Nghị định 48/2001/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Số hiệu: | 48/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 28/08/2001 |
Ngày công báo: | 15/09/2001 | Số công báo: | Số 34 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 48/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2001 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ CỦA CHÍNH PHỦ SỐ48/2001/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2001
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 47/L/CTN ngày 03 tháng 4 năm 1996;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên.
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là tổ chức tín dụng hợp tác do các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng nhau thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Để hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác được tham gia góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
1. Tự nguyện gia nhập và ra Quỹ tín dụng nhân dân: Mọi công dân Việt Nam, các hộ gia đình và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân; thành viên có quyền ra Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Điều lệ Qũy tín dụng nhân dân.
2. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.
3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng nhân dân tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Quỹ tín dụng nhân dân và thành viên cùng có lợi.
4. Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi còn lại được trích một phần vào các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, một phần chia theo vốn góp của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên quyết định.
5. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng nhân dân và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Số lượng thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 30 thành viên.
1. Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấy phép hoạt động; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình.
2. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh liên quan đến khoản vay.
4. Được tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
5. Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi tín dụng nhân dân, khai trừ thành viên theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
7. Quyết định khen thưởng và xử phạt đối với thành viên.
8. Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp; chấp hành các quy định của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
2. Thực hiện Pháp lệnh Kế toán - Thống kê và chấp hành chế độ thanh tra, chế độ kiểm toán theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Nghị định này.
3. Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao.
4. Chịu trách nhiệm hoàn trả tiền gửi, tiền vay và các khoản nợ khác đúng kỳ hạn; chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Quỹ tín dụng nhân dân.
5. Nộp thuế theo luật định.
6. Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm mục tiêu xây dựng Quỹ tín dụng nhân dân và cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.
7. Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cung cấp thông tin để mọi thành viên tích cực tham gia xây dựng và quản lý Quỹ tín dụng nhân dân.
8. Bảo đảm các quyền lợi của thành viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với thành viên.
9. Thực hiện hợp đồng lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
1. Các Quỹ tín dụng nhân dân được liên kết với nhau để:
a) Thống nhất và phối hợp hoạt động nhằm mục tiêu hợp tác tương trợ giữa các thành viên;
b) Bảo đảm sự an toàn và phát triển từng Quỹ tín dụng nhân dân và toàn hệ thống thông qua các công việc: Điều hoà vốn; xây dựng quỹ an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; đào tạo cán bộ; tổ chức kiểm toán; trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tư vấn cho nhau về quản trị, tổ chức và điều hành nghiệp vụ.
2. Các Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập tổ chức liên kết phát triển hệ thống. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, tên gọi và tài chính do Điều lệ của tổ chức liên kết quy định và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Trong thời gian chưa đủ điều kiện để thành lập tổ chức liên kết phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc triển khai thực hiện các nội dung liên kết quy định tại khoản 1 Điều này.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân, bảo đảm quyền bình đẳng của Quỹ tín dụng nhân dân trong hoạt động; ban hành các văn bản pháp luật và chính sách khuyến khích phát triển Quỹ tín dụng nhân dân; thông qua Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ thành viên xoá đói giảm nghèo, thực hiện bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Sáng lập viên là những người khởi xướng việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân và gia nhập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
2. Sáng lập viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải báo cáo bằng văn bản với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền được quy định tại Điều 67, 68 Nghị định này về ý định thành lập, phương hướng và chương trình, kế hoạch hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3. Sau khi được Uỷ ban nhân dân chấp thuận bằng văn bản, sáng lập viên xúc tiến các công việc:
a) Dự thảo Điều lệ;
b) Xây dựng phương hướng hoạt động;
c) Tổ chức tuyên truyền, vận động;
d) Chuẩn bị các công việc khác để tổ chức hội nghị thành lập;
4. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sẽ có quy định riêng.
1. Hội nghị thành lập Quỹ tín dụng nhân dân do các sáng lập viên tổ chức. Thành phần tham gia hội nghị bao gồm các sáng lập viên và những cá nhân, tổ chức có nguyện vọng trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Hội nghị thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề sau đây:
a) Thông qua danh sách thành viên;
b) Thông qua tên và biểu tượng Quỹ tín dụng nhân dân;
c) Thông qua dự thảo Điều lệ và nội quy hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân;
d) Thông qua mức vốn Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân, mức vốn góp của thành viên;
đ) Thông qua phương án hoạt động;
e) Bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát;
g) Thông qua biên bản Hội nghị thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Mỗi Quỹ tín dụng nhân dân có Điều lệ riêng. Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân phải phù hợp với các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật.
2. Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên Quỹ tín dụng nhân dân và nơi đặt trụ sở chính;
b) Nội dung và phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn Điều lệ và phương thức góp vốn;
đ) Cơ cấu tổ chức Quỹ tín dụng nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban Kiểm soát;
e) Thể thức tiến hành Đại hội thành viên và thông qua quyết định của Đại hội thành viên;
g) Quyền và nghĩa vụ của thành viên;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm tra và kiểm toán nội bộ;
i) Các trường hợp và thủ tục về chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể, phá sản;
k) Thủ tục sửa đổi Điều lệ.
3. Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
1. Có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động; được sự chấp thuận của chính quyền địa phương về việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
3. Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính.
4. Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5. Có Điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 13 Nghị định này.
6. Có phương án hoạt động khả thi.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Biên bản Hội nghị thành lập Quỹ tín dụng nhân dân;
c) Dự thảo Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân đã được thông qua hội nghị thành lập;
d) Phương án hoạt động 3 năm đầu;
đ) Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);
e) Mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách thành viên góp vốn;
g) Văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chấp thuận về việc thành lập và nơi đặt trụ sở của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở). Văn bản chấp thuận của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về nơi đặt trụ sở của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương).
2. Các quy định về thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động; thời hạn cấp giấy phép; lệ phí cấp giấy phép; sử dụng giấy phép; điều kiện hoạt động; thu hồi giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và của Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Quỹ tín dụng nhân dân phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây:
a) Tên của Quỹ tín dụng nhân dân;
b) Tăng, giảm vốn Điều lệ vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Nội dung, phạm vi hoạt động;
đ) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc).
2. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Quỹ tín dụng nhân dân phải đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Quỹ tín dụng nhân dân có tư cách pháp nhân, có vốn Điều lệ, có con dấu riêng; hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước thành viên và trước pháp luật về hoạt động của mình.
Quỹ tín dụng nhân dân có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi cần thiết có nhu cầu hoạt động sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
2. Hồ sơ, thủ tục xin mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể Quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bao gồm:
a) Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cư trú hợp pháp trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
b) Hộ gia đình cử người đại diện có đủ điều kiện và tiêu chuẩn là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
c) Các đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
2. Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương bao gồm:
a) Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
b) Các tổ chức tín dụng;
c) Các đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tự nguyện gia nhập, tán thành Điều lệ, góp đủ vốn đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Được dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, dự các cuộc họp thành viên để bàn bạc và biểu quyết những công việc của Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Được ứng cử, bầu cử vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và các chức danh được bầu khác của Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Được gửi tiền, vay vốn, chia lãi theo vốn góp.
4. Được hưởng thụ các phúc lợi xã hội chung của Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
5. Được khen thưởng khi có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
7. Được đề đạt, phản ánh, kiến nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và yêu cầu được trả lời; yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường để giải quyết những vấn đề cấp thiết.
8. Được chuyển vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
9. Được quyền xin ra Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
10. Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác khi ra Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều 24 Nghị định này. Trong trường hợp thành viên chết, vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ khác của thành viên được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
1. Chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân và các nghị quyết của Đại hội thành viên.
2. Góp vốn theo quy định của Điều lệ; mức vốn góp tối đa của mỗi thành viên kể cả vốn nhận chuyển nhượng trong từng thời kỳ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định nhưng không vượt quá 30% (ba mươi phần trăm) so với tổng số vốn Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng.
3. Hợp tác, tương trợ giữa các thành viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Cùng chịu trách nhiệm về các khoản rủi ro, thua lỗ của Quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi vốn góp của mình.
5. Hoàn trả vốn và lãi tiền vay của Quỹ tín dụng nhân dân theo cam kết.
6. Bồi thường các thiệt hại do mình gây ra cho Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Điều lệ và quyết định của Đại hội thành viên.
1. Tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên là cá nhân bị chết, bị mất năng lực hành vi dân sự;
b) Thành viên đã được chấp nhận cho ra Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Điều lệ;
c) Thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó giải thể hoặc phá sản;
d) Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ;
đ) Thành viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ thành viên cho người khác;
e) Các trường hợp khác do Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân quy định.
2. Khi chấm dứt tư cách thành viên, thành viên được chuyển nhượng vốn góp và quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác. Các trường hợp quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này nếu không chuyển được vốn góp cho người khác thì được trả lại vốn góp. Việc trả lại vốn góp phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Thực trạng tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân;
b) Đã xử lý xong các nghĩa vụ tài chính của thành viên đối với Quỹ tín dụng nhân dân.
Các quy định về Đại hội thành viên, số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội, thông báo triệu tập Đại hội thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật.
Đại hội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
1. Báo cáo kết quả hoạt động trong năm, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
2. Báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có).
3. Phương hướng hoạt động kinh doanh năm tới.
4. Tăng, giảm vốn Điều lệ; mức góp vốn của thành viên.
5. Bầu, bầu bổ sung hoặc bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban Kiểm soát Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Thông qua phương án do Hội đồng quản trị xây dựng về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, mức lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân.
7. Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân do Hội đồng quản trị báo cáo; quyết định khai trừ thành viên.
8. Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể Quỹ tín dụng nhân dân.
9. Sửa đổi Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân.
10. Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên đề nghị.
Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác trong Ban Kiểm soát, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Tổng giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Giám đốc) phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền chuẩn y.
1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định, nhưng tối thiểu là 3 người; Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị do Hội nghị thành lập hoặc Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín.
3. Thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm, có năng lực quản lý và hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Thành viên Hội đồng quản trị không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của họ.
4. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quy định, nhưng tối thiểu là 2 năm và tối đa không quá 5 năm.
5. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội thành viên và trước pháp luật.
6. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội thành viên.
2. Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên).
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; quyết định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên.
5. Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Xét kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua.
7. Xử lý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quy định của Nhà nước.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Quỹ tín dụng nhân dân trước pháp luật.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương không được đồng thời là Tổng giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có thể đồng thời là Giám đốc của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác; riêng Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được tham gia Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị quy định tại Điều 29 Nghị định này; triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị; phân công và theo dõi các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị; đôn đốc và giám sát việc điều hành của Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân theo pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ban Kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp. Về nguyên tắc Ban Kiểm soát có tối thiểu là 3 người, trong đó ít nhất phải có một kiểm soát viên chuyên trách. Ban Kiểm soát bầu Trưởng ban để điều hành công việc của Ban. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có có quy mô nhỏ có thể chỉ bầu một kiểm soát viên chuyên trách theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
3. Thành viên Ban Kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
4. Thành viên Ban Kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng, thủ quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng con hoặc anh, chị em ruột của họ.
1. Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân; nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị.
3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước.
4. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thuộc thẩm quyền của mình.
5. Trưởng ban hoặc đại diện được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không tham gia biểu quyết.
6. Yêu cầu những người có liên quan trong Quỹ tín dụng nhân dân cung cấp tài liệu, sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác.
7. Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ (nếu có) của Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Kiểm soát.
8. Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau:
a) Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ và nghị quyết của Đại hội thành viên mà Ban Kiểm soát đã yêu cầu;
b) Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hợp tác xã.
9. Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Giám đốc khắc phục những yếu kém, những vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
2. Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực điều hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Khi vắng mặt, Giám đốc được ủy quyền cho Phó Giám đốc hoặc một thành viên trong Hội đồng quản trị điều hành công việc của Quỹ tín dụng nhân dân, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
1. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân theo đúng pháp luật, Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị.
2. Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Phó Giám đốc (nếu có), Kế toán trưởng.
3. Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ; trình Hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
5. Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết.
6. Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ, phương án xử lý rủi ro (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của năm tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên.
7. Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị, của các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên; đồng thời báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý.
1. Những người sau đây không được bầu vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Giám đốc, Phó Giám đốc (nếu có):
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế;
c) Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;
d) Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc của một tổ chức đã bị phá sản, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Phá sản doanh nghiệp;
đ) Đã từng là đại diện theo pháp luật của một tổ chức bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc không được là thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, của cùng một Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và ngoài thành viên.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, vay vốn của các tổ chức tín dụng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc cho vay hộ nghèo thực hiện theo Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cho vay những khách hàng có gửi tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành.
2. Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và các tổ chức tín dụng khác (trừ các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khác).
2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chủ yếu phục vụ các thành viên.
1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được dùng vốn Điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và tổ chức liên kết phát triển hệ thống.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận ủy thác và làm đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thực hiện các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được nhận tiền gửi của thành viên và các tổ chức, cá nhân khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được vay vốn trên thị trường tiền tệ trong nước và vay vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành.
5. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện các hình thức huy động vốn khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương cho vay vốn chủ yếu đối với thành viên; việc cho vay các đối tượng không phải là thành viên thực hiện theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh ngân hàng và các hình thức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chủ yếu là trong quan hệ với các thành viên.
3. Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện các dịch vụ thanh toán sau đây, chủ yếu phục vụ các thành viên:
a) Cung ứng các phương tiện thanh toán;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
d) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện dịch vụ thu, phát tiền mặt cho khách hàng.
1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được dùng vốn Điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn vào tổ chức liên kết phát triển hệ thống.
2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác; được kinh doanh ngoại hối khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng.
3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không được trực tiếp cho vay và gửi vốn lẫn nhau; không được cho vay các đối tượng ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 38 của Nghị định này.
1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không được cho vay ưu đãi đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và các thành viên là bố, mẹ, vợ, chồng, con của họ.
2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau:
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại đơn vị và thanh tra viên;
b) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn Điều lệ của doanh nghiệp đó.
1. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Quỹ tín dụng nhân dân, giới hạn này không áp dụng đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác và các khoản cho vay cầm cố từ sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân đó phát hành.
2. Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá quy định 15% vốn tự có của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thì được cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Mức góp vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 44 của Nghị định này do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Tỷ lệ bảo đảm an toàn, dự phòng rủi ro Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
1. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành.
2. Quỹ tín dụng nhân dân được tham gia Quỹ an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Mức phí tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện theo quy định của Chính phủ. Mức phí tham gia Quỹ an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quỹ tín dụng nhân dân được hạch toán khoản phí tham gia bảo hiểm tiền gửi và tham gia Quỹ an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân vào chi phí hoạt động.
1. Vốn Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Mức vốn góp tối thiểu và tối đa của một thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Vốn Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là tổng số vốn do thành viên góp và được ghi vào Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định.
Vốn hỗ trợ của Chính phủ cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân được tính vào vốn Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước quản lý số vốn này.
1. Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện chế độ thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân cho phù hợp với loại hình kinh tế hợp tác xã.
2. Hàng năm Quỹ tín dụng nhân dân phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ theo quy định của pháp luật.
Năm tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Quỹ tín dụng nhân dân được mua, đầu tư vào tài sản cố định sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ với tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định nhưng tối đa không quá 50% vốn tự có.
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngoài những báo cáo định kỳ, Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp sau đây:
a) Nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ quy định và có chiều hướng gia tăng;
b) Thành viên rút vốn góp trên 30% vốn Điều lệ hoặc việc rút vốn góp của thành viên làm vốn Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân thấp hơn vốn pháp định;
c) Khách hàng rút tiền gửi trên 30% tổng số dư tiền gửi, Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả;
d) Những diễn biến không bình thường khác trong tổ chức, hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo năm theo quy định của pháp luật.
Quỹ tín dụng nhân dân phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thông tin cho chủ tài khoản, trao đổi thông tin giữa các tổ chức tín dụng, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng và bảo mật thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Việc kiểm toán đối với các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Quỹ tín dụng nhân dân và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã dùng mọi biện pháp hỗ trợ nhưng Quỹ tín dụng nhân dân đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì có thể bị toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Quỹ tín dụng nhân dân giải thể trong các trường hợp sau:
1. Tự nguyện giải thể theo Nghị quyết của Đại hội thành viên nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Khi hết hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc giải thể; Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
1. Trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Khi giải thể, Quỹ tín dụng nhân dân thanh lý theo quy định của pháp luật và dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do Quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý chịu.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân theo những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển Quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi cả nước; chỉ đạo và hướng dẫn các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện.
2. Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân phát triển.
5. Xây dựng và trình Chính phủ thông qua hoặc thông qua theo thẩm quyền các chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp để phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án đó.
6. Thanh tra, kiểm tra các Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân theo những nội dung sau:
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, đôn đốc các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tại địa phương thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Chỉ đạo và giám sát việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trên địa bàn. Tạo điều kiện giúp đỡ các Quỹ tín dụng nhân dân trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình hoạt động. Quyết định giải thể bắt buộc đối với những Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở vi phạm pháp luật.
3. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân và của thành viên Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm phát triển Quỹ tín dụng nhân dân.
5. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giám sát, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân theo các nội dung sau:
1. Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân ở địa phương mình.
2. Xem xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3. Chỉ đạo các Ban, ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, các hành vi vi phạm pháp luật về Quỹ tín dụng nhân dân; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi, quyền hạn được giao.
5. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được tổ chức và hoạt động trên địa bàn theo các nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Xem xét đề án thành lập và phương án hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở của các sáng lập viên, căn cứ vào những quy định của pháp luật, trả lời bằng văn bản cho các sáng lập viên về việc đồng ý hay không đồng ý thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trường hợp đồng ý phải có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3. Có trách nhiệm tham gia xem xét việc bố trí cán bộ quản trị, kiểm soát, điều hành của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở làm việc ổn định, hiệu quả.
4. Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
5. Giám sát, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm về những hậu quả do tập thể hoặc cá nhân cấp mình quản lý gây ra cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Tổ chức, cá nhân và thành viên Quỹ tín dụng nhân dân có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển Quỹ tín dụng nhân dân, có nhiều đóng góp mang lại hiệu quả trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người nào vi phạm Điều lệ, nội quy hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân hoặc bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Tổ chức, cá nhân nào lợi dụng danh nghĩa Quỹ tín dụng nhân dân để hoạt động vì mục đích mưu lợi cá nhân; vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp những nội dung trong Nghị định này không quy định, nếu quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã có sự khác nhau thì thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Kể từ ngày có hiệu lực của Nghị định này, trong thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước, từng Quỹ tín dụng nhân dân phải điều chỉnh lại địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn những Điều mà Nghị định này giao trách nhiệm quy định cụ thể.
Nghị định này thay thế Nghị định số 42/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký; bãi bỏ những quy định trước đây trái với Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ
|
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 48/2001/ND-CP |
Hanoi, August 13, 2001 |
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE PEOPLE’S CREDIT FUNDS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 12, 1997 Law No. 02/1997/QH10 on Credit Institutions;
Pursuant to the April 3, 1996 Law No. 47/L/CTN on Cooperatives;
At the proposal of the Vietnam State Bank Governor,
DECREES:
This Decree prescribes the organization and operation of local People’s Credit Funds and the central People’s Credit Fund (hereinafter referred collectively to as the People’s Credit Funds).
Article 2.- The characters and objectives of the operation of the People’s Credit Funds
The People’s Credit Fund is a form of cooperative credit organization operating according to the principle of voluntariness, autonomy and self-responsibility for its operation results, attaining the main objective of mutual assistance among members in order to bring into full play the strength of the collective and each member in effectively carrying out production, business and service activities and raising the living standards. The operation of the People’s Credit Fund must ensure self-financing and accumulation for development.
Article 3.- Local People’s Credit Funds
The local People’s Credit Funds are cooperative credit organizations established by members in the localities voluntarily and operating according to the provisions of this Decree with the principal aim of mutual assistance among members.
Article 4.- The central People’s Credit Fund
The central People’s Credit Fund is a cooperative credit organization jointly set up by the local People’s Credit Funds with a view to supporting and raising the efficiency of the operation of the entire system of the People’s Credit Funds.
To support the system of the People’s Credit Funds, credit institutions and other subjects may participate in contributing capital to the central People’s Credit Fund under the guidance of Vietnam State Bank (hereinafter called the State Bank).
Article 5.- The principles for organization and operation of the People’s Credit Fund
1. To voluntarily join and leave the People’s Credit Funds: All Vietnamese citizens, family households and other subjects, that meet all conditions as provided for in Article 21 of this Decree may become members of People’s Credit Funds; the members may leave the People’s Credit Funds as provided for in the Charters of the People’s Credit Funds.
2. Democratic management and equality: The People’s Credit Fund members are entitled to participate in the management, inspection and supervision of People’s Credit Funds and have the equal right in voting.
3. Self-responsibility and mutual benefit: The People’s Credit Funds take self-responsibility for their operation results; decide by themselves the distribution of income, ensuring that the People’s Credit Funds and their members have mutual benefits.
4. Profit- sharing ensures the combination between the members’ interests and the People’s Credit Funds’ development: After fulfilling the tax obligations, a part of the remaining profit shall be deducted for various funds of the People’s Credit Funds, another part shall be divided to members according to their capital contribution percentages and the remainder shall be divided to members according to the extent of using services of the People’s Credit Funds decided by the members’ congresses.
5. Community cooperation and development: Members must promote the collective spirit, raise the sense of cooperation in the People’s Credit Funds and the social community, cooperation among People’s Credit Funds at home and abroad according to the provisions of law.
Article 6.- Minimum number of members
The number of a People’s Credit Fund’s members is not limited but the minimum number must be 30.
Article 7.- Rights of the People’s Credit Funds
1. To mobilize capital, lend capital and provide other banking services according to their operation licenses; to be autonomous in business and self-responsible for their operation results.
2. To receive support capital from the State, organizations and individuals at home and abroad.
3. To request borrowers to supply documents on finance, production and/or business activities related to the borrowed sums.
4. To recruit, employ and train laborers, to select forms of wage and bonus payment and to exercise other employer’s rights according to the provisions of law.
5. To admit new members, settle members’ application to leave the People’s Credit Funds, to expel members according to the provisions of the Charters of the People’s Credit Funds.
6. To decide the income distribution and handle losses according to law provisions and the Charters of the People’s Credit Funds.
7. To decide the rewarding and sanctioning of members.
8. To reject organizations’ and/or individuals’ requests which are contrary to the provisions of law.
9. To exercise other relevant rights as provided for by law.
Article 8.- The obligations of the People’s Credit Funds
1. To conduct business activities according to granted licenses; to abide by the State’s regulations on money, credit and banking services.
2. To observe the Ordinance on Accountancy and Statistics and the regime of inspection and auditing according to the provisions in Articles 58 and 59 of this Decree.
3. To preserve and develop working capital of the People’s Credit Funds; to effectively manage and use the assigned property.
4. To repay deposits, borrowed sums and other debts on time; to be liable for debts and other obligations with the entire capital and property under the ownership of the People’s Credit Funds.
5. To pay taxes as prescribed by law.
6. To join in associated organizations for development of the system with a view to achieving the objective of building the People’s Credit Funds and the entire system of People’s Credit Funds in a safe, effective and sustainable manner.
7. To care for education, training and training to raise professional skills, to supply information so that all members actively participate in building and managing the People’s Credit Funds.
8. To protect the members’ interests and fulfill all economic commitments to members.
9. To effect labor contracts, to respect the honor and dignity of laborers.
Article 9.- Association among People’s Credit Funds
1. The People’s Credit Funds are associated with one another to:
a) Unify and coordinate activities for the objective of cooperation and assistance among members;
b) Ensure the safety and development of each People’s Credit Fund and the entire system through the following works: capital regulation; building of safety fund for the People’s Credit Fund system; personnel training; organization of auditing; mutual exchange of information, experiences and consultancy on professional administration, organization and management.
2. The People’s Credit Funds may establish associated organizations for system development. The functions, tasks, powers, organizational structure, appellation and finance shall be defined in the Charters of the joint organizations and must be approved by the State Bank Governor. When the conditions for setting up associated organizations for the development of the People’s Credit Fund system are not yet fully met, the State Bank shall guide the implementation of the contents of association stipulated in Clause 1 of this Article.
Article 10.- The State’s policies towards People’s Credit Funds
The State protects the ownership, legitimate rights and interests of the People’s Credit Funds, ensures the People’s Credit Funds’ right to equality in activities; promulgates legal documents and adopts policies to encourage the development of People’s Credit Funds; implements through the People’s Credit Funds policies of assisting and supporting members in hunger eradication and poverty alleviation, achieve equality, social justice and progress. The State respects the People’s Credit Funds’ autonomy and self-responsibility in their activities, without interfering with their management and lawful operations.
ESTABLISHMENT AND BUSINESS REGISTRATION
1. Founding members are those who initiate the establishment of People’s Credit Funds and join the local People’s Credit Funds.
2. Founding members of the local People’s Credit Funds must report in writing to the competent People’s Committees prescribed in Articles 67 and 68 of this Decree on their intention to set up local People’s Credit Funds as well as orientations, programs and plans for their operations.
3. After getting the written approval of the People’s Committees, the founding members shall proceed with:
a) The drafting of Charters;
b) The elaboration of operation orientation;
c) The organization of propagation and mobilization;
d) Preparation of other work for organizing the founding conference;
4. For the central People’s Credit Fund, there shall be separate regulations.
Article 12.- Founding conference
1. The conference on founding of a People’s Credit Fund shall be organized by its founding members. It shall be participated by the founding members and individuals as well as organizations that wish to become members of the People’s Credit Fund.
2. The conference shall discuss and vote by majority on the following issues:
a) The adoption of the list of members;
b) The adoption of the name and symbol of the People’s Credit Fund;
c) The adoption of the draft Charter and operation regulations of the People’s Credit Fund;
d) The adoption of charter capital level of the People’s Credit Fund, the members’ contributed capital levels;
e) The adoption of operation plan;
f) The election of the Managing Board, the Control Board;
g) The adoption of the minutes of the founding conference of the People’s Credit Fund.
Article 13.- Charters of the People’s Credit Funds
1. Each People’s Credit Fund has its own charter. The charters of the People’s Credit Funds must conform to the provisions of the Law on Credit Institutions, the Law on Cooperatives and other provisions of law.
2. A charter of a People’s Credit Fund must contain the following major contents:
a) The People’s Credit Fund’s name and head-office location;
b) Its operation contents and scope;
c) Its operation duration;
d) Its charter capital and mode of capital contribution;
e) Its organizational structure; tasks and powers of its Managing Board, general director (director) and Control Board;
f) Procedures for organizing the members’ congress and adopting the decisions of the members’ congress;
g) Rights and obligations of members;
h) The financial, accounting, inspecting and internal-auditing principles;
i) Cases of and procedures for division, separation, consolidation, merger, repurchase, dissolution, bankruptcy;
j) Procedures for charter amendment.
3. The charters of the People’s Credit Funds may be materialized only after they are approved by the State Bank.
Article 14.- Conditions for being granted establishment and operation licenses
1. Having demand for banking operations in localities where the operation is being applied for; having got the local administration’s approval of the establishment of People’s Credit Fund.
2. Having legal capital as provided for by the Government.
3. Founding members being organizations and/or individuals have prestige and financial capability.
4. The administrators and managers have full civil act capacity and meet all criteria on morality, educational level, professional capability under the regulations of the State Bank.
5. Having organization and operation charters in accordance with the provisions in Article 13 of this Decree.
6. Having feasible operation plans.
Article 15.- Granting of establishment and operation licenses
1. A dossier of application for an establishment and operation license shall include:
a) The application for an establishment and operation license;
b) The minutes of the conference on founding of the People’s Credit Fund;
c) The draft charter of the People’s Credit Fund, which has been adopted at the founding conference;
d) The operation plan for the first three years;
e) The lists and curricula vitae of the founding members, Managing Board members, Control Board members and the general director (director) as well as diplomas proving their professional capability and skills;
f) The contributed capital level, capital contribution plan and list of capital-contributing members;
g) The written proposal of the commune, ward or district capital People’s Committee, which has been approved by the district, provincial capital or town People’s Committee on the founding and headquartering of the People’s Credit Fund (for local People’s Credit Funds); the provincial/ municipal People’s Committee’s written approval of the location for the headquarter of the central People’s Credit Fund (for the central People’s Credit Fund).
2. The stipulations on competence to grant establishment and operation licenses; the licensing time limits, the licensing fees, the use of license; the operation conditions, the withdrawal of licenses of People’s Credit Funds shall comply with the provisions of the Law on Credit Institutions and of the State Bank.
Article 16.- Business registration
After being granted establishment and operation licenses, the People’s Credit Funds must proceed with business registration at the provincial/municipal business registration offices.
Article 17.- Changes which must be approved
1. A People’s Credit Fund must obtain the State Bank’s approval before changing one of the following points:
a) The name of the People’s Credit Fund;
b) The increase or decrease of its charter capital in excess of the limits prescribed by the State Bank;
c) The locations of its head-office, transaction bureau(s), branch(es), representative office(s);
d) Operation contents and scope;
e) The Managing Board members, the Control Board members and the general director (director).
2. After getting the State Bank’s approval, the People’s Credit Funds must register with the business registration certificate- granting bodies the changes prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 18.- The legal person status of the People’s Credit Funds
The People’s Credit Funds have the legal person status, their own charter capital and seals; conduct independent economic accounting and take responsibility before their members and law for their operations.
The People’s Credit Funds shall have their legal person status as from the date of being granted the business registration certificates.
Article 19.- Opening of transaction bureaus, branches and/or representative offices
1. The central People’s Credit Fund may open its transaction bureaus, branches and/or representative offices in necessary localities where exist operation demands after getting the State Bank’s written approval.
2. The dossiers and procedures of application for the opening of transaction bureaus, branches and/or representative offices of the central People’s Credit Fund shall comply with the regulations of the State Bank.
Article 20.- Division, separation, consolidation, merger, repurchase, dissolution
The division, separation, consolidation, merger, repurchase and dissolution of People’s Credit Funds must be approved in writing by the State Bank and comply with the provisions of law.
Article 21.- Membership conditions
1. Members of the local People’s Credit Funds may include:
a) Vietnamese citizens aged 18 or older, having full civil act capacity and lawfully residing in geographical areas of operation of local People’s Credit Funds;
b) Family household representatives who have all conditions and criteria to be members of local People’s Credit Funds;
c) Other subjects prescribed by the State Bank Governor.
2. Members of the central People’s Credit Fund may include:
a) The local People’s Credit Funds;
b) The credit institutions;
c) Other subjects prescribed by the State Bank Governor.
3. The subjects prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, who voluntarily join People’s Credit Funds, approve their charters, fully contribute capital may become members of the People’s Credit Funds.
Article 22.- Rights of members
1. To attend the members’ congresses or elect delegates to the members congresses, to attend the members’ meetings to discuss and vote on affairs of the People’s Credit Funds.
2. To stand for the election and be elected to the Managing Boards, the Control Boards and other elective positions of the People’s Credit Funds.
3. To deposit money, borrow capital, enjoy profit division according to their contributed capital proportion.
4. To enjoy the common social welfare of the People’s Credit Funds under the provisions of law.
5. To be commended and/or rewarded when making many contributions to the building and development of the People’s Credit Funds.
6. To be provided with necessary information related to activities of the People’s Credit Funds.
7. To make proposals, reports and/or recommendations on matters related to activities of the People’s Credit Funds and to request the answers therefor; to request the Managing Boards, the Control Boards to convene extraordinary members’ congresses to settle urgent issues.
8. To transfer their own contributed capital and interests as well as obligations to other persons according to the provisions of law and the Charters of the People’s Credit Funds.
9. To leave the People’s Credit Funds according to the provisions of the Charters of the People’s Credit Funds.
10. To be refunded with their contributed capital and other interests when leaving the People’s Credit Funds according to the provisions in Article 24 of this Decree. In cases where members die, their contributed capital and other interests as well as obligations shall be settled according to the law provisions on inheritance.
Article 23.- Obligations of members
1. To abide by the charters of their People’s Credit Funds and resolutions of the members’ congresses.
2. To contribute capital according to the charters; the maximum level of contributed capital of each member including capital transferred from others in each period shall be stipulated by the State Bank Governor, but must not exceed 30% (thirty percent) of the total charter capital of the People’s Credit Funds at the time of capital contribution and receipt of transferred capital.
3. To cooperate with and assist one another, contributing to building and further development of the People’s Credit Funds.
4. To jointly bear responsibility for the risks and losses suffered by the People’s Credit Funds within the limit of their contributed capital.
5. To return the borrowed capital, both the principal and the interest, to the People’s Credit Funds as committed.
6. To compensate for damage caused by themselves to the People’s Credit Funds according to the provisions of the Charters and the decisions of the members’ congresses.
Article 24.- Membership termination
1. The People’s Credit Fund membership shall terminate in the following cases where:
a) Members being individuals die or lose their civil act capacity;
b) Members are permitted to leave the People’s Credit Funds according to the provisions of the Charters;
c) Members being organizations dissolve or go bankrupt;
d) Members are expelled by the members’ congresses;
e) Members have fully transferred their capital and other interests as well as obligations to other persons;
f) Other cases prescribed by the Charters of the People’s Credit Funds.
2. When having their membership terminated, members may assign their contributed capital and other interests as well as obligations to other persons. In cases prescribed at Points a, c and d of Clause 1 of this Article where their contributed capital cannot be transferred to other persons, members shall be refunded with their contributed capital. The return of contributed capital must be based on the following factors:
a) The present financial status of the People’s Credit Fund;
b) The members’ financial obligations towards the People’s Credit Funds have been completely handled.
ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF PEOPLE�S CREDIT FUNDS
Article 25.- Members congresses
The provisions on members congresses, the number of delegates and voting at the congresses, the notices on convening the congresses shall comply with the provisions of the Law on Cooperatives and other law provisions.
Article 26.- The agenda of members congresses
The members congresses shall discuss and decide on the following matters:
1. The reports on operation results in the year, reports on activities of the Managing Boards and the Control Boards.
2. The public financial and accounting reports, the planned distribution of profits and handling of losses (if any).
3. The business operation orientation for the coming year.
4. Charter capital increase or reduction; members capital contribution levels.
5. The election, supplementary election or dismissal of chairmen and/or members of the Managing Board, members of the Control Boards, of the People’s Credit Funds.
6. The adoption of plans elaborated by the Managing Boards on the levels of allowances for members of the Managing Boards and the Control Boards, the wage levels for the general directors (directors) and personnel working at the People’s Credit Funds.
7. The adoption of the lists of members to be newly admitted and members to leave the People’s Credit Funds, reported by the Managing Boards; the decisions on expulsion of members.
8. The division, separation, consolidation, merger, repurchase and/or dissolution of the People’s Credit Funds.
9. The amendment of the Charters of the People’s Credit Funds.
10. Other matters proposed by the Managing Boards, the Control Boards or at least 1/3 (one third) of the total members.
Article 27.- Ratification of positions and titles
The chairmen and other members of the Managing Boards, the heads and other members of the Control Boards, the directors of the local People’s Credit Funds, the general director of the central People’s Credit Fund (hereafter referred collectively to as the directors) must be approved by the State Bank Governor or under his/her authorization.
Article 28.- The Managing Board
1. A Managing Board has the function of administering the People’s Credit Fund according to the provisions of law.
2. The number of the Managing Board members shall be decided by the members’ congress, but must be at least three. The chairman and other members of the Managing Board shall be elected directly by the founding conference or the members’ congress by mode of secret ballots.
3. The Managing Board members must be the People’s Credit Fund members who have good morality, prestige, managerial capacity and knowledge about banking operation. The Managing Board members must not concurrently be the Control Board members, chief accountant, cashier of the People’s Credit Fund and such persons must not be their father, mother, spouse, offspring or siblings.
4. The Managing Board’s term shall be stipulated by the members’ congress, which, however, must be at least 2 years and not exceed 5 years.
5. The Managing Board shall take responsibility for its decisions before the members’ congress and before law.
6. The chairman and other members of the Managing Board must not authorize persons who are not members of the Managing Board to perform their tasks and/or exercise their powers.
Article 29.- Tasks and powers of the Managing Board
1. To organize the implementation of the resolutions of the members’ congresses.
2. To decide on issues regarding the organization and operation of the People’s Credit Fund (except for matters falling under the jurisdiction of the members’ congress).
3. To appoint, dismiss the director, deputy director, chief accountant; to decide on the number of laborers, organizational structure and professional sections of the People’s Credit Fund.
4. To prepare agenda of the members’ congresses and convene the members’ congresses.
5. To draw up plans on the levels of remuneration for members of the Managing Board and the Control Board, the wage levels for the director and employees working at the People’s Credit Fund and submit them to the members’ congresses.
6. To consider the admission of new members, to settle members’ application for the exit from the People’s Credit Fund (except cases of expulsion of members) and report them to the members’ congresses for adoption.
7. To handle irrecoverable loans and other losses according to the State’s regulations.
8. To perform other tasks and powers as prescribed by law and the Charter of the People’s Credit Fund.
Article 30.- Managing Board chairman
1. The Managing Board chairman is the People’s Credit Fund’s representative at law.
2. The chairman of the central People’s Credit Fund must not be concurrently the general director of the central People’s Credit Fund. The chairmen of the Managing Boards of the local People’s Credit Funds can be concurrently the directors of such local People’s Credit Funds as provided for by the State Bank.
3. The Managing Board chairman must not concurrently participate in the Managing Board or join in the administration of another credit institution; particularly the chairmen of the Managing Boards of the local People’s Credit Funds can join the Managing Board of the central People’s Credit Fund.
4. The Managing Board chairman is the person who organizes the performance of the tasks of the Managing Board as provided for in Article 29 of this Decree; convenes and presides over the Managing Board’s meetings; assigns the Managing Board members to implement the resolutions of the members’ congresses and decisions of the Managing Board and oversees the implementation thereof; urges and supervises the administration of the People’s Credit Fund by its director.
Article 31.- The Control Board
1. The Control Board is responsible for supervising and inspecting all activities of the People’s Credit Fund according to law and the Charter of the People’s Credit Fund.
2. The Control Board is elected directly by the members’ congress. In principle, the Control Board has at least 3 persons, at least one of them must be the full-time controller. The Control Board elects its head to administer its activities. For small-sized local People’s Credit Funds, they may elect only one full-time controller under the guidance of the State Bank. The Control Board’s term shall be same as the term of the Managing Board.
3. The Control Board members must satisfy all requirements on professional qualifications and ethics set by the State Bank.
4. The Control Board members must not concurrently be Managing Board members, chief accountant, cashier of the People’s Credit Fund and must not be their parents, mother, spouse, offspring or siblings.
Article 32.- Tasks and powers of the Control Board
1. To inspect and supervise the People’s Credit Fund’s operation according to law.
2. To inspect and supervise the observance of the Charter of the People’s Credit Fund, the resolutions of the members’ congresses and the resolutions of the Managing Board.
3. To inspect financial and accounting matters, income distribution, handling of loss amounts, the use of funds of the People’s Credit Fund, the use of property and other supports of the State.
4. To receive and settle complaints and denunciations related to activities of the People’s Credit Fund, which fall under its jurisdiction.
5. Its head or his/her representative may attend the Managing Board’s meetings but shall not participate in voting.
6. To request concerned persons in the People’s Credit Fund to supply documents, books, vouchers and other necessary information in service of the inspection, but not to use such documents and information for other purposes.
7. To use the system of inspection and internal audit (if any) of the People’s Credit Fund for the performance of its tasks.
8. To prepare the agenda of and convene members’ extraordinary congresses in the following cases where:
a) The Managing Board fails to redress or has fruitlessly redressed the violations of law, Charter and resolutions of the members’ congress as requested by the Control Board;
b) The Managing Board fails to convene the members’ extraordinary congress at the request of members prescribed in Clause 4, Article 26 of the Law on Cooperatives.
9. To notify the Managing Board of, and report before the members’ congress as well as the State Bank on, the control results; to propose to the Managing Board and/or director the remedies of weaknesses, shortcomings as well as violations in the operation of the People’s Credit Fund.
1. The director of a People’s Credit Fund shall be appointed by its Managing Board.
2. The director of a People’s Credit Fund is the person held accountable before the Managing Board for administering the daily activities according to his/her assigned tasks and powers.
3. The director of a People’s Credit Fund must have good morality, professional qualifications and managerial capacity as provided for by the State Bank.
4. When absent, the director may authorize his deputy or a Managing Board member to run affairs of the People’s Credit Fund; the authorized person must not re-authorize another person.
Article 34.- Tasks and powers of directors
1. To administer all activities of the People’s Credit Fund strictly according to law, Charter and resolutions of the members’ congresses, resolutions of the Managing Board.
2. To select and propose the Managing Board to appoint or dismiss deputy director (if any), chief accountant.
3. To recruit, discipline and dismiss employees working at the People’s Credit Fund.
4. To sign reports, documents, contracts and vouchers; to submit to the Managing Board the reports on the situation and results of operations of the People’s Credit Fund.
5. The director being not member of the Managing Board can attend meetings of the Managing Board but has no right to vote.
6. To prepare operation reports, final settlement reports, the projected profit distribution, loss-handling plans, plans on handling risks (if any) and draw up operation orientation for the coming year for consideration by the Managing Board and submission to the members’ congresses.
7. To decline to execute decisions of the chairman or members of the Managing Board if deeming that such decisions are contrary to law, to the Charter and/or resolutions of the members� congresses; and immediately report them to the State Bank for handling measures.
Article 35.- Persons who must not be members of the Managing Board or Control Board, executives
1. The following persons must not be elected to the Managing Board or the Control Board or appointed to the post of director, deputy director (if any):
a) Persons who are being examined for penal liability;
b) Persons who have been sentenced for serious offenses of infringing upon the national security, the socialist ownership and citizens’ property; serious economic crimes;
c) Persons who have been sentenced for other crimes and the judgments have not yet been written off;
d) Persons who were once the Managing Board members or directors of organizations which have gone bankrupt, except cases prescribed in Clause 2, Article 50 of the Law on Enterprise Bankruptcy;
e) Persons who were once representatives at law of organizations which have been suspended from operation due to their serious law violations.
2. Parents, spouses, offspring and siblings of the Managing Board members or directors must not be the Control Board members, chief accountant of the same People’s Credit Fund.
Article 36.- Inspection, internal audit
The inspection and internal audit of the People’s Credit Fund shall comply with the provisions in Section 4, Chapter II of the Law on Credit Institutions and other law provisions.
OPERATION OF LOCAL PEOPLE�S CREDIT FUNDS
Section 1. OPERATION OF LOCAL PEOPLE’S CREDIT FUNDS
Article 37.- Capital mobilization
1. The local People’s Credit Funds may take demand and time deposits of their members and non-members.
2. The local People’s Credit Funds may borrow capital from the central People’s Credit Fund and credit institutions other than the People’s Credit Funds according to the regulations of the State Bank.
Article 38.- Credit activities
1. The local People’s Credit Funds provide loans to their members and non-members being poor households in their operation areas. The provision of loans to poor households shall comply with the Charters of the People’s Credit Funds, but the debit balance of loans provided for poor households against the total debit balance must not exceed the percentages prescribed by the State Bank Governor. The local People’s Credit Funds may provide loans to customers who deposit their money at the People’s Credit Funds in form of mortgage of the deposit books issued by such local People’s Credit Funds.
2. The compilation of dossiers and procedures for loan provision, loan consideration and approval, the examination of loan use, the loan termination, debt handling, adjustment of interest rates and the keeping of dossiers by the local People's Credit Funds must comply with the regulations of the State Bank.
3. The local People’s Credit Funds shall conduct other credit activities according to the regulations of the State Bank.
Article 39.- Payment and treasury services
1. The local People’s Credit Funds may open deposit accounts at the State Bank, the central People’s Credit Fund and other credit institutions (except other local People’s Credit Funds).
2. The local People’s Credit Funds may provide payment and treasury services, mainly for their members.
1. The local People’s Credit Funds may use their charter capital and reserve funds for capital contribution to the central People’s Credit Fund and the associated organizations for system development.
2. The local People’s Credit Funds may undertake the entrustment and act as agents in the field of monetary activities under the guidance of the State Bank.
3. The local People’s Credit Funds may carry out other activities when so permitted by the State Bank.
Section 2. OPERATION OF THE CENTRAL PEOPLE�S CREDIT FUND
Article 41.- Capital mobilization
1. The central People’s Credit Fund may take deposits of its members and other organizations as well as individuals in forms of demand deposit, time deposit and other types of deposit.
2. The central People’s Credit Fund can issue deposit certificates, bonds and other valuable papers to mobilize capital when so permitted by the State Bank Governor.
3. The central People’s Credit Fund may borrow capital on the domestic monetary markets and borrow capital from foreign credit institutions according to the regulations of the State Bank.
4. The central People’s Credit Fund may borrow capital from the State Bank according to the current regulations.
5. The central People’s Credit Fund may apply other forms of capital mobilization when so permitted by the State Bank Governor.
Article 42.- Credit activities
1. The central People’s Credit Fund provides loans mainly for its members; the provision of loans for subjects being non-members shall comply with the Charter of the central People's Credit Fund and the loan amounts must not exceed the maximum percentage prescribed by the State Bank Governor.
2. The central People’s Credit Fund may carry out operations of discount, rediscount, pledge of commercial bills and other short-term valuable papers; provide bank guarantee and other credit forms according to the regulations of the State Bank, mainly in the relations with its members.
3. The compilation of dossiers and procedures for loan provision, loan consideration and approval, examination of loan use, loan termination, debt handling, debt adjustment, interest rate adjustment and dossier keeping by the central People’s Credit Fund must comply with the current regulations.
Article 43.- Payment and treasury services
1. The central People’s Credit Fund may open accounts at the State Bank and other credit institutions.
2. The central People’s Credit Fund may provide the following payment services, mainly for its members:
a) Supply of payment instruments;
b) Domestic payment services for customers;
c) Undertaking entrusted collection and entrusted spending;
d) Other payment services stipulated by the State Bank.
3. The central People’s Credit Fund may provide cash collection and payment services for customers.
1. The central People’s Credit Fund may use its charter capital and reserve fund for capital contribution to associated organizations for system development.
2. The central People’s Credit Fund may participate in the monetary markets organized by the State Bank, including the treasury bond auction market, the inter-bank domestic and foreign currency market, the market for other short-term valuable papers; may deal in foreign exchange when so permitted by the State Bank; may entrust and take entrustment, act as agents in fields related to banking operation.
3. The central People’s Credit Fund may provide consultancy service and other services related to banking operation under the regulations of the State Bank.
Section 3. RESTRICTIONS TO ENSURE SAFETY FOR OPERATION OF THE PEOPLE�S CREDIT FUNDS
Article 45.- Cases where loans must not be provided
The local People’s Credit Funds must not directly provide loans to, and deposit capital for, each other; must not provide loans to subjects other than those prescribed in Clause 1, Article 38 of this Decree.
Article 46.- Credit restrictions
1. The local People’s Credit Funds must not provide preferential loans to members of the Managing Board or the Control Board, the director, deputy director and personnel working at the local People’s Credit Funds as well as members being their parents, spouses and offspring.
2. The central People’s Credit Fund must not provide non-guaranteed loans, preferential loans to the following subjects:
a) Auditing organizations, auditors, that are conducting auditing at the Fund, and inspectors;
b) Enterprises with one of the subjects prescribed in Clause 1, Article 77 of the Law on Credit Institutions owning more than 10% of the charter capital of such enterprises.
1. The total debit balance of loans provided to customers must not exceed 15% of a People�s Credit Fund’s own capital; this limit does not apply to loans from entrusted capital sources of other organizations and individuals and loans pledged from the deposit books issued by such People’s Credit Fund itself.
2. Particularly for the central People’s Credit Fund, if the customers’ demand for loan capital exceeds the prescribed 15% of its own capital, the central People’s Credit Fund may provide loans according to the regulations of the State Bank.
Article 48.- Capital contribution limits
The capital contribution levels of the local People’s Credit Funds and the central People’s Credit Fund in Clause 1 of Article 40 and Clause 1 of Article 44 of this Decree shall be stipulated by the State Bank.
Article 49.- Safety guarantee and risk reserve percentages
The percentages of safety guarantee and risk reserve of the People’s Credit Funds shall comply with the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank
Article 50.- Deposit security and system organization
1. The People’s Credit Funds have the responsibility to participate in the deposit insurance according to the current regulations.
2. The People’s Credit Funds may participate in the Safety Fund of the entire People’s Credit Fund system under the regulations of the State Bank.
3. The deposit insurance premium levels shall comply with the regulations of the Government. The fee levels for participation in the Safety Fund of the entire People’s Credit Fund system shall be stipulated by the State Bank Governor after obtaining the opinions of the Finance Minister. The People’s Credit Funds may account such fee amounts into their operation expenditure.
FINANCE, ACCOUNTING, REPORTING AND INFORMATION AND CONFIDENTIALITY
1. The charter capital of a local People’s Credit Fund is the total capital amount contributed by its members and recorded in its Charter, at least being equal to the legal capital level set by the Government. The minimum and maximum capital level for a member shall be decided by the members’ congress according to the regulations of the State Bank.
2. The charter capital of the central People’s Credit Fund is the total capital amount contributed by its members and recorded in its Charter, at least being equal to the legal capital level set by the Government.
The Government’s support capital for the People’s Credit Fund system shall be accounted into the charter capital of the central People’s Credit Fund; the Government assigns the State Bank to manage this capital amount.
Article 52.- Financial revenue and expenditure and various funds
1. The People’s Credit Funds observe the regime of financial revenue and expenditure prescribed by law. The Finance Minister shall guide the application of the financial regime to the People’s Credit Funds to suit the form of cooperative economy.
2. Annually, the People’s Credit Funds must deduct part of their after-tax profits for setting up and maintaining various funds according to the provisions of law.
The fiscal year of the People’s Credit Funds commences on January 1 and ends on December 31 of the calendar year.
The People’s Credit Funds must conduct accounting according to the book-keeping account system and voucher regime as provided for by the legislation on accounting, statistics and the guidance of the State Bank.
Article 55.- Purchase of, investment in, fixed assets
The People’s Credit Funds may purchase and/or invest in fixed assets used directly for professional activities at the rates prescribed by the State Bank Government, which, however, must not exceed 50% of their own capital.
1. The People’s Credit Funds must observe the regime of financial reporting according to the law provisions on accounting, statistics and periodically reporting on their professional activities according to the regulations of the State Bank Governor.
2. Apart from the periodical reports, the People’s Credit Funds have the responsibility to immediately report to the State Bank on the following cases where:
a) Overdue debts exceed the prescribed percentages and tend to rise;
b) Members withdraw their capitals which represent more than 30% of the charter capital or the capital withdrawal by members makes the charter capital of the People’s Credit Fund lower than the legal capital;
c) Customers withdraw their deposits which represent more than 30% of the total deposit balance, making the People’s Credit Fund in the danger of losing its solvency;
d) Other abnormal developments in organization and/or operation, which may seriously affect the operation situation of the People’s Credit Fund.
3. Within 90 days as from the end of the fiscal year, the People’s Credit Funds must send to the State Bank their annual reports as provided for by law.
Article 57.- Information and confidentiality
The People’s Credit Funds must strictly observe the regime of information for account holders, information exchange between credit institutions, information exchange between the State Bank and credit institutions, and banking information confidentiality according to the regulations of the State Bank and other provisions of law.
BANK INSPECTORATE, AUDITING, SPECIAL CONTROL, BANKRUPTCY, DISSOLUTION, LIQUIDATION
Article 58.- Bank inspectorate
The People’s Credit Fund must submit to the inspection by the Bank Inspectorate according to provisions in Section 1, Chapter IX of the Law on Credit Institutions and other law provisions
The auditing of People’s Credit Funds shall be carried out under the regulations of the State Bank.
The special control of the People’s Credit Funds shall be effected according to the provisions in Section 1, Chapter V of the Law on Credit Institutions, and the regulations of the State Bank.
Article 61.- Bankruptcy of People’s Credit Funds
After the State Bank has issued documents on non-application or termination of application of measures to restore the solvency of a People’s Credit Fund and the People’s Credit Fund system has applied all support measures but that People’s Credit Fund still loses its capacity to pay overdue debts, they may be declared bankrupt through procedures carried out by courts to settle the request for bankruptcy declaration according to the provisions of the legislation on enterprise bankruptcy.
Article 62.- Dissolution of People’s Credit Funds
A People’s Credit Fund shall dissolve in the following cases:
1. It voluntarily dissolves under the resolution of the members’ congress if having capability to pay all its debts and getting the approval of the State Bank.
2. Its operation term has expired but the extension thereof is not applied for or the extension is rejected by the State Bank.
3. It is forced to dissolve by competent State bodies; its establishment and operation license is revoked by the State Bank.
Article 63.- Liquidation of People’s Credit Funds
1. In cases where People’s Credit Funds are declared bankrupt, the liquidation shall be effected according to law provisions.
2. Upon their dissolution, the People’s Credit Funds shall conduct the liquidation according to law provisions and under the State Bank’s supervision.
3. All liquidation-related expenses shall be borne by the liquidated People’s Credit Funds.
STATE MANAGEMENT OVER THE PEOPLE�S CREDIT FUNDS
Article 64.- Responsibility of the State Bank
The State Bank shall perform the State management over the People’s Credit Funds with the following principal contents:
1. Studying and drawing up strategic objectives, planning, orientation and plans for the development of the People’s Credit Funds throughout the country; directing and guiding the People’s Credit Funds to materialize them.
2. Promulgating legal documents on organization and operation of the People’s Credit Funds and guiding the implementation thereof.
3. Granting and withdrawing establishment and operation licenses of People’s Credit Funds.
4. Studying, elaborating and reviewing the realization of, the Party’s and the State’s policies towards the People’s Credit Funds; submitting to the Government the amendments and supplements to the policies, aiming to promote the development of the People’s Credit Fund system.
5. Elaborating and submitting to the Government for adoption or adopting according to its competence programs and/or projects with assistance and support from other countries and/or international organizations for the development of the People’s Credit Fund system; directing and inspecting the realization of such programs and/or projects.
6. Inspecting, examining People’s Credit Funds according to law provisions.
Article 65.- Responsibilities of ministries, branches
The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their tasks and powers, have to support and create favorable conditions for the People’s Credit Funds to operate.
Article 66.- Responsibilities of the People’s Committees of the provinces and centrally run cities
The People’s Committees of the provinces and centrally run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level People’s Committees) shall perform the function of State management over the People’s Credit Funds according to the following contents:
1. Coordinating with the State Bank and concerned ministries and branches in directing and urging the People’s Credit Funds operating in their localities to observe the Law on Credit Institutions and other relevant legal documents.
2. Directing and supervising the granting and withdrawal of business registration certificates to/from local People’s Credit Funds and/or central People’s Credit Fund offices in their localities. Creating conditions for and assisting the People’s Credit Funds in handling problems arising in the course of their operation. Deciding on the forced dissolution of local People’s Credit Funds which have violated laws.
3. Settling complaints and denunciations and handling according to competence acts of law violation, protecting the legitimate rights and interests of the People’s Credit Funds and of their members.
4. Proposing amendments and supplements to policies for the development of the People’s Credit Funds.
5. Directing the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns to supervise and assist the People’s Credit Funds in the realization of plans for the consolidation and reorganization of their operations, and at the same time well performing the State management function according to law provisions with a view to ensuring the safe and efficient development of the People’s Credit Funds in the localities.
Article 67.- Responsibilities of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns
The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns (hereinafter called collectively the district-level People’s Committees) shall perform the function of State management over the People’s Credit Funds according to the following contents:
1. Propagating, mobilizing and creating conditions for the formation and development of People’s Credit Funds in their localities.
2. Considering the proposals of the People’s Committees of communes, wards and district capitals so as to reply them in writing whether the setting up of People’s Credit Funds is approved or not.
3. Directing the concerned boards and branches in handling existing problems in the operation of the People’s Credit Funds.
4. Settling according to competence complaints, denunciations, violations of the legislation on the People’s Credit Funds; protecting the lawful rights and interests of the People’s Credit Funds within the scope of their assigned powers.
5. Directing the People’s Committees of communes, wards and district capitals to supervise and assist the local People’s Credit Funds in deploying the implementation of plans for operation consolidation and reorganization, and at the same time well performing the State management function according to law provisions with a view to ensuring the safe and efficient development of the local People’s Credit Funds in the localities.
Article 68.- Responsibilities of the commune/ward/district capital People’s Committees
The People’ Committees of communes, wards and district capitals shall perform the State management over the local People’s Credit Funds set up and operating in their localities, according to the following contents:
1. Propagating, popularizing, guiding and creating favorable conditions for the setting up of local People’s Credit Funds in accordance with law provisions.
2. Considering plans for establishment and operation of local People’s Credit Funds put forth by the founding members; basing themselves on the provisions of law, replying the founding members in writing whether they agree on the setting up of the local People’s Credit Funds or not. In case of agreement, there must be written document proposing the setting up of the local People’s Credit Funds to the district-level People Committees.
3. Having to participate in consideration and posting of managerial cadres, controllers and executive officials of the local People’s Credit Funds, creating conditions for officials of the local People’s Credit Funds to work for a long term and with efficiency.
4. Directing concerned boards and branches in handling existing problems in the operations of the local People’s Credit Funds.
5. Supervising and assisting the local People’s Credit Funds in deploying the realization of plans on operation consolidation and reorganization and at the same time well performing the State management function according to law provisions with a view to ensuring the safe and efficient development of the People’s Credit Funds in the localities; being responsible for the consequences caused by collectives or individuals under their respective management to local People’s Credit Funds.
Organizations, individuals and People’s Credit Fund members that record outstanding achievements in building and developing the People’s Credit Funds, make many contributions to the efficient operation of the People’s Credit Funds shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.
1. Those who violate the Charters and/or operation regulations of the People’s Credit Funds shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be subject to reprimand, warning, expulsion from People’s Credit Funds, administrative sanction or penal liability examination; if causing damage, they have to pay compensations therefor.
2. Any organizations or individuals that take advantage of the name of the People’s Credit Fund to operate for the purpose of seeking personal profits, violate the legislation on monetary and banking operation, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor according to the provisions of law.
Article 71.- Adjustment upon the disparity between the Law on Credit Institutions and the Law on Cooperatives
In cases where this Decree fails to prescribe the contents which have been stipulated differently in the Law on Credit Institutions and the Law on Cooperatives, the provisions of the Law on Credit Institutions shall apply.
Article 72.- Adjustment of operation for People’s Credit Funds
As from the effective date of this Decree, within the time limits prescribed by the State Bank, each People’s Credit Fund shall have to readjust its operation area, organizational structure and operation contents in accordance with the provisions of this Decree and the State Bank’s legal documents guiding the implementation thereof.
Article 73.- Guiding the implementation
The State Bank Governor and the concerned ministries and branches shall have to guide matters which they must specify, as assigned to them in this Decree.
Article 74.- Implementation effect
This Decree replaces Decree No. 42/CP of April 29, 1997 of the Government and takes effect 15 days after its signing; all previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.
Article 75.- Implementation organization
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall, within the scope of their powers and responsibility, have to organize the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực