Chương IV Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 29/2024/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: | 28/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 21/07/2024 | Số công báo: | Từ số 825 đến số 826 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024
Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định một số nội dung về quản trị, điều hành, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024
Theo đó, điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024 đó là:
- Đối với cá nhân:
+ Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này.
+ Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.
- Đối với hộ gia đình:
+ Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình.
+ Các thành viên của hộ gia đình phải cử một thành viên của hộ gia đình làm người đại diện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia định ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN .
- Đối với pháp nhân:
+ Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động hợp pháp và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
+ Người đại diện của pháp nhân tham gia thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc cá nhân được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền tham gia.
- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-NHNN , tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN .
- Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
- Hội đồng quản trị quyết định việc kết nạp thành viên và tổng hợp danh sách kết nạp trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.
- Quỹ tín dụng nhân dân phải quy định trong Điều lệ về điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên.
Xem thêm nội dung chi tiết tại Thông tư 29/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Tiếp nhận báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Quản lý, thanh tra, giám sát, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn quỹ tín dụng nhân dân trong việc thực hiện quy định về chuyển tiếp và xử lý sau chuyển tiếp tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Thông tư này. Hằng quý, trong thời gian 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của quý, có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện quy định chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
c) Xem xét đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh của quỹ tín dụng nhân dân vi phạm quy định tại Điều 43 và khoản 10 Điều 48 của Luật Các tổ chức tín dụng hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 19, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Thông tư này; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu, bổ nhiệm người thay thế hoặc chỉ định người thay thế nếu xét thấy cần thiết;
d) Thông báo đến các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn về sổ tiết kiệm trắng bị mất ngay khi nhận được báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân;
đ) Tiếp nhận quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
b) Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/7/2017 của Thống đốc Ngân hàng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
c) Điều 2, khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2019/TT-NHNN ngày 14/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;
d) Thông tư số 01/2023/TT-NHNN ngày 01/3/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
đ) Điều 2 Thông tư số 24/2023/TT-NHNN ngày 29/12/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhá nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Article 34. Responsibilities of relevant units
1. The SBV Banking Supervision Agency shall:
a) play the leading role and cooperate with relevant Departments/Agencies of the SBV in requesting the SBV’s Governor to consider issues concerning organization and operation of people’s credit funds under his/her jurisdiction;
b) receive reports submitted by SBV’s provincial branches as prescribed in clause 2 of this Article.
2. Each SBV’s provincial branch shall:
a) manage, inspect, supervise and take actions against violations committed by people’s credit funds located in their province or city against provisions of this Circular and relevant laws;
b) direct and instruct people’s credit funds to implement transition provisions and post-transition actions as prescribed in Articles 31, 32 and 33 of this Circular. Submit quarterly report on implementation of transition provisions by local people’s credit funds to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) by the 15th day of the first month of the reporting quarter.
c) consider suspending performance of rights and obligations by Chairpersons and members of Boards of Directors, Heads and members of Boards of Controllers, Directors, Deputy Directors, Chief Accountants, and Branch Directors of people’s credit funds who violate provisions of Article 43 and clause 10 Article 48 of the Law on Credit Institutions or other relevant laws during their performance of assigned rights and obligations or who fail to satisfy eligibility requirements and standards set out in Articles 19, 21, 22 and 23 of this Circular; request competent authorities to dismiss or discharge them and elect, appoint or designate their substitutes if necessary;
d) notify local people’s credit funds of loss of blank passbooks immediately after receiving report on such loss from the concerned people’s credit fund;
dd) receive internal regulations on management and use of blank passbooks submitted by people’s credit funds.
1. This Circular comes into force from July 01, 2024.
2. This Circular nullifies:
a) The Circular No. 04/2015/TT-NHNN dated March 31, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
b) The Circular No. 06/2017/TT-NHNN dated July 05, 2017 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
c) Article 2, clause 1 Article 6 of the Circular No. 21/2019/TT-NHNN dated November 14, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
d) The Circular No. 01/2023/TT-NHNN dated March 01, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam;
dd) Article 2 of the Circular No. 24/2023/TT-NHNN dated December 29, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam.
Article 36. Implementation organization
The Chief of Office, Head of the SBV Banking Supervision Agency, heads of units affiliated to the SBV, Directors of SBV’s provincial branches, the cooperative bank, and people’s credit funds are responsible for the implementation of this Circular./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực