Chương 4 Nghị định 48/2001/NĐ-CP: Tổ chức và quản lý quỹ tín dụng nhân dân
Số hiệu: | 48/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 28/08/2001 |
Ngày công báo: | 15/09/2001 | Số công báo: | Số 34 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các quy định về Đại hội thành viên, số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội, thông báo triệu tập Đại hội thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật.
Đại hội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
1. Báo cáo kết quả hoạt động trong năm, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
2. Báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có).
3. Phương hướng hoạt động kinh doanh năm tới.
4. Tăng, giảm vốn Điều lệ; mức góp vốn của thành viên.
5. Bầu, bầu bổ sung hoặc bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban Kiểm soát Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Thông qua phương án do Hội đồng quản trị xây dựng về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, mức lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân.
7. Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân do Hội đồng quản trị báo cáo; quyết định khai trừ thành viên.
8. Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể Quỹ tín dụng nhân dân.
9. Sửa đổi Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân.
10. Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên đề nghị.
Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác trong Ban Kiểm soát, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Tổng giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Giám đốc) phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền chuẩn y.
1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định, nhưng tối thiểu là 3 người; Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị do Hội nghị thành lập hoặc Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín.
3. Thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm, có năng lực quản lý và hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Thành viên Hội đồng quản trị không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của họ.
4. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quy định, nhưng tối thiểu là 2 năm và tối đa không quá 5 năm.
5. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội thành viên và trước pháp luật.
6. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội thành viên.
2. Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên).
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; quyết định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên.
5. Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Xét kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua.
7. Xử lý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quy định của Nhà nước.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Quỹ tín dụng nhân dân trước pháp luật.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương không được đồng thời là Tổng giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có thể đồng thời là Giám đốc của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác; riêng Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được tham gia Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị quy định tại Điều 29 Nghị định này; triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị; phân công và theo dõi các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị; đôn đốc và giám sát việc điều hành của Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân theo pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ban Kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp. Về nguyên tắc Ban Kiểm soát có tối thiểu là 3 người, trong đó ít nhất phải có một kiểm soát viên chuyên trách. Ban Kiểm soát bầu Trưởng ban để điều hành công việc của Ban. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có có quy mô nhỏ có thể chỉ bầu một kiểm soát viên chuyên trách theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
3. Thành viên Ban Kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
4. Thành viên Ban Kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng, thủ quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng con hoặc anh, chị em ruột của họ.
1. Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân; nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị.
3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước.
4. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thuộc thẩm quyền của mình.
5. Trưởng ban hoặc đại diện được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không tham gia biểu quyết.
6. Yêu cầu những người có liên quan trong Quỹ tín dụng nhân dân cung cấp tài liệu, sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác.
7. Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ (nếu có) của Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Kiểm soát.
8. Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau:
a) Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ và nghị quyết của Đại hội thành viên mà Ban Kiểm soát đã yêu cầu;
b) Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hợp tác xã.
9. Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Giám đốc khắc phục những yếu kém, những vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
1. Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
2. Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực điều hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Khi vắng mặt, Giám đốc được ủy quyền cho Phó Giám đốc hoặc một thành viên trong Hội đồng quản trị điều hành công việc của Quỹ tín dụng nhân dân, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
1. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân theo đúng pháp luật, Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị.
2. Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Phó Giám đốc (nếu có), Kế toán trưởng.
3. Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ; trình Hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
5. Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết.
6. Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ, phương án xử lý rủi ro (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của năm tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên.
7. Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị, của các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên; đồng thời báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý.
1. Những người sau đây không được bầu vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Giám đốc, Phó Giám đốc (nếu có):
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế;
c) Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;
d) Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc của một tổ chức đã bị phá sản, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Phá sản doanh nghiệp;
đ) Đã từng là đại diện theo pháp luật của một tổ chức bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc không được là thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, của cùng một Quỹ tín dụng nhân dân.
ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF PEOPLE�S CREDIT FUNDS
Article 25.- Members congresses
The provisions on members congresses, the number of delegates and voting at the congresses, the notices on convening the congresses shall comply with the provisions of the Law on Cooperatives and other law provisions.
Article 26.- The agenda of members congresses
The members congresses shall discuss and decide on the following matters:
1. The reports on operation results in the year, reports on activities of the Managing Boards and the Control Boards.
2. The public financial and accounting reports, the planned distribution of profits and handling of losses (if any).
3. The business operation orientation for the coming year.
4. Charter capital increase or reduction; members capital contribution levels.
5. The election, supplementary election or dismissal of chairmen and/or members of the Managing Board, members of the Control Boards, of the People’s Credit Funds.
6. The adoption of plans elaborated by the Managing Boards on the levels of allowances for members of the Managing Boards and the Control Boards, the wage levels for the general directors (directors) and personnel working at the People’s Credit Funds.
7. The adoption of the lists of members to be newly admitted and members to leave the People’s Credit Funds, reported by the Managing Boards; the decisions on expulsion of members.
8. The division, separation, consolidation, merger, repurchase and/or dissolution of the People’s Credit Funds.
9. The amendment of the Charters of the People’s Credit Funds.
10. Other matters proposed by the Managing Boards, the Control Boards or at least 1/3 (one third) of the total members.
Article 27.- Ratification of positions and titles
The chairmen and other members of the Managing Boards, the heads and other members of the Control Boards, the directors of the local People’s Credit Funds, the general director of the central People’s Credit Fund (hereafter referred collectively to as the directors) must be approved by the State Bank Governor or under his/her authorization.
Article 28.- The Managing Board
1. A Managing Board has the function of administering the People’s Credit Fund according to the provisions of law.
2. The number of the Managing Board members shall be decided by the members’ congress, but must be at least three. The chairman and other members of the Managing Board shall be elected directly by the founding conference or the members’ congress by mode of secret ballots.
3. The Managing Board members must be the People’s Credit Fund members who have good morality, prestige, managerial capacity and knowledge about banking operation. The Managing Board members must not concurrently be the Control Board members, chief accountant, cashier of the People’s Credit Fund and such persons must not be their father, mother, spouse, offspring or siblings.
4. The Managing Board’s term shall be stipulated by the members’ congress, which, however, must be at least 2 years and not exceed 5 years.
5. The Managing Board shall take responsibility for its decisions before the members’ congress and before law.
6. The chairman and other members of the Managing Board must not authorize persons who are not members of the Managing Board to perform their tasks and/or exercise their powers.
Article 29.- Tasks and powers of the Managing Board
1. To organize the implementation of the resolutions of the members’ congresses.
2. To decide on issues regarding the organization and operation of the People’s Credit Fund (except for matters falling under the jurisdiction of the members’ congress).
3. To appoint, dismiss the director, deputy director, chief accountant; to decide on the number of laborers, organizational structure and professional sections of the People’s Credit Fund.
4. To prepare agenda of the members’ congresses and convene the members’ congresses.
5. To draw up plans on the levels of remuneration for members of the Managing Board and the Control Board, the wage levels for the director and employees working at the People’s Credit Fund and submit them to the members’ congresses.
6. To consider the admission of new members, to settle members’ application for the exit from the People’s Credit Fund (except cases of expulsion of members) and report them to the members’ congresses for adoption.
7. To handle irrecoverable loans and other losses according to the State’s regulations.
8. To perform other tasks and powers as prescribed by law and the Charter of the People’s Credit Fund.
Article 30.- Managing Board chairman
1. The Managing Board chairman is the People’s Credit Fund’s representative at law.
2. The chairman of the central People’s Credit Fund must not be concurrently the general director of the central People’s Credit Fund. The chairmen of the Managing Boards of the local People’s Credit Funds can be concurrently the directors of such local People’s Credit Funds as provided for by the State Bank.
3. The Managing Board chairman must not concurrently participate in the Managing Board or join in the administration of another credit institution; particularly the chairmen of the Managing Boards of the local People’s Credit Funds can join the Managing Board of the central People’s Credit Fund.
4. The Managing Board chairman is the person who organizes the performance of the tasks of the Managing Board as provided for in Article 29 of this Decree; convenes and presides over the Managing Board’s meetings; assigns the Managing Board members to implement the resolutions of the members’ congresses and decisions of the Managing Board and oversees the implementation thereof; urges and supervises the administration of the People’s Credit Fund by its director.
Article 31.- The Control Board
1. The Control Board is responsible for supervising and inspecting all activities of the People’s Credit Fund according to law and the Charter of the People’s Credit Fund.
2. The Control Board is elected directly by the members’ congress. In principle, the Control Board has at least 3 persons, at least one of them must be the full-time controller. The Control Board elects its head to administer its activities. For small-sized local People’s Credit Funds, they may elect only one full-time controller under the guidance of the State Bank. The Control Board’s term shall be same as the term of the Managing Board.
3. The Control Board members must satisfy all requirements on professional qualifications and ethics set by the State Bank.
4. The Control Board members must not concurrently be Managing Board members, chief accountant, cashier of the People’s Credit Fund and must not be their parents, mother, spouse, offspring or siblings.
Article 32.- Tasks and powers of the Control Board
1. To inspect and supervise the People’s Credit Fund’s operation according to law.
2. To inspect and supervise the observance of the Charter of the People’s Credit Fund, the resolutions of the members’ congresses and the resolutions of the Managing Board.
3. To inspect financial and accounting matters, income distribution, handling of loss amounts, the use of funds of the People’s Credit Fund, the use of property and other supports of the State.
4. To receive and settle complaints and denunciations related to activities of the People’s Credit Fund, which fall under its jurisdiction.
5. Its head or his/her representative may attend the Managing Board’s meetings but shall not participate in voting.
6. To request concerned persons in the People’s Credit Fund to supply documents, books, vouchers and other necessary information in service of the inspection, but not to use such documents and information for other purposes.
7. To use the system of inspection and internal audit (if any) of the People’s Credit Fund for the performance of its tasks.
8. To prepare the agenda of and convene members’ extraordinary congresses in the following cases where:
a) The Managing Board fails to redress or has fruitlessly redressed the violations of law, Charter and resolutions of the members’ congress as requested by the Control Board;
b) The Managing Board fails to convene the members’ extraordinary congress at the request of members prescribed in Clause 4, Article 26 of the Law on Cooperatives.
9. To notify the Managing Board of, and report before the members’ congress as well as the State Bank on, the control results; to propose to the Managing Board and/or director the remedies of weaknesses, shortcomings as well as violations in the operation of the People’s Credit Fund.
1. The director of a People’s Credit Fund shall be appointed by its Managing Board.
2. The director of a People’s Credit Fund is the person held accountable before the Managing Board for administering the daily activities according to his/her assigned tasks and powers.
3. The director of a People’s Credit Fund must have good morality, professional qualifications and managerial capacity as provided for by the State Bank.
4. When absent, the director may authorize his deputy or a Managing Board member to run affairs of the People’s Credit Fund; the authorized person must not re-authorize another person.
Article 34.- Tasks and powers of directors
1. To administer all activities of the People’s Credit Fund strictly according to law, Charter and resolutions of the members’ congresses, resolutions of the Managing Board.
2. To select and propose the Managing Board to appoint or dismiss deputy director (if any), chief accountant.
3. To recruit, discipline and dismiss employees working at the People’s Credit Fund.
4. To sign reports, documents, contracts and vouchers; to submit to the Managing Board the reports on the situation and results of operations of the People’s Credit Fund.
5. The director being not member of the Managing Board can attend meetings of the Managing Board but has no right to vote.
6. To prepare operation reports, final settlement reports, the projected profit distribution, loss-handling plans, plans on handling risks (if any) and draw up operation orientation for the coming year for consideration by the Managing Board and submission to the members’ congresses.
7. To decline to execute decisions of the chairman or members of the Managing Board if deeming that such decisions are contrary to law, to the Charter and/or resolutions of the members� congresses; and immediately report them to the State Bank for handling measures.
Article 35.- Persons who must not be members of the Managing Board or Control Board, executives
1. The following persons must not be elected to the Managing Board or the Control Board or appointed to the post of director, deputy director (if any):
a) Persons who are being examined for penal liability;
b) Persons who have been sentenced for serious offenses of infringing upon the national security, the socialist ownership and citizens’ property; serious economic crimes;
c) Persons who have been sentenced for other crimes and the judgments have not yet been written off;
d) Persons who were once the Managing Board members or directors of organizations which have gone bankrupt, except cases prescribed in Clause 2, Article 50 of the Law on Enterprise Bankruptcy;
e) Persons who were once representatives at law of organizations which have been suspended from operation due to their serious law violations.
2. Parents, spouses, offspring and siblings of the Managing Board members or directors must not be the Control Board members, chief accountant of the same People’s Credit Fund.
Article 36.- Inspection, internal audit
The inspection and internal audit of the People’s Credit Fund shall comply with the provisions in Section 4, Chapter II of the Law on Credit Institutions and other law provisions.