đủ các điều kiện để được hoạt động trong thời hạn 12 tháng, chấm dứt các hoạt động không được thực hiện trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực – 25/6/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
1. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ty tài chính tổng hợp là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định này.
2. Công ty tài chính chuyên ngành gồm công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
3. Công ty tài chính bao thanh toán là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực bao thanh toán theo quy định của Nghị định này.
4. Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng theo quy định của Nghị định này.
5. Công ty cho thuê tài chính là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này. Dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.
6. Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân bằng nghiệp vụ cho vay bao gồm cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng.
7. Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
8. Tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tài sản cho thuê) là máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể các loại tài sản cho thuê trong từng thời kỳ.
9. Bên cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là bên cho thuê) là công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính.
10. Bên thuê tài chính (sau đây gọi tắt là bên thuê) là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.
11. Tiền thuê là số tiền mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính.
12. Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang, được ký giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê tài chính đối với một hoặc một số tài sản cho thuê.
13. Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là mua và cho thuê lại) là việc bên cho thuê tài chính mua máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình. Trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên thuê đồng thời là bên cung ứng tài sản cho thuê.
1. Công ty tài chính tổng hợp được bổ sung, sửa đổi nội dung hoạt động quy định tại Nghị định này để chuyển đổi thành công ty tài chính chuyên ngành.
2. Công ty tài chính chuyên ngành không được bổ sung nội dung hoạt động để chuyển đổi thành công ty tài chính tổng hợp.
3. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và trong quá trình tái cơ cấu công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình của công ty tài chính.
Điều kiện chung để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng:
1. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp (sau đây gọi tắt là Giấy phép).
2. Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
3. Đối với các hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động ngoại hối, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Thời gian hoạt động tối thiểu, kết quả hoạt động, kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua theo quy định của pháp luật.
Công ty tài chính được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Không thuộc các trường hợp Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện hoạt động đi vay trên thị trường liên ngân hàng và không có các khoản nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Công ty tài chính được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Đáp ứng đủ các điều kiện về vay tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
1. Công ty tài chính được thực hiện hoạt động bao thanh toán khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có quy định nội bộ về quy trình, thủ tục, nguyên tắc nhận biết khách hàng để giám sát chặt chẽ, bảo đảm ngăn ngừa việc bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác.
2. Công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được bổ sung hoạt động bao thanh toán khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này và các điều kiện sau:
a) Hoạt động kinh doanh có lãi ít nhất trong năm liền kề trước năm đề nghị bổ sung hoạt động;
b) Có thời gian hoạt động tối thiểu, phương án hoạt động bao thanh toán do Ngân hàng Nhà nước quy định;
c) Tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro liên tục trong tất cả các quý của năm liền kề trước năm đề nghị được bổ sung hoạt động;
d) Tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời hạn 01 năm liền kề tính từ thời điểm đề nghị bổ sung hoạt động trở về trước.
1. Công ty tài chính được phát hành thẻ tín dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
2. Công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được bổ sung hoạt động phát hành thẻ tín dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này và các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Điểm c, d, đ Khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
b) Hoạt động kinh doanh có lãi liên tục ít nhất trong 02 năm liền kề trước năm đề nghị bổ sung hoạt động;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu, phương án hoạt động phát hành thẻ tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
1. Công ty tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo quy định về cho thuê tài chính tại Chương III Nghị định này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 5 Nghị định này;
b) Có quy định nội bộ về quy trình, thủ tục, nguyên tắc nhận biết khách hàng để giám sát chặt chẽ, bảo đảm ngăn ngừa việc bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác.
2. Công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được bổ sung hoạt động cho thuê tài chính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này và các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
b) Có thời gian hoạt động tối thiểu, phương án hoạt động cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà nước quy định.
1. Điều kiện hoạt động bao thanh toán đối với công ty tài chính bao thanh toán:
a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
b) Dư nợ bao thanh toán tối thiểu chiếm 70% tổng dư nợ cấp tín dụng hoặc một tỷ lệ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
2. Công ty tài chính bao thanh toán được thực hiện các hoạt động quy định tại Điểm a, e Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng, Điều 6, 7, 8, 11 và Điều 14 Nghị định này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Nghị định này, trừ các hoạt động sau đây:
a) Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mua bán trái phiếu doanh nghiệp;
b) Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh;
c) Ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng khác thực hiện cấp tín dụng.
3. Điều kiện hoạt động tín dụng tiêu dùng đối với công ty tài chính tín dụng tiêu dùng:
a) Các điều kiện quy định tại Điều 9 và/hoặc Điều 12 Nghị định này;
b) Dư nợ tín dụng tiêu dùng tối thiểu chiếm 70% tổng dư nợ cấp tín dụng hoặc một tỷ lệ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
4. Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng được thực hiện các hoạt động quy định tại Điểm a, e Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng, Điều 6, 7, 8, 9, 12 và Điều 14 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này, trừ các hoạt động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều này.
1. Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các hoạt động quy định từ Điều 112 đến Điều 116 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định tại Nghị định này.
2. Mua và cho thuê lại.
3. Được bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức và cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Có quyền sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê và không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể hoặc có tranh chấp, khởi kiện trước Tòa án liên quan đến một bên thứ ba khác. Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác.
2. Có quyền gắn ký hiệu sở hữu của bên cho thuê trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
3. Có quyền yêu cầu bên thuê ký cược và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định pháp luật nếu cần thiết.
4. Có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp thông tin về bên cung ứng, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý, báo cáo quyết toán tài chính năm và các vấn đề khác có liên quan đến bên thuê và tài sản cho thuê.
5. Có quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê.
6. Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho thuê tài chính cho một bên cho thuê tài chính khác. Trong trường hợp này, bên cho thuê phải thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê.
7. Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính.
8. Được chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn và yêu cầu bên thuê thanh toán đầy đủ số tiền thuê còn lại và các chi phí phát sinh do chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn do bên thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứt hợp đồng được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
9. Có quyền thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê sử dụng, khai thác tài sản cho thuê trái với quy định của hợp đồng cho thuê tài chính; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm bên cho thuê thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê.
10. Có quyền thu hồi đối với tài sản cho thuê bị hỏng không thể phục hồi, sửa chữa, yêu cầu bên thuê thanh toán tiền thuê còn lại và các chi phí phát sinh đối với việc thu hồi tài sản cho thuê.
11. Các quyền khác theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
1. Đánh giá năng lực tài chính, uy tín của bên cung ứng hoạt động hợp pháp; tài sản cho thuê bao gồm đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, thời hạn giao nhận, lắp đặt, bảo hành; tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, các điều kiện về cho thuê tài chính, mục đích sử dụng tài sản cho thuê và khả năng trả nợ của bên thuê.
2. Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cho thuê tài chính.
3. Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê theo quy định của pháp luật.
4. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thỏa thuận với bên cung ứng.
5. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản, điều kiện khác quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
1. Nhận và sử dụng tài sản thuê theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính.
2. Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc thời hạn thuê.
3. Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính.
4. Các quyền khác theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
1. Chịu trách nhiệm đối với việc lựa chọn tài sản thuê, bên cung ứng, các điều khoản, điều kiện liên quan đến tài sản thuê, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, thời hạn giao nhận, lắp đặt, bảo hành tài sản thuê và các điều khoản, điều kiện khác có liên quan đến tài sản thuê.
2. Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính; không được bán, chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác, trừ trường hợp bên cho thuê và bên thuê có thỏa thuận khác trong hợp đồng cho thuê tài chính.
3. Cung cấp thông tin về bên cung ứng và các báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý, báo cáo quyết toán tài chính năm và các vấn đề khác có liên quan đến tài sản thuê theo yêu cầu của bên cho thuê; tạo điều kiện để bên cho thuê kiểm tra tài sản thuê.
4. Trả tiền thuê và thanh toán các chi phí khác có liên quan đến tài sản thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
5. Chịu mọi rủi ro về việc tài sản thuê bị mất, chịu mọi chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế tài sản thuê trong thời hạn thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê.
6. Không được tẩy, xóa, làm hỏng ký hiệu sở hữu của bên cho thuê gắn trên tài sản thuê.
7. Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác.
8. Thanh toán đầy đủ số tiền thuê còn lại và các chi phí phát sinh khi tài sản thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi, sửa chữa được hoặc khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn do bên thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứt hợp đồng được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
9. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản, điều kiện khác đã quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
1. Hợp đồng cho thuê tài chính có thể chấm dứt trước hạn khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Bên thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện khác là căn cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
b) Bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể;
c) Bên cho thuê vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
d) Tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa;
đ) Bên cho thuê và bên thuê đồng ý để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê còn lại trước thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
2. Bên cho thuê và bên thuê quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê tài chính việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 21 Nghị định này, bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê còn lại. Nếu bên thuê không thanh toán được tiền thuê thì bên cho thuê xử lý tài sản cho thuê như sau:
a) Bên cho thuê có văn bản gửi bên thuê, Ủy ban nhân dân và cơ quan công an nơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặt tài sản cho thuê, thông báo về việc thu hồi tài sản cho thuê và yêu cầu các cơ quan này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê, bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê; tiến hành thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê (trừ trường hợp tài sản cho thuê là đối tượng hoặc vật chứng của vụ án hình sự được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự); được cho vay bắt buộc đối với bên thuê để xử lý các chi phí nhằm thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính và không tự nguyện bàn giao tài sản;
b) Bên thuê phải dừng ngay việc sử dụng và trao trả tài sản cho thuê cho bên cho thuê theo yêu cầu của bên cho thuê, không được có bất kỳ một hành vi cản trở nào đối với việc thu hồi tài sản cho thuê hoặc tiếp tục chiếm giữ, sử dụng tài sản cho thuê; thanh toán toàn bộ số tiền thuê còn lại theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính và các chi phí phát sinh đến việc thu hồi tài sản cho thuê; phải nhận nợ bắt buộc đối với số tiền bên cho thuê cho vay bắt buộc để xử lý các chi phí nhằm thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính và không tự nguyện bàn giao tài sản.
2. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định này, thực hiện theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính.
3. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định này:
a) Khi tài sản cho thuê bị mất, bị hỏng không thể phục hồi được, bên cho thuê phải có văn bản gửi chính quyền địa phương nơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặt tài sản cho thuê, thông báo về việc tài sản bị mất, bị hỏng không thể phục hồi được và yêu cầu áp dụng các biện pháp trong thẩm quyền theo quy định của pháp luật để bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê; gửi bên thuê thông báo về việc thu hồi tài sản cho thuê bị hỏng và yêu cầu bên thuê thanh toán toàn bộ số tiền thuê còn lại theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính và chi phí liên quan đến việc thu hồi tài sản cho thuê;
b) Bên thuê phải trao trả tài sản cho thuê bị hỏng theo yêu cầu của bên cho thuê, thanh toán toàn bộ số tiền thuê còn lại cho bên cho thuê theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính và các chi phí phát sinh đối với việc thu hồi tài sản cho thuê.
Trong thời hạn cho thuê, bên cho thuê nắm giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê được sử dụng bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các quan hệ pháp luật liên quan đến việc sử dụng tài sản.
Việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính đã thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định đối với các hoạt động có điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính đã thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải chấm dứt các hoạt động không được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Đối với các hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng cho vay được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, công ty cho thuê tài chính và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng cho vay. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng cho vay nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Nghị định này.
4. Đối với các hợp đồng cho thuê tài chính được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trong đó tài sản cho thuê là tàu thuyền tham gia hoạt động tuyến nội địa, quốc tế, bên thuê được giữ và sử dụng bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê trong các quan hệ pháp luật quốc tế liên quan đến việc sử dụng tài sản, bên cho thuê giữ bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc chuyển tiếp của công ty tài chính quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
1. Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông vận tải căn cứ chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn hoặc phối hợp hướng dẫn, quy định việc cấp và sử dụng Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê và việc sử dụng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê, đăng ký sở hữu tài sản cho thuê, bảo đảm quyền của chủ sở hữu của bên cho thuê đối với tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
2. Bộ Tư pháp căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn hoặc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính.
3. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, chính quyền địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn hoặc phối hợp hướng dẫn việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê.
4. Ủy ban nhân dân và cơ quan công an nơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặt tài sản cho thuê trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê, bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế cho các Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, Nghị định số 81/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính và Nghị định số 95/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 39/2014/ND-CP |
Hanoi, May 7, 2014 |
ON OPERATION OF FINANCIAL COMPANIES AND FINANCIAL LEASING COMPANIES
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to June 16, 2010 Law on the State Bank of Vietnam; Pursuant to June 16, 2010 Law on Credit Institutions;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,
The Government promulgates the Decree on operation of financial companies and financial leasing companies.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the operation of financial companies and financial leasing companies.
Article 2. Subjects of application
1. Financial companies and financial leasing companies established and operating in Vietnam.
2. Organizations and individuals related to the operation of financial companies and financial leasing companies specified in Clause 1 of this Article.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:
1. General financial company means a financial company which may perform activities prescribed in the Law on Credit Institutions and this Decree.
2. Specialized financial companies include factoring financial companies, consumer credit financial companies and financial leasing companies as defined in this Decree and guided by the State Bank of Vietnam (below referred to as the State Bank).
3. Factoring financial company means a specialized financial company mainly engaged in factoring activities under this Decree.
4. Consumer credit financial company means a specialized financial company mainly engaged in consumer credit activities under this Decree.
5. Financial leasing company means a specialized financial company mainly engaged in financial leasing under this Decree. Financial leasing debit balance must make up at least 70% of the total credit balance.
6. Consumer credit means a form of credit provided to individuals for their consumption purpose through provision of loans, including amortized loans, consumer loans and issuance of credit cards.
7. Financial leasing means medium-term and long-term credit activities based on financial leasing contracts between the lessors and the lessees. The lessors commit to buying assets for financial leasing at the request of the lessees and hold the ownership over financially leased assets during the lease term. The lessees use the leased assets and pay rents therefor during the lease term under the financial leasing contracts.
8. Assets for financial leasing (below referred to as leased assets) means machinery, equipment and other assets prescribed by the State Bank. The State Bank shall guide in detail types of leased asset in each period.
9. Financial lessor (below referred to as lessor) means a financial leasing company or financial company.
10. Financial lessee (below referred to as lessee) means an organization or individual that is operating in Vietnam and directly uses the leased assets for its/his/her operation.
11. Rent means an amount payable by a lessee to a lessor as agreed upon in a financial leasing contract.
12. Financial leasing contract means an irrevocable contract between a lessor and a lessee on financial leasing of one or some leased assets.
13. Purchase and sub-lease in the form of financial leasing (below referred to as purchase and sub-lease) means that a financial lessor purchases machinery, equipment or other assets which are lawfully owned by a lessee and sub-leases such assets to the lessee in the form of financial leasing for continued use to serve their activities. In the purchase and sub-lease transactions, the lessee is also the supplier of assets for leasing.
1. General financial companies may add or modify contents of their operation under this Decree to be transformed into specialized financial companies.
2. Specialized financial companies may not add contents of operation to be transformed into general financial companies.
3. Based on results of the State Bank’s inspection, examination and supervision and in the course of restructuring of financial companies, the State Bank shall decide on the merger or transformation of financial companies.
OPERATION OF FINANCIAL COMPANIES
Article 5. Banking operations of financial companies
The general conditions for a financial company to conduct banking operations prescribed in Clause 1, Article 108 of the Law on Credit Institutions include:
1. Its banking operations are indicated in its establishment and operation license granted by the State Bank (below referred to as the license).
2. It has a contingent of professionally qualified employees, physical facilities, technologies, means, equipment and internal regulations in accordance with law for conducting banking operations indicated in the license.
3. For banking operations related to foreign exchange activities, it shall comply with the law on foreign exchange management.
4. It satisfies all professional conditions for banking operations prescribed by the State Bank.
Article 6. Issuance of deposit certificates, promissory notes, bills or bonds to raise capital from organizations
Financial companies may issue deposit certificates, promissory notes, bills or bonds to raise capital from organizations if satisfying all the following conditions:
1. The conditions prescribed in Article 5 of this Decree.
2. Their minimum operation duration, operation and business results are prescribed by the State Bank.
3. Their long-term valuable paper issuance plans are approved by the Shareholders’ General Meeting, the Board of Directors or the Members’ Council in accordance with law.
Article 7. Borrowing loans from domestic and overseas credit institutions and financial institutions
Financial companies may borrow loans from domestic and overseas credit institutions and financial institutions if satisfying all the following conditions:
1. The conditions prescribed in Article 5 of this Decree.
2. They do not fall into the cases in which the State Bank applies methods to minimize, terminate or suspend the borrowing of loans on the inter-bank market and have no overdue debts at credit institutions and other foreign bank branches under the State Bank’s regulations.
Article 8. Borrowing loans from the State Bank in the re-financing form
Financial companies may borrow loans from the State Bank in the form of re-financing if satisfying all the following conditions:
1. The conditions prescribed in Article 5 of this Decree.
2. They satisfy all the conditions for borrowing loans in the form of re- financing prescribed by the State Bank.
3. Their loan borrowing purposes comply with the objectives of the State Bank’s monetary policy management for each period.
Article 9. Provision of loans, including amortized loans and consumer loans
Financial companies may provide loans, including amortized loans and consumer loans, if satisfying all the conditions prescribed in Article 5 of this Decree.
Financial companies may provide bank guarantee if satisfying all the following conditions:
1. The conditions prescribed in Article 5 of this Decree.
2. They satisfy all the conditions on the guaranteed and the guarantors prescribed by the State Bank.
1. Financial companies may provide factoring if satisfying all the following conditions:
a/ The conditions prescribed in Article 5 of this Decree;
b/ They have internal regulations on process, procedures and principles of client identification to strictly supervise and prevent the abuse of financial companies for money laundering, terrorism financing and other criminal activities.
2. Financial companies established and operating before the effective date of this Decree may add factoring operation if meeting all the conditions prescribed in Clause 1 of this Article and the following conditions:
a/ Conducting profitable business operation in the year preceding the year of requesting the operation addition;
b/ Having a minimum operation duration and factoring operation plan prescribed by the State Bank;
c/ Complying with regulations on safety ratios in banking activities, classification of debts and deduction for setting up risk provisions in all quarters of the year preceding the year of requesting the operation addition;
d/ The ratio of non-performing loans is below the level prescribed by the State Bank;
dd/ Not being sanctioned for administrative violations in the monetary and banking fields in the year preceding the time of requesting the operation addition.
Article 12. Issuance of credit cards
1. Financial companies may issue credit cards if meeting all the conditions prescribed in Clause 1, Article 11 of this Decree.
2. Financial companies established and operating before the effective date of this Decree may add the issuance of credit cards if meeting all the conditions prescribed in Clause 1 of this Article and the following conditions:
a/ The conditions prescribed at Points c, d and dd, Clause 2, Article 11 of this Decree;
b/ Having profitable business operation for at least two consecutive years preceding the year of requesting the operation addition;
c/ Having a minimum operation duration and a credit card issuance operation plan prescribed by the State Bank.
1. Financial companies may conduct financial leasing activities under the provisions on financial leasing in Chapter III of this Decree if satisfying all the following conditions:
a/ The conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 4, Article 5 of this Decree;
b/ Having internal regulations on process, procedures and principles of client identification to strictly supervise and prevent the abuse of financial companies for money laundering, terrorism financing and other criminal activities.
2. Financial companies established and operating before the effective date of this Decree may add the operation of financial leasing if meeting all the conditions prescribed in Clause 1 of this Article and the following conditions:
a/ The conditions prescribed at Points a and b, Clause 2, Article 12 of this Decree;
b/ Having a minimum operation duration and a financial leasing plan prescribed by the State Bank.
Article 14. Other activities of financial companies
Financial companies may perform other activities specified in Articles 109 thru 111 of the Law on Credit Institutions.
Article 15. Operations of factoring financial companies and consumer credit financial companies
1. Conditions for factoring financial companies to conduct factoring activities:
a/ The conditions prescribed in Clause 1, Article 11 of this Decree;
b/ The factoring debit balance makes up at least 70% of the total credit balance or equals another ratio prescribed by the State Bank for each period.
2. Factoring financial companies may perform the activities specified at Points a and e, Clause 1, Article 108 of the Law on Credit Institutions, Articles 6, 7, 8, 11 and 14 of this Decree if satisfying all the conditions prescribed in this Decree, except the following:
a/ Guaranteeing the issuance of corporate bonds and buying and selling corporate bonds;
b/ Receiving entrusted capital from the Government, organizations and individuals for investment in production and business projects;
c/ Entrust capital to other credit institutions to grant credits.
3. Conditions for consumer credit financial companies to provide consumer credit:
a/ The conditions prescribed in Article 9 and/or Article 12 of this Decree;
b/ The consumer credit debit balance makes up at least 70% of the total credit balance or equals another ratio prescribed by the State Bank for each period.
4. Consumer credit financial companies may conduct the activities specified at Points a and e, Clause 1, Article 108 of the Law on Credit Institutions, Articles 6, 7, 8, 9, 12 and 14 of this Decree if satisfying all the conditions prescribed in this Decree, except those prescribed at Points a, b and c, Clause 2 of this Article.
OPERATION OF FINANCIAL LEASING COMPANIES
Article 16. Operation of financial leasing companies
1. Financial leasing companies may conduct the operations specified in Articles 112 thru 116 of the Law on Credit Institutions and this Decree.
2. Purchase and sub-lease.
3. Sale of payable amounts from financial leasing contracts to organizations and individuals under the State Bank’s regulations.
1. To own leased assets throughout the lease term and not to be affected in case the lessee goes bankrupt, is dissolved or involved in a dispute or lawsuit at court related to a third party. Leased assets are not regarded as assets of the lessee upon the handling of assets for payment of debts to other creditors.
2. To affix their ownership signs onto leased assets throughout the lease term.
3. To request lessees to pay deposits or to apply other security methods in accordance with law if necessary.
4. To request lessees to provide information on suppliers, quarterly reports on their production and business activities, annual financial settlement as well as matters related to lessees and leased assets.
5. To examine the management and use of leased assets.
6. To transfer their rights and obligations in financial leasing contracts to other financial lessors. In this case, lessors shall notify such in writing to lessees.
7. To request lessees to pay compensations when the latter violates terms and conditions of financial leasing contracts.
8. To terminate leasing contracts ahead of schedule and request lessees to pay the remaining rent and expenses arising during the termination of financial leasing contracts ahead of schedule as lessees violate terms and conditions which constitute grounds for termination of contracts as prescribed in financial leasing contracts.
9. To recover leased assets if lessees use and exploit leased assets in contravention of provisions of financial leasing contracts; to request competent state agencies to apply methods in accordance with law to ensure that lessors exercise the owner’s rights to leased assets.
10. To recover irreparably damaged leased assets, request lessees to pay their remaining rent and expenses arising in the course of recovery of leased assets.
11. Other rights prescribed in financial leasing contracts.
Article 18. Obligations of lessors
1. To assess the financial capacity and prestige of legally operating suppliers; leased assets, including their technical specifications, types, prices and time limits for delivery, installation and warranty; the feasibility and efficiency of production and business investment projects, conditions on financial leasing, leased asset use purpose and lessees’ debt payment capacity.
2. To purchase and import assets already agreed upon by both parties in financial leasing contracts.
3. To register the ownership of, and carry out the procedures for buying insurance for, leased assets in accordance with law.
4. To take no responsibility for the non-delivery of assets or failure to deliver the assets under the conditions already agreed upon between lessees and suppliers.
5. To implement properly other terms and conditions in financial leasing contracts.
1. To receive and use leased assets under provisions of financial leasing contracts.
2. To decide on purchase or continued lease of assets upon the expiry of the lease term.
3. To request lessors to pay compensations for their violation of terms and conditions of financial leasing contracts.
4. Other rights prescribed by financial leasing contracts.
Article 20. Obligations of lessees
1. To be responsible for the selection of leased assets, suppliers, terms and conditions relating to leased assets, including technical specifications, types, prices and time limits for delivery, installation and warranty and other leased asset-related terms and conditions.
2. To use leased assets for right purposes as agreed upon in financial leasing contracts; to refrain from selling or transferring the right to use leased assets to other individuals and organizations, unless otherwise agreed between lessors and lessees in financial leasing contracts.
3. To provide information on suppliers, quarterly reports on their production and business activities, annual financial settlement as well as matters related to leased assets at lessors’ request; to create conditions for lessors to check leased assets.
4. To pay rents and pay other expenses related to leased assets under provisions of financial leasing contracts.
5. To bear all risks of loss of leased assets, all expenses for maintenance, repair or replacement of leased assets throughout the lease term and be responsible for all consequences caused by the use of leased assets to other organizations and individuals in the course of using leased assets.
6. To refrain from erasing or damaging lessors’ ownership signs affixed on leased assets.
7. To refrain from using leased assets for mortgage, pledge or use as security for performance of other obligations.
8. To pay the remaining rent and expenses incurred to lost or irreparably damaged leased assets or upon the termination of financial leasing contracts ahead of schedule as lessees violate terms and conditions which constitute grounds for terminating contracts prescribed in financial leasing contracts.
9. To properly implement other terms and conditions in financial leasing contracts.
Article 21. Termination of financial leasing contracts ahead of schedule
1. A financial leasing contract may terminate ahead of schedule in one of the following cases:
a/ The lessee fails to pay the rent or violates one of other terms and conditions constituting grounds for terminating the contract under provisions of the financial leasing contract;
b/ The lessee is declared bankrupt or dissolved;
c/ The lessor violates one of other terms and conditions constituting grounds for terminating the contract under provisions of the financial leasing contract;
d/ The leased assets are lost or irreparably damaged;
dd/ The lessor and lessee agree to the latter’s payment of the remaining rent ahead of schedule prescribed by the financial leasing contract.
2. Lessors and lessees shall provide in detail the termination of contracts in financial leasing contracts specified in Clause 1 of this Article.
Article 22. Handling of financial leasing contracts terminated ahead of schedule
1. In case a financial leasing contract is terminated ahead of schedule under Points a and b, Clause 1, Article 21 of this Decree, the lessee shall immediately pay the remaining rent. If the lessee fails to pay the rent, the lessor shall handle the leased assets as follows:
a/ The lessor shall notify in writing to the lessee, the People’s Committee and the public security office of the place where the lessee’s head office and leased assets are located the recovery of the leased assets and request such agencies, within the ambit of their functions, tasks and powers, to apply methods in accordance with law to maintain security and order in the course of recovery of the leased assets, to ensure the lessor’s exercise of the owner rights to the leased assets; immediately recover the leased assets (except the leased assets being subjects and material evidences of criminal cases handled in accordance with the criminal law); grant compulsory loans to the lessee to pay the cost of recovering the leased assets upon its/his/her breach of the financial leasing contract and involuntary transfer of assets;
b/ The lessee shall immediately cease the use and return the leased assets to the lessor at the latter’s request, refrain from any act to hinder the recovery of the leased assets or continued possession or use of the leased assets; pay the remaining rent under provisions of the financial leasing contract and expenses arising from the recovery of the leased assets; accept compulsory loans offered by the lessor to pay for the cost of recovering the leased assets upon the lessee’s breach of the financial leasing contract and involuntary transfer of assets.
2. In case a financial leasing contract is terminated ahead of schedule specified at Points c and dd, Clause 1, Article 21 of this Decree, its provisions shall be complied with.
3. In case a financial leasing contract is terminated ahead of schedule under Point d, Clause 1, Article 21 of this Decree:
a/ If the leased assets are lost or irreparably damaged, the lessor shall notify in writing the administration of the locality where the lessee’s head office and leased assets are located of the lost or irreparably damaged assets and request the application of methods within its competence in accordance with law to ensure the lessor’s exercise of the owner rights to the leased assets; send the lessee a notice of recovery of the lost assets and request its/him/her to pay the remaining rent under provisions of the financial leasing contract and expenses relating to the recovery of the leased assets;
b/ The lessee shall transfer the damaged leased assets at the request of the lessor, pay the latter the remaining rent under provisions of the financial leasing contract and expenses arising from the recovery of the leased assets.
Article 23. Certificates of leased asset ownership
In the course of leasing term, the lessor shall keep the original of the certificate of ownership of the leased assets. The lessee may use copies certified by competent state agencies in legal relations involving the use of leased assets.
Article 24. Registration of financial leasing contracts
The registration of financial leasing contracts complies with law.
Article 25. Transitional provisions
1. Within 12 months from the effective date of this Decree, financial companies and financial leasing companies established and operating with licenses granted by the State Bank before the effective date of this Decree must fully satisfy the conditions on conditional operations prescribed in this Decree.
2. Within 18 months from the effective date of this Decree, general financial companies, consumer credit financial companies and financial leasing companies already established and operating with licenses granted by the State Bank before the effective date of this Decree shall terminate their activities conducted not under this Decree.
3. For financial leasing contracts and loan contracts signed before the effective date of this Decree, financial leasing companies and clients shall comply with signed agreements until the expiry of such contracts. The above contracts shall be modified or supplemented if the amended and modified contents comply with provisions of this Decree.
4. For financial leasing contracts in which the leased assets are ships and boats operating on domestic and international routes signed before the effective date of this Decree, the lessees may keep and use original certificates of ownerships of leased assets in international legal relations involving the use of leased assets, while lessors shall keep copies certified by competent state agencies.
5. The State Bank shall guide in detail the transition of financial companies specified in Clause 1 and 2 of this Article.
Article 26. Responsibilities of ministries and sectors
1. The Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and the Ministry of Transport shall, based on their functions and tasks, guide or coordinate in guiding, and prescribe the grant and use of the certificate of ownership of leased assets and copies of such certificate, the registration of ownership of leased assets to ensure the owner’s right to the leased assets during the lease term.
2. The Ministry of Justice shall, based on its functions and tasks, guide or coordinate with the State Bank and related ministries and sectors in guiding the registration of financial leasing contracts.
3. The Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the State Bank and related local authorities shall, based on their functions and tasks, guide or coordinate in guiding the recovery and handling of leased assets.
4. People’s Committees and public security offices of localities where lessees’ head offices and leased assets are located shall, within their functions, tasks and power, apply methods in accordance with law to maintain security and order in the course of recovery of leased assets to ensure lessors’ exercise of the owner rights to leased assets.
1. This Decree takes effect on June 25, 2014.
2. This Decree replaces the Government’s Decrees No. 79/2002/ND-CP of October 4, 2002, on organization and operation of financial companies, No. 81/2008/ND-CP of July 29, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 79/2002/ND-CP of October 4, 2002, on organization and operation of financial companies, No. 16/2001/ND-CP of May 2, 2001, on organization and operation of financial leasing companies, No. 65/2005/ND-CP of May 19, 2005, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 16/2001/ND-CP of May 2, 2001, on organization and operation of financial leasing companies, and No. 95/2008/ND-CP of August 25, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 16/2001/ND-CP of May 2, 2001, on organization and operation of financial leasing companies.
Article 28. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and the subjects defined in Article 2 of this Decree shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
Điều 6. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức
Điều 7. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài
Điều 8. Vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn