Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số hiệu: | 29/2024/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: | 28/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 21/07/2024 | Số công báo: | Từ số 825 đến số 826 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024
Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định một số nội dung về quản trị, điều hành, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024
Theo đó, điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024 đó là:
- Đối với cá nhân:
+ Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này.
+ Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.
- Đối với hộ gia đình:
+ Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình.
+ Các thành viên của hộ gia đình phải cử một thành viên của hộ gia đình làm người đại diện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia định ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN .
- Đối với pháp nhân:
+ Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động hợp pháp và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
+ Người đại diện của pháp nhân tham gia thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc cá nhân được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền tham gia.
- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-NHNN , tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN .
- Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
- Hội đồng quản trị quyết định việc kết nạp thành viên và tổng hợp danh sách kết nạp trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.
- Quỹ tín dụng nhân dân phải quy định trong Điều lệ về điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên.
Xem thêm nội dung chi tiết tại Thông tư 29/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ngân hàng hợp tác xã.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản trị, điều hành, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân.
2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn góp tối thiểu để xác lập tư cách thành viên khi tham gia quỹ tín dụng nhân dân.
3. Vốn góp bổ sung là vốn góp thêm của thành viên, ngoài vốn góp xác lập tư cách thành viên, để quỹ tín dụng nhân dân thực hiện hoạt động kinh doanh.
1. Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Quỹ tín dụng nhân dân;
b) Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được gắn tại trụ sở chính, các đơn vị phụ thuộc của quỹ tín dụng nhân dân. Tên của quỹ tín dụng nhân dân phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu do quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
1. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trong địa bàn một xã, một phường, một thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Quỹ tín dụng nhân dân không được mở rộng địa bàn hoạt động sang xã khác ngoài xã đặt trụ sở chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quỹ tín dụng nhân dân được hoạt động tại địa bàn xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do chia, tách địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ, trình tự đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân đối với nội dung địa bàn hoạt động thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
1. Đối với cá nhân:
a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.
2. Đối với hộ gia đình:
a) Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;
b) Các thành viên của hộ gia đình phải cử một thành viên của hộ gia đình làm người đại diện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với pháp nhân:
a) Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động hợp pháp và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Người đại diện của pháp nhân tham gia thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc cá nhân được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền tham gia.
4. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
5. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
6. Hội đồng quản trị quyết định việc kết nạp thành viên và tổng hợp danh sách kết nạp trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất
7. Quỹ tín dụng nhân dân phải quy định trong Điều lệ về điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên.
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách:
(i) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích;
(ii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân;
(iii) Thành viên không còn đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm c(i) khoản này;
(iv) Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Hội đồng quản trị quyết định việc chấm dứt tư cách thành viên và tổng hợp danh sách trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.
3. Việc xử lý vốn góp của thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii) khoản 1 Điều này:
(i) Được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
(ii) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự: quyền, nghĩa vụ của thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
(iii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân: thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản;
b) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Thành viên được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
c) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Thành viên không được chuyển nhượng vốn góp. Việc hoàn trả vốn góp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
4. Thành viên chấm dứt tư cách thành viên được hưởng phúc lợi (nếu có) theo quyết định của Đại hội thành viên sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung:
a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng và được quy định tại Điều lệ;
b) Mức vốn góp bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều lệ.
2. Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
3. Đại hội thành viên quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Việc ghi nhận vốn góp của thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này vào vốn điều lệ được thực hiện như sau:
a) Vốn góp xác lập tư cách thành viên được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên mới;
b) Vốn góp bổ sung được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi các thành viên đã hoàn thành việc góp vốn.
5. Căn cứ số vốn thực góp của thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện:
a) Phát hành Thẻ thành viên theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Sổ vốn góp theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này cho thành viên mới sau khi được Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên;
b) Thực hiện cập nhật thay đổi mức vốn góp vào Sổ góp vốn cho thành viên sau khi thành viên hoàn thành góp vốn bổ sung.
6. Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi việc góp vốn; chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp và hoàn trả vốn góp của thành viên.
1. Thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải được Hội đồng quản trị thông qua và đảm bảo các quy định sau:
a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Quỹ tín dụng nhân dân hoàn trả phần vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc hoàn trả phần vốn góp vượt quá tổng mức vốn góp tối đa của thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Việc hoàn trả vốn góp cho thành viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với thành viên: Thành viên đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của mình đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm:
(i) Các khoản nợ (cả gốc và lãi) của thành viên;
(ii) Các khoản tổn thất mà thành viên chịu trách nhiệm bồi thường;
(iii) Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
(i) Không làm giảm giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thấp hơn mức vốn pháp định;
(ii) Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nhận tiền gửi từ thành viên, mua, đầu tư vào tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân trước và sau khi hoàn trả vốn góp cho thành viên;
(iii) Số vốn góp hoàn trả cho thành viên trong trường hợp hoàn trả toàn bộ vốn góp được xác định theo công thức sau:
A = B - C
Trong đó:
A: Số vốn góp hoàn trả cho thành viên.
B: Tổng số vốn xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung đã góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
C: Các nghĩa vụ tài chính của thành viên phải thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Việc hoàn trả vốn góp khi thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này phải được Đại hội thành viên thông qua.
Việc hoàn trả vốn góp khi thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii) và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này do Hội đồng quản trị quyết định và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.
5. Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) về việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên có tỷ lệ vốn góp từ 5% đến 10% mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân
1. Hội đồng quản trị quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:
a) Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn bổ sung;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii) và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
2. Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:
a) Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
3. Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về số thành viên được kết nạp mới, số thành viên cho ra khỏi thành viên, tổng số vốn góp đã góp của thành viên, tổng số vốn góp đã hoàn trả trong tháng để thực hiện công tác quản lý, giám sát.
4. Trình tự, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân đối với mức vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
1. Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội thành viên thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2. Đại hội thành viên có thể tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên (gọi chung là Đại hội thành viên). Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau.
3. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội đại biểu thành viên do Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân quy định nhưng không ít hơn 100 đại biểu.
4. Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu thành viên do Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân quy định. Việc bầu đại biểu thành viên tham dự Đại hội thành viên phải dựa trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên. Đại biểu thành viên được bầu không được ủy quyền cho người khác tham dự Đại hội. Đại biểu tham dự đại hội đại biểu phải thể hiện được ý kiến, nguyện vọng và có trách nhiệm thông tin về kết quả đại hội cho tất cả thành viên mà mình đại diện.
5. Đại hội thành viên bất thường được triệu tập trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quân trị triệu tập đề giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền;
b) Hội đồng quản trị triệu tập theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Hội đồng quản trị triệu tập theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
d) Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập trong trường hợp không tổ chức được cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị sau 02 lần triệu tập liên tiếp;
đ) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về lý do, nội dung, thời gian, hình thức tổ chức Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn tối thiểu 10 ngày trước ngày dự kiến tổ chức.
6. Việc triệu tập Đại hội thành viên bất thường đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
b) Trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường hoặc quá 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên thường niên thì Ban kiểm soát cổ quyền triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ban kiểm soát có quyền triệu tập mà không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo quy định tại điểm b khoản này thì thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có quyền triệu tập Đại hội thành viên. Việc cử thành viên đại diện phải được lập thành biên bản và có đầy đủ chữ ký của tất cả thành viên đề nghị triệu tập Đại hội thành viên.
7. Trường hợp Hội đồng quân trị không triệu tập Đại hội thành viên theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều này thì Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập Đại hội thành viên theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều này thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
8. Đại hội thành viên do người triệu tập chủ trì, trừ trường hợp Đại hội thành viên quyết định bầu thành viên khác chủ trì.
9. Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên được triệu tập tham dự nhưng không ít hơn 100 đại biểu (đối với Đại hội đại biểu); trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn tổ chức Đại hội thành viên.
Trường hợp Đại hội thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức lần thứ nhất. Trong trường hợp này, trước khi tiến hành, người triệu tập có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo nguyên nhân không thể tổ chức Đại hội thành viên lần thứ nhất và dự kiến thời gian tổ chức Đại hội thành viên lần thứ hai. Đại hội thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có ít nhất 50% tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên được triệu tập tham dự.
Trường hợp Đại hội thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định tổ chức lần thứ hai. Trong trường hợp này, trước khi tiến hành, người triệu tập có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo nguyên nhân không thể tổ chức Đại hội thành viên lần thứ hai và dự kiến thời gian tổ chức Đại hội thành viên lần thứ ba. Đại hội thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên tham dự hoặc đại biểu thành viên tham dự.
10. Cuộc họp Đại hội thành viên có thể được tổ chức bằng hình thức họp trực tiếp, họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và họp trực tuyến. Việc lựa chọn hình thức tổ chức họp Đại hội thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
11. Cuộc họp Đại hội thành viên phải được ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình để cung cấp cho các thành viên nếu có yêu cầu. Biên bản họp phải có chữ ký của chủ tọa và thư ký. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký thì biên bản họp có hiệu lực nếu được trên 50% thành viên tham dự đồng ý thông qua nội dung biên bản; biên bản ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối thông qua nội dung biên bản. Người ký tên trong biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của biên bản họp.
1. Người triệu tập Đại hội thành viên phải lập danh sách thành viên, đại biểu có quyền dự họp; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và dự thảo nghị quyết; thông báo triệu tập gửi đến từng thành viên ít nhất 07 ngày trước ngày Đại hội thành viên thường niên khai mạc hoặc 05 ngày trước ngày Đại hội thành viên bất thường khai mạc. Nội dung thông báo triệu tập phải xác định rõ thời gian, địa điểm, hình thức và chương trình họp. Thông báo triệu tập được gửi bằng bản giấy, bản điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân quy định.
2. Nội dung chương trình đại hội có thể thay đổi khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên kiến nghị bằng văn bản điều chỉnh về cùng một nội dung. Kiến nghị phải ghi rõ tên thành viên và nội dung kiến nghị.
Nội dung kiến nghị phải gửi cho người triệu tập Đại hội thành viên ít nhất 03 ngày trước ngày tổ chức Đại hội thành viên.
Đối với Đại hội thành viên bất thường, trường hợp có kiến nghị về nội dung, người triệu tập sẽ xem xét bổ sung vào chương trình Đại hội thành viên bất thường hoặc đưa vào chương trình Đại hội thành viên bất thường tiếp theo.
3. Người triệu tập Đại hội thành viên chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn;
b) Nội dung kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội thành viên;
c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
4. Trường hợp từ chối kiến nghị, người triệu tập phải báo cáo Đại hội thành viên trước khi biểu quyết thông qua chương trình Đại hội thành viên.
1. Thành viên, đại biểu được xác định là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Tham dự và biểu quyết bằng hình thức trực tuyến.
2. Các nội dung sau đây được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
b) Thông qua việc đầu tư, mua, bán tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân mà mức đầu tư, giá mua dự kiến hoặc nguyên giá trong trường hợp bán tài sản cố định có giá trị từ 20% vốn điều lệ trở lên của quỹ tín dụng nhân dân được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc báo cáo tài chính gần nhất trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân không phải kiểm toán hoặc tỷ lệ thấp hơn theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của quỹ tín dụng nhân dân;
d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tự nguyện.
3. Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự.
4. Mỗi thành viên tham dự đại hội toàn thể có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào phần vốn góp hay chức vụ của thành viên. Mỗi đại biểu tham dự đại hội đại biểu có số phiếu biểu quyết bằng số lượng thành viên đã bầu đại biểu đó tham dự đại hội đại biểu.
5. Phiếu biểu quyết và biên bản kiểm phiếu tại Đại hội thành viên phải được lưu trữ.
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị giữ chức vụ không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
1. Hội đồng quản trị họp định kỳ theo quy định của Điều lệ và phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định của pháp luật nhưng ít nhất 01 tháng một lần.
2. Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của một trong các chủ thể sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị;
b) Giám đốc;
c) Trưởng Ban kiểm soát;
d) Ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị.
3. Cuộc họp Hội đồng quản trị được thực hiện như sau:
a) Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua theo nguyên tắc đa số, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau. Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu tán thành của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua;
b) Trường hợp triệu tập họp Hội đồng quản trị theo định kỳ nhưng không đủ số thành viên tham dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị lần thứ hai trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự định cuộc họp lần đầu. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị dự họp;
c) Trường hợp triệu tập họp Hội đồng quản trị lần thứ hai mà vẫn không đủ số thành viên tham dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Chủ tịch Hội đồng quản trị báo cáo Đại hội thành viên bất thường để xem xét tư cách của thành viên Hội đồng quản trị không tham dự hai cuộc họp trước và đề xuất biện pháp xử lý;
d) Cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình để cung cấp cho các thành viên nếu có yêu cầu. Biên bản họp phải có chữ ký của chủ tọa và thư ký. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến và được ghi vào biên bản họp. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký thì biên bản họp có hiệu lực nếu được trên 50% thành viên tham dự đồng ý ký; biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký. Người ký tên trong biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của biên bản họp.
4. Trường hợp nội dung do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội thành viên, Điều lệ gây thiệt hại cho quỹ tín dụng nhân dân thì các thành viên tán thành nội dung đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân và phải bồi thường thiệt hại cho quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật; thành viên phản đối được miễn trừ trách nhiệm và có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nội dung này.
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:
(i) Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân;
(ii) Thường trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
(iii) Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác;
(iv) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng;
(v) Có đạo đức nghề nghiệp;
(vi) Có ít nhất 01 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 02 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(vii) Có trình độ trung cấp về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân theo Chương trình đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước hoặc có trình độ cao đẳng về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có trình độ từ đại học trở lên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản này;
(ii) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 03 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ cao đẳng về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có trình độ từ đại học trở lên;
c) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản này;
(ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 04 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ từ đại học trở lên.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:
(i) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản 1 Điều này;
(iii) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 03 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iv) Có trình độ cao đẳng về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có trình độ từ đại học trở lên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i) và điểm a(ii) khoản này;
(ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 04 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ từ đại học trở lên;
c) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i) và điểm a(ii) khoản này;
(ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ từ đại học trở lên.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, ngân hàng hợp tác xã để chỉ định nhân sự giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân theo các quy định sau:
a) Các trường hợp chỉ định:
(i) Quỹ tín dụng nhân dân không bầu được Chủ tịch Hội đồng quản trị sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Các tổ chức tín dụng;
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt;
(iii) Các trường hợp khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động;
b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân sự được chỉ định:
(i) Có uy tín, có ý thức chấp hành pháp luật tốt;
(ii) Có bằng đại học trở lên hoặc có bằng trung cấp trở lên đối với cán bộ cấp xã;
(iii) Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành từ 01 năm trở lên ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn vị đó hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc là cán bộ cấp xã.
1. Số lượng thành viên Ban kiểm soát thực hiện theo quy định sau:
a) Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 50 tỷ đồng phải có ít nhất 01 thành viên. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 thành viên thì thành viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát;
b) Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 50 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng phải có ít nhất 02 thành viên;
c) Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng trở lên phải có ít nhất 03 thành viên.
2. Trưởng Ban kiểm soát không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
3. Thành viên Ban kiểm soát được trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ.
1. Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
(ii) Có ít nhất 01 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ từ trung cấp trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân theo Chương trình đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước hoặc có trình độ cao đẳng về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có trình độ từ đại học trở lên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
(ii) Có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ cao đẳng về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có trình độ từ đại học trở lên;
c) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
(ii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ từ đại học trở lên.
2. Trưởng ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:
(i) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
(iii) Có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iv) Có trình độ cao đẳng về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có trình độ từ đại học trở lên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng trở lên:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i) và điểm a(ii) khoản này;
(ii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có trình độ từ đại học trở lên.
1. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này:
a) Trường hợp bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc:
(i) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Có trình độ cao đẳng về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có trình độ đại học trở lên;
b) Trường hợp Giám đốc là người đi thuê:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(iii), điểm a(iv) và điểm a(v) khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
(ii) Có trình độ từ đại học trở lên;
(iii) Đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại tỉnh, thành phố nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trong thời gian đương nhiệm;
(iv) Có ít nhất 01 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 02 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này:
a) Trường hợp bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc:
(i) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Có trình độ từ đại học trở lên;
b) Trường hợp Giám đốc là người đi thuê:
(i) Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm b(i), điểm b(ii) và điểm b(iii) khoản 1 Điều này;
(ii) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 03 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
3. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này:
a) Trường hợp bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc:
Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i) và điểm a(ii) khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp Giám đốc là người đi thuê:
(i) Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm b(i), điểm b(ii) và điểm b(iii) khoản 1 Điều này;
(ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 04 năm là người quản lý của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, ngân hàng hợp tác xã để chỉ định nhân sự giữ vị trí Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân theo các quy định sau:
a) Các trường hợp chỉ định:
(i) Quỹ tín dụng nhân dân không có Giám đốc sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng;
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân được đặt vào kiểm soát đặc biệt;
(iii) Các trường hợp khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động;
b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân sự được chỉ định:
(i) Có uy tín, có ý thức chấp hành pháp luật tốt;
(ii) Có bằng đại học trở lên hoặc có bằng trung cấp trở lên đối với cán bộ cấp xã;
(iii) Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành từ 01 năm trở lên ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn vị đó hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc là cán bộ cấp xã.
Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:
a) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại tỉnh, thành phố nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trong thời gian đương nhiệm;
c) Kế toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về kế toán;
d) Có một trong các điều kiện sau đây: Có trình độ từ trung cấp trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên về ngành khác và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.
2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng:
a) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Có một trong các điều kiện sau đây: Có trình độ từ cao đẳng trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm hoặc có trình độ từ đại học trở lên về ngành khác và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.
3. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên:
a) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Có một trong các điều kiện sau đây: Có trình độ đại học trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm hoặc có trình độ từ đại học trở lên về ngành khác và có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
2. Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Vay ngân hàng hợp tác xã.
4. Vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau.
5. Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân trong nước.
1. Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này.
2. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
(i) Quy trình cụ thể về đăng ký mua, quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng, đảm bảo quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng sổ tiết kiệm trắng trong quá trình lưu giữ, giao nhận, bàn giao, bảo quản, vận chuyển, quản lý, sử dụng; về kiểm kê, đối chiếu hằng tháng; về xử lý sổ tiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng. Sổ tiết kiệm trắng phải được quản lý chặt chẽ như giấy tờ có giá và chỉ được lưu giữ tại trụ sở của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Phó giám đốc), Ban kiểm soát và các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng; kiểm tra, đối chiếu sổ tiết kiệm trắng và xử lý sổ tiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng;
(iii) Quy trình xử lý trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và làm mất sổ tiết kiệm trắng. Ngay sau khi nhận sổ tiết kiệm trắng từ ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện đóng dấu giáp lai giữa phần thẻ gửi khách hàng và thẻ lưu lên tất cả các sổ tiết kiệm trắng hoặc vào phần sổ tiết kiệm trắng;
b) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngân hàng hợp tác xã ngay khi phát hiện mất sổ tiết kiệm trắng để có biện pháp xử lý, đồng thời niêm yết danh sách sổ tiết kiệm trắng bị mất trong đó nêu rõ số seri của sổ tại trụ sở chính, phòng giao dịch, trụ sở Ủy ban nhân dân thuộc địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ngay khi phát hiện mất sổ tiết kiệm trắng;
c) Công khai mẫu sổ tiết kiệm trắng do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp tại trụ sở chính, phòng giao dịch và trên các phương tiện truyền thông của xã, phường; tạo điều kiện để khách hàng đã gửi tiết kiệm tại quỹ tín dụng nhân dân đối chiếu với mẫu sổ tiết kiệm trắng và thực hiện đổi sổ tiết kiệm theo mẫu mới khi khách hàng có yêu cầu;
d) Định kỳ hằng tháng, nộp lại sổ tiết kiệm trắng không sử dụng được cho ngân hàng hợp tác xã và mở sổ theo dõi;
đ) Trước ngày 10 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng sổ tiết kiệm trắng của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với thành viên là pháp nhân, khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số dư tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó.
4. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo quy định về cho vay áp dụng đối với thành viên.
5. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
6. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay hợp vốn cùng với ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý khoản cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng theo từng đối tượng khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm: thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân; khách hàng không phải là thành viên theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 Thông tư này.
1. Thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 126 và điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm h khoản 4 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã để điều hòa vốn.
3. Đại lý bảo hiểm theo quy định sau:
a) Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho quỹ tín dụng nhân dân có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
b) Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật.
1. Được ngân hàng hợp tác xã hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ; đào tạo nghiệp vụ.
2. Được ngân hàng hợp tác xã hỗ trợ các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Được ngân hàng hợp tác xã hỗ trợ trong việc thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng hợp tác xã.
4. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống liên quan đến khoản vay và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
6. Từ chối các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động kinh doanh theo đúng nội dung hoạt động được ghi trong Giấy phép đã được cấp.
2. Góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
3. Gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã để điều hòa vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng hợp tác xã.
4. Tham gia vào Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
5. Cung cấp các báo cáo cho ngân hàng hợp tác xã để phục vụ cho mục đích điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ, quản lý Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo các quy định nội bộ do ngân hàng hợp tác xã ban hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng hợp tác xã.
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ của ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng hợp tác xã.
7. Quỹ tín dụng nhân dân phải niêm yết, lưu giữ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng tại trụ sở chính của quỹ tín dụng nhân dân và gửi báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày quỹ tín dụng nhân dân nhận được thông tin cung cấp. Định kỳ hằng năm, quỹ tín dụng nhân dân công bố thông tin quy định tại các điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng với Đại hội thành viên của quỹ tín dụng nhân dân.
Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh của quỹ tín dụng nhân dân được bầu, bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định tại Điều 19, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 của Thông tư này được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc đến hết thời hạn được bầu, bổ nhiệm.
1. Quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã là các xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 01/7/2024 được duy trì địa bàn hoạt động hiện tại khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có từ 300 thành viên trở lên;
b) Giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
c) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
d) Không thuộc diện quỹ tín dụng nhân dân được can thiệp sớm, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;
đ) Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được can thiệp sớm, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo nội dung phương án khắc phục, phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp được phê duyệt.
3. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo ngành nghề, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo từng doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-NHNN ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được tiếp tục hoạt động trên địa bàn đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
4. Quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động tại các xã không liền kề xã nơi đặt trụ sở chính có vốn góp của nhà nước trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Quỹ tín dụng nhân dân được duy trì địa bàn hoạt động do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận đến khi thoái hết vốn nhà nước. Trong thời gian được duy trì địa bàn hoạt động theo quy định tại khoản này, quỹ tín dụng nhân dân không được kết nạp thành viên mới tại các xã không liền kề xã nơi đặt trụ sở chính;
b) Sau khi đã thoái hết vốn của nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân phải xây dựng phương án để chấm dứt hoạt động tại các xã không liền kề theo quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động theo quy định tại khoản này.
5. Kể từ ngày 01/7/2024, quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã là các xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không đáp ứng một trong các điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này phải xây dựng phương án xử lý để đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện được hoạt động liên xã. Việc xây dựng phương án phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày 01/7/2024 hoặc kể từ ngày xác định không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã, quỹ tín dụng nhân dân phải nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
(i) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;
(ii) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 1 Điều này;
(iii) Kế hoạch, biện pháp xử lý theo từng quý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày 01/7/2024 (đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện trước ngày 01/7/2024) hoặc kể từ ngày xác định không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã phải đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại điểm a khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.
Định kỳ hằng quý, trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện phương án xử lý đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
6. Sau thời hạn xử lý tối đa quy định tại điểm a(iii) khoản 5 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân không đáp ứng một trong các điều kiện được hoạt động liên xã là các xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này phải có phương án xử lý để chấm dứt hoạt động tại xã liền kề theo quy định sau:
a) Trong thời hạn tối đa 60 ngày sau thời hạn xử lý tối đa tại điểm a(iii) khoản 5 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân phải nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
(i) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;
(ii) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 1 Điều này;
(iii) Kế hoạch, biện pháp xử lý theo từng quý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày kết thúc phương án xử lý nêu tại điểm a(iii) khoản 5 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân phải chấm dứt hoạt động tại xã liền kề, điều chỉnh hoạt động về địa bàn xã nơi đặt trụ sở chính;
b) Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại điểm a khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.
Định kỳ hằng quý, trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện phương án xử lý đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt, nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
c) Trong thời gian thực hiện phương án xử lý, quỹ tín dụng nhân dân không được kết nạp thành viên mới và cho vay mới tại địa bàn xã phải chấm dứt hoạt động.
7. Kể từ ngày 01/7/2024, quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động tại các xã không liền kề xã nơi đặt trụ sở chính hoặc có địa bàn hoạt động liên xã liền kề ngoài phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do chia, tách địa giới hành chính phải xây dựng phương án xử lý để chấm dứt hoạt động tại các xã không liền kề, xã ngoài phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định sau:
a) Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày văn bản điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành hoặc 60 ngày kể từ ngày thoái hết vốn nhà nước tại quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng nhân dân phải nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
(i) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Kế hoạch, biện pháp xử lý theo từng quý, bao gồm cả việc tổ chức lại dưới hình thức chia, tách theo quy định của pháp luật và cam kết thực hiện để đảm bảo sau thời hạn tối đa 36 tháng kể từ ngày văn bản điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành hoặc kể từ ngày thoái hết vốn nhà nước tại quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt hoạt động tại các xã không liền kề, xã ngoài phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại điểm a khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.
Định kỳ hằng quý, trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện phương án xử lý đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt, nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
c) Trong thời gian thực hiện phương án xử lý, quỹ tín dụng nhân dân không được kết nạp thành viên mới và cho vay mới tại địa bàn xã phải chấm dứt hoạt động.
8. Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành phương án xử lý đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân có văn bản báo cáo việc hoàn thành phương án xử lý và đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung địa bàn hoạt động nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
9. Trường hợp quỹ tín dụng nhân dân không gửi phương án xử lý sau thời hạn tối đa quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này hoặc không gửi lại phương án xử lý phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo thời hạn quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này hoặc quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện được phương án sau thời hạn quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này, tùy theo hình thức và tính chất vi phạm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Chuyển xuống hạng thấp hơn khi thực hiện xếp hạng quỹ tín dụng nhân dân hằng năm;
b) Xử phạt vi phạm hành chính;
c) Áp dụng hạn chế tăng trưởng tín dụng;
d) Thực hiện cơ cấu lại bắt buộc;
đ) Thu hồi Giấy phép.
1. Đối với các hợp đồng cho vay để mua, đầu tư chứng khoán được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cho vay.
2. Sổ tiết kiệm do quỹ tín dụng nhân dân đã phát hành trước ngày 01/01/2020 cho khách hàng được tiếp tục sử dụng đến khi đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm (trừ trường hợp đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm nhưng khách hàng không đến giao dịch tại quỹ tín dụng nhân dân) hoặc đổi sổ tiết kiệm theo mẫu mới nếu khách hàng có yêu cầu. Khi đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm, nếu khách hàng có nhu cầu gửi tiếp, quỹ tín dụng nhân dân phải thu hồi sổ tiết kiệm theo mẫu cũ và sử dụng sổ tiết kiệm theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp. Trường hợp đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm nhưng khách hàng không đến giao dịch tại quỹ tín dụng nhân dân, sổ tiết kiệm theo mẫu cũ được tiếp tục sử dụng cho đến khi quỹ tín dụng nhân dân thu hồi được sổ tiết kiệm theo mẫu cũ đã cấp cho khách hàng.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Tiếp nhận báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Quản lý, thanh tra, giám sát, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn quỹ tín dụng nhân dân trong việc thực hiện quy định về chuyển tiếp và xử lý sau chuyển tiếp tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Thông tư này. Hằng quý, trong thời gian 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của quý, có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện quy định chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
c) Xem xét đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh của quỹ tín dụng nhân dân vi phạm quy định tại Điều 43 và khoản 10 Điều 48 của Luật Các tổ chức tín dụng hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 19, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Thông tư này; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu, bổ nhiệm người thay thế hoặc chỉ định người thay thế nếu xét thấy cần thiết;
d) Thông báo đến các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn về sổ tiết kiệm trắng bị mất ngay khi nhận được báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân;
đ) Tiếp nhận quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
b) Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/7/2017 của Thống đốc Ngân hàng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
c) Điều 2, khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2019/TT-NHNN ngày 14/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;
d) Thông tư số 01/2023/TT-NHNN ngày 01/3/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
đ) Điều 2 Thông tư số 24/2023/TT-NHNN ngày 29/12/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhá nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
MẪU ĐƠN THAM GIA THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN
(Đối với cá nhân)
Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân ……………………………….
1. Cá nhân đề nghị tham gia thành viên
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa),
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định đanh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Nghề nghiệp, nơi công tác và chức vụ hiện tại.
- Số điện thoại.
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin được đăng ký tham gia là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân ……………. với số tiền góp vốn là ……………….. đồng.
2. Cam kết
Tôi xin cam kết:
a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân …………………;
b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào Quỹ tín dụng nhân dân ……………….;
c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân ………………… và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm theo quy định.
|
Người đề nghị tham gia thành viên |
MẪU ĐƠN THAM GIA THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……., ngày….tháng…..năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN
(Đối với hộ gia đình)
Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân........................................................
1. Cá nhân đại diện hộ gia đình đề nghị tham gia thành viên
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa).
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Nghề nghiệp, nơi công tác và chức vụ hiện tại.
- Số điện thoại.
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân ………. và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi được các thành viên trong hộ gia đình cử làm đại diện đăng ký tham gia làm thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân …………….. với số tiền góp vốn là ………………… đồng.
2. Cam kết
Chúng tôi xin cam kết:
a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân..……..;
b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào Quỹ tín dụng nhân dân…………;
c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm theo quy định.
(Đính kèm văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình)
|
Người đại diện hộ gia đình |
MẪU ĐƠN THAM GIA THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
……., ngày….tháng…..năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN
(Đối với pháp nhân)
Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân………………….
1. Pháp nhân đề nghị tham gia thành viên
- Tên pháp nhân (tên đầy đủ, tên giao dịch nếu có, ghi bằng chữ in hoa).
- Mã số doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập hoặc số giấy tờ khác có giá trị tương đương, do... cấp ngày.... tháng ….năm ....
- Vốn điều lệ.
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Số điện thoại. Số Fax.
2. Người đại diện theo pháp luật
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa).
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Chức vụ đang đảm nhiệm.
- Số điện thoại.
3. Người đại diện theo ủy quyền tại quỹ tín dụng nhân dân
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa).
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Chức vụ đang đảm nhiệm.
- Số điện thoại.
4. Số vốn góp, nắm giữ cổ phần tại các tổ chức khác
- Tên tổ chức, doanh nghiệp mà pháp nhân đang có vốn góp, nắm giữ cổ phần.
- Số vốn góp, nắm giữ cổ phần; tỷ lệ so với tổng vốn điều lệ của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân ……………………………. và các quy định của pháp luật có liên quan, (tên pháp nhân) đăng ký tham gia làm thành viên Quỹ tín dụng nhân dân ………………………………… với số tiền góp vốn là ……………………………… đồng.
5. Cam kết
a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân …………;
b) Có đủ năng lực tài chính để góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân …………… theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Không sử dụng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào quỹ tín dụng nhân dân;
c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân …………….……. và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm.
|
Người đại diện theo pháp luật |
MẪU SỔ VỐN GÓP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Mặt trước
Một số điểm cần chú ý ● Mỗi lần góp vốn, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng vốn góp, thành viên phải mang sổ góp vốn đến làm thủ tục tại quỹ tín dụng nhân dân. ● Thành viên có trách nhiệm bảo quản sổ góp vốn cẩn thận, tránh hư hỏng, rách nát. ● Khi mất Sổ góp vốn, thành viên phải báo ngay cho quỹ tín dụng nhân dân biết để xử lý theo chế độ.
|
Quỹ tín dụng nhân dân
(1) :………………… (2) :…………… (3) : Số
(1): Họ, tên (đối với thành viên là cá nhân); họ, tên người đại diện (đối với thành viên là hộ gia đình); tên tổ chức (đối với thành viên là pháp nhân). (2): Địa chỉ nơi cư trú (đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình); địa chỉ trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân). (3): Số định danh cá nhân (đối với thành viên là cá nhân); số định danh cá nhân của người đại diện (đối với thành viên là hộ gia đình); mã số doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập hoặc số giấy tờ khác có giá trị tương đương (đối với thành viên là pháp nhân) |
Mặt sau
Số TT |
Ngày, tháng, năm |
GÓP VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG |
CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP |
NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP |
SỐ DƯ VỐN GÓP |
CHỮ KÝ |
||||
Họ, tên |
Địa chỉ |
Họ, tên |
Địa chỉ |
Bằng số |
Bằng chữ |
Kế toán |
Giám đốc |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
Cột (3): Số tiền góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, nhận chuyển nhượng vốn góp.
Cột (4): Tên của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân nhận chuyển nhượng vốn góp.
Cột (5): Địa chỉ nơi cư trú (đối với cá nhân, hộ gia đình chuyển nhượng vốn góp); địa chỉ trụ sở chính (đối với pháp nhân chuyển nhượng vốn góp).
Cột (6): Tên của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân chuyển nhượng vốn góp cho thành viên.
Cột (7): Địa chỉ nơi cư trú (đối với cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển nhượng vốn góp); địa chỉ trụ sở chính (đối với pháp nhân nhận chuyển nhượng vốn góp).
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG SỔ TIẾT KIỆM TRẮNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo........
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG SỔ TIẾT KIỆM TRẮNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ
(Tháng...năm...)
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh……..;
STT |
Loại sổ tiết kiệm |
Sổ tiết kiệm trắng được NHHTX cung cấp trong tháng báo cáo |
Sổ tiết kiệm không sử dụng được nộp lại cho NHHTX trong tháng báo cáo |
Sổ tiết kiệm trắng mất trong tháng báo cáo |
Tổng số sổ tiết kiệm trắng QTDND nhận được từ NHHTX lũy kế đến cuối tháng báo cáo |
|||
Số lượng |
Số seri |
Số lượng |
Số seri |
Số lượng |
Số seri |
|
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Sổ tiết kiệm không kỳ hạn |
10 |
Từ 001 đến 008, 010, 011 |
|
|
|
|
|
2 |
Sổ tiết kiệm có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn lập báo cáo:
- Quy tắc điền dữ liệu: giá trị của chỉ tiêu bằng 0 thì điền 0, không phát sinh thì điền “00” (không được để trống dữ liệu).
- Cột (4), (6), (8): Điền số seri của tất cả các sổ tiết kiệm, mỗi số seri được phân tách nhau bằng một dấu phẩy hoặc điền từ seri đến seri nếu là seri liền nhau.
- Cột (9): Tổng số sổ tiết kiệm trắng QTDND nhận được từ NHHTX lũy kế đến cuối tháng báo cáo (kể từ khi QTDND bắt đầu nhận sổ tiết kiệm trắng từ NHHTX) = Số lượng sổ tiết kiệm trắng nhận được từ NHHTX - Số lượng sổ tiết kiệm nộp lại cho NHHTX.
MẪU ĐƠN THAM GIA THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN
(Đối với cá nhân)
Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân ……………………………….
1. Cá nhân đề nghị tham gia thành viên
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa),
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định đanh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Nghề nghiệp, nơi công tác và chức vụ hiện tại.
- Số điện thoại.
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin được đăng ký tham gia là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân ……………. với số tiền góp vốn là ……………….. đồng.
2. Cam kết
Tôi xin cam kết:
a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân …………………;
b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào Quỹ tín dụng nhân dân ……………….;
c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân ………………… và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm theo quy định.
|
Người đề nghị tham gia thành viên |
MẪU ĐƠN THAM GIA THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……., ngày….tháng…..năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN
(Đối với hộ gia đình)
Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân........................................................
1. Cá nhân đại diện hộ gia đình đề nghị tham gia thành viên
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa).
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Nghề nghiệp, nơi công tác và chức vụ hiện tại.
- Số điện thoại.
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân ………. và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi được các thành viên trong hộ gia đình cử làm đại diện đăng ký tham gia làm thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân …………….. với số tiền góp vốn là ………………… đồng.
2. Cam kết
Chúng tôi xin cam kết:
a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân..……..;
b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào Quỹ tín dụng nhân dân…………;
c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm theo quy định.
(Đính kèm văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình)
|
Người đại diện hộ gia đình |
MẪU ĐƠN THAM GIA THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
……., ngày….tháng…..năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN
(Đối với pháp nhân)
Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân………………….
1. Pháp nhân đề nghị tham gia thành viên
- Tên pháp nhân (tên đầy đủ, tên giao dịch nếu có, ghi bằng chữ in hoa).
- Mã số doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập hoặc số giấy tờ khác có giá trị tương đương, do... cấp ngày.... tháng ….năm ....
- Vốn điều lệ.
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Số điện thoại. Số Fax.
2. Người đại diện theo pháp luật
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa).
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Chức vụ đang đảm nhiệm.
- Số điện thoại.
3. Người đại diện theo ủy quyền tại quỹ tín dụng nhân dân
- Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa).
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân.
- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú).
- Chức vụ đang đảm nhiệm.
- Số điện thoại.
4. Số vốn góp, nắm giữ cổ phần tại các tổ chức khác
- Tên tổ chức, doanh nghiệp mà pháp nhân đang có vốn góp, nắm giữ cổ phần.
- Số vốn góp, nắm giữ cổ phần; tỷ lệ so với tổng vốn điều lệ của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân ……………………………. và các quy định của pháp luật có liên quan, (tên pháp nhân) đăng ký tham gia làm thành viên Quỹ tín dụng nhân dân ………………………………… với số tiền góp vốn là ……………………………… đồng.
5. Cam kết
a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân …………;
b) Có đủ năng lực tài chính để góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân …………… theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Không sử dụng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào quỹ tín dụng nhân dân;
c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân …………….……. và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm.
|
Người đại diện theo pháp luật |
MẪU SỔ VỐN GÓP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Mặt trước
Một số điểm cần chú ý ● Mỗi lần góp vốn, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng vốn góp, thành viên phải mang sổ góp vốn đến làm thủ tục tại quỹ tín dụng nhân dân. ● Thành viên có trách nhiệm bảo quản sổ góp vốn cẩn thận, tránh hư hỏng, rách nát. ● Khi mất Sổ góp vốn, thành viên phải báo ngay cho quỹ tín dụng nhân dân biết để xử lý theo chế độ.
|
Quỹ tín dụng nhân dân
(1) :………………… (2) :…………… (3) : Số
(1): Họ, tên (đối với thành viên là cá nhân); họ, tên người đại diện (đối với thành viên là hộ gia đình); tên tổ chức (đối với thành viên là pháp nhân). (2): Địa chỉ nơi cư trú (đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình); địa chỉ trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân). (3): Số định danh cá nhân (đối với thành viên là cá nhân); số định danh cá nhân của người đại diện (đối với thành viên là hộ gia đình); mã số doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập hoặc số giấy tờ khác có giá trị tương đương (đối với thành viên là pháp nhân) |
Mặt sau
Số TT |
Ngày, tháng, năm |
GÓP VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG |
CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP |
NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP |
SỐ DƯ VỐN GÓP |
CHỮ KÝ |
||||
Họ, tên |
Địa chỉ |
Họ, tên |
Địa chỉ |
Bằng số |
Bằng chữ |
Kế toán |
Giám đốc |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
Cột (3): Số tiền góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, nhận chuyển nhượng vốn góp.
Cột (4): Tên của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân nhận chuyển nhượng vốn góp.
Cột (5): Địa chỉ nơi cư trú (đối với cá nhân, hộ gia đình chuyển nhượng vốn góp); địa chỉ trụ sở chính (đối với pháp nhân chuyển nhượng vốn góp).
Cột (6): Tên của cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân chuyển nhượng vốn góp cho thành viên.
Cột (7): Địa chỉ nơi cư trú (đối với cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển nhượng vốn góp); địa chỉ trụ sở chính (đối với pháp nhân nhận chuyển nhượng vốn góp).
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG SỔ TIẾT KIỆM TRẮNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo........
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG SỔ TIẾT KIỆM TRẮNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ
(Tháng...năm...)
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh……..;
STT |
Loại sổ tiết kiệm |
Sổ tiết kiệm trắng được NHHTX cung cấp trong tháng báo cáo |
Sổ tiết kiệm không sử dụng được nộp lại cho NHHTX trong tháng báo cáo |
Sổ tiết kiệm trắng mất trong tháng báo cáo |
Tổng số sổ tiết kiệm trắng QTDND nhận được từ NHHTX lũy kế đến cuối tháng báo cáo |
|||
Số lượng |
Số seri |
Số lượng |
Số seri |
Số lượng |
Số seri |
|
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Sổ tiết kiệm không kỳ hạn |
10 |
Từ 001 đến 008, 010, 011 |
|
|
|
|
|
2 |
Sổ tiết kiệm có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn lập báo cáo:
- Quy tắc điền dữ liệu: giá trị của chỉ tiêu bằng 0 thì điền 0, không phát sinh thì điền “00” (không được để trống dữ liệu).
- Cột (4), (6), (8): Điền số seri của tất cả các sổ tiết kiệm, mỗi số seri được phân tách nhau bằng một dấu phẩy hoặc điền từ seri đến seri nếu là seri liền nhau.
- Cột (9): Tổng số sổ tiết kiệm trắng QTDND nhận được từ NHHTX lũy kế đến cuối tháng báo cáo (kể từ khi QTDND bắt đầu nhận sổ tiết kiệm trắng từ NHHTX) = Số lượng sổ tiết kiệm trắng nhận được từ NHHTX - Số lượng sổ tiết kiệm nộp lại cho NHHTX.
THE STATE BANK OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 29/2024/TT-NHNN |
Hanoi, June 28, 2024 |
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;
Pursuant to the Law on Cooperatives dated June 17, 2023;
Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV);
At the request of the Head of the SBV Banking Supervision Agency;
The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular on people’s credit funds.
This Circular introduces regulations on management, administration, organization and operation of people’s credit funds.
1. People’s credit funds.
2. Cooperative bank.
3. Organizations and individuals involved in the management, administration, organization and operation of people’s credit funds.
For the purposes of this Circular, the terms used herein are construed as follows:
1. “member" means a natural person, family household or juridical person that meets all requirements set forth in this Circular, voluntarily contributes capital to the people’s credit fund and ratifies its Charter.
2. “capital contributed to establish membership interest” means a minimum amount of capital that must be contributed to be eligible to become a member of a people’s credit fund.
3. “additionally contributed capital” means an amount of capital contributed by a member in addition to their capital contributed to establish membership interest to serve business operations of the people’s credit fund.
The operating duration of a people’s credit fund is specified in its License for establishment and operation (hereinafter referred to as “License”) and shall not exceed 50 years.
Article 5. Nature and objectives of operation
Each people’s credit fund operates following the rule of voluntariness, autonomy and self-responsibility for its business performance, and for the primary purpose of mutual assistance among its members to effectively do business and improve their living conditions.
Article 6. Names of people’s credit funds
1. The name of a people’s credit fund must be in Vietnamese and may include numbers and symbols; it must be pronounceable and contain at least two elements in the following order:
a) The phrase “Quỹ tín dụng nhân dân” (“People’s credit fund”); and
b) Its proper name which must comply with regulations of law.
2. The people’s credit fund’s name must be displayed at its headquarters and affiliated units. It must be printed or written on transaction documents, other documents and records issued by the people’s credit fund.
1. Each people’s credit fund shall operate within a rural commune, ward or commune-level town (hereinafter referred to as “commune”). The people’s credit fund shall not be allowed to expand its business into any commune other than the one where it is headquartered, except the case prescribed in clause 2 of this Article.
2. A people’s credit fund may operate in a commune which is adjacent to the commune where it is headquartered within the same province or central-affiliated city as a result of the full or partial division of an administrative division which is carried out according to a decision of a competent authority.
Required documents and procedures for applying for approval of revisions to the people’s credit fund’s License regarding its areas of operation shall comply with regulations adopted by the SBV’s Governor on changes subject to SBV’s approval of credit institutions that are cooperatives.
Article 8. Membership qualifications
1. For an individual:
a) He/she must be a Vietnamese citizen aged 18 or older, fully capable of civil acts, and have permanent or temporary residence registered in the area of operation of the people’s credit fund. In case of temporary residence, the individual must do business or work in the people’s credit fund’s area of operation and provide documentary evidences thereof;
b) He/she is an official or public employee of an organization or regulatory authority headquartered in the area of operation of the people’s credit fund;
c) He/she is not facing any criminal prosecution, serving an imprisonment sentence, or serving an administrative penalty in a correctional institution or rehabilitation center; is not prohibited by a Court from holding certain positions or doing certain works; has not been convicted for a serious crime or another more serious crime which has not yet expunged.
2. For a family household:
a) Members of the family household must have permanent residence in the area of operation of the people’s credit fund; jointly have property to serve their household's business;
b) One of the members of the family household must be appointed to act as its representative to perform rights and obligations of a member of the people’s credit fund. Such representative must be authorized in writing by other members of the family household as prescribed by law and must meet the qualifications set out in clause 1 of this Article.
3. For a juridical person:
a) The juridical person (except social funds and charitable funds) must be lawfully operating and headquartered in the area of operation of the people’s credit fund;
b) The person who acts as a member of the people’s credit fund on behalf of the juridical person must be its legal representative or his/her authorized person.
4. Individuals, family households and juridical persons must voluntarily submit applications for membership of the people’s credit fund using the forms in Appendix 01, Appendix 02 and Appendix 03 respectively, ratify the Charter of the people’s credit fund, and fully contribute capital as prescribed in Article 10 of this Circular.
5. Each of the entities prescribed in clauses 1, 2 and 3 of this Article may only become a member of 01 people’s credit fund.
6. The Board of Directors shall decide the admission of members and publish the list of members admitted in the reporting period at the nearest General Meeting of Members (GMM).
7. Membership qualifications and admission procedures must be specified in the Charter of the people’s credit fund.
Article 9. Termination of membership
1. A member of the people’s credit fund shall have their membership terminated in the following cases:
a) The membership will be automatically terminated if:
(i) A member that is an individual dies or is declared missing;
(ii) A member that is a juridical person has its status of juridical person terminated;
(iii) A member no longer meets the membership qualifications set out in Article 8 of this Circular, except the case prescribed in point c(i) of this clause;
(iv) A member has entirely transferred their stakes to another person in accordance with regulations of law and the Charter of the people’s credit fund;
b) Voluntary termination of membership: A member voluntarily withdraws from membership of the people’s credit fund with the approval of its Board of Directors;
c) Expulsion of members: A member will be expelled from the people’s credit fund by its GMM if:
(i) they fail to make sufficient capital contribution as prescribed in clause 1 Article 10 of this Circular;
(ii) any document included in the member dossier is forged;
(iii) in other cases as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.
2. The Board of Directors shall decide the termination of membership and publish the list of members having their membership terminated in the reporting period at the nearest GMM.
3. Upon termination of membership as prescribed in clause 1 of this Article, the member’s stake will be settled as follows:
a) If the membership is terminated according to point a(i), a(ii) or a(iii) clause 1 of this Article:
(i) The member’s stake will be transferred according to clause 1 Article 12 of this Circular or will be returned to the member according to clause 3 Article 12 of this Circular;
(ii) If a member that is an individual dies or is declared missing or incapacitated or to be a person with limited capacity for civil acts, his/her rights and obligations shall be performed in accordance with provisions of the Civil Code;
(iii) If a member that is a juridical person has its status of juridical person terminated, regulations of law on reorganization, dissolution and bankruptcy shall apply;
b) If the membership is terminated according to point b clause 1 of this Article, the member’s stake will be transferred according to clause 1 Article 12 of this Circular or will be returned to the member according to clause 3 Article 12 of this Circular;
c) If the membership is terminated according to point c clause 1 of this Article, the member’s stake shall not be transferred. The stake will be returned to the member according to clause 3 Article 12 of this Circular.
4. The member whose membership is terminated shall be entitled to benefits (if any) provided under a decision of the GMM after the member has fulfilled all financial obligations as prescribed by law and the Charter of the people’s credit fund.
Article 10. Capital contribution by members
1. A member’s capital contributions include capital contributed to establish membership interest and additionally contributed capital. To be specific:
a) The minimum amount of the capital contributed to establish membership interest is VND 300.000 and is specified in the Charter;
b) The additionally contributed capital shall comply with provisions of the Charter.
2. Total capital amount contributed by a member to the people’s credit fund shall not exceed 10% of its charter capital or a smaller ratio as prescribed in its Charter.
3. The GMM shall decide specific amounts of capital contributed to establish membership interest and additionally contributed capital, contribution method, and maximum capital contribution by a member as prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article.
4. Capital amounts contributed by members as prescribed in clause 1 of this Article shall be included in the charter capital as follows:
a) The capital contributed to establish membership interest is included in the charter capital after the Board of Directors issues a decision to admit new member;
b) The additionally contributed capital is included in the charter capital after the member completes their capital contribution.
5. Based on the capital amount actually contributed by the member as prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article, the people’s credit fund shall:
a) issue a membership card using the form which is prescribed by the cooperative bank and consistently applied throughout the system of people’s credit funds, and a capital contribution certificate which is made using the form in Appendix 04 enclosed herewith to the new member after the Board of Directors issues a decision to admit new member;
b) enter changes in contributed capital into the capital contribution certificate after the member completes their additional capital contribution.
6. The people’s credit fund must open books for monitoring capital contribution, transfer and return of stakes to members.
Article 11. Distribution of profits to members
Profits of a people’s credit fund shall be distributed to its members based on the member’s use of products/services and the member’s holding at the people’s credit fund, and according to the decision issued by the GMM of the people’s credit fund in conformity with regulations of law.
Article 12. Transfer and return of contributed capital (hereinafter referred to as “stakes”)
1. Each member is entitled to transfer a part or all of their stakes to other member(s). A member’s transfer of stakes is subject to the approval of the Board of Directors and the following provisions:
a) The remaining value of the member’s stake (if a part of the member’s stake is transferred) meets the capital contribution requirement set out in clause 1 and clause 2 Article 10 of this Circular;
b) A member may entirely transfer their stake only after they have repaid loan debts and fulfilled other financial obligations to the people’s credit fund in accordance with regulations of law and the Charter of the people’s credit fund.
c) The transferee must meet the maximum capital contribution requirement set out in clause 2 Article 10 of this Circular.
2. The people’s credit fund shall return stakes to its members upon termination of their membership or return the amount of the member's stake that exceeds the maximum capital contribution of a member prescribed in clause 2 Article 10 of this Circular and the Charter of the people’s credit fund.
3. Return of stakes to members must meet the following conditions:
a) For members: The member must have fulfilled their financial obligations to the people’s credit fund, including:
(i) The member’s debts (including principal and interest);
(ii) Losses for which the member is liable to pay compensation;
(iii) Business losses and risks to which the member is jointly liable in proportion to their holding according to the decision of the GMM;
b) For the people’s credit fund:
(i) Such return does not make the paid-in charter capital of the people’s credit fund lower than the legal capital;
(ii) The people’s credit fund does not violate regulations on minimum capital adequacy ratio, ratio of deposits received from its members, purchase and investment in its fixed assets before and after returning stakes to its members;
(iii) In case of entire return of stake to a member, the amount of stake returned to the member shall be determined using the following formula:
A = B - C
Where:
A: Amount of stake returned to the member.
B: Sum of the capital contributed to establish membership interest and additionally contributed capital of the member as prescribed in clause 1 Article 10 of this Circular.
C: Financial obligations to be fulfilled by the member as prescribed in point a of this clause.
4. Return of stake to a member upon termination of their membership as prescribed in point c clause 1 Article 9 of this Circular is subject to the approval of the GMM.
Return of stakes to members upon termination of their membership as prescribed in point a(i), point a(ii), point a(iii) and point b clause 1 Article 9 of this Circular shall be decided and reported by the Board of Directors at the nearest GMM.
5. By the 05th day of the following month, the people’s credit fund shall submit monthly report to the SBV’s branch of province or central-affiliated city where it is headquartered (hereinafter referred to as “SBV's provincial branch”) on transfer of stake by the member that holds 5% - 10% of the charter capital of the people’s credit fund.
Article 13. Change in charter capital
1. The Board of Directors shall decide the increase or decrease in the charter capital and report it to the nearest GMM in the following cases:
a) Receipt of capital contributed by new members or additionally contributed by existing members;
b) Return of stake to members upon termination of their membership as prescribed in points a(i), a(ii), a(iii), and point b clause 1 Article 9 of this Circular.
2. The GMM shall decide the increase or decrease in the charter capital in the following cases:
a) Use of the additional reserve fund of charter capital, other funds as prescribed by law and other lawful funding sources for increasing the charter capital;
b) Return of stakes to members upon termination of their membership as prescribed in point c clause 1 Article 9 of this Circular.
3. By the 05th day of the following month, the people’s credit fund shall submit monthly report to the SBV’s provincial branch on the number of its new members, the number of members that have their membership terminated, total capital contributed by members, and total capital returned in the month for performing management and supervision tasks.
4. Required documents and procedures for applying for approval of revisions to the people’s credit fund’s License regarding its charter capital shall comply with regulations adopted by the SBV’s Governor on changes subject to SBV’s approval of credit institutions that are cooperatives.
Section 2. GENERAL MEETING OF MEMBERS (GMM)
1. The Board of Directors shall convene the annual GMM within 04 months from the end of the fiscal year.
2. The GMM can be held in the form of a plenary meeting or delegate meeting (hereinafter referred to as the “GMM”). The plenary meeting and the delegate meeting shall have the same duties and powers.
3. The number of delegates attending the delegate meeting is prescribed in the Charter of the people’s credit fund but shall not be fewer than 100 delegates.
4. Standards of delegates and procedures for election of delegates to attend the delegate meeting are provided in the Charter of the people’s credit fund. Election of delegates to attend the delegate meeting must ensure democracy and equality among members. Elected delegates shall not be allowed to authorize others to attend the delegate meeting. Delegates attending the delegate meeting must express opinions and aspirations of and communicate the meeting results to members that they represented.
5. An extraordinary meeting of the GMM shall be convened in the following cases:
a) It is convened by the Board of Directors to settle the matters beyond its jurisdiction;
b) It is convened by the Board of Directors at the request of the Board of Controllers or at least one third of total members of the people’s credit fund;
c) It is convened by the Board of Directors at the request of the SBV’s provincial branch in case there is any event that may adversely affect the safe operation of the people’s credit fund;
d) It is convened by Chairperson of the Board of Directors in case a periodical meeting of the Board of Directors cannot be held after it has been convened twice;
d) Other cases as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.
The people’s credit fund must submit a report to the SBV’s provincial branch on reasons, agenda, time and form of the extraordinary meeting of the GMM at least 10 days before the planned date of the meeting.
6. An extraordinary meeting of the GMM in the case specified in Point b or Point c Clause 5 of this Article shall be convened as follows:
a) Within 15 days from its receipt of the request of the Board of Controllers or at least one third of total members of the people’s credit fund or the request of the SBV's provincial branch, the Board of Directors shall convene the extraordinary meeting of the GMM;
b) If Board of Directors fails to convene the extraordinary meeting of the GMM within the time limit of 15 days specified in Point a of this Clause or fails to convene the annual GMM within 04 months from the end of the fiscal year, the Board of Controllers shall be entitled to convene the extraordinary meeting of the GMM;
c) If the Board of Controllers fails to convene the extraordinary meeting of the GMM within 15 days from the day on which it is entitled to the right to do so as prescribed in Point b of this Clause, the member representing at least one third of total members of the people’s credit fund shall be entitled to convene the GMM. A record of appointment of this representative must be made and bear signatures of all members that request the convening of the GMM.
7. In case the Board of Directors fails to convene the GMM as prescribed in Clause 1 and Point a Clause 6 of this Article, they shall pay compensation for damage incurred by the people’s credit fund in accordance with regulations of law and the people’s credit fund’s Charter.
In case the Board of Controllers fails to convene the GMM as prescribed in Point b Clause 6 of this Article, they shall also pay compensation for damage incurred by the people’s credit fund in accordance with regulations of law and the people’s credit fund’s Charter.
8. The meeting of the GMM shall be chaired by the person who convenes it, unless another chair is elected by the GMM.
9. The meeting of the GMM shall be conducted when it is participated in by at least 75% of total members or total delegates elected to attend the meeting. If a delegate meeting is held, it must be attended by at least 100 delegates. Where the required number of participants is not sufficient, the meeting of the GMM shall be postponed.
In case the conditions for conducting the first meeting of the GMM are not fulfilled, the second meeting will be convened within 30 days from the planned date of the first meeting. In this case, before conducting the second meeting, the person who convenes the meeting shall submit a report on reasons for failure to conduct the first meeting and the planned date of the second meeting to the SBV’s provincial branch. The second meeting of the GMM shall be conducted when it is participated in by at least 50% of total members or total delegates elected to attend the meeting.
In case the conditions for conducting the second meeting of the GMM are not fulfilled, the third meeting will be convened within 20 days from the planned date of the second meeting. In this case, before conducting the third meeting, the person who convenes the meeting shall submit a report on reasons for failure to conduct the second meeting and the planned date of the third meeting to the SBV’s provincial branch. The third meeting of the GMM shall be conducted regardless of the number of participants.
10. The meeting of the GMM may be on-site meeting, online meeting or hybrid meeting. The form of the meeting of the GMM shall be selected according to the Charter of the people’s credit fund.
11. The minutes of the meeting of the GMM shall be compulsory while their audio and video recordings are optional. These materials shall be provided at the request of members. The minutes must bear signatures of the chair and secretary of the meeting. In case the chair and the secretary refuse to sign the minutes, the minutes shall be effective if they are ratified by more than 50% of the members participating in the meeting. In this case, the minutes shall clearly state the refusal by the chair and the secretary to sign them. The persons who sign the minutes shall be jointly responsible for the accuracy and truthfulness of the minutes.
1. The person who convenes the GMM shall prepare a list of members/delegates entitled to participate in the meeting; draw up the meeting agenda, prepare documents and draft the resolution of the meeting; send the invitation to each member at least 07 days before the planned opening date of the annual meeting or at least 05 days before the planned opening date of the extraordinary meeting. The invitation shall specify the time, location, method and agenda of the meeting. The invitations to the meeting can be sent physically, electronically or by another method prescribed in the Charter of the people’s credit fund.
2. A content of the meeting agenda may be modified according to written proposal by at least one third of total members. It must contain full name of the member that makes the proposal and proposed content.
The proposed content shall be sent to the person who convenes the meeting at least 03 days before the planned date of the meeting.
In case of an extraordinary meeting, the person who convenes the meeting shall consider adding the proposed content to the agenda of the extraordinary meeting to be conducted or the following extraordinary meeting.
3. The person who convenes the GMM is entitled to refuse the proposal specified in clause 2 of this Article in the following cases:
a) The proposal is not sent by the prescribed deadline;
b) The proposed content is beyond the jurisdiction of the GMM;
c) Other cases as prescribed in the Charter of the people’s credit fund.
4. The person who convenes the GMM must report the refused proposal to the GMM before voting to ratify the meeting agenda.
Article 16. Participating in and voting at meetings of GMM
1. It will be considered that a member or delegate participates in and votes at the meeting of the GMM in the following cases:
a) He/she directly participates in and votes at the meeting;
b) He/she participates and votes online.
2. Each of the following contents will be ratified by the GMM when it is voted for by at least 75% of total members or delegates participating in the meeting:
a) Revisions to the people’s credit fund’s Charter;
b) Investment in, purchase or sale of fixed assets of the people’s credit fund in case the investment amount, estimated purchasing price or historical cost of the fixed asset accounts for at least 20% of the charter capital of the people’s credit fund as recorded in the latest audited financial statements or latest financial statements of the people’s credit fund (if its audited financial statements are not available) (of a smaller ratio as prescribed in the people’s credit fund’s Charter);
c) Organizational structure of the people’s credit fund;
d) Split-off, split-up, consolidation, merger or voluntary dissolution of the people’s credit fund.
3. Any content other than those specified in clause 2 of this Article will be ratified when it is voted for by at least 50% of total members or delegates participating in an the meeting.
4. Each member participating in the plenary meeting shall have one vote of equal effect regardless of their stakes and position. Each delegate participating in the delegate meeting shall have a number of votes equal to the number of members that he/she represents.
5. Votes casted and the record of the vote counting conducted at the meeting of the GMM must be retained.
Article 17. Term of office of Chairperson and members of Board of Directors
1. A person may not hold the position of Chairperson of the Board of Directors for more than 02 consecutive terms.
2. The term of office of the Chairperson and members of the Board of Directors shall be the same as that of the Board of Directors.
Article 18. Meetings of Board of Directors
1. The Board of Directors of a people’s credit fund shall meet on a periodical basis as prescribed in its Charter but at least every month to fulfill its tasks as prescribed by law.
2. An extraordinary meeting of the Board of Directors may be held at the request of:
a) Its Chairperson;
b) Director;
c) The head of the Board of Controllers; or
d) At least one third of total members of the Board of Directors.
3. Procedures for conducting a meeting of the Board of Directors:
a) A meeting of the Board of Directors shall be conducted when it is participated in by at least two thirds of its total members. Decisions of the Board of Directors shall be ratified under the majority rule. Each member shall have one vote of equal effect. In case of equality of votes, the option that is voted for by the Chairperson of the Board of Directors or the person authorized by the Chairperson to chair the meeting shall prevail;
b) In case a periodical meeting of the Board of Directors cannot be conducted due to inadequate number of participants, the Chairperson of the Board of Directors shall convene the second meeting within 15 days from the planned date of the first meeting. In this case, the second meeting shall be conducted when it is participated in by more than 50% of total members of the Board of Directors;
c) In case the second meeting of the Board of Directors cannot be conducted due to inadequate number of participants, the Chairperson of the Board of Directors shall convene an extraordinary meeting of the GMM within 30 days from the planned date of the second meeting. The Chairperson of the Board of Directors shall request the extraordinary GMM to consider the eligibility of the members of the Board of Directors who refuse to participate in its meetings as notified and propose appropriate disciplinary actions;
d) The minutes of every meeting of the Board of Directors shall be compulsory while its audio and video recordings are optional. These materials shall be provided at the request of its members. The minutes must bear signatures of the chair and secretary of the meeting. Members of Board of Directors shall be entitled to have their opinions recorded in the meeting minutes. In case the chair and the secretary refuse to sign the minutes, the minutes shall be effective if they are signed by more than 50% of the members participating in the meeting. In this case, the minutes shall clearly state the refusal by the chair and the secretary to sign them. The persons who sign the minutes shall be jointly responsible for the accuracy and truthfulness of the minutes.
4. In case the ratification of a content by the Board of Directors against regulations of law, the resolution of the GMM or the people’s credit fund’s Charter causes damage to the people’s credit fund, the members that vote for the ratification of that content shall be jointly responsible for it and pay compensation for the damage incurred by the people’s credit fund in accordance with regulations of law; the members that vote against the ratification of that content shall not be held responsible and shall be entitled to request a competent Court to suspend or invalidate that content.
Article 19. Eligibility requirements and standards to be satisfied by Chairperson and members of Board of Directors
1. To become a member of the Board of Directors, a person must satisfy the following eligibility requirements and standards:
a) For a people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 200 billion:
(i) Be an individual member or representative for the stake of a member that is a juridical person;
(ii) Have permanent residence registered in the area of operation of the people’s credit fund;
(iii) Be fit to perform tasks;
(iv) Be not subject to Article 42 and 43 of the Law on Credit Institutions.
(v) Have complied with the code of professional ethics;
(vi) Have at least 01 year’s experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 02 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 03 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(vii) Possess an intermediate education diploma in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, and a diploma (or certificate) proving that he/she has successfully completed a training course in operations of people’s credit fund under the SBV’s training program for operations of people’s credit funds or possess a junior college's degree in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, or possess a bachelor’s degree or higher;
b) For a people’s credit fund whose total assets are worth from VND 200 billion to under VND 500 billion:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i), a(ii), a(iii), a(iv) and a(v) of this clause;
(ii) Have at least 02 years' experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 03 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 04 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iii) Possess a junior college's degree in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, or possess a bachelor’s degree or higher;
c) For a people’s credit fund whose total assets are worth VND 500 billion or higher:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i), a(ii), a(iii), a(iv) and a(v) of this clause;
(ii) Have at least 03 years' experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 04 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 05 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iii) Possess a bachelor’s degree or higher.
2. The Chairperson of the Board of Directors must meet the following eligibility requirements and standards, except the case prescribed in clause 3 of this Article:
a) For a people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 200 billion:
(i) Be an individual member of the people’s credit fund;
(ii) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(ii), a(iii), a(iv) and a(v) clause 1 of this Article;
(iii) Have at least 02 years' experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 03 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 04 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iv) Possess a junior college's degree in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, or possess a bachelor’s degree or higher;
b) For a people’s credit fund whose total assets are worth from VND 200 billion to under VND 500 billion:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i) and a(ii) of this clause;
(ii) Have at least 03 years' experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 04 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 05 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iii) Possess a bachelor’s degree or higher;
c) For a people’s credit fund whose total assets are worth VND 500 billion or higher:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i) and a(ii) of this clause;
(ii) Have at least 03 years' experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 05 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 05 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iii) Possess a bachelor’s degree or higher.
3. The SBV’s provincial branch shall reach an agreement with the People’s Committee of commune where the people’s credit fund is headquartered, and the cooperative bank on appointment of the Chairperson of the Board of Directors of the people’s credit fund according to the following provisions:
a) The Chairperson of the Board of Directors of a people’s credit fund will be appointed if:
(i) The people’s credit fund fails to appoint a qualified Chairperson of the Board of Directors within the time limit prescribed in clause 2 Article 87 of the Law on Credit Institutions;
(ii) The people’s credit fund is placed under special control; or
(iii) In other cases where such appointment is requested by the SBV’s provincial branch when the people’s credit fund is facing risks which may threaten its safe operation;
b) The person who is appointed as Chairperson of the Board of Directors must:
(i) be reputable and have strictly complied with laws;
(ii) possess a bachelor’s degree or higher, or possess an intermediate education diploma or higher (for a commune-level official);
(iii) have at least 01 year’s experience of working as a manager or executive of a banking, finance, accounting or audit entity as certified in the Charter or another document of equivalent validity of this entity, or at least 03 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments, or be a commune-level official.
Section 4. BOARD OF CONTROLLERS
Article 20. Board of Controllers
1. Number of members of the Board of Controllers:
a) The Board of Controllers of the people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 50 billion shall have at least 01 member. If the Board of Controllers has the only one member, this member shall also act as the head of the Board of Controllers;
b) The Board of Controllers of the people’s credit fund whose total assets are worth from VND 50 billion to under VND 200 billion shall have at least 02 members;
c) The Board of Controllers of the people’s credit fund whose total assets are worth VND 200 billion or higher shall have at least 03 members.
2. A person may not hold the position of the head of the Board of Controllers for more than 02 consecutive terms.
3. Members of the Board of Controllers shall directly perform internal control tasks.
Article 21. Eligibility requirements and standards to be satisfied by head and members of Board of Controllers
1. In order to become a member of the Board of Controllers, a person must meet the following eligibility requirements and standards:
a) For a people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 200 billion:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i), a(ii), a(iii), a(iv) and a(v) clause 1 Article 19 of this Circular;
(ii) Have at least 01 year’s experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iii) Possess an intermediate education diploma in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, and a diploma (or certificate) proving that he/she has successfully completed a training course in operations of people’s credit fund under the SBV’s training program for operations of people’s credit funds or possess a junior college's degree in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, or possess a bachelor’s degree or higher;
b) For a people’s credit fund whose total assets are worth from VND 200 billion to under VND 500 billion:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i), a(ii), a(iii), a(iv) and a(v) clause 1 Article 19 of this Circular;
(ii) Have at least 02 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iii) Possess a junior college's degree in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, or possess a bachelor’s degree or higher;
c) For a people’s credit fund whose total assets are worth VND 500 billion or higher:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i), a(ii), a(iii), a(iv) and a(v) clause 1 Article 19 of this Circular;
(ii) Have at least 03 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments;
(iii) Possess a bachelor’s degree or higher.
2. The head of the Board of Controllers must meet the following eligibility requirements and standards:
a) For a people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 200 billion:
(i) Be an individual member of the people’s credit fund;
(ii) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(ii), a(iii), a(iv) and a(v) clause 1 Article 19 of this Circular;
(iii) Have at least 02 years’ experience of working directly in finance, banking, accounting and audit fields;
(iv) Possess a junior college's degree in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, or possess a bachelor’s degree or higher;
b) For a people’s credit fund whose total assets are worth VND 200 billion or higher:
(i) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i) and a(ii) of this clause;
(ii) Have at least 03 years’ experience of working directly in finance, banking, accounting and audit fields;
(iii) Possess a bachelor’s degree or higher.
Section 5. ELIGIBILITY REQUIREMENTS AND STANDARDS TO BE SATISFIED BY DIRECTOR, DEPUTY DIRECTOR(S), CHIEF ACCOUNTANT AND BRANCH DIRECTOR(S)
Article 22. Eligibility requirements and standards to be satisfied by Director
1. For a people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 200 billion, except the case prescribed in clause 4 of this Article:
a) If a member of the Board of Directors is appointed as the Director, he/she must:
(i) be an individual member of the people’s credit fund;
(ii) possess a junior college's degree in finance, banking, accounting, auditing, business administration or law, or possess a bachelor’s degree or higher;
b) If the Director is hired, he/she must:
(i) satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(iii), a(iv) and a(v) clause 1 Article 19 of this Circular;
(ii) possess a bachelor’s degree or higher;
(iii) have his/her permanent or temporary residence registered in the province or city where the people’s credit fund is headquartered during his/her term of office;
(iv) have at least 01 year's experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 02 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 03 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments.
2. For a people’s credit fund whose total assets are worth from VND 200 billion to under VND 500 billion, except the case prescribed in clause 4 of this Article:
a) If a member of the Board of Directors is appointed as the Director, he/she must:
(i) be an individual member of the people’s credit fund;
(ii) possess a bachelor’s degree or higher;
b) If the Director is hired, he/she must:
(i) satisfy the eligibility requirements and standards set out in points b(i), b(ii) and b(iii) clause 1 of this Article;
(ii) Have at least 02 years' experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 03 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 04 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments.
3. For a people’s credit fund whose total assets are worth VND 500 billion or higher, except the case prescribed in clause 4 of this Article:
a) If a member of the Board of Directors is appointed as the Director, he/she must:
Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a(i) and a(ii) clause 2 of this Article;
b) If the Director is hired, he/she must:
(i) satisfy the eligibility requirements and standards set out in points b(i), b(ii) and b(iii) clause 1 of this Article;
(ii) Have at least 03 years' experience of working as a manager or executive of a credit institution, or at least 04 years’ experience of working as manager of a finance, banking, accounting or audit enterprise, or at least 05 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments.
4. The SBV’s provincial branch shall reach an agreement with the People’s Committee of commune where the people’s credit fund is headquartered, and the cooperative bank on appointment of the Director of the people’s credit fund according to the following provisions:
a) The Director of a people’s credit fund will be appointed if:
(i) The people’s credit fund fails to appoint a qualified Director within the time limit prescribed in clause 3 Article 95 of the Law on Credit Institutions;
(ii) The people’s credit fund is placed under special control; or
(iii) In other cases where such appointment is requested by the SBV’s provincial branch when the people’s credit fund is facing risks which may threaten its safe operation;
b) The person who is appointed as the Director of the people’s credit fund must:
(i) be reputable and have strictly complied with laws;
(ii) possess a bachelor’s degree or higher, or possess an intermediate education diploma or higher (for a commune-level official);
(iii) have at least 01 year’s experience of working as a manager or executive of a banking, finance, accounting or audit entity as certified in the Charter or another document of equivalent validity of this entity, or at least 03 years’ experience of working directly at finance, banking, accounting and audit departments, or be a commune-level official.
Article 23. Eligibility requirements and standards to be satisfied by deputy director(s), chief accountant and branch director(s)
A Deputy Director, Chief Accountant or Branch Director must meet the following eligibility requirements and standards:
1. For a people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 200 billion:
a) Be not subject to Article 42 and 43 of the Law on Credit Institutions;
b) Have his/her permanent or temporary residence registered in the province or city where the people’s credit fund is headquartered during his/her term of office;
c) The Chief Accountant must meet relevant eligibility requirements and standards set out in the Law on accounting;
d) Possess an intermediate education diploma, or higher, in finance, banking, business administration, law, auditing or another major relevant to his/her in-charge tasks, or possess a junior college’s degree, or higher, in another major and have at least 03 years’ experience of working directly at finance or banking department or in field relevant to his/her in-charge tasks.
2. For a people’s credit fund whose total assets are worth from VND 200 billion to under VND 500 billion:
a) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a, b and c clause 1 of this Article;
b) Possess a junior college’s degree, or higher, in finance, banking, business administration, law, auditing or another major relevant to his/her in-charge tasks, or possess a bachelor’s degree, or higher, in another major and have at least 03 years’ experience of working directly at finance or banking department or in field relevant to his/her in-charge tasks.
3. For a people’s credit fund whose total assets are worth VND 500 billion or higher:
a) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a, b and c clause 1 of this Article;
b) Possess a bachelor’s degree, or higher, in finance, banking, business administration, law, auditing or another major relevant to his/her in-charge tasks, or possess a bachelor’s degree, or higher, in another major and have at least 04 years’ experience of working directly at finance or banking department or in field relevant to his/her in-charge tasks.
Section 6. OPERATIONS OF A PEOPLE’S CREDIT FUND
Article 24. Capital mobilization
1. Receive demand deposits, term deposits, and saving deposits in VND from members of the people’s credit fund, and other organizations and individuals.
2. Total amount of deposits received by a people’s credit fund operating within a commune from its members must equal at least 50% of total amount of deposits it received.
Total amount of deposits received by a people’s credit fund operating within an inter-commune area from its members must equal at least 60% of total amount of deposits it received.
Total amount of deposits received by a people’s credit fund whose total assets are worth VND 500 billion, or higher, from its members must equal at least 70% of total amount of deposits it received.
3. Get loans from the cooperative bank.
4. Get loans from credit institutions and foreign bank branches. A people’s credit fund may not get/grant loans from/to or deposit money at another people’s credit fund.
5. Receive trust funds from domestic organizations and individuals for granting loans.
1. People’s credit funds may only use blank passbook form issued and provided by the cooperative bank for receiving deposits from its clients as prescribed in clause 1 Article 24 of this Circular.
2. Each people’s credit fund shall:
a) Formulate its internal regulations on management and use of blank passbooks, and send them to the relevant SBV’s provincial branch within 10 days from the date of promulgation or revision. Such internal regulations on management and use of blank passbooks shall, inter alia, include the following contents:
(i) Specific procedures for purchase, management and use of blank passbooks, ensuring strict monitoring of both quantity and quality of blank passbooks during storage, delivery, preservation, transport, management, and use thereof; monthly inventory and comparison; and handling of lost or damaged blank passbooks. Blank passbooks must be strictly monitored in the same manner as valuable papers and may only be stored at the headquarters of the people’s credit fund.
(ii) Responsibilities of the Board of Directors, Chairperson of the Board of Directors, Director (Deputy Director), Board of Controllers and relevant individuals/departments for management and use of blank passbooks; inspection and comparison of blank passbooks, and handling of lost or damaged blank passbooks;
(iii) Procedures for consideration of responsibility of relevant individuals/departments for management, use and loss of blank passbooks. Immediately after receiving blank passbooks from the cooperative bank, the people’s credit fund shall fan stamp the part delivered to the client and the part kept by the people’s credit fund of every blank passbook, or append its seal to every blank passbook;
b) Submit report to the SBV’s provincial branch and the cooperative bank immediately when it detects the loss of blank passbooks so as to adopt appropriate remedial measures, and post the list of lost blank passbooks in which serial number of each passbook must be specified at its headquarters and transaction office(s), and at the office of the People's Committee of the area where it is operating immediately when it detects the loss;
c) Publicly post the blank passbook form issued or provided by the cooperative bank at its headquarters and transaction office(s) and on the mass media of commune or ward; enable clients who deposit money at the people’s credit fund to compare the passbooks issued to them with the prescribed blank passbook form and to change their passbooks from the old form into the new one;
d) On a monthly basis, return unused blank passbooks to the cooperative bank and open logbook thereof;
dd) By the 10th day of each month or as requested, prepare a consolidated report on its use of blank passbooks in the previous month using the form in Appendix 05 enclosed herewith, and send it to the SBV’s provincial branch.
1. People’s credit funds grant loans to serve the primary purpose of assisting their members in effectively doing business and improving their living conditions.
2. People’s credit funds grant loans in VND according to SBV’s regulations on grant of loans by credit institutions to their clients, and assume responsibility for their lending decisions. People’s credit funds are not allowed to grant loans which are secured by capital contribution certificates of their members.
3. The people’s credit fund shall consider granting loans to its members that are juridical persons, and juridical persons or individuals other than its members that make deposits to the people’s credit fund on the basis of collateral which is their deposit account balances maintained with the people’s credit fund. In this case, the loan term shall not exceed the remaining validity period of the client’s deposit contract or passbook.
4. In case a poor household is not a member of the people’s credit fund, the people’s credit fund shall consider granting loans to that poor household’s members who have their permanent residence registered in its area of operation. If multiple members of the same poor household apply for loans, they shall jointly sign or authorize one of them to sign the loan agreement with the people’s credit fund. The poor household is the one certified by the district-level People’s Committee. Loan applications and procedures for grant of loans to members of poor households comply with regulations on grant of loans to members of the people’s credit fund.
5. People’s credit funds are not allowed to grant loans to their clients for purchasing or investment in securities,
6. People’s credit funds may cooperate with the cooperative bank in granting syndicated loans to their members in accordance with regulations of law.
Article 27. Internal regulations on lending and loan management
Each people’s credit fund must promulgate its own internal regulations on lending and management of loans in accordance with SBV’s regulations on grant of loans by credit institutions and foreign bank branches to their clients, sorted by its groups of clients, including: its members that are individuals, family households and juridical persons; clients other than its members as prescribed in clauses 3 and 4 Article 26 of this Circular.
1. Perform the activities prescribed in clause 3 Article 126 and points b, d, dd, e and h clause 4 Article 126 of the Law on Credit Institutions;
2. Make deposits to the cooperative bank for capital trade-off.
3. Act as an insurance agent according to the following provisions:
a) If the License issued by the SBV to the people’s credit fund includes activities of insurance agent, the people’s credit fund may act as an insurance agent for different types of insurance as prescribed by the Law on Insurance Business;
b) When acting as an insurance agent, the people’s credit fund must strictly comply with regulations of law on insurance business and relevant laws.
Section 7. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PEOPLE’S CREDIT FUNDS
Article 29. Rights of people’s credit funds
A people’s credit fund is entitled to:
1. Receive assistance from the cooperative bank in developing its products/services; organizing professional training.
2. Receive assistance from the cooperative bank in performing banking activities in accordance with regulations of law.
3. Receive assistance from the cooperative bank in conducting internal audits in accordance with SBV’s regulations on cooperative bank.
4. Receive financial aids from the State, domestic and foreign organizations and individuals.
5. Request borrowers to provide documents on their business, services and living conditions used or improved by borrowed funds and other information as prescribed by law.
6. Refuse requests of organizations and individuals which are made against regulations of law.
7. Exercise other rights as prescribed by laws.
Article 30. Obligations of people’s credit funds
A people’s credit fund is obliged to:
1. Do business according to the issued License.
2. Make capital contribution to the cooperative bank in accordance with regulations of law.
3. Make deposits to the cooperative bank for capital trade-off in accordance with SBV’s regulations on cooperative bank.
4. Participate in the Fund for maintenance of prudence of the system of people’s credit funds in accordance with regulations of law.
5. Provide reports to the cooperative bank to serve capital trade-off, inspection, supervision, internal audit, and management of Fund for maintenance of prudence of the system of people’s credit funds as prescribed in the cooperative bank’s internal regulations issued according to SBV’s regulations on cooperative bank.
6. Bear inspection, supervision and internal audit of the cooperative bank in accordance with SBV’s regulations on cooperative bank.
7. Post and retain the information specified in clause 1 Article 49 of the Law on Credit Institutions at its headquarters, and submit reports to the relevant SBV’s provincial branch within 07 working days from the day on which it receives such information. The people’s credit fund shall annually disclose the information specified in points a, b and d clause 1 Article 49 of the Law on Credit Institutions to its GMM.
Article 31. Transition provisions on eligibility requirements and standards to be satisfied by managers, executives and members of Boards of Controllers of people’s credit funds
Chairpersons and members of Boards of Directors, Heads and members of Boards of Controllers, Directors, Deputy Directors, Chief Accountants, and Branch Directors of people’s credit funds who have been elected or appointed before the effective date of this Circular but have failed to meet the requirements set forth in Articles 19, 21, 22 and 23 of this Circular shall continue holding their positions until the end of their term of office or the end of validity period of such election or appointment.
Article 32. Transition provisions on areas of operation
1. A people’s credit fund that has been operating within an inter-commune area, comprising communes adjacent to the commune where it is headquartered within the same province or central-affiliated city, before July 01, 2024 may keep its area of operation unchanged if satisfying the following conditions:
a) It has at least 300 members;
b) The actual value of its charter capital must not be smaller than the legal capital;
c) Its organizational structure, administration and management apparatus, internal audit and control systems, managers, executives and members of its Board of Controllers meet relevant eligibility requirements and standards set out in the Law on Credit Institutions and SBV’s guidelines;
d) It is not subject to early intervention or placed under special control as prescribed by law;
dd) Total amount of deposits received from its members must equal at least 60% of total amount of deposits it received.
2. The area of operation of a people’s credit fund that is subject to early intervention or is placed under special control shall be determined according to the approved remedial plan, recovery plan, or plan for merger, consolidation or entire transfer of stakes/shares.
3. Trade-specific people’s credit funds and enterprise-specific people’s credit funds prescribed in the Circular No. 06/2007/TT-NHNN dated November 06, 2007 of the Governor of the State Bank of Vietnam shall continue operating in their areas of operation which have been approved by SBV’s provincial branches.
4. A State-invested people’s credit fund that has been operating in communes that are not adjacent to the commune where it is headquartered before the effective date of this Circular shall comply with the following provisions:
a) It shall continue operating in such areas of operation which have been approved by the relevant SBV's provincial branch until completing full divestment of State funds. During its operation in such areas as prescribed in this clause, the people’s credit fund shall not be allowed to admit new members from the communes that are not adjacent to the commune where it is headquartered;
b) After completing the full divestment of State funds, the people’s credit fund shall develop a plan for termination of its operations in the communes that are not adjacent to the commune where it is headquartered as prescribed in clause 7 of this Article;
c) The SBV’s provincial branch shall cooperate with the relevant district-level People's Committee and the People’s Committee of commune where the people’s credit fund is headquartered in managing and supervising operations of the people’s credit fund in its areas of operation prescribed in this clause.
5. From July 01, 2024, any people’s credit fund that operates within an inter-commune area, comprising communes adjacent to the commune where it is headquarters within the same province or central-affiliated city, but fails to satisfy all of the conditions set out in points a, b, c and dd clause 1 of this Article must develop a remedial plan to ensure its satisfaction of such conditions. Such remedial plan shall be developed according to the following provisions:
a) Within 60 days from July 01, 2024 or from the day on which the people’s credit fund is found to have failed to satisfy all conditions for operating within an inter-commune area, it shall send a remedial plan to the SBV's provincial branch directly at the Single-window Section or by post. Such remedial plan shall, inter alia, include the following contents:
(i) Actual status of its inter-commune area of operation;
(ii) Level of its satisfaction of each of the conditions for operating within an inter-commune area as specified in clause 1 of this Article;
(iii) Remedial plan or measures to be implemented in each quarter and commitment to satisfy all conditions for operating within an inter-commune area as specified in clause 1 of this Article within a maximum duration of 12 months from July 01, 2024 or from the day on which the people’s credit fund is found to have failed to satisfy such conditions.
b) Within a maximum duration of 20 days from its receipt of the remedial plan from the people’s credit fund as prescribed in point a of this clause, the SBV’s provincial branch send request the people’s credit fund in writing to modify its plan, if the plan is unsatisfactory. Within a maximum duration of 30 days from its receipt of a written request for modification from the SBV’s provincial branch, the people’s credit fund shall complete its remedial plan and send it directly or by post to the SBV's provincial branch. Within a maximum duration of 20 days from its receipt of a satisfactory remedial plan (including modifications), the SBV's provincial branch shall give its written approval of the remedial plan to the people’s credit fund.
By the 10th day of the first month of the following quarter, the people’s credit fund shall send a quarterly report on its implementation of the remedial plan approved by the SBV’s provincial branch directly or by post to the SBV’s provincial branch.
6. The people’s credit fund that fails to satisfy all of the conditions for operating within an inter-commune area, comprising communes adjacent to the commune where it is headquarters within the same province or central-affiliated city, set out in points a, b, c and dd clause 1 of this Article within the time limit prescribed in point a(iii) clause 5 of this Article must develop a plan for termination of its operations in adjacent communes as follows:
a) Within 60 days from the end of the time limit prescribed in point a(iii) clause 5 of this Article, the people’s credit fund shall submit a plan for termination of operations to the SBV's provincial branch directly at the Single-window Section or by post. Such plan shall, inter alia, include the following contents:
(i) Actual status of its inter-commune area of operation;
(ii) Level of its satisfaction of each of the conditions for operating within an inter-commune area as specified in clause 1 of this Article;
(iii) Specific plan or measures to be implemented in each quarter and commitment to terminate its operations in adjacent communes and move all of its operations to the commune where it is headquartered within a maximum duration of 24 months from the end of the time limit prescribed in point a(iii) clause 5 of this Article;
b) Within a maximum duration of 20 days from its receipt of the plan for termination of operations from the people’s credit fund as prescribed in point a of this clause, the SBV’s provincial branch send request the people’s credit fund in writing to modify its plan, if the plan is unsatisfactory. Within a maximum duration of 30 days from the date of its receipt of a written request for modification from the SBV’s provincial branch, the people’s credit fund shall complete its plan and send it directly or by post to the SBV's provincial branch. Within a maximum duration of 20 days from its receipt of a satisfactory plan for termination of operations (including modifications), the SBV's provincial branch shall give its written approval of the plan to the people’s credit fund.
By the 10th day of the first month of the following quarter, the people’s credit fund shall send a quarterly report on its implementation of the plan approved by the SBV’s provincial branch directly or by post to the SBV’s provincial branch;
c) During the implementation of its plan for termination of operations, the people’s credit fund shall not be allowed to admit new members and grant new loans in such communes where its operations will be terminated.
7. From July 01, 2024, any people’s credit fund that operates in communes that are not adjacent to the commune where it is headquartered or that operates in adjacent communes which are not located within the same province or central-affiliated city with the people’s credit fund as a result of full or partial division of an administrative division shall develop a plan for termination of its operations in such communes according to the following provisions:
a) Within a maximum duration of 60 days from the effective date of the document on changes in administrative division issued by a competent authority or from the date of completion of full divestment of State funds at the people’s credit fund, the people’s credit fund shall submit a plan for termination of operations to the SBV's provincial branch directly at the Single-window Section or by post. Such plan shall, inter alia, include the following contents:
(i) Actual status of the people’s credit fund’s inter-commune area of operation;
(ii) Specific plan or measures to be implemented in each quarter, including re-organization of the people’s credit fund in the form of split-off or split-up, and commitment to terminate its operations in such communes within a maximum duration of 36 months from the effective date of the document on changes in administrative division issued by a competent authority or from the date of completion of full divestment of State funds at the people’s credit fund;
b) Within a maximum duration of 20 days from its receipt of the plan for termination of operations from the people’s credit fund as prescribed in point a of this clause, the SBV’s provincial branch send request the people’s credit fund in writing to modify its plan, if the plan is unsatisfactory. Within a maximum duration of 30 days from the date of its receipt of a written request for modification from the SBV’s provincial branch, the people’s credit fund shall complete its plan and send it directly or by post to the SBV's provincial branch. Within a maximum duration of 20 days from its receipt of a satisfactory plan for termination of operations (including modifications), the SBV's provincial branch shall give its written approval of the plan to the people’s credit fund.
By the 10th day of the first month of the following quarter, the people’s credit fund shall send a quarterly report on its implementation of the plan approved by the SBV’s provincial branch directly or by post to the SBV’s provincial branch;
c) During the implementation of its plan for termination of operations, the people’s credit fund shall not be allowed to admit new members and grant new loans in such communes where its operations will be terminated.
8. Within 05 working days upon completion of the approved plan as prescribed in clause 6 and clause 7 of this Article, the people’s credit fund shall submit a report on the plan implementation results and a written request for modification of its License regarding changes in its area of operation to the SBV’s provincial branch directly at the Single-window Section or by post.
Within 15 days from its receipt of the written request from the people’s credit fund, the SBV’s provincial branch shall issue a Decision to modify the area of operation in the people’s credit fund's License.
9. Where a people’s credit fund fails to submit its plan within the time limit prescribed in clause 5, 6 or 7 of this Article or fails to submit a complete plan which has been modified at the request of the relevant SBV’s provincial branch as prescribed in clause 5, 6 or 7 of this Article or fails to implement the approved plan within the time limit prescribed in clause 6 or 7 of this Article, it shall, depending on the form and nature of the violation, be subject to the following actions imposed by the SBV's provincial branch:
a) Downgrade the people’s credit fund when carrying out annual rating of people’s credit funds;
b) Impose administrative penalties;
c) Set credit growth limits;
d) Carry out compulsory restructuring;
dd) Revoke its License.
Article 33. Transition provisions on grant of loans for purchasing or investing in securities; passbooks
1. Agreements on grant of loans for purchasing or investing in securities which are concluded before the effective date of this Circular in conformity with regulations of law in force at the time of agreement conclusion shall remain valid until their expiration dates.
2. Passbooks issued by a people’s credit fund to its clients before January 01, 2020 shall remain valid until the maturity dates therein (unless the client does not appear to conduct transactions with the people’s credit fund at the maturity of their savings deposit) or may be replaced with passbooks of the new form at the request of clients. At the maturity of a client’s savings deposit, if the client wishes to renew their savings deposit, the people’s credit fund shall replace the client’s existing passbook with a new one using the passbook form issued or provided by the cooperative bank. If a client does not appear to conduct transactions with the people’s credit fund at the maturity of their savings deposit, this client’s passbook of the old form still remains valid until it is got back by the people’s credit fund.
Article 34. Responsibilities of relevant units
1. The SBV Banking Supervision Agency shall:
a) play the leading role and cooperate with relevant Departments/Agencies of the SBV in requesting the SBV’s Governor to consider issues concerning organization and operation of people’s credit funds under his/her jurisdiction;
b) receive reports submitted by SBV’s provincial branches as prescribed in clause 2 of this Article.
2. Each SBV’s provincial branch shall:
a) manage, inspect, supervise and take actions against violations committed by people’s credit funds located in their province or city against provisions of this Circular and relevant laws;
b) direct and instruct people’s credit funds to implement transition provisions and post-transition actions as prescribed in Articles 31, 32 and 33 of this Circular. Submit quarterly report on implementation of transition provisions by local people’s credit funds to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) by the 15th day of the first month of the reporting quarter.
c) consider suspending performance of rights and obligations by Chairpersons and members of Boards of Directors, Heads and members of Boards of Controllers, Directors, Deputy Directors, Chief Accountants, and Branch Directors of people’s credit funds who violate provisions of Article 43 and clause 10 Article 48 of the Law on Credit Institutions or other relevant laws during their performance of assigned rights and obligations or who fail to satisfy eligibility requirements and standards set out in Articles 19, 21, 22 and 23 of this Circular; request competent authorities to dismiss or discharge them and elect, appoint or designate their substitutes if necessary;
d) notify local people’s credit funds of loss of blank passbooks immediately after receiving report on such loss from the concerned people’s credit fund;
dd) receive internal regulations on management and use of blank passbooks submitted by people’s credit funds.
1. This Circular comes into force from July 01, 2024.
2. This Circular nullifies:
a) The Circular No. 04/2015/TT-NHNN dated March 31, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
b) The Circular No. 06/2017/TT-NHNN dated July 05, 2017 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
c) Article 2, clause 1 Article 6 of the Circular No. 21/2019/TT-NHNN dated November 14, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
d) The Circular No. 01/2023/TT-NHNN dated March 01, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
dd) Article 2 of the Circular No. 24/2023/TT-NHNN dated December 29, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam.
Article 36. Implementation organization
The Chief of Office, Head of the SBV Banking Supervision Agency, heads of units affiliated to the SBV, Directors of SBV’s provincial branches, the cooperative bank, and people’s credit funds are responsible for the implementation of this Circular./.
|
PP. GOVERNOR |