Chương V Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Số hiệu: | 32/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 18/01/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 02/03/2024 | Số công báo: | Từ số 369 đến số 370 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng bao gồm:
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
- Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức.
Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14) hết hiệu lực kể từ ngày Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 8, 9, 12 và 14 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
3. Trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế xác định lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
1. Căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ bằng phương tiện điện tử, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
2. Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung sau đây:
a) Cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng;
b) Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
c) Đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
d) Quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản;
đ) Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;
e) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
g) Quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
h) Phòng, chống rửa tiền;
i) Phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
3. Tổ chức tín dụng phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành.
1. Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, dữ liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, phương án sử dụng vốn khả thi, mục đích sử dụng vốn hợp pháp trước khi quyết định cấp tín dụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng phải có tối thiểu thông tin về mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng có mức giá trị nhỏ sau đây:
a) Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, khoản cấp tín dụng qua thẻ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Khoản cho thuê tài chính, khoản cho vay tiêu dùng, khoản cấp tín dụng qua thẻ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
c) Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của quỹ tín dụng nhân dân;
d) Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô.
3. Khách hàng phải cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thông tin về người có liên quan cho tổ chức tín dụng khi đề nghị cấp tín dụng.
4. Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.
5. Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính và trả nợ của khách hàng quy định tại khoản 1 Điều này; có quyền yêu cầu khách hàng vay, khách hàng thuê tài chính báo cáo việc sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính và cung cấp tài liệu, dữ liệu chứng minh vốn vay, tài sản cho thuê tài chính được sử dụng đúng mục đích.
6. Khách hàng có nghĩa vụ sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính đúng mục đích đã cam kết, hoàn trả nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận.
7. Tổ chức tín dụng, khách hàng thỏa thuận về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng.
8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức giá trị nhỏ của khoản cấp tín dụng, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính và trả nợ của khách hàng quy định tại khoản 2 Điều này; việc xác định khách hàng phải cung cấp thông tin về người có liên quan và nội dung thông tin phải cung cấp cho tổ chức tín dụng khi đề nghị cấp tín dụng, việc xét duyệt cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử.
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm theo hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
1. Tổ chức tín dụng phải lưu trữ hồ sơ tín dụng, bao gồm:
a) Tài liệu, dữ liệu đề nghị cấp tín dụng;
b) Tài liệu, dữ liệu thẩm định, quyết định cấp tín dụng;
c) Hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng; hồ sơ về biện pháp bảo đảm trong trường hợp có áp dụng biện pháp bảo đảm;
d) Tài liệu, dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản cấp tín dụng liên quan đến hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng.
2. Thời hạn lưu trữ hồ sơ tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bằng phương tiện điện tử theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
1. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng là môi trường thử nghiệm việc ứng dụng công nghệ và triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực ngân hàng có giới hạn về phạm vi, không gian, thời gian thực hiện; tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm có kiểm soát phải đáp ứng điều kiện, tiêu chí xét duyệt tham gia và chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Thư tín dụng;
g) Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng thương mại được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Ngân hàng thương mại được mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Ngân hàng thương mại được cho vay, vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Ngân hàng thương mại được vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì số tiền dự trữ bắt buộc trên tài khoản này.
2. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
3. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
1. Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
2. Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định hồ sơ, thủ tục chấp thuận ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế.
1. Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại phải thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết khi thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
b) Cho thuê tài chính;
c) Bảo hiểm.
3. Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
4. Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
b) Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
5. Ngân hàng thương mại thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
6. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại; điều kiện tăng vốn tại công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại; hoạt động của công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
7. Ngân hàng thương mại thành lập công ty con, công ty liên kết theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phần của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các dịch vụ, sản phẩm sau đây sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
a) Ngoại hối;
b) Phái sinh về lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh; điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.
3. Việc kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
1. Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong hoạt động ngân hàng, giao đại lý thanh toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
b) Cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản;
c) Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp; mua, bán giấy tờ có giá khác, trừ mua, bán giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Dịch vụ môi giới tiền tệ;
đ) Kinh doanh vàng;
e) Dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán, thư tín dụng;
g) Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
2. Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
a) Mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Phát hành trái phiếu;
c) Lưu ký chứng khoán;
d) Nghiệp vụ ngân hàng giám sát;
đ) Đại lý quản lý tài sản bảo đảm cho bên cho vay là tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ngoài các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức.
3. Cho vay.
4. Bảo lãnh ngân hàng.
5. Chiết khấu, tái chiết khấu.
6. Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính.
7. Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Công ty tài chính tổng hợp được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Công ty tài chính tổng hợp được mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Công ty tài chính tổng hợp được cho vay, vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Công ty tài chính tổng hợp được vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Công ty tài chính tổng hợp có hoạt động nhận tiền gửi phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì số tiền dự trữ bắt buộc trên tài khoản này.
2. Công ty tài chính tổng hợp được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Công ty tài chính tổng hợp được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
4. Công ty tài chính tổng hợp được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
1. Công ty tài chính tổng hợp chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Công ty tài chính tổng hợp chỉ được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
3. Công ty tài chính tổng hợp chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính tổng hợp; điều kiện tăng vốn tại công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính tổng hợp; hoạt động của công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính tổng hợp trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
5. Công ty tài chính tổng hợp thành lập công ty con, công ty liên kết theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Công ty tài chính tổng hợp được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng khác thực hiện hoạt động cấp tín dụng của công ty tài chính tổng hợp đó;
b) Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp; mua, bán giấy tờ có giá khác, trừ mua, bán giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối;
d) Cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản của khách hàng;
đ) Dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán;
e) Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
2. Công ty tài chính tổng hợp được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
a) Mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Phát hành trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Công ty tài chính tổng hợp được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ngoài các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Công ty tài chính bao thanh toán được thực hiện các hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Bao thanh toán;
b) Hoạt động ngân hàng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 và 7 Điều 115 của Luật này.
2. Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng được thực hiện các hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Phát hành thẻ tín dụng;
b) Hoạt động ngân hàng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 và 7 Điều 115 của Luật này.
3. Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Cho thuê tài chính;
b) Hoạt động ngân hàng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 7 Điều 115 của Luật này;
c) Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính.
4. Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;
b) Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;
c) Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;
d) Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
5. Công ty tài chính chuyên ngành phải duy trì tỷ lệ dư nợ hoạt động cấp tín dụng chính trên tổng dư nợ cấp tín dụng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Công ty tài chính chuyên ngành chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Công ty tài chính chuyên ngành chỉ được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
3. Công ty tài chính chuyên ngành chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính chuyên ngành; điều kiện tăng vốn tại công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính chuyên ngành; hoạt động của công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
5. Công ty tài chính chuyên ngành thành lập công ty con, công ty liên kết trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Công ty tài chính chuyên ngành được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Nhận vốn ủy thác để thực hiện hoạt động cấp tín dụng được phép;
b) Ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng khác thực hiện hoạt động cho vay, cấp tín dụng chính của công ty tài chính chuyên ngành đó;
c) Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành trong nước;
d) Kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối;
đ) Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép;
e) Đối với công ty cho thuê tài chính được cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không được vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính;
g) Đối với công ty tài chính bao thanh toán được thực hiện dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán.
2. Công ty tài chính chuyên ngành được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
a) Mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Phát hành trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Công ty tài chính chuyên ngành được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ngoài các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Ngân hàng hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Điều hòa vốn và thực hiện hoạt động ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động điều hòa vốn của ngân hàng hợp tác xã là hoạt động cho vay, nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác quy định tại Mục 2 Chương này;
c) Hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ, đào tạo nghiệp vụ cho quỹ tín dụng nhân dân;
d) Kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân;
đ) Kiểm toán nội bộ đối với quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp cần thiết;
e) Cử nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và chức danh quản lý, điều hành khác của quỹ tín dụng nhân dân theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng hợp tác xã quản lý, sử dụng quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết khoản 1 Điều này và việc trích nộp, quản lý, sử dụng quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
1. Quỹ tín dụng nhân dân nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó, trừ việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
4. Các hoạt động kinh doanh khác của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
a) Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;
b) Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó;
c) Vay, gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã; vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau;
d) Tham gia góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã;
đ) Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo quản tài sản;
g) Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
h) Tư vấn cho thành viên về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này và địa bàn hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép.
1. Tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới hình thức sau đây:
a) Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;
b) Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán.
2. Tổ chức tài chính vi mô cho vay bằng đồng Việt Nam. Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn.
3. Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này và việc xác định khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp.
1. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
1. Tổ chức tài chính vi mô được vay, gửi tiền, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tài chính vi mô được vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:
a) Ủy thác vốn, nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;
b) Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng đối với khách hàng của tổ chức tài chính vi mô đó;
c) Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng của tổ chức tài chính vi mô;
d) Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
đ) Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này.
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương này, trừ các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động quy định tại Điều 111 của Luật này;
b) Hoạt động mà ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép thực hiện tại nước nơi ngân hàng đó đặt trụ sở chính.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng một số dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế cho khách hàng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
OPERATIONS OF CREDIT INSTITUTIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON OPERATIONS OF CREDIT INSTITUTIONS
Article 99. Permissible operations of credit institutions
1. Banking operations and other business activities of each credit institution shall be indicated in the license issued to such credit institution.
2. Banking operations of credit institutions specified in this Law shall comply with regulations issued by the Governor of the State Bank.
Article 100. Interest rates and charges in business activities of credit institutions
1. Credit institutions may fix and shall publicize deposit interest rates and service charges in their business activities.
2. Credit institutions and their clients may agree on interest rates and credit extension charges to be applied to their banking operations according to the law on credit institutions.
3. If banking operations experience abnormal developments, in order to ensure safety for the credit institution system, the Governor of the State Bank shall provide for a mechanism for determining charges and interest rates applicable to business activities of credit institutions.
Article 101. Internal regulations
1. Pursuant to this Law, regulations of the Governor of State Bank and other relevant laws, credit institutions shall formulate and issue internal regulations on their professional operations, including professional operations performed by electronic means, thereby ensuring the availability of internal control and audit and risk management mechanisms in association with each business activity and plans to tackle cases of emergency.
2. Each credit institution shall issue internal regulations on the following contents:
a) Credit extension and management of credit extension;
b) Classification of assets, establishment and use of provisions for risks’
c) Assessment of quality of assets and observance of minimum capital adequacy ratios;
d) Liquidity management, including procedures for and limits on liquidity management;
dd) Internal control and audit in conformity with the nature and scale of the credit institution;
e) Internal credit rating system in case where the credit institution shall build an internal credit rating system according to regulations of the law on credit institutions;
g) Administration of risks arising from its operations;
h) Anti-money laundering;
i) Plans to tackle cases of emergency.
3. Credit institutions shall send internal regulations specified in Clause 2 of this Article to the State Bank within 10 days from the date of issuance.
Article 102. Consideration and approval for credit extension, and inspection of use of loans and financial lease assets
1. Credit institutions shall request clients to provide data and documents proving the feasibility of their capital use plans, their financial capability and the lawfulness of capital use before deciding credit extension, except for the case specified in Clause 2 of this Article.
2. Credit institutions shall obtain at least information about the lawful capital use purposes and financial capability of clients before deciding credit extension for the following small-value credit extensions:
a) Personal loans and credit extensions via cards of commercial banks or foreign bank branches;
b) Financial leases, consumption loans and credit extensions via cards of non-bank credit institutions;
c) Personal loans of people’s credit funds;
d) Loans of microfinance institutions.
3. Clients shall provide information, documents and data as specified in Clauses 1 and 2 of this Article and information about related persons for credit institutions upon application for credit extension.
4. Credit institutions shall consider approving credit extension on the principle of assignment of responsibilities in the assessment and decision-making stages.
5. Credit institutions are entitled and obliged to inspect and supervise the use of loans and financial lease assets and debt repayment by their clients specified in Clause 1 of this Article; are entitled to request loan borrowers and financial lessees to report the use of loans and financial lease assets and provide documents and data proving that such loans and financial lease assets are used for the intended purposes.
6. Clients are obliged to use loans and financial lease assets for the proper purposes as committed, and make full and punctual payment of principals, interests and charges as agreed upon.
7. Credit institutions and clients shall agree on application or non-application of security measures to credit extension.
8. The Governor of State Bank shall prescribe the small value of credit extensions, the inspection and supervision of use of loans and financial lease assets and the repayment of debts by clients specified in Clause 2 of this Article; the identification of clients who must provide information about related persons and information to be provided for credit institutions upon application for credit extension, and consideration and approval for credit extension by electronic means.
Article 103. Termination of credit extension, settlement of debts and exemption from and reduction in interest rates
1. Credit institutions are entitled to terminate credit extension and collect debts prior to the due date when detecting that clients have provided false information or violated credit extension contracts and agreements, security contracts.
2. In case where the parties have no any other agreement, a credit institution is entitled to settle debts and collateral according to the credit extension contract or agreement, or security contract and regulations of law. The rescheduling, sale and purchase of debts by credit institutions shall comply with regulations issued by the Governor of the State Bank.
3. In case a borrower or its/his/her guarantor cannot pay a debt due to bankruptcy, the credit institution shall collect the debt under the bankruptcy law.
4. Credit institutions are entitled to decide exemption or reduction in interest rates and charges for clients in accordance with their internal regulations.
Article 104. Retention of credit records
1. Credit institutions shall retain credit records, including:
a) Data and documents on application for credit extension;
b) Documents and data on appraisal and decision on credit extension;
c) Credit extension contracts or agreements; dossiers on security measures in case where security measures are applied;
d) Data and documents prepared during the use of credit extensions related to credit extension contracts or agreements.
2. The duration of retention of credit records shall comply with regulations of the law on retention.
Article 105. E-transactions in operations of credit institutions
Credit institutions may carry out operations through electronic means in accordance with regulations of the Governor of State Bank and the law on e-transactions.
Article 106. Regulatory sandbox in banking sector
1. Regulatory sandbox in banking sector means an environment that allows experiments on technologies, products, services and business models in banking sector with limited scale, space and duration of implementation; institutions participating in the regulatory sandbox shall satisfy conditions and criteria for approval of participants and be subject to supervision by competent state agencies.
2. The Government shall elaborate this Article.
Section 2. OPERATIONS OF COMMERCIAL BANKS
Article 107. Banking operations of commercial banks
1. Receiving demand deposits, term deposits, savings deposits and deposits of other types.
2. Issuing deposit certificates.
3. Extending credit by:
a) Lending;
b) Discounting or re-discounting;
c) Bank guarantee;
d) Issuance of credit cards;
dd) Domestic or international factoring for banks licensed for international payment;
e) Letter of credit;
g) Other forms of credit extension according to regulations of the Governor of the State Bank;
4. Opening payment accounts for clients.
5. Providing payment instruments.
6. Supplying the following A2A payment services:
a) Domestic payment services, including check, payment order, collection order, money transfer, bank card, and collection and payment services;
b) International payment services after obtainment of the State Bank's approval and other payment services according to regulations of the Governor of State Bank.
Article 108. Borrowing, depositing money, purchasing and selling valuable papers by commercial banks
1. Commercial banks may borrow loans from the State Bank in the form of re-financing under the Law on State Bank of Vietnam.
2. Commercial banks may purchase or sell valuable papers from/to the State Bank under the Law on State Bank of Vietnam.
3. Commercial banks may grant and borrow loans, make and receive deposits, purchase and sell valuable papers on a definite term from/to credit institutions and foreign bank branches in accordance with regulations of the Governor of the State Bank.
4. Commercial banks may borrow loans from foreign countries in accordance with regulations of law.
1. A commercial bank shall open a payment account at the State Bank and maintain a compulsory reserve amount on this account.
2. A commercial bank may open a payment account at a credit institution that may provide via-account payment services.
3. A commercial bank may open an offshore payment account in accordance with the law on foreign exchange.
Article 110. Organization of and participation in payment systems
1. Commercial banks may organize their internal payment systems and participate in the national inter-bank payment system.
2. Commercial banks may participate in international payment systems if they meet conditions under regulations of the Government and obtain the written approval from the State Bank.
3. The Governor of the State Bank shall elaborate documents on and procedures for approving of commercial banks participating in international payment systems.
Article 111. Capital contribution and share purchase
1. Each commercial bank may only use its charter capital and reserve fund to contribute capital or purchase shares under Clauses 2, 3, 4 and 8 of this Article.
2. Commercial banks shall establish or acquire subsidiaries or associate companies to conduct the following business activities:
a) Securities underwriting and securities brokerage; management and distribution of securities investment fund certificates; and securities investment portfolio management and stock trade;
b) Financial leasing;
c) Insurance.
3. Commercial banks may establish or acquire subsidiaries or associate companies operating in fields, including management of debts and utilization of assets, remittance, gold trade, factoring, and issuance of credit cards, consumer credit, intermediary payment services and credit information.
4. Commercial banks may contribute capital to, or purchase shares from, enterprises operating in the following fields:
a) Insurance, securities, remittance, gold trade, factoring, issuance of credit cards, consumer credit, intermediary payment services and credit information;
b) Other fields other than those specified at Point a of this Clause after obtainment of the written approval from the State Bank.
5. Commercial banks shall establish or acquire subsidiaries or associate companies according to regulations in Clause 2 and Clause 3 of this Article after obtaining written approval from the State Bank.
6. The Governor of State Bank shall provide for requirements, documents, and procedures for approval for establishment and acquisition of subsidiaries or associate companies, capital contribution and share purchase by commercial banks; conditions for increase in capital at subsidiaries or associate companies of commercial banks; operations of subsidiaries or associate companies of commercial banks in the fields of management of debts and utilization of assets.
7. Commercial banks shall establish subsidiaries or associate companies according to regulations of this Law and other relevant laws.
8. Commercial banks and their subsidiaries may purchase or hold shares of other credit institutions under conditions and within the limits provided by the Governor of State Bank.
Article 112. Foreign exchange trade and provision of foreign exchange services and derivative products
1. After obtaining the State Bank's written approval, commercial banks may trade and provide domestic and foreign clients with the following products and services:
a) Foreign exchange;
b) Derivatives regarding interest rates, foreign exchange, currency and other financial products.
2. The Governor of State Bank shall provide for the scope of foreign exchange trade, provision of foreign exchange services, trade and provision of derivative products; conditions, documents and procedures for approval for foreign exchange trade, provision of foreign exchange services, and trade and provision of derivative products by commercial banks.
3. Foreign exchange trade and provision of foreign exchange services by commercial banks for clients shall comply with the law on foreign exchange.
Article 113. Entrustment and agents, assignment of agents
1. Commercial banks are entitled to entrust, undertake entrustment or act as agents in banking operations, or assign agents to make payment in accordance with regulations of the Governor of State Bank.
2. Commercial banks may carry out insurance agency activities in accordance with the law on insurance business within the scope of insurance agency activities as specified by the Governor of State Bank.
Article 114. Other business activities of commercial banks
1. Commercial banks may carry out other business activities in accordance with regulations of the Governor of State Bank. To be specific:
a) Cash management, treasury services provided for credit institutions and foreign bank branches, asset management and preservation and leasing of security cabinets and safes.
b) Money transfer, collection, payment and other payment services without accounts;
c) Purchase and sale of the State Bank’s bills and corporate bonds; purchase and sale of other valuable papers, except for the valuable papers specified at Point a, Clause 2 of this Article;
d) Monetary brokerage services;
dd) Gold trade;
e) Other services related to factoring and letters of credit;
g) Consultancy on banking operations and other business activities specified in licenses.
2. Commercial banks may carry out other business activities in accordance with regulations of relevant laws. To be specific:
a) Purchasing and selling debt instruments of the Government, government-backed bonds, and local government bonds;
b) Issuing bonds;
c) Conducting securities depository activities;
d) Carrying out supervisory bank activities;
dd) Acting as agents that manage collateral of lenders which are international financial institutions, foreign credit institutions, credit institutions, foreign bank branches.
3. Commercial banks are entitled to carry out other business activities related to banking operations other than those specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article according to regulations of the Governor of the State Bank and other relevant laws.
Section 3. OPERATIONS OF GENERAL FINANCE COMPANIES
Article 115. Banking operations of general finance companies
1. Receipt of demand deposits and term deposits of organizations/institutions.
2. Issuance of deposit certificates with a view to raising capital from organizations/ institutions.
3. Lending.
4. Bank guarantee.
5. Discounting or re-discounting.
6. Issuance of credit cards, factoring, financial leasing.
7. Other forms of credit extension according to regulations of the Governor of the State Bank.
Article 116. Borrowing and depositing money, purchasing and selling valuable papers by general finance companies
1. General finance companies may borrow loans from the State Bank in the form of re-financing under the Law on State Bank of Vietnam.
2. General finance companies may purchase and sell valuable papers from/to the State Bank under the Law on State Bank of Vietnam.
3. General finance companies may grant and borrow loans, make and receive deposits, purchase and sell valuable papers on a definite term from/to credit institutions and foreign bank branches in accordance with regulations of the Governor of the State Bank.
4. General finance companies may borrow loans from foreign countries in accordance with regulations of law.
1. A general finance company involved in deposit receipt shall open a payment account at the State Bank and maintain a compulsory reserve amount on this account.
2. A general finance company may open a payment account at a commercial bank or a foreign bank’s branch.
3. A general finance company licensed to issue credit cards may open an account at a foreign bank under the law on foreign exchange.
4. A general finance company may open deposit accounts and loan management accounts and provide such accounts for clients.
Article 118. Capital contribution and share purchase
1. General finance companies may only use their charter capital and reserve funds to contribute capital or purchase shares under Clauses 2 and 3 of this Article.
2. General finance companies may only contribute capital to or purchase shares of enterprises and investment funds.
3. General finance companies may only establish or acquire subsidiaries or associate companies operating in fields, including insurance, securities, debt management and asset utilization, after obtaining written approval from the State Bank.
4. The Governor of State Bank shall provide for requirements, documents and procedures for approval for establishment and acquisition of subsidiaries or associate companies by general finance companies; conditions for increase in capital at subsidiaries or associate companies of general finance companies; operations of subsidiaries or associate companies of general finance companies in the fields of management of debts and utilization of assets.
5. General finance companies shall establish subsidiaries or associate companies according to regulations of this Law and other relevant laws.
Article 119. Other business activities of general finance companies
1. General finance companies may carry out other business activities in accordance with regulations of the Governor of State Bank. To be specific:
a) Receiving capital under entrustment by organizations and individuals for permissible credit extension; entrusting capital to other credit institutions for credit extension of such general finance companies;
b) Purchasing and selling the State Bank’s bills and corporate bonds; purchasing and selling other valuable papers, except for the valuable papers specified at Point a, Clause 2 of this Article;
c) Trading foreign exchange and providing foreign exchange services;
d) Providing asset preservation services for clients;
dd) Other services related to factoring;
e) Giving advice on banking operations and other business activities specified in licenses.
2. General finance companies may carry out other business activities in accordance with regulations of relevant laws. To be specific:
a) Purchasing and selling debt instruments of the Government, government-backed bonds, and local government bonds;
b) Issuing bonds to raise capital from organizations/institutions;
c) Acting as insurance agents in accordance with the law on insurance business within the scope of insurance agency activities as specified by the Governor of State Bank.
3. General finance companies are entitled to carry out other business activities related to banking operations other than those specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article according to regulations of the Governor of the State Bank and other relevant laws.
Section 4. OPERATIONS OF SPECIALIZED FINANCE COMPANIES
Article 120. Banking operations of specialized finance companies
1. Factoring finance companies may carry out the following banking operations:
a) Factoring;
b) Banking operations specified in Clauses 1, 2, 3, 5 and 7, Article 115 of this Law.
2. Consumer credit finance companies may carry out the following banking operations:
a) Issuance of credit cards;
b) Banking operations specified in Clauses 1, 2, 3, 5 and 7, Article 115 of this Law.
3. Financial leasing companies may carry out the following banking operations:
a) Financial leasing;
b) Banking operations specified in Clauses 1, 2, 3 and 7, Article 115 of this Law;
c) Purchasing and subleasing in the form of financial leasing.
4. Financial leasing means extension of medium- or long-term credit under a financial leasing contract and must satisfy one of the following conditions:
a) Upon the termination of the lease term under contract, the lessee is entitled to ownership right over the leased asset or continue the asset lease as agreed upon by the two parties;
b) Upon the termination of the lease term under contract, the lessee is prioritized to purchase the leased asset at a nominal price lower than the actual value of the leased asset at the time of purchase;
c) The lease term of an asset is at least equal to 60% of the time required for its depreciation;
d) Total rent of an asset specified in the financial leasing contract is at least equal to the value of that asset at the time of contract signing.
5. Specialized finance companies shall maintain ratio of balance of main credit extension operation to total balance of credit extension in accordance with regulations of the Governor of the State Bank.
Article 121. Borrowing loans, making deposits, purchasing and selling valuable papers by specialized finance companies
Specialized finance companies shall grant and borrow loans, make and receive deposits, purchase and sell valuable papers in accordance with Article 116 of this Law.
1. Specialized finance companies shall open accounts according to regulations in Clauses 1,2 and 4 of Article 117 of this Law.
2. Consumer credit finance companies involved in issuance of credit cards may open accounts at foreign banks in accordance with the law on foreign exchange.
Article 123. Capital contribution and share purchase
1. Specialized finance companies may only use their charter capital and reserve funds to contribute capital or purchase shares under Clauses 2 and 3 of this Article.
2. Specialized finance companies may only contribute capital to, or purchase shares from, enterprises operating the fields of management of debts and utilization of assets.
3. Specialized finance companies may only establish or acquire subsidiaries or associate companies operating in the fields of management of debts and utilization of assets after obtaining written approval from the State Bank.
4. The Governor of State Bank shall provide for requirements, documents and procedures for approval for establishment and acquisition of subsidiaries or associate companies by specialized finance companies; conditions for increase in capital at subsidiaries or associate companies of specialized finance companies; operations of subsidiaries or associate companies of specialized finance companies in the fields of management of debts and utilization of assets.
5. Specialized finance companies shall establish subsidiaries or associate companies operating the fields of management of debts and utilization of assets according to regulations of this Law and other relevant laws.
Article 124. Other business activities of specialized finance companies
1. Specialized finance companies may carry out other business activities in accordance with regulations of the Governor of State Bank. To be specific:
a) Receiving capital under entrustment for permissible credit extension;
b) Entrusting capital to other credit institutions for lending and main credit extension of such specialized finance companies;
c) Purchasing and selling the State Bank's bills, deposit certificates issued by credit institutions and foreign bank branches;
d) Trading foreign exchange and providing foreign exchange services;
dd) Giving advice on banking operations and other business activities specified in licenses.
e) Financial leasing companies may provide operating leases provided that the total value of operating lease assets does not exceed 30% of their total assets;
g) Factoring finance companies may provide other services related to factoring.
2. Specialized finance companies may carry out other business activities in accordance with regulations of relevant laws. To be specific:
a) Purchasing and selling debt instruments of the Government, government-backed bonds, and local government bonds;
b) Issuing bonds to raise capital from organizations/institutions;
c) Acting as insurance agents in accordance with the law on insurance business within the scope of insurance agency activities as specified by the Governor of State Bank.
3. Specialized finance companies are entitled to carry out other business activities related to banking operations other than those specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article according to regulations of the Governor of the State Bank and other relevant laws.
Section 5. OPERATIONS OF CREDIT INSTITUTIONS THAT ARE COOPERATIVES
Article 125. Operations of cooperative banks
1. Cooperative banks shall carry out the following operations:
a) Regulating capital and carrying out banking operations with respect to people’s credit funds. Capital regulation by a cooperative bank means the lending and receipt of deposits from people's credit funds;
b) Conducting some banking operations and other business activities specified in Section 2 of this Chapter;
c) Supporting development of products and services and professional training for people’s credit funds;
d) Inspecting and supervising people’s credit funds;
dd) Conducting internal audit of people’s credit funds if necessary;
e) Appointing qualified personnel to hold the titles of Chairperson of the Board of Directors, Director and other managerial and executive titles of each people’s credit fund as required by the State Bank.
2. Each cooperative bank shall manage and use the people's credit fund system safety assurance fund.
3. The Governor of State Bank shall elaborate Clause 1 of this Article and the deduction, management and use of the people's credit fund system safety assurance fund.
Article 126. Operations of people’s credit funds.
1. Receiving deposits in Vietnam Dong.
2. Granting loans in Vietnam Dong.
3. Providing money transfer, collection and payment services for their members and clients, except for opening of payment accounts for clients.
4. Conducting other business activities, including:
Receiving capital under entrustment by organizations and individuals for giving loans;
b) Acting as agents that provide payment services for cooperative banks with respect to their members and clients;
c) Borrowing loans and depositing money at cooperative banks; borrowing loans from credit institutions and foreign bank branches. People’s credit funds must not grant loans and make deposits with each other;
d) Participating in contribution of capital to cooperative banks;
dd) Opening payment accounts at the State Bank, commercial banks, cooperative banks, foreign bank branches;
e) Acting as agents in a number of fields related to banking operations and asset preservation;
g) Acting as insurance agents in accordance with the law on insurance business within the scope of insurance agency activities as specified by the Governor of State Bank;
h) Giving advice on banking operations and other business activities specified in licenses to their members.
5. The Governor of the State Bank shall elaborate this Article and the area of operation of each people's credit fund in the license.
Section 6. OPERATIONS OF MICROFINANCE INSTITUTIONS
Article 127. Banking operations of microfinance institutions
1. Microfinance institutions receive deposits in Vietnam dong in the following forms:
a) Compulsory savings under their regulations;
b) Deposits of organizations and individuals, including voluntary deposits of microfinance clients, except for those for payment purposes.
2. Microfinance institutions grant loans in Vietnam dong. Microfinance institutions’ loans may be secured by compulsory savings or guaranteed by the group of depositors or loan borrowers.
3. Each microfinance institution shall maintain a ratio of the total balance of loans granted to each low-income individual/ household/micro-sized enterprise to the total loan balance; and maximum loan balance for a client.
4. The Governor of the State Bank shall elaborate this Article and the identification of clients as low-income individuals and households.
1. Microfinance institutions may open payment accounts at the State Bank, commercial banks and foreign bank branches.
2. Microfinance institutions must not open payment accounts for their clients.
Article 129. Borrowing loans and making deposits
1. Microfinance institutions are entitled to borrow loans from, make and receive deposits at credit institutions and foreign bank branches according to regulations of the Governor of State Bank.
2. Microfinance institutions may borrow loans from foreign countries in accordance with regulations of law.
Article 130. Other business activities of microfinance institutions
1. Other business activities of microfinance institutions:
a) Entrusting capital or receiving capital under entrustment by organizations and individuals for giving loans;
b) Acting as agents that provide payment services for banks with respect to their clients;
c) Supplying money transfer, collection and payment services to their clients;
d) Acting as insurance agents in accordance with the law on insurance business within the scope of insurance agency activities as specified by the Governor of State Bank;
dd) Giving advice on banking operations and other business activities specified in licenses.
2. The Governor of the State Bank shall elaborate this Article.
Section 7. OPERATIONS OF FOREIGN BANK BRANCHES
Article 131. Operations of foreign bank branches
1. Foreign bank branches may conduct operations specified in Section 1 and Section 2 of this Chapter, except for the following operations:
a) Operations specified in Article 111 of this Law;
b) Operations not permitted to be conducted by the parent bank of foreign bank branches in the country where it is headquartered.
2. Foreign bank branches are entitled to provide some foreign exchange services in the international market for their clients in Vietnam under the law on foreign exchange.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 27. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
Điều 30. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép
Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
Điều 50. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
Điều 77. Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
Điều 80. Tính chất và mục tiêu hoạt động
Điều 81. Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 87. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 91. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 95. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 107. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Điều 114. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
Điều 115. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính tổng hợp
Điều 119. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính tổng hợp
Điều 120. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính chuyên ngành
Điều 124. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính chuyên ngành