Chương 8 Nghị định 48/2001/NĐ-CP: Quản lý Nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân
Số hiệu: | 48/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 28/08/2001 |
Ngày công báo: | 15/09/2001 | Số công báo: | Số 34 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân theo những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển Quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi cả nước; chỉ đạo và hướng dẫn các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện.
2. Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân phát triển.
5. Xây dựng và trình Chính phủ thông qua hoặc thông qua theo thẩm quyền các chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp để phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án đó.
6. Thanh tra, kiểm tra các Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân theo những nội dung sau:
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, đôn đốc các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tại địa phương thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Chỉ đạo và giám sát việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trên địa bàn. Tạo điều kiện giúp đỡ các Quỹ tín dụng nhân dân trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình hoạt động. Quyết định giải thể bắt buộc đối với những Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở vi phạm pháp luật.
3. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân và của thành viên Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm phát triển Quỹ tín dụng nhân dân.
5. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giám sát, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân theo các nội dung sau:
1. Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân ở địa phương mình.
2. Xem xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3. Chỉ đạo các Ban, ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
4. Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, các hành vi vi phạm pháp luật về Quỹ tín dụng nhân dân; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi, quyền hạn được giao.
5. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được tổ chức và hoạt động trên địa bàn theo các nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Xem xét đề án thành lập và phương án hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở của các sáng lập viên, căn cứ vào những quy định của pháp luật, trả lời bằng văn bản cho các sáng lập viên về việc đồng ý hay không đồng ý thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trường hợp đồng ý phải có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3. Có trách nhiệm tham gia xem xét việc bố trí cán bộ quản trị, kiểm soát, điều hành của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở làm việc ổn định, hiệu quả.
4. Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
5. Giám sát, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm về những hậu quả do tập thể hoặc cá nhân cấp mình quản lý gây ra cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
STATE MANAGEMENT OVER THE PEOPLE�S CREDIT FUNDS
Article 64.- Responsibility of the State Bank
The State Bank shall perform the State management over the People’s Credit Funds with the following principal contents:
1. Studying and drawing up strategic objectives, planning, orientation and plans for the development of the People’s Credit Funds throughout the country; directing and guiding the People’s Credit Funds to materialize them.
2. Promulgating legal documents on organization and operation of the People’s Credit Funds and guiding the implementation thereof.
3. Granting and withdrawing establishment and operation licenses of People’s Credit Funds.
4. Studying, elaborating and reviewing the realization of, the Party’s and the State’s policies towards the People’s Credit Funds; submitting to the Government the amendments and supplements to the policies, aiming to promote the development of the People’s Credit Fund system.
5. Elaborating and submitting to the Government for adoption or adopting according to its competence programs and/or projects with assistance and support from other countries and/or international organizations for the development of the People’s Credit Fund system; directing and inspecting the realization of such programs and/or projects.
6. Inspecting, examining People’s Credit Funds according to law provisions.
Article 65.- Responsibilities of ministries, branches
The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their tasks and powers, have to support and create favorable conditions for the People’s Credit Funds to operate.
Article 66.- Responsibilities of the People’s Committees of the provinces and centrally run cities
The People’s Committees of the provinces and centrally run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level People’s Committees) shall perform the function of State management over the People’s Credit Funds according to the following contents:
1. Coordinating with the State Bank and concerned ministries and branches in directing and urging the People’s Credit Funds operating in their localities to observe the Law on Credit Institutions and other relevant legal documents.
2. Directing and supervising the granting and withdrawal of business registration certificates to/from local People’s Credit Funds and/or central People’s Credit Fund offices in their localities. Creating conditions for and assisting the People’s Credit Funds in handling problems arising in the course of their operation. Deciding on the forced dissolution of local People’s Credit Funds which have violated laws.
3. Settling complaints and denunciations and handling according to competence acts of law violation, protecting the legitimate rights and interests of the People’s Credit Funds and of their members.
4. Proposing amendments and supplements to policies for the development of the People’s Credit Funds.
5. Directing the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns to supervise and assist the People’s Credit Funds in the realization of plans for the consolidation and reorganization of their operations, and at the same time well performing the State management function according to law provisions with a view to ensuring the safe and efficient development of the People’s Credit Funds in the localities.
Article 67.- Responsibilities of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns
The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns (hereinafter called collectively the district-level People’s Committees) shall perform the function of State management over the People’s Credit Funds according to the following contents:
1. Propagating, mobilizing and creating conditions for the formation and development of People’s Credit Funds in their localities.
2. Considering the proposals of the People’s Committees of communes, wards and district capitals so as to reply them in writing whether the setting up of People’s Credit Funds is approved or not.
3. Directing the concerned boards and branches in handling existing problems in the operation of the People’s Credit Funds.
4. Settling according to competence complaints, denunciations, violations of the legislation on the People’s Credit Funds; protecting the lawful rights and interests of the People’s Credit Funds within the scope of their assigned powers.
5. Directing the People’s Committees of communes, wards and district capitals to supervise and assist the local People’s Credit Funds in deploying the implementation of plans for operation consolidation and reorganization, and at the same time well performing the State management function according to law provisions with a view to ensuring the safe and efficient development of the local People’s Credit Funds in the localities.
Article 68.- Responsibilities of the commune/ward/district capital People’s Committees
The People’ Committees of communes, wards and district capitals shall perform the State management over the local People’s Credit Funds set up and operating in their localities, according to the following contents:
1. Propagating, popularizing, guiding and creating favorable conditions for the setting up of local People’s Credit Funds in accordance with law provisions.
2. Considering plans for establishment and operation of local People’s Credit Funds put forth by the founding members; basing themselves on the provisions of law, replying the founding members in writing whether they agree on the setting up of the local People’s Credit Funds or not. In case of agreement, there must be written document proposing the setting up of the local People’s Credit Funds to the district-level People Committees.
3. Having to participate in consideration and posting of managerial cadres, controllers and executive officials of the local People’s Credit Funds, creating conditions for officials of the local People’s Credit Funds to work for a long term and with efficiency.
4. Directing concerned boards and branches in handling existing problems in the operations of the local People’s Credit Funds.
5. Supervising and assisting the local People’s Credit Funds in deploying the realization of plans on operation consolidation and reorganization and at the same time well performing the State management function according to law provisions with a view to ensuring the safe and efficient development of the People’s Credit Funds in the localities; being responsible for the consequences caused by collectives or individuals under their respective management to local People’s Credit Funds.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực